SEO

18 Tháng Ba, 2023

25 Lỗi Kỹ Thuật SEO Thường Gặp Và Cách Khắc Phục

SEO là một yếu tố quan trọng, giúp trang web của bạn đạt được vị trí tốt trên công cụ tìm kiếm và giúp tiếp cận khách hàng, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để đạt được thành công này thì không hề dễ dàng, bởi quá trình xây dựng và phát triển SEO có thể đi kèm với rất nhiều lỗi về kỹ thuật. Cụ thể, ở bài viết dưới đây, hãy cùng MONA Media tìm hiểu về 25 lỗi kỹ thuật SEO thường gặp cùng cách khắc phục, để giúp quá trình SEO website của bạn đạt hiệu quả cao hơn.

Lỗi SEO Onpage web và cách khắc phục

Tốc độ của website

Lỗi kỹ thuật SEO về tốc độ tải trang

Tốc độ của website được biết tới là tiêu chí quan trọng để Google đánh giá về chất lượng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới chính time onsite của mỗi người dùng khi ở lại trang web đó. Bởi thế, duy trì tốc độ tải trang trong khoảng 2 – 3 giây là hợp lý nhất. Việc web có tốc độ tải trang quá lâu có thể khiến người dùng mất kiên nhẫn, dẫn đến tăng tỷ lệ thoát trang.

Với lỗi này, MONA đã giúp bạn đề ra những giải pháp khắp phục hợp lý dưới đây:

  • Tìm kiếm và thuê một nhân viên có kinh nghiệm để tiến hành tối ưu tốc độ tải của website, cũng như quản lý chung cho trang web.
  • Hãy đảm bảo đã cài đặt staging domain để hiệu suất của web không chịu những cản trở nào.
  • Chú ý tới việc nâng cấp PHP lên PHP7 khi phát triển web trên nền tảng WordPress hoặc PHP CMS.

-> Tham khảo: Hướng dẫn cách tăng tốc độ website hiệu quả

Chưa tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên mobile

Đây là một trong các lỗi kỹ thuật SEO mà bạn nên tránh nếu muốn tăng lượng traffic trang web và time onsite của người dùng. Vì hiện nay, lượng người dùng sử dụng điện thoại để truy cập vào website là vô cùng lớn và Google thường đánh giá về một website trước tiên thông qua phiên bản di động. Bởi thế, việc không chú ý tới tối ưu hóa người dùng trên mobile là một lỗi cơ bản đáng tiếc và có ảnh hưởng nghiêm trọng về thứ hạng, vị trí của các bài SEO.

Để khắc phục tình trạng lỗi này, bạn có thể tiến hành theo các bước dưới đây:

  • Dùng công cụ Mobile-Friendly để test và tiến hành đánh giá, xác định xem website có phù hợp với trình duyệt di động hay không.
  • Tìm cách khắc phục khi website không tương thích trên mọi thiết bị di động phổ biến hiện nay.
  • Tiến hành kiểm tra việc thu thập thông tin từ website của Googlebot trên thiết bị điện thoại có đang được thực hiện không.
  • Kiểm tra mọi content, xem có thể tải bình thường hay có xảy ra lỗi khi truy cập bằng thiết bị di động hay không.

Từ việc kiểm tra và xác định chính xác vấn đề, bạn mới có thể dễ dàng đưa ra được phương án xử lý thích hợp.

-> Tham khảo: Tại sao phải tối ưu hóa trải nghiệm người dùng?

Lỗi về cấu trúc URL

Mất dấu vết cấu trúc URL là một trong những lỗi SEO trang web phổ biến, khiến người dùng và bot điều hướng gặp những khó khăn nhất định. Chính điều này đã tác động tiêu cực tới thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm.

Vì vậy, bạn cần kiểm tra để xác định lỗi về cấu trúc và tiến hành các phương án khắc phục như sau:

  • Lập kế hoạch chi tiết cho cấp độ của website, nên cân nhắc dùng cấu trúc thư mục dạng mẹ – con.
  • Chắc chắn rằng mọi nội dung đều được đặt trong một thư mục, hay thư mục con thích hợp.
  • Đường dẫn URL khi sử dụng cần có nghĩa, đồng thời cần đảm bảo dễ đọc.
  • Thực hiện việc xóa hoặc hợp nhất được những nội dung được xếp hạng cho cùng một từ khóa.
  • Hãy giới hạn ở mức tối đa số lượng thư mục con không vượt quá ba cấp độ.

Không tối ưu Meta Description

Lỗi kỹ thuật SEO chưa tối ưu thẻ Meta

Việc không tối ưu Meta Description là lỗi khá dễ gặp trong SEO và có thể sẽ xuất hiện theo 2 trường hợp:

  • Thứ nhất: Không viết Meta Description. Lúc này Google sẽ mặc định sử dụng một content bất kiỳ trong bài viết để sử dụng làm Meta Description.
  • Thứ hai: Phần Meta Description quá dài, nội dung sẽ không được hiển thị đầy đủ trên thanh công cụ tìm kiếm.

Để fix lỗi kỹ thuật SEO này, MONA đã giúp bạn tổng hợp các lưu về về Meta Description như sau:

  • Chú trọng tới việc viết Meta Description đầy đủ, chi tiết và đảm bảo các yếu tố về độ dài, nội dung bao quát, thu hút người đọc trước khi tiến hành publish bài viết.
  • Đối với những bài viết thiếu, cần nhanh chóng bổ sung Meta Description được tối ưu đầy đủ.

Lỗi kỹ thuật SEO chưa tối ưu H1 – Title

Với mỗi bài viết trong website thì H1 – Title chính là content quan trọng nhất, đóng vai trò thu hút người đọc đầu tiên. Bởi thế, việc tối ưu Title là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, lỗi thường gặp khi thực hiện SEO online chính là H1 quá dài, không chứa từ khóa chính, hay trùng nhau, thiếu hoặc không được đặt ở đầu bài viết,…

Vỡi lỗi kỹ thuật SEO về H1 và Title này, bạn hãy tham khảo các giải pháp dưới đây:

  • Tiến hành xác định những bài viết thiếu H1, hay H1 và Title trùng nhau trên công cụ Screaming Frog để đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
  • Tiến hành chèn đầy đủ từ khóa chính và LSI cho từ khóa vào H1.
  • Quan tâm tới số lượng ký tự giới hạn được sử dụng cho H1 và Title của từng bài viết.

Xem thêm: Cách tìm ý tưởng cho bài viết bằng việc nghiên cứu LSI Keyword

Không tận dụng Internal link tạo mạng liên kết

Không tận dụng liên kết internal links cũng là một trong những lỗi kỹ thuật SEO phổ biến

Việc chú trọng vào liên kết nội bộ sẽ giúp tạo mạng lưới liên kết cho mỗi website chặt chẽ hơn. Đối với các web có số lượng Internal Link ít bởi nội dung ít hoặc nội dung hoàn toàn không liên quan, bạn có thể khắc phục bằng các cách dưới đây:

  • Bổ sung content bằng cách viết thêm content liên quan, chèn thêm Internal Link vào bài viết khi muốn chủ đề đó lên top.
  • Không nhồi nhét quá nhiều số lượng liên kết, anchor text trong mỗi bài content. Cần đảm bảo tính tự nhiên của liên kết.
  • Chú ý tới việc kiểm tra quy tắc liên kết nofollow.

-> Tham khảo: Tổng hợp các loại link trong website bạn nên tìm hiểu

Website chứa quá nhiều thin content

Xét về bản chất, Google chỉ muốn xếp hạng những website có nội dung chuyên sâu, cung cấp những giá trị thực tế cần thiết cho người dùng. Bởi thế, bạn không cần quá chú trọng vào việc viết content theo mục đích SEO mà hãy dựa trên đánh giá của Google.

Một trang có quá nhiều nội dung kém chất lượng sẽ gây ra những ảnh hưởng tới SEO. Bởi những nội dung này không đáp ứng nhu cầu của người dùng, khiến tỷ lệ chuyển đổi giảm, thuật toán của Google cũng không đánh giá cao độ tin cậy và tính liên kết của trang, khiến tỷ lệ thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm cũng giảm,…

Nhằm giúp bạn hạn chế được tình trạng lỗi kỹ thuật SEO này, MONA đã tổng hợp lại những giải pháp dưới đây:

  • Thực hiện việc gom từ khóa vào chung chủ đề trong một bài viết thay vì viết mỗi bài cho một từ.
  • Chú ý tập trung vào các trang mà content có khả năng tương tác cao nhất với người dùng.
  • Luôn đặt nhu cầu của người dùng lên trên hết, cần được quan tâm và xem xét đầu tiên để tạo ra được content thích hợp.
Nếu trang web của bạn đang cần xây dựng content chuẩn SEO, đừng chần chờ mà hãy LIÊN HỆ NGAY với MONA Media theo HOTLINE 1900 636 648 để được tư vấn chi tiết về Dịch vụ viết content chuẩn SEO chuyên nghiệp – hiệu quả nhất nhé!

Với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai các dự án SEO cho website của khách hàng, cùng đội ngũ SEOer, Content Creator đầy sáng tạo và có trình độ chuyên môn cao, chúng tôi tự tin có thể mang đến cho bạn chất lượng Content đạt các tiêu chuẩn về SEO, tính độc lạ và hữu ích cho người đọc!

Viết content chuẩn SEO tại MONA Media

Chứa nhiều phần nội dung không liên quan

Không chỉ cần chỉnh những thin content mà nội dung trên trang web của bạn còn cần đảm bảo về sự liên kết, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bởi nếu website chứa nhiều nội dung không liên quan thì sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của các mục khác đang hoạt động trên web của bạn. Cụ thể là các lỗi như ít tương tác hay để công cụ tìm kiếm quét qua cả những trang không được SEO,…

Để sửa lỗi chứa nhiều nội dung không liên quan, bạn hãy chú ý những điểm sau:

  • Chú trọng tới việc bổ sung giá trị cho content thay vì số lượng bài viết theo đúng kế hoạch.
  • Với những trang không muốn Google xếp hạng hãy thêm chúng vào vị trí file robots.txt.

Một số lỗi kỹ thuật SEO offpage và cách khắc phục

Bên cạnh những lỗi kỹ thuật cần tránh trong SEO onpage mà MONA mới đề cập bên trên, thì việc tránh hay khắc phục các lỗi về SEO Offpage cũng quan trọng không kém.

Dưới đây là tổng hợp những lỗi kỹ thuật SEO Offpage mà bạn cần đặc biệt chú ý:

Lỗi trang 404

Lỗi kỹ thuật SEO 404

Đây là lỗi thường gặp nhất ở những trang thương mại điện tử khi một sản phẩm bị loại bỏ, hay đã hết hạn nhưng lại thường bị người quản trị bỏ quên. Lỗi này sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới quá trình SEO trong một vài trường hợp cụ thể. Bởi thế, chúng ta cần:

  • Tiến hành phân tích danh sách lỗi 404 trên website.
  • Tiến hành kiểm tra chéo URL với Google Analytics để xác định các trang có traffic.
  • Thiết lập 01 redirect từ trang 404 sang trang hiện tại đã được xác định.

Lỗi kỹ thuật khi di chuyển trang web Redirect

Lỗi điều hướng

Lỗi này thường xuất hiện cùng một vài vấn đề như thiết lập HTTPS không đúng trên web, không chuyển 301 từ web cũ sang web mới, hay index các domain đã được dàn dựng, hoặc không lưu www hay không có www ở trong tệp .htaccess,….

Giải pháp mà bạn có thể tham khảo để giải quyết tình trạng lỗi kỹ thuật SEO Offpage này là:

  • Kiểm tra kỹ 3 lần để đảm bảo việc thực hiện 301 redirect đã đúng cách.
  • Xác định 301 và 302 redirect đã được di chuyển chuẩn xác hay chưa.
  • Đảm bảo việc đặt thẻ canonical ở đúng vị trí.
  • Ưu tiên chuyển hướng 301 sẽ mang tới an toàn và hiệu quả cao.
  • Thực hiện việc kiểm tra và cập nhật đầy đủ tệp .htaccess
  • ….

Lỗi liên quan tới Sitemap XML

Sitemap XML có nhiệm vụ chính là liệt kê những URL trên web mà chúng ta muốn công cụ tìm kiếm thu thập thông tin, đồng thời index chúng. Việc sử dụng Sitemap XML mang tới nhiều lợi ích khi thực hiện SEO website. Tuy nhiên, để tránh dính vào lỗi kỹ thuật, bạn nên:

  • Cần đảm bảo Sitemap XML đã được kết nối đầy đủ với Google Search Console.
  • Phân tích nhật ký của máy chủ để hiểu về tần suất mà Google thực hiện thu thập dữ liệu sơ đồ của trang web.
  • Google sẽ tiến hành hiển thị những vấn đề để việc sửa chữa, chỉnh sửa được thực hiện dễ dàng.
  • Khi dùng plugin để tạo ra sitemap, hãy đảm bảo plugin được dùng hoàn toàn mới, đồng thời tệp tạo ra nó cũng có khả năng hoạt động tốt.

-> Tham khảo: Cách xác minh quyền sở hữu tên miền với Google Search Console

Quá lạm dụng thẻ Canonical

Thẻ Canonical được biết tới là một phần trong HTML, có tính năng giúp công cụ tìm kiếm hoàn thành được việc giải mã các nội dung trùng lặp. Bởi thế, nếu có 2 trang giống nhau thì chúng ta có thể dùng thẻ Canonical để thống báo tới công cụ tìm kiếm, giúp công cụ xác định đâu là trang bạn muốn hiển thị. Song việc quá lạm dụng thẻ Canonical lại hoàn toàn không tốt.

Và để tránh lỗi sai này, bạn có thể tham khảo các giải pháp sau:

  • Kiểm tra lại các trang web để xác định xem thẻ Canonical đang dùng có trỏ sai trang hay không.
  • Kiểm tra toàn bộ nội dung giúp xác định thêm những web có nội dung tương tự, hay tìm xem có trang nào cần tới thẻ Canonical.

Dùng sai mục đích các thẻ robots

Những thẻ robots sẽ được dùng trong mã tiêu đề. Bởi thế, nó có khả năng phát sinh ra nhiều vấn đề, đặc biệt là khi thẻ robots được dùng với cấp độ tệp và ở những trang riêng lẻ. Tình trạng nhiều thẻ robots xuất hiện trên cùng một trang là hoàn toàn có thể xảy ra. Chính lỗi kỹ thuật này đã trở thành rào cản khiến trang web khó khăn trong việc được tối ưu hóa.

Để khắc phục lỗi sai này, MONA đã giúp bạn tổng hợp lại những cách fix hiệu quả dưới đây:

  • Khi sử dụng Yoast SEO để tiến hành quản lý được hoạt động của các thẻ robots.
  • Tận dụng việc sử dụng plugin có khả năng giúp kiểm soát tốt hơn hoạt động của robot.
  • Chú ý tới việc sửa lại những template mà thẻ robots được đặt vào theo đúng quy trình.
  • Tiến hành việc bổ sung thêm công cụ Nofollow directives ở tệp robots.txt để không tốn nhiều thời gian khi tìm kiếm.

-> Tham khảo: DoFollow và NoFollow là gì trong SEO?

Lỗi tệp robots.txt

Lỗi tệp robot

Nhiệm vụ quan trọng của tệp robots.txt chính là theo dõi toàn bộ quá trình công cụ tìm kiếm truy cập vào website. Bởi thế, nhiều người cho rằng chính tệp robots.txt là nguyên nhân cản trở quá trình index của website. Tuy nhiên, thực tế thì các vấn đề xảy ra ở robots.txt đều phát sinh từ việc chúng ta không thay đổi tệp mỗi khi thực hiện di chuyển website, hay nhập sai cú pháp.

Để hạn chế lỗi sai kỹ thuật này, bạn hãy tiến hành:

  • Thực hiện việc kiểm tra báo cáo của Google Search Console để xác thực tệp của bạn.
  • Chắc chắn rằng các trang, các thư mục không muốn được thu thập đều được cho hết vào tệp robots.txt.
  • Kiểm tra để chắc chắn không chặn bất kì thư mục nào quan trọng.

Chưa tối ưu HTTPS

Google khuyến khích người dùng chuyển sang website HTTPS để có khả năng bảo mật tốt hơn. Song có khá nhiều trang web không chú trọng tới điều này, dẫn tới nhiều tác động tiêu cực tới SEO. Cụ thể, nó khiến website không có được độ an toàn cao, cũng không được công cụ tìm kiếm đánh giá tốt.

Để tối ưu về HTTPS, bạn cần có chứng chỉ SSL từ Tổ chức phát hành chứng chỉ nếu muốn chuyển website sang HTTPS. Khi đã sở hữu và cài đặt chứng chỉ này, website của bạn sẽ được bảo vệ hiệu quả hơn.

Vấn đề về thẻ ALT cho hình ảnh

Thẻ alt hình ảnh

Thẻ alt hình ảnh có chức năng, nhiệm vụ chính là giúp công cụ tìm kiếm thực hiện index trang dễ dàng hơn. Thông qua việc thông báo để bot thu thập được nội dung, hình ảnh được sử dụng trong mỗi bài viết là gì. Lúc này, việc tăng giá trị SEO cho trang web, cải thiện trải nghiệm người dùng đều được đảm bảo. Song đôi khi, việc thiếu thẻ alt hay những vấn đề khác hoàn toàn có thể xảy ra.

Để hạn chế tình trạng này, bạn hãy thường xuyên tiến hành việc chạy chương trình SEO audit, nhằm giám sát nội dung hình ảnh, quản lý và cập nhật tốt hơn cho các thẻ alt hình ảnh. Đây là cách cơ bản song hiệu quả nhất, giúp giải quyết tất cả các vấn đề về thẻ Alt cho hình ảnh.

Sử dụng dữ liệu cấu trúc không đủ

Thông thường, lỗi sử dụng dữ liệu cấu trúc không đủ thường liên quan đến việc không dùng hoặc không sử dụng đủ các structured data markup (đánh dấu cấu trúc) – cách cung cấp thông tin cụ thể của website cho các công cụ tìm kiếm, qua đó giúp các công cụ này hiểu và xếp hiển thị cho các bài viết, website của bạn.

Chính vì vậy, khi một trang web bị dính lỗi kỹ thuật cấu trúc (Schema Markup) sẽ gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến hiệu quả SEO. Nhằm khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, bạn hãy tiến hành theo các bước sau:

  • Truy cập vào công cụ kiểm tra cấu trúc và nhập URL của trang web để check xem website của bạn đã được tích hợp Schema hay chưa.
  • Dựa vào các dữ liệu thu thập từ công cụ kiểm tra cấu trúc, bạn hãy đánh giá xem website của bạn đã sử dụng đủ cấu trúc hay chưa và có biện pháp cải thiện hợp lý.
  • Trường hợp website chưa được tối ưu hóa dữ liệu cấu trúc, hãy tiến hành lập Schema cho website của bạn.

Trang chủ có nhiều phiên bản URL

Một trang chủ có nhiều phiên bản URL (ví dụ: example.com hay www.example.com đều có trang đích trỏ về trang web example) tưởng chừng là có lợi, nhưng thực tế lại làm giảm khả năng hiển thị cho trang chủ của bạn. Cụ thể, lỗi này có thể dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực như:

  • Gây phân tán nôi dung, từ đó dẫn đến giảm khả năng lập chỉ mục và xếp hạng của trang chủ trên các thanh tìm kiếm
  • Làm giảm giá trị của backlinks
  • Làm giảm hiệu suất tìm kiếm và hiệu suất của trang web

Để fix lỗi kỹ thuật này, bạn có thể tham khảo các cách được MONA đề xuất dưới đây:

  • Kiểm tra xem các phiên bản khác nhau của URL có chuyển về một phiên bản URL chuẩn chưa
  • Nếu chưa, hãy tiến hành thiết lập chuyển hướng 301
  • Ngoài ra, bạn cũng nên tiến hành cài đặt Canonical domain của website trong Google Search Console

Các lỗi khác làm website rớt top, mất keyword

Google thay đổi thuật toán xếp hạng

thuật toán google thay đổi liên tục

Nguyên nhân

Google thay đổi thuật toán là một trong những nguyên nhân khiến từ khoá bị rớt hạng. Theo đó, website có thể tăng vọt hay sụt giảm nghiêm trọng thứ hạng, lưu lượng truy cập tùy từng trường hợp. Việc thay đổi liên tục thuật toán xếp hạng này của Google là điều cần thiết, nhằm cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác, phù hợp nhất cho người dùng. Ngoài ra, việc thay đổi thuật toán cũng là cách để khắc phục những lỗ hổng trong thuật toán cũ và tích hợp thêm các kỹ thuật cần thiết cho người dùng.

Cách khắc phục

Để khắc phục tình trạng từ khoá bị rớt top do thay đổi thuật toán, bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Xem thông tin đúng nguồn: Khi Google có bản cập nhật thuật toán mới, bạn nên theo dõi các thông tin chính thống từ Google hoặc các trang web uy tín về SEO, để hiểu rõ mục tiêu và phạm vi của bản cập nhật, cũng như các khuyến nghị của Google cho các webmaster.
  • Kiểm tra traffic và thứ hạng từ khóa: Bạn nên sử dụng các công cụ như Google Analytics, Google Search Console hay các phần mềm SEO để theo dõi biến động của lượng truy cập và vị trí từ khóa website của bạn trước và sau khi Google cập nhật thuật toán. Điều này sẽ giúp bạn nhận biết liệu website của bạn có bị ảnh hưởng tiêu cực hay không, và đánh giá mức độ ảnh hưởng.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu bạn không tự tin về khả năng SEO của mình hoặc không có thời gian để khắc phục vấn đề, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia hoặc công ty SEO uy tín để giúp bạn phân tích và tối ưu website theo tiêu chuẩn mới của Google.

PageRank hoặc Backlink không chất lượng

Google pagerank không tốt

Nguyên nhân

PageRank hoặc Backlink không chất lượng là hai yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng website của bạn trên Google. Bạn nên hiểu rõ về chúng và cách khắc phục nếu gặp phải.

Trong đó, PageRank là một thuật toán của Google để đánh giá giá trị của một trang web dựa trên số lượng và chất lượng của các liên kết trỏ đến nó. Thông thường, Google sẽ ưu tiên hiển thị những trang web có PageRank cao hơn những trang web có PageRank thấp hơn.

Còn Backlink không chất lượng là những liên kết trỏ đến website của bạn từ những trang web không liên quan, không uy tín, hoặc có nội dung rác, sao chép, hoặc vi phạm nguyên tắc quản trị trang web của Google. Với trường hợp này, Google có thể phát hiện và xử phạt những website sử dụng backlink không chất lượng bằng cách làm giảm thứ hạng hoặc loại bỏ chúng ra khỏi kết quả tìm kiếm.

Cách khắc phục

Để khắc phục PageRank hoặc Backlink không chất lượng, bạn hãy cùng MONA tiến hành những việc sau:

  • Kiểm tra PageRank và Backlink của website: Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Search Console, Google Analytics, hay các phần mềm SEO để kiểm tra giá trị PageRank và danh sách Backlink trong website của bạn. Theo đó, bạn nên xem xét các yếu tố như số lượng, chất lượng, nguồn gốc, loại liên kết (dofollow hay nofollow), v.v… để đánh giá tình trạng hiện tại về website của bạn.
  • Loại bỏ Backlink không chất lượng: Nếu bạn phát hiện ra những Backlink không chất lượng trỏ đến website của mình, hãy cố gắng loại bỏ chúng bằng cách liên hệ với chủ sở hữu các trang web đó và yêu cầu họ gỡ bỏ liên kết. Nếu không thể liên hệ được hoặc không nhận được phản hồi, bạn có thể sử dụng công cụ Disavow Links trong Google Search Console để yêu cầu Google bỏ qua những liên kết này khi xếp hạng website của bạn.
  • Xây dựng Backlink chất lượng: Để cải thiện PageRank và thứ hạng website, bạn nên xây dựng Backlink chất lượng từ những trang web có liên quan, uy tín và có giá trị nội dung cao.

-> Tham khảo Cách Xây dựng Backlink chất lượng

Website bị Google phạt

Lỗi kỹ thuật SEO dẫn đến bị Google phạt

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc website của bạn bị Google phạt. Trong đó, phổ biến là những nguyên nhân đã được MONA tổng hợp dưới đây:

  • Sử dụng các kỹ thuật Black Hat SEO: Đây là các kỹ thuật SEO đi ngược lại với các tiêu chí của Google, đánh vào những lỗ hổng thuật toán để tăng thứ hạng và các chỉ số cho website một cách nhanh chóng nhưng không bền vững.
  • Nội dung trùng lặp, kém chất lượng, không có giá trị: Nếu website của bạn có nội dung rác, sao chép, hoặc không liên quan đến chủ đề của website, bạn sẽ bị Google coi là spammer và phạt nặng. Cụ thể, Google có thuật toán Panda để đánh giá chất lượng nội dung của các trang web và xếp hạng chúng theo đó.
  • Xây dựng backlink quá đà, kém chất lượng: Spam link là lỗi kỹ thuật SEO mà nhiều website bị dính và nhận án phạt từ Google. Cụ thể, nếu bạn xây dựng backlink quá nhiều, spam từ những nguồn kém chất lượng, hoặc mua bán backlink, website của bạn sẽ bị Google coi là thao túng xếp hạng và sẽ bị phạt.
  • Bị đối thủ chơi xấu: Đôi khi, lỗi SEO xuất hiện không phải do lỗi của bạn mà do bị đối thủ cạnh tranh chơi xấu. Họ có thể trỏ backlink xấu, kém chất lượng tới website của bạn để làm giảm giá trị của website trong mắt Google.
  • Những yếu tố khác: Ngoài những nguyên nhân trên, còn có một số yếu tố khác có thể khiến website của bạn bị Google phạt, như: trỏ link out (external link) quá nhiều; vi phạm các quy định về quảng cáo; sử dụng flash hoặc javascript nhiều,…

Cách khắc phục

Website bị Google phạt là một tình trạng không mong muốn, vì nó có thể làm giảm thứ hạng, lượng truy cập, và doanh thu của website. Có một số cách để bạn kiểm tra website có bị Google phạt hay không và tìm cách khắc phục như sau:

  • Kiểm tra thông báo từ Google Search Console: Đây là công cụ miễn phí của Google, giúp bạn theo dõi và quản lý website. Trường hợp website bị Google phạt, bạn sẽ nhận được thông báo từ Google Search Console về lý do và cách khắc phục. Bạn nên đăng ký và sử dụng công cụ này để kiểm soát website của bạn một cách tốt nhất.
  • Kiểm tra biến động của traffic và thứ hạng từ khóa: Một dấu hiệu khác cho thấy website của bạn có thể bị Google phạt là traffic và thứ hạng từ khóa của website bị giảm đột ngột và kéo dài. Với trường hợp này, bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics, Google Search Console, hay các phần mềm SEO để theo dõi biến động của traffic và thứ hạng từ khóa của website. Nếu bạn thấy có sự khác biệt lớn sau khi Google cập nhật thuật toán, bạn nên kiểm tra xem website của bạn có vi phạm nguyên tắc quản trị trang web của Google hay không.
  • Kiểm tra chỉ số PageRank và Index: PageRank là một thuật toán của Google dùng để đánh giá về giá trị của một trang web dựa trên số lượng và chất lượng của các liên kết trỏ đến nó. Còn Index là số lượng trang web được Google lập chỉ mục và hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Nếu website của bạn bị Google phạt, PageRank và Index của website sẽ bị giảm hoặc bị xóa khỏi Google. Bạn có thể kiểm tra PageRank và Index của website bằng cách sử dụng các công cụ như Google Toolbar, Google Search Console, hay các phần mềm SEO.

Nội dung trùng lặp, không cập nhật

Nội dung trùng lặp dẫn đến rớt top

Nguyên nhân

Từ kinh nghiệm nhiều năm trong việc xử lý các vấn đề về SEO web cho khách hàng, MONA nhận ra rằng, nội dung trùng lặp và không cập nhật thường xuyên là nguyên nhân chính dẫn đến từ khoá bị tụt hạng. Thông thường, lỗi này là do các SEOer chưa thực sự sát sao trong kế hoạch triển khai và kiểm soát nội dung dẫn đến website bị Google đánh giá thấp về chất lượng.

Cách khắc phục

Cách tốt nhất để khắc phục nội dung kém chất lượng là bạn cần nâng cao chất lượng nội dung. Hãy tham khảo Content của các đối thủ cạnh tranh, chọn lọc và áp dụng vào website của mình. Ngoài ra, những bài viết cũ trong website cũng cần cập nhật lại định kỳ, nhằm giúp website được Google đánh giá cao hơn.

Trải nghiệm người dùng kém

Nguyên nhân    

Trải nghiệm người dùng kém là lỗi kỹ thuật khiến website của bạn không đạt thứ hạng cao trên Google. Thông thường, Google sẽ có xu hướng ưu tiên những trang web giúp người dùng sử dụng dễ dàng trên mọi thiết bị, nội dung dễ đọc và dễ hiểu thu hút người dùng đọc lâu trên trang.

Cách khắc phục

Cách khắc phục tốt nhất là tăng trải nghiệm người dùng cho website. Một số cách mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Sử dụng khoảng trắng: Khoảng trắng là không gian trống giữa các yếu tố trên website, giúp tạo ra sự cân bằng, sự tập trung và bố cục rõ ràng cho nội dung. Khoảng trắng giúp người dùng dễ đọc và hiểu nội dung hơn, cũng như làm nổi bật các lời gọi hành động hoặc các thông tin quan trọng.
  • Tối ưu hóa tốc độ website: Để cải thiện tốc độ website, bạn có thể sử dụng các công cụ như Google PageSpeed Insights hoặc GTmetrix để phân tích hiệu suất website hiện tại và xác định điểm nào cần cải thiện. Thông thường, bạn sẽ phải xem xét việc tối ưu hóa hình ảnh, giảm thiểu các tệp CSS, JavaScript hoặc bật Browser Cache (bộ nhớ đệm của trình duyệt).
  • Sử dụng lời gọi hành động hấp dẫn: Lời gọi hành động (Call to Action) là những nút, liên kết, hay văn bản kêu gọi người dùng thực hiện một hành động mong muốn, như mua hàng, đăng ký, liên hệ, v.v…
  • Sử dụng màu phân biệt liên kết: Để giúp người dùng nhận biết được liên kết trong nội dung, bạn nên sử dụng màu phân biệt liên kết với văn bản thông thường. Một số màu phổ biến cho liên kết là xanh da trời hoặc xanh lá cây.
  • Phân đoạn thông tin chính bằng các gạch đầu dòng: Khi viết nội dung cho website, bạn nên phân đoạn thông tin chính bằng các gạch đầu dòng, giúp người đọc dễ hình dung, dễ hiểu hơn.

Tụt hạng do đối thủ cạnh tranh

Nguyên nhân

Tụt hạng do đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp. Những đối thủ mạnh có website thiết kế ấn tượng, trải nghiệm người dùng tốt và nội dung phong phú sẽ nhanh chóng lọt top tìm kiếm, khiến từ khóa website của bạn bị tụt hạng.

Cách khắc phục

Để khắc phục, một số bước bạn có thể thực hiện như sau:

  • Phân tích từ khoá của đối thủ cạnh tranh: Bạn cần biết được đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng những từ khoá nào để thu hút khách hàng và xếp hạng cao trên Google. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner, Spyfu, Keywordspy, v.v… để tìm hiểu các từ khoá của đối thủ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những từ khoá có lượng tìm kiếm cao, phù hợp với thị trường của bạn và có khả năng cạnh tranh.
  • Tối ưu hóa nội dung cho từ khoá: Sau khi chọn được những từ khóa mục tiêu, bạn cần tạo ra nội dung chất lượng, giá trị, và hấp dẫn cho người dùng. Bạn nên sử dụng các kỹ thuật SEO để tối ưu hóa nội dung cho từ khóa, như: sử dụng từ khóa trong tiêu đề, đoạn mở đầu, các thẻ H1, H2, H3…, các thẻ alt cho hình ảnh, các liên kết nội bộ và ngoại bộ,…
  • Xây dựng backlink chất lượng: Bạn có thể sử dụng các phương pháp như: viết bài khách (guest posting), chia sẻ bài viết trên các mạng xã hội, diễn đàn, tham gia các cuộc phỏng vấn chuyên gia (expert roundups), tạo ra nội dung hấp dẫn có thể được chia sẻ (viral content), v.v.
  • Theo dõi và đánh giá kết quả: Bạn cần theo dõi và đánh giá kết quả của chiến lược SEO của bạn để biết được liệu bạn đã cải thiện được thứ hạng từ khóa hay chưa. Cụ thể, bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics, Google Search Console, hay các phần mềm SEO để theo dõi biến động của traffic và thứ hạng từ khóa của website của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng chiến lược SEO và điều chỉnh nếu cần thiết.

Lỗi SEO dính thuật toán Google

Google Penalty là gì?

Google Penalty được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là rắc rối. Đây là một hình phạt mà Google áp đặt đơn phương lên website của bạn khi có những nghi ngờ về SEO mũ đen hoặc dựa vào các thuật toán của Google để đánh giá.

Khi bị Google Penalty thì thứ hạng của website hiển thị trên kết quả tìm kiếm sẽ giảm đáng kể. Hoặc các từ khóa mục tiêu của bạn cũng sẽ giảm lượng khách hàng tiếp cận và truy cập. Có thể thấy, dù là thứ hạng hay doanh thu thì cũng đều bị ảnh hưởng lớn từ hình phạt của Google. Chính vì vậy, việc có những giải pháp để khắc phục tình trạng này nhanh chóng là vô cần thiết yếu.

Bị google phạt

Tuy nhiên, việc lấy lại thứ hạng tốt và lấy lại được đánh giá tốt của Google sẽ không dễ dàng và cần nhiều thời gian hơn. Hầu hết khi nhận được hình phạt này bạn sẽ nhận được thông báo từ Google nhưng sẽ không nhận được nguyên nhân cụ thể vì sao lại bị Google Penalty. Vậy tại sao website lại bị Google Penalty và dấu hiệu nhận biết là gì?

->Xem thêm: Google Dance là gì? Làm gì để tránh bị Google Dance. Cách khắc phục

Tại sao các trang web bị Google Penalty?

Google dùng các thuật toán để kiểm tra mức độ uy tín và chất lượng của các website. Khi các thuật toán này trả về kết quả xấu, báo cáo kết quả trên website không có ích với người tiêu dùng, không tối ưu hóa được website thì sẽ bị Google Penalty.

Thuật toán của Google cũng được thay đổi liên tục. Một số hành động của website sẽ được công bố nếu sai phạm sẽ bị Google Penalty, nhưng cũng có một số hành động có thể dẫn đến Google Penalty nhưng không được Google thông báo. Đây là cách để Google bảo vệ chính mình mà không lo bị các trang web cố gắng vượt qua mình và thao túng lên các kết quả tìm kiếm.

Dấu hiệu nhận biết Google Penalty

Google Penalty sẽ được tiến hành xử lý tự động hoặc thủ công (manual) và gần như là bạn sẽ không được thông báo nguyên nhân nào cụ thể dẫn đến hình phạt này. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết một số dấu hiệu mà website đang bị dính hình phạt Google Penalty. Chẳng hạn như:

  • Từ khóa giảm dần thứ hạng, các trang web cũng không thể có được vị trí xếp hạng cao.
  • Website bị xóa khỏi Google, không xuất hiện trên kết quả truy vấn của khách hàng.
  • Các nội dung mới không được Google Index.
  • Lượng Traffic tự nhiên từ người dùng ngày càng giảm dần. Một khi đã bị Google Penalty thì lượt truy cập của người dùng có thể giảm xuống hàng trăm hàng chục nghìn.
dấu hiệu nhận biết google penalty

Một số nguyên nhân khiến website bị Google Penalty

Nội dung spam

Hình phạt thủ công này thường đến từ người dùng spam hoặc các đối thủ, những liên kết ngoài không chất lượng đến website của bạn. Chẳng hạn như:

  • Khách hàng hoặc đối thủ có các bình luận spam trên website.
  • Các thao tác spam được thực hiện trên các máy chủ miễn phí.
  • Doanh nghiệp Spam các chủ đề trên diễn đàn để quảng cáo thương hiệu.
  • Bài đăng được tạo tự động từ các phần mềm chứ không phải được viết bởi các content chuyên nghiệp.

Nếu bị Google Penalty, bạn nên kiểm tra hệ thống link và nội dung trên website của mình. Đồng thời nên tắt các nhận xét trên bài đăng hoặc xét duyệt bình luận trước khi đăng. Ngoài ra, bạn có thể tích hợp thêm các công cụ chống spam và sử dụng các thuộc tính nofollow cho các liên kết được người dùng tạo ra.

Lỗi kỹ thuật SEO về spam

->Xem thêm: Thuật toán Google Panda là gì? Cách cải thiện tránh án phạt Google Panda

Dịch vụ lưu trữ spam

Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đang cung cấp hàng loạt website bị vi phạm nghiêm trọng. Điều này chứng tỏ các nhà cung cấp lưu trữ không đáng tin cậy. Bởi vậy, website của bạn sẽ bị ảnh hưởng hình phạt này khi Google nhắm đến các dịch vụ lưu trữ kém chất lượng.

Dữ liệu cấu trúc của website

Google có quy định về dữ liệu cấu trúc, website cần đảm bảo được các nguyên tắc này. Nếu vượt qua ngoài nguyên tắc và bị các thuật toán Google phát hiện thì bạn sẽ bị hình phạt Google Penalty. Lời khuyên của MONA cho bạn trong trường hợp này về lỗi kỹ thuật SEO này là nên thường xuyên kiểm tra và tuân theo các nguyên tắc đánh dấu dữ liệu trước khi thực hiện các thay đổi.

Vấn đề đến từ các liên kết

Đây là vấn đề của các website xây dựng liên kết kém chất lượng hoặc trao đổi liên kết đến những website đang gặp phải các rắc rối và bị Google nhắm đến. Theo đó, bạn nên xây dựng hệ thống liên kết chất lượng, đúng tiêu chuẩn thay vì chọn quá nhiều liên kết hoặc thực hiện các liên kết bất thường.

Đặc biệt, việc mua liên kết nhằm thao túng PageRank là điều không nên thực hiện. Ngoài ra, lạm dụng việc trao đổi liên kết, liên kết với các nội dung trùng lặp hoặc sử dụng các thẻ heading 1 quá nhiều cũng không tốt.

Vấn đề từ các liên kết cũng dẫn đến các lỗi về kỹ thuật SEO

Liên kết từ trang web có ngôn ngữ khác hoặc đặt liên kết sai vị trí (chẳng hạn như cuối trang) hay thực hiện các liên kết ẩn trong trang đều không nên thực hiện.

Thin Content – Nội dung kém chất lượng

Nội dung kém chất lượng là một trong những nguyên nhân khiến website bị Google Penalty. Chẳng hạn như xây dựng nội dung với nội dung nghèo nàn, lặp lại từ khóa quá nhiều, tiến hành tạo nội dung tự động là nguyên nhân hàng đầu. Hoặc các hiện tượng cóp nhặt nội dung từ những website và tạo nên bài viết của mình.

Hiện nay, tiêu chí của Google là tăng trải nghiệm của người dùng. Nên bất cứ hoạt động nào của website không mang đến sự tiện lợi, tiện ích cho người truy vấn, nội dung nhạt nhòa hay content “đạo văn” thì đều không được đánh giá cao.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến Google Penalty

  • Website bị các phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo hoặc vi rút làm cho thuật toán tìm kiếm của google đánh giá sai về chất lượng website.
  • Website tiến hành các Deceptive redirects — Chuyển hướng lừa đảo làm cho người dùng bị chuyển hướng và truy cập đến các nội dung khác không liên quan.
  • Spam Keyword khiến các trang được truy cập có nội dung không liên quan đến từ khóa.
  • Duplicate Content cũng là một hiện tượng dẫn đến Google Penalty. Chính vì vậy, bạn cần phải nghiên cứu từ khóa, lên kế hoạch về nội dung rõ ràng để tránh trường hợp bị SEO 2 đến 3 từ khóa giống nhau trên cùng một website…

->Xem thêm: Google Sandbox là gì? Cách tránh khỏi thuật toán Google Sandbox

Cách kiểm tra xem website có bị phạt hay không?

Để kiểm tra website có bị Google Penalty hay không mà từ khóa SEO, thứ hạng cùng với lượt truy cập tự nhiên của người dùng lại giảm thấp, bạn có thể thực hiện theo các cách bên dưới:

Kiểm tra lượng traffic

Bỗng một ngày bạn thấy lượng traffic website của mình giảm đột ngột thì đó là một dấu hiệu rõ nhất cho việc website của bạn đã bị Google “phạt tù”. Khi lượng truy cập bị giảm do Google Penalty thì sẽ rất khó để quay trở lại thời hoàng kim. Lúc này, bạn cần tăng chất lượng website từ nội dung, hình ảnh, video và xem lại toàn bộ hệ thống link trên website của mình.

kiểm tra traffic website

Kiểm tra tên miền

90% website của bạn đã bị Google phạt khi tên miền của bạn không những tụt hạng mà còn không nằm 10 vị trí đầu trên Top Google như trước đây.

Kiểm tra file Robot.txt

Kiểm tra file robots.txt sẽ giúp bạn tìm hiểu các nội dung của website có bị chặn Google index URL hay không. Song song với quá trình kiểm tra file robots.txt thì bạn cũng nên kiểm tra thẻ Meta ROBOTS để xem đã đặt NOINDEX và NOFOLLOW hay chưa.

kiểm tra file robot txt

Kiểm tra Google Pagerank

Pagerank giảm đột ngột cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị Google phạt. Nên dùng các công cụ check Google Pagerank chuyên nghiệp để kiểm tra những lỗi này một cách chính xác nhất.

Ngoài ra, còn nên kiểm Google Webmaster Tools xem có lỗi nào bất thường hay không. Các lỗi như 404 và trùng lặp nội dung hay các liên kết xấu có chứa virus cũng có thể khiến website bị ảnh hưởng.

Đặc biệt là nên kiểm tra chéo link của website để xem các link mà bạn trỏ đến bên ngoài của website khác có bị Google phạt hay không. Bởi mối liên kết này cũng sẽ khiến cho website của bạn bị ảnh hưởng.

Kiểm tra Hosting

Hosting bị hết hạn hoặc bị đầy dung lượng hosting đều có thể ảnh hưởng và dẫn đến khả năng bị Google phạt. Do vậy, việc kiểm tra xem hosting còn hạn sử dụng hay không là rất cần thiết. Hoặc nếu dung lượng hosting đã đầy và khiến website bị chậm thì bạn nên nâng cấp hosting lên các gói cao hơn.

kiểm tra hosting

->Xem thêm: Cách khắc phục khi dính phạt từ thuật toán Google Penguin

Cách để phục hồi website sau Google Penalty

Khi sử dụng các kỹ thuật che giấu nội dung, lừa chuyển hướng đến các nội dung không liên quan đến từ khóa hoặc mua liên kết,… bạn sẽ bị nhân viên Google phát hiện và thực hiện các hình phạt thủ công.

Nếu trường hợp này xảy ra, bạn có thể thực hiện các khiếu nại với Google để lập chỉ mục lại trang web của bạn. Điều này sẽ mất thời gian nhưng sẽ bổ ích cho việc đưa website của bạn trở lại kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).

hồi phục sau google penalty

Hoặc Google cũng có thể thông qua thuật toán để tiến hành phạt tự động. Khi đã bị Google phạt thì việc phục hồi website là điều không mấy dễ dàng. Khi bạn sao chép nội dung, nhồi nhét từ khóa, tốc độ tải trang chậm,… sẽ thường xảy ra hiện tượng phạt thuật toán. Trong các trường hợp, chỉ có một cách duy nhất là thay đổi chất lượng website lên tốt hơn từ nội dung, hình ảnh, video, từ khóa và tối ưu hóa hosting, tốc độ tải trang,…

->Xem thêm: Google Possum là gì? Tất tần tận về thuật toán Google Possum

Làm thế nào để tránh bị phạt Google Penalty

Một số trường hợp bị Google Penalty nhưng website cũng không biết mình gặp phải lỗi kỹ thuật SEO gì. Cho nên, để tránh trường hợp này xảy ra, bạn nên phòng tránh Google Penalty bằng các cách sau:

  • Xây dựng website chuẩn SEO, tối ưu hóa tên miền, hosting và tốc độ đường truyền ngay từ đầu.
  • Xây dựng hệ thống link liên kết nội bộ và ngoài trang chất lượng, thường xuyên kiểm tra để tránh link spam cũng như các link kém chất lượng ngay trên trang của mình.
  • Đầu tư nội dung content chất lượng, đạt unique trên 95%, tối ưu hóa từ khóa và SEO từ khóa không trùng lặp.
  • Theo dõi các đợt update của Google để nắm rõ sự thay đổi về thuật toán, biết được yêu cầu của Google để tránh phạm phải các sai lầm không nên có.
  • Luôn luôn tuân thủ cấu trúc dữ liệu và tất cả những nguyên tắc, luật lệ quản trị mà Google yêu cầu website thực hiện

Bằng việc thực hiện các biện pháp này, các SEOer và doanh nghiệp sẽ phần nào tránh và giải quyết được cơn ác mộng mang tên Google Penalty này.

->Xem thêm: Google Pigeon là gì? Những điều cần biết về thuật toán Pigeon

Thuật toán Google Panda là gì?

Google Panda chính là bản cập nhật thuật toán xếp hạng các kết quả tìm kiếm được phía Google giới thiệu lần đầu vào thời điểm tháng 2/2011. Chương trình này giúp tung ra bản cập nhật thuật toán với mục đích chính là giảm thứ hạng của những website được đánh giá chất lượng thấp trong số các trang kết quả của chính công cụ tìm kiếm. Đồng thời nó cũng giúp nâng thứ hạng cho các website chất lượng khi muốn cải thiện thứ hạng của họ.

Thuật toán Google Panda

Tính từ thời điểm năm 2011 cho tới 2015 đã có khoảng 28 bản cập nhật dữ liệu cho Panda được Google áp dụng. Mục đích chính của bản cập nhật thuật toán Google Panda là đảm bảo giúp:

  • Thực hiện việc xem xét chất lượng nội dung của một trang web cụ thể. Từ đó giúp việc loại bỏ những phần nội dung bị sai phạm, nội dung rác, hay copy thông tin từ các trang khác được thực hiện tốt.
  • Thuật toán này giúp giảm đi sự hiện diện của những website chất lượng thấp trong phần kết quả Organic Search của công cụ tìm kiếm Google.
  • Thuật toán Google Panda còn là phần thưởng cho những website được đánh giá có chất lượng cao.

Dấu hiệu cho thấy website dính án phạt Panda

Án phạt Panda được áp dụng trong một vài trường hợp cụ thể, nó ảnh hưởng trực tiếp tới website mà chúng ta đang phát triển. Trong đó, một vài dấu hiệu để nhận biết dễ dàng xác định chính là:

  • Website bị giảm lượng người truy cập và từ khóa nhanh chóng.
  • Giảm lượng tương tác, cũng như chỉ số đánh giá của Google hoàn toàn biến mất.
  • Website bị giảm số lượng index lớn, đồng thời có cả báo cáo spam được gửi về trong vòng khoảng 4 tháng.
  • Website bị đưa vào phần Google Sandbox yêu cầu cần tiến hành xây dựng lại từ đầu.
Dấu hiệu website bị dính án phạt Google Panda

Nguyên nhân khiến web bị dính án phạt Panda

Dính án phạt Panda của Google tác động tiêu cực mạnh mẽ tới chất lượng của website khi đưa vào sử dụng. Thực tế, án phạt Panda được đưa ra vì một vài những nguyên nhân nhất định. Việc tìm hiểu và xác định được lý do bị phạt sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc tránh website của mình gặp phải những ảnh hưởng không mong muốn:

Website có nội dung chất lượng thấp và mỏng

Những website không có giá trị, không đảm bảo chứa đầy đủ thông tin để cung cấp cho người dùng, hay những web ít nội dung, trang liên kết chất lượng thấp,… là những website có nội dung mỏng. Nội dung tiêu chuẩn được Google quy định cần đạt tiêu chuẩn độ dài từ 600 – 2000 từ là hợp lý. Tình trạng content thấp có thể gặp phải vì một vài lỗi cụ thể như:

  • Nội dung của web được copy lại từ các website khác.
  • Nội dung đăng lên không cung cấp giá trị cần thiết cho người dùng.
  • Topic được sử dụng ở từng bài không liên quan tới lĩnh vực chính mà web phát triển, không có sự đồng nhất ở chủ đề.

Nguyên nhân do nội dung bị lặp lại

Dính thuật toán Google Panda vì nội dung trùng lặp

Các nội dung được copy thường xuất hiện khá nhiều trên các website. Việc không nghĩ ra được các ý tưởng mới, không biết nên bắt đầu từ đâu, sáng tạo như thế nào,… dẫn tới hành động copy nội dung từ các website khác. Lúc đó, Google sẽ đánh giá trang web của bạn bị trùng lặp nội dung dựa vào một vài tiêu chí như:

  • Nội dung được sử dụng trong từng trang con.
  • Thẻ heading.
  • Thẻ meta description.
  • Giao diện, thiết kế website.
  • Code HTML.

Nguyên nhân do web thiếu tin cậy, thẩm quyền

Nội dung được xây dựng nếu không xác định được đối tượng người dùng mục tiêu có thể khiến chất lượng của từng bài viết không được đảm bảo. Không chỉ vậy, việc thiếu thẩm quyền, thiếu đi độ tin cậy cũng tác động tiêu cực tới chất lượng của web. Lúc này, website mà chúng ta phát triển hoàn toàn có nguy cơ sẽ bị dính án phạt từ thuật toán Google Panda.

Bài viết trong web chứa nội dung spam

Content spaming chính là hành động copy nội dung từ nhiều web, tiến hành tổng hợp tạo thành bài viết của riêng mình. Sau quá trình đó, việc nhồi nhét các từ khóa chính phụ sẽ được thực hiện hướng tới mục tiêu có thể tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, đẩy bài viết, web lên top tìm kiếm được thực hiện.

Spam nội dung

Việc thực hiện content spaming cod mục đích chủ yếu là SEO được bài viết lên top thứ hạng, tuy nhiên lại không thực sự chú trọng vào trải nghiệm của người dùng. Thế nhưng, thực tế thì Google luôn đặt lợi ích của người dùng lên đầu tiên, cố gắng đề xuất cho người đọc những thông tin thực sự có giá trị, hữu ích. Vì vậy, hiển nhiên Google sẽ không thích như content spam, nếu bị phát hiện, website đó  chắc chắn sẽ chịu án phạt từ Google Panda.

Nguyên nhân do website chứa nhiều quảng cáo

Website khi đặt quá nhiều quảng cáo đồng nghĩa với việc nội dung sẽ bị che hết. Mục đích chính tạo ra những trang web dạng như thế này là để kiếm tiền nhờ vào quảng cáo, đặt banner. Vì thế, nội dung được xây dựng có chất lượng thấp, không thực sự đem lại kết quả, giá trị cho người dùng. Vậy nên việc bị dính án phạt từ  thuật toán Google Panda là điều khó tránh khỏi.

4 việc cần làm để cải thiện content tránh Google Panda

Tránh được án phạt Google Panda là một trong những vấn đề mà người thực hiện xây dựng website, các SEOer cần hết sức lưu tâm. Việc cải thiện content là cách để tránh Google Panda hiệu quả. Muốn làm được điều đó, bạn hãy cùng chúng tôi thực hiện các việc sau:

Kiểm tra lại content page

Trùng lặp nội dung là vấn đề thường gặp nhất của các webmaster khi thực hiện việc thiết kế website. Đây là yếu tố gây ra những tác động xấu trực tiếp tới thứ hạng của một trang web. Bởi thế, việc kiểm tra nội dung trùng lặp, xác định content được xây dựng có trùng lặp hay không là vấn đề cần được đặc biệt chú ý.

Kiểm tra và chỉnh sửa nội dung thường xuyên là công việc cần làm. Một content mới mẻ, không trùng lặp sẽ giúp việc chống thuật toán Panda được thực hiện tốt. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản cần đảm bảo về SEO Onpage, nhằm nâng cao chất lượng của website khi đưa vào sử dụng.

Thay đổi chất lượng nội dung

Thuật toán Google Panda được ứng dụng với mục tiêu ban đầu là hướng tới việc cải thiện số thời gian online của từng người dùng trên một website cụ thể. Vậy nên, nội dung càng đảm bảo được độ dài, chất lượng cao thì số lượng người truy cập sẽ được cải thiện đáng kể.

Không chỉ vậy, chính việc nội dung có khả năng điều hướng tốt cũng chính là cách giữ chân người dùng ở lại với website lâu hơn. Số pageview lúc này được cải thiện hiệu quả, nâng cao chất lượng của trang web, nhận được đánh giá tích cực từ người dùng.

Cải thiện các trang có nội dung ngắn

Website có nội dung ngắn, đồng thời lượng thời gian truy cập không nhiều đồng nghĩa với trang web đó kém chất lượng, không nhận được đánh giá cao từ Google. Chính vì vậy, việc xây dựng website có nội dung dài, chất lượng, cung cấp thông tin đủ hữu ích, đủ cuốn hút để lôi kéo người dùng là yêu cầu bắt buộc.

Đối với những trang sở hữu nội dung quá ngắn, bạn cần sớm được cải thiện, thay đổi và điều chỉnh kịp thời. Theo đó, bạn có thể ải thiện chất lượng của nội dung bằng cách khéo léo thêm thông tin, những hình ảnh, hoặc video hữu ích là điều cần được chú ý. Lúc này, người dùng sẽ đánh giá cao, có thiện cảm vào website hơn, từ đó giúp cải thiện chất lượng trang web và tránh được án phạt Google Panda.

Xem thêm: Cách viết content hay giúp tăng chuyển đổi website

Xây dựng nội dung chất lượng

Chất lượng content

Một website chất lượng cao sẽ luôn luôn có đủ khả năng đáp ứng tốt được nhu cầu của người dùng khi tìm kiếm. Lúc này, việc giữ thời gian người đọc ở lại web được đảm bảo tốt khi đem tới những tin tức thực sự có giá trị. Đây là điều khó khăn nhất, không dễ thực hiện bởi việc xác định những gì cần thiết cho bài viết là không hề dễ dàng. Dựa trên phân tích và kinh nghiệm thực chiến qua nhiều dự án, MONA đã tổng hợp lại danh sách các yếu tố mà một nội dung được đánh giá có chất lượng cao cần có:

  • Nội dung có khả năng đem lại những giá trị thiết thực cho người dùng khi tìm kiếm. Cung cấp đầy đủ được những thông tin một cách chi tiết cho mỗi người dùng.
  • Ngôn ngữ dùng trong bài viết cần dễ hiểu, rõ ràng và là ngôn ngữ toàn dân thích hợp với mọi người đọc.
  • Khả năng điều hướng nội dung tốt, điều này tức là chúng ta có thể trỏ link ở các từ khóa liên kết tới những nội dung cùng chủ đề được người đọc quan tâm. Đây chính là cách giúp thời gian người dùng ở lại trang web cao hơn đáng kể.

Google Sandbox là gì?

Sandbox dịch ra tiếng Việt có nghĩa là hộp cát. Dịch theo nghĩa bóng thì chúng có nghĩa là một hành động kiểm soát và ngăn chặn các web mới, từ khóa mới đạt được tìm kiếm cao của Google.

Thời gian Google Sandbox gây ảnh hưởng tới các website mới thường kéo dài khoảng 4 tuần. Nhiều dân SEO vẫn đùa vui vẻ đây chính là thời gian “thử việc” của Google dành cho SEOer. Thời gian này cũng có thể lâu hơn nếu bạn SEO từ khóa lộ liễu, đẩy nhanh việc SEO web quá nhiều.

Google Sandbox

Lý do chính cho những tác động của Google Sandbox, là nhằm ngăn chặn việc các website mới lập, đặc biệt là các website có nội dung spam, nội dung kém chất lượng “leo top”, gây ảnh hưởng tới chất lượng nội dung của người đọc. Trong thời gian bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng này, việc tối ưu hóa SEO cho website là vẫn cần thiết nhưng sẽ đem lại hiệu quả không cao.

Chỉ sau khi thoát khỏi Google Sandbox thì website mới có thể xuất hiện và leo thứ hạng dần dần. Ngoài ra, nếu lượng traffic website của bạn tăng vọt một cách đột biến thì Google Sandbox cũng sẽ xuất hiện theo.

Cách nhận biết Google Sandbox

Làm sao để nhận diện Google Sandbox? Đó là khi website của bạn SEO tốt nhưng lại gặp các hiện tượng như sau:

  • Keyword của bạn nằm ngoài TOP 100 khi đã viết bài tốt, tuân thủ SEO minh bạch.
  • Website trượt dốc, giảm tương tác mặc dù đã thử nhiều phương pháp SEO khác nhau.
  • Mức độ nặng nhất là khi bạn không thấy bất kỳ kết quả tìm kiếm nào có giá trị.
  • Khi kiểm tra bằng công cụ tìm kiếm như Yahoo, Bing, Cốc cốc thấy từ khóa xếp hạng cao. Trong khi tại Google điều này không xảy ra.

Khi gặp các trường hợp này đồng nghĩa với việc website của bạn đang bị Google Sandbox. Trong trường hợp lỗi kỹ thuật SEO này, chúng ta phải tìm cách khắc phục để rút ngắn thời gian Google Sandbox.

Có thể rút ngắn thời gian Google Sandbox được không?

Rút ngắn thời gian sandbox của Google là điều hoàn toàn có thể. Chúng ta nên thực hiện liên kết các bài viết với hệ thống link chất lượng. Kiểm soát lại web để tìm hiểu những lỗi sai mà mình đã gặp phải. Xem lại các bài viết để kiểm tra tần suất từ khóa xuất hiện trong bài.

Đồng thời, bạn cũng nên đảm bảo số lượng từ khóa organic và lượng traffic của website khoa học hơn. Nếu nôn nóng mua quá nhiều guest post kém chất lượng, có nhiều link độc, sử dụng sẽ ảnh hưởng đến việc rút ngắn thời gian Google Sandbox.

Backlinks chất lượng, tối ưu hóa SEO bài viết trên web, thân thiện với thiết bị di động, có nhiều tương tác và lượng khách hàng ở lại lâu trên web là những tiêu chí bạn nên hướng đến. Lúc này SEO Entity chính là chiến lược thích hợp nhất.

Tại sao website bị Sandbox của Google

Tại sao website bị google sandbox

Quan trọng hơn, để rút ngắn thời gian Google Sandbox bạn nên tìm ra nguyên nhân khiến website của bạn bị Sandbox của Google. Khi biết được nguyên nhân bạn sẽ xử lý tận gốc hiện tượng Sandbox của Google dễ dàng hơn. Dưới đây là những nguyên nhân website của bạn bị rơi vào tầm ngắm của thuật toán Google Sandbox:

  • Website của bạn có nội dung spam từ khóa. Chất lượng nội dung không cao và bị trùng lặp quá nhiều. Có thể là do hiện tượng bạn tuyển nhiều content, họ viết cùng nội dung nhưng bạn không thể kiểm soát được. Có thể bạn sử dụng spin content nhưng lại dùng chúng đăng lại ở trang web chính thức của mình.
  • Đường dẫn URL giống nhau. Điều này thường gặp ở những bài viết có chung tiêu đề, SEO cùng một từ khóa.
  • Lượng backlink quá lớn và tăng đột ngột chỉ trong một thời gian ngắn. Dù chúng có nhiều và chất thì cũng bị Google nghi ngờ. Chưa kể đến việc backlink này kém chất lượng.
  • Hoặc việc tối ưu SEO On-Page kém hay lạm dung kỹ thuật SEO quá đà cho Website mới cũng dẫn đến hiện tượng Sandbox của Google.
  • Ngoài ra, cũng không loại bỏ trường hợp website của bạn bị đối thủ chơi xấu. Họ tiến hành chèn link ẩn để website của bạn bị dính spam.

Bạn nên tìm hiểu mọi khả năng dẫn đến hiện tượng này để khắc phục và nâng cấp chất lượng web. Chỉ có như vậy thì bạn mới rút ngắn thời gian Google Sandbox cho website của mình.

Cách tránh thuật toán Google Sandbox

Website mới khởi tạo hoặc SEO từ khóa quá đà sẽ gặp hiện tượng Google Sandbox nhiều nhất. Các website lâu năm nhưng bài viết ngày càng thiếu chất lượng, nội dung trùng lặp nhiều cũng không thể tránh khỏi hiện tượng này. Khi gặp hiện tượng Sandbox của Google, bạn nên thực hiện các cách sau để tránh thuật toán Google Sandbox:

1. Phân tích nguyên nhân khiến website bị coi là spam

Đây là điều đầu tiên bạn cần làm khi nhận biết web của mình bị Sandbox bởi Google. Nếu không tìm ra nguyên nhân và đưa ra cách xử lý lỗi kỹ thuật SEO hợp lý, bạn sẽ khiến cho tình trạng Google Sandbox kéo dài.

2. Đầu tư vào các liên kết chất lượng

Backlink mà bạn chọn phải đảm bảo chất lượng. Kiểm tra hết các liên kết nội bộ, link độc bị chèn trên web.

Đừng ồ ạt trong việc xây dựng các liên kết. Hãy từ từ, chậm rãi và kiểm soát từng link một để đảm bảo về chất lượng. Không nên đặt liên kết trên các web phạm pháp, phản động, web có nội dung trùng lặp, kém chất lượng. Những web SEO mũ trắng, có lượt truy cập cao mới là nơi bạn nên đặt liên kết link.

Tham khảo: Cách kiểm tra và loại bỏ backlink xấu khỏi website 

3. Tối ưu từ khóa ở mức độ vừa phải

Nếu bạn tối ưu hóa từ khóa quá nhiều thì sẽ gây nhầm lẫn rằng bạn đang spam từ khóa đó. Google Sandbox sẽ là cách Google ngăn chặn việc từ khóa đó xuất hiện nhiều trong trình duyệt tìm kiếm. Google sẽ tiến hành thẩm định chất lượng bài viết, từ hóa rồi mới tiến hành gỡ bỏ Google Sandbox.

Theo đó, bạn nên sử dụng các tool Yoast SEO để kiểm soát từ khóa. Nếu không có các Plugin này thì chỉ nên giới hạn 5 từ khóa cho bài viết từ 1000 đến 1200 từ. Nên phân bổ từ khóa đều cả bài. Đừng co cụm 5 từ khóa trong một heading mà những đoạn khác lại trống không. Nếu có thêm từ khóa phụ, từ khóa đồng nghĩa sẽ giúp bài viết tự nhiên và đạt độ tín nhiệm cao hơn của Google.

4. Chọn mua các domain có tuổi đời cao

Chọn domain

Google Sandbox thường nhắm đến các website mới khởi tạo. Để tránh thuật toán Google Sandbox, bạn nên mua tên miền có tuổi đời cao. Hiện nay có nhiều người khởi tạo tên miền mới, thực hiện đăng các bài viết trên đó với mục đích tạo chỗ đứng trên Google rồi bán lại cho những người cần dùng.

Lịch sử của những domain này thường minh bạch và chỉ chuyên viết bài cung cấp thông tin. Việc mua lại các tên miền này sẽ lợi thế hơn nhiều trong việc SEO web so với khởi tạo trang web mới hoàn toàn.

5. Kiểm soát số lượng backlink và outbound link

Backlink và outbound link nhiều đột ngột hoặc không chất lượng sẽ bị Google để ý. Bạn nên dùng các phần mềm kiểm tra backlink và outbound link như Ahrefs, MOz hoặc Google Search Console để kiểm tra liên kết của mình.

6. Đảm bảo nội dung Unique

Đừng trộn nội dung bằng các phần mềm spin content rồi đăng lại. Google rất thông minh nên việc trộn nội dung, thay đổi từ khóa vụng về cũng sẽ bị phát hiện. Thay vào đó, chúng tối khuyên bạn nên tổng hợp và làm mới nội dung để tạo nên những bài viết Unique 100%, có chiều sâu về nội dung.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý về trường hợp “từ khóa ăn thịt lẫn nhau” hoặc google cho rằng đây là spam từ khóa. Google Sandbox sẽ xuất hiện ngay khi gặp những trường hợp này.

7. Không SEO quá đà cho website mới

Đối với Domain mới, đừng nôn nóng có chỗ đứng ở Top đầu của Google. Việc SEO nhanh và tối ưu web quá nhiều sẽ khiến google nghi ngờ và tiến hành Sandbox. Theo đó, bạn chỉ nên sử dụng 1 Heading 1 trong 1 bài. Không nên đặt từ khóa chính ở quá nhiều nơi.  Cũng đừng lạm dụng anchor text quá mức cho internal link để tăng tương tác. Mọi cố gắng SEO lên top với tên miền mới càng nhanh thì sẽ càng có nguy cơ bị Sandbox.

8. Chọn chiến lược SEO Whitehat làm kim chỉ nam

SEO mũ trắng

Kiên định và bền bỉ trong việc chọn các kỹ thuật SEO minh bạch – SEO mũ trắng luôn là lựa chọn được Google đánh giá cao. Tuy hiện nay có SEO mũ đen, SEO mũ xám mang về kết quả SEO nhanh. Nhưng nếu bạn bị phát hiện sẽ bị google chặn index, Sandbox và kéo dài thời gian này lên đến 2 – 6 tháng.

Có thể thấy, có rất nhiều những sai lầm, những lỗi kỹ thuật SEO có thể xuất hiện trong quá trình triển khai các chiến lược SEO. Dù là SEOer lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thì đôi khi cũng không tránh khỏi những lỗi kỹ thuật này. Bởi vậy, việc cập nhật thông tin, tiến hành sửa chữa, khắc phục kịp thời khi SEO website là điều cần được chú ý. Qua đó giúp việc nâng cao chất lượng website, cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Google được thực hiện hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin về 25+ lỗi kỹ thuật SEO thường gặp và những cách khắc phục chi tiết mới được MONA Media chia sẻ trên đây sẽ hữu ích tới bạn nhé! Chúc bạn khắc phục thành công.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona