Nhu cầu lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của khách hàng ngày càng khắt khe, bởi họ luôn chú trọng vào thương hiệu nổi tiếng và uy tín trên thị trường. Vậy làm cách nào để thương hiệu của bạn khắc sâu trong tâm trí khách hàng? Hãy cùng
MONA Media giải đáp chi tiết về chiến lược Branding Marketing trong bài viết này. Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, Branding Marketing đang trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp.
Branding Marketing là gì?
Branding Marketing là quá trình xây dựng, hoạt động quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm tăng cường nhận thức và tương tác của khách hàng đối với thương hiệu. Đây là công việc được biết đến là xu hướng Marketing hiện đại, được nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ áp dụng hiện nay.
Hiểu một cách khác, chiến lược Branding Marketing tập trung tạo nội dung quảng cáo theo dạng kể một câu chuyện, nhấn mạnh thương hiệu của bạn trong câu chuyện đó, nhằm giúp thương hiệu in sâu trong tâm trí khách hàng.
Lợi ích của Branding Marketing đối với doanh nghiệp
Mục đích của Branding Marketing là làm cho thương hiệu được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến. Nói dễ hiểu hơn, Branding Marketing là hoạt động chứng minh cho khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.
Ví dụ: MONA chứng minh với khách hàng rằng chúng tôi là đơn vị có kinh nghiệm trong
Digital Marketing, dịch vụ thiết kế website hay lập trình phần mềm,…
Thông qua hoạt động Branding Marketing, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp luôn ở trong tâm trí khách hàng. Qua đó, thúc đẩy quá trình mua hàng, sử dụng sản phẩm thường xuyên hơn.
Nhiều người vẫn đang hiểu sai về Branding Marketing và cho rằng khi thực hiện chiến lược này sẽ mang lại doanh thu ngay lập tức cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chiến lược này chỉ tác động quảng bá thương hiệu đến khách hàng và chỉ thúc đẩy quá trình bán hàng. Chỉ khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ, khách hàng nhớ đến bạn đầu tiên là một thành công của chiến lược Branding Marketing.
5 Modules quan trọng của Branding Marketing
Dựa trên vai trò của Branding Marketing đối với doanh nghiệp, bạn sẽ thấy rằng đây không chỉ là một hoạt động Digital Marketing, một quảng cáo hay một chương trình khuyến mãi. Xây dựng thương hiệu không chỉ là tuyên ngôn định vị hay logo đẹp,
slogan hay. Theo đó, Branding Marketing có thể được chia làm 5 hoạt động chủ yếu sau đây:
Thấu hiểu khách hàng tiềm năng
Để đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng và luôn nằm trong top các sản phẩm/dịch vụ được lựa chọn mua hàng. Doanh nghiệp cần thấu hiểu và nhận diện đúng khách hàng mục tiêu, đây là bước vô cùng quan trọng với mọi chiến dịch. Từ sản phẩm đang kinh doanh, doanh nghiệp nên tạo ra giá trị đúng với đối tượng khách hàng, gia tăng doanh số bán hàng.
Trong hoạt động này, bạn cần thực hiện nghiên cứu một số vấn đề sau:
- Phân tích người tiêu dùng mục tiêu: Thấu hiểu khách hàng không chỉ qua nhân khẩu học, hành vi, mà còn là lối sống, thói quen sử dụng sản phẩm, thói quen sử dụng mạng xã hội để đưa ra phương án tiếp cận khách hàng phù hợp nhất.
- Nghiên cứu phân khúc thị trường: Dựa trên các kết quả về nhân khẩu học, thái độ, hành vi, nhu cầu sử dụng của khách hàng, doanh nghiệp cần đào sâu các nhóm khách hàng có tiềm năng, có giá trị nhất đối với thương hiệu của mình.
- Tìm hiểu insight khách hàng: Insight là một sự thật thầm kín, sâu sắc và không bộc lộ ra bên ngoài. Với các marketer cần phải tìm ra được suy nghĩ của người tiêu dùng, hoặc đặt mình vào vị trí khách hàng để tạo ra một insight khác biệt, để có thể thay đổi suy nghĩ của khách hàng và khiến họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược
Sau khi đã nghiên cứu chi tiết
khách hàng tiềm năng của sản phẩm/dịch vụ. Xây dựng chiến lược Branding là bước tiếp theo của hoạt động Branding Marketing.
Chiến lược với mục đích khắc sâu thương hiệu vào trong tâm trí của khách hàng. Để làm được điều này, thương hiệu phải có một điều gì khác biệt, quan trọng hoặc mang lại ý nghĩa lớn để khách hàng có thể nhớ đến thương hiệu khi có nhu cầu.
Chiến lược cụ thể của Branding Marketing như sau:
- Định vị thương hiệu: Cần xác định rõ thương hiệu sẽ tiếp thị đến đối tượng nào? Insight của khách hàng là gì? Thương hiệu có những lợi ích và khác biệt như thế nào? Tại sao khách hàng phải tin tưởng và sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- Danh mục thương hiệu: Công ty có nhiều thương hiệu sản phẩm sẽ có chiến lược khác nhau. Khi triển khai Branding Marketing, mỗi danh mục thương hiệu sẽ được định vị và có vai trò chiến lược như thế nào?
- Xác định mục tiêu chiến lược cụ thể: Có 3 mục tiêu mà chiến lược Branding Marketing hướng đến đó là Business Objectives, Marketing Objectives và Communication Objectives. Dựa trên bối cảnh thị trường và giai đoạn phát triển của thương hiệu để xác định mục tiêu chiến lược phù hợp.
- Kiểm định thương hiệu: Quá trình kiểm định bao gồm 6 phần:
- Phân tích tình hình kinh doanh
- Phân tích người tiêu dùng
- Khảo sát sức khỏe thương hiệu
- Phân tích thương hiệu và sản phẩm
- Đánh giá hoạt động marketing
Thực hiện Branding Marketing
Hoạt động Branding Marketing được triển khai qua các công việc sau:
- Phát triển sản phẩm mới: Khi công ty có sản phẩm mới, sẽ kích hoạt nhu cầu sử dụng thử. Hoạt động cải tiến sản phẩm dù là thay đổi nhỏ về bao bì, thông số kỹ thuật, nâng cấp tính năng cũng cần được quan tâm và đầu tư thường xuyên.
- Quảng cáo truyền thông: Để tăng mức độ nhận biết, tăng kích thích nhu cầu và yêu thích sản phẩm/dịch vụ, Các hoạt động quảng cáo cần đưa ra thông điệp chủ đạo của thương hiệu, nhằm tiếp cận người dùng dễ dàng qua các kênh truyền thông
- Kích hoạt thương hiệu: Khác với quảng cáo truyền thông là truyền tải thông điệp qua các kênh truyền thông, kích hoạt thương hiệu là tạo ra trải nghiệm cho khách hàng. Để có chiến lược Branding Marketing thành công, cần có kết hợp nhuần nhuyễn giữa quảng cáo truyền thống và kích hoạt thương hiệu.
Kết hợp đa dạng hình thức Marketing
Chiến lược làm cho sản phẩm khắc sâu trong tâm trí khách hàng không phải là mục đích cuối cùng. Với mong muốn bao phủ thương hiệu rộng khắp trên thị trường, Branding Marketing cần kết hợp với
Trade Marketing và Sales Team.
- Tiếp thị thương mại: Trade Marketing (triển khai theo dạng win in store) mang lại lợi ích cho cả thương hiệu và người bán lẻ.
- Phân phối và bán hàng: Hoạch định chiến lược phân phối & bán hàng cụ thể, giúp người làm marketing có cái nhìn dài hạn, không bị cuốn theo chương trình hàng năm và những biến động bất ngờ từ phía thị trường.
Theo dõi và tối ưu hiệu suất
Để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch bất kỳ, công ty cần xác định các chỉ số đo lường để đánh giá vấn đề mà công ty đang gặp phải. Từ đó, công ty đưa ra giải pháp khắc phục, hướng thay đổi chiến dịch phù hợp nhất.
Phân biệt Branding Marketing và Trade Marketing
Để tránh hiểu sai về khái niệm giữa Branding Marketing và Trade Marketing, cùng theo dõi bảng phân biệt chi tiết giữa hai loại hình thức này.
|
Branding Marketing |
Trade Marketing |
Đối tượng mục tiêu |
Đối tượng tiếp cận là người tiêu dùng |
Đối tượng tiếp cận là người mua hàng và các đối tác trong hệ thống phân phối của công ty như nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ hay khách hàng. |
Hoạt động triển khai |
Tập trung vào các hoạt động như quảng cáo, TVC, tổ chức sự kiện, PR, Digital Marketing,… |
Tập trung vào hoạt động tại điểm bán hàng, trưng bày hàng hóa với các chương trình khuyến mãi, giảm giá hay các hoạt động phát triển ngành hàng tại điểm bán. |
Các yếu tố khác |
- Xây dựng niềm tin, định hình tư tưởng, sự hài lòng của khách hàng về thương hiệu
- Tiếp xúc gián tiếp với khách hàng qua phương tiện truyền thông
- Branding Marketing giúp gia tăng số lượng khách hàng
- Branding Marketing có tác động trong dài hạn
|
- Tác động hành vi mua hàng của khách hàng ngay tại điểm bán
- Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ngay tại điểm bán
- Trade Marketing giúp doanh nghiệp gia tăng số lượng sản phẩm được bán
- Trade Marketing có tác động trong ngắn hạn
|
Xu hướng Branding Marketing phổ biến hiện nay
Sử dụng quảng cáo có trả phí
Xây dựng chiến dịch quảng cáo trả phí cho doanh nghiệp sẽ giúp cho quá trình tiếp cận khách hàng diễn ra nhanh hơn, phạm vi tiếp cận được tùy chỉnh nhiều hơn, mục tiêu dễ đạt được trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện quảng cáo trả phí sẽ làm cạn kiệt ngân sách của bạn. Nếu doanh nghiệp ngừng chạy quảng cáo thì số khách hàng và doanh thu sẽ chững lại. Vì vậy doanh nghiệp cần lưu ý trước khi triển khai phương án này nhé.
Tiếp thị qua video
Theo nghiên cứu của
Wyzowl, 69% khách hàng muốn tìm hiểu một sản phẩm qua video hơn là hình ảnh hoặc văn bản. Do đó, đây là phương án phổ biến doanh nghiệp nên áp dụng khi muốn quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng.
Tiếp thị đa kênh
Công nghệ ngày càng phát triển, kéo theo nhiều nền tảng kỹ thuật số khác nhau được ra đời để phục vụ cho quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Theo đó, bạn có thể tiến hành chiến dịch Branding Marketing của mình trên các kênh kỹ thuật số khác nhau như social media, email marketing,…
Chuẩn bị nội dung chất lượng để quảng cáo
Một khi khách hàng có quan tâm đến một thương hiệu, họ có thể nhìn thấy ngay thông tin cập nhật từ thương hiệu đó, bao gồm các bài đăng, sản phẩm mới,… Do đó, công ty khi triển khai chiến lược Branding Marketing, hãy xây dựng nội dung có giá trị, hữu ích đến khách hàng.
Trải nghiệm người dùng website
Website là công cụ marketing quan trọng để doanh nghiệp có thể phát triển hoạt động kinh doanh và xây dựng thương hiệu phù hợp. Khi muốn biết thêm về một doanh nghiệp nào đó cùng những sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp, khách hàng sẽ có xu hướng truy cập vào website của doanh nghiệp này.
Nếu trang web của bạn được thiết kế tốt, giao diện khoa học cùng những thông tin được cung cấp hữu ích, có giá trị thì khách hàng sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn lâu hơn. Vì vậy, doanh nghiệp nên nghiên cứu
UX, UI để tăng trải nghiệm cho khách hàng sử dụng website.
Kinh nghiệm thực hiện Branding Marketing hiệu quả
Dựa trên 5 Modules chính của Branding Marketing, chúng ta sẽ có những cách làm Branding Marketing hiệu quả nào? Dưới đây, MONA sẽ giúp bạn có câu trả lời!
Xác định mục đích của Branding Marketing
Để một thương hiệu hay sản phẩm có thể thành công, doanh nghiệp cần có tầm nhìn rộng, xác định sứ mệnh để không bị mất phương hướng khi triển khai.
Để xác định sứ mệnh của thương hiệu, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp của bạn tồn tại vì lý do gì?
- Bạn và đối thủ cạnh tranh có những khác biệt gì?
- Công ty đang giải quyết vấn đề gì?
- Tại sao người dùng nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Từ 4 câu hỏi trên, bạn có thể xác định mục đích của Branding Marketing, vạch ra một giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp, một thông điệp để truyền tải đến khách hàng.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Nếu doanh nghiệp đang phát triển một sản phẩm/dịch vụ mới trên thị trường, đừng làm theo những gì đối thủ đang làm. Hãy nghiên cứu, học hỏi từ đối thủ để phát triển sản phẩm mới hoặc tính năng mới đủ sức để cạnh tranh trên thị trường.
Mục đích quan trọng của nghiên cứu và
phân tích đối thủ cạnh tranh là tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu của bạn. Nhằm thuyết phục khách hàng nên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn thay vì của đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện Branding Marketing, bạn cần phân tích cách xây dựng thương hiệu của đối thủ, một số vấn đề mà chúng ta có thể nhận thấy rõ nhất, đó là:
- Thông điệp đối thủ truyền tải đến khách hàng qua các kênh có phù hợp với khách hàng hay không?
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của đối thủ có tốt không?
- Đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của đối thủ như thế nào?
- Họ triển khai Branding Marketing bằng hình thức nào?
Khi phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, doanh nghiệp của bạn sẽ vạch ra hướng đi phù hợp cho chiến dịch Branding Marketing.
Xác định phân khúc khách hàng
Dựa trên sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp, bạn cần xác định đối tượng khách hàng chính của mình. Qua đó, doanh nghiệp có thể xây dựng thông điệp gửi đến khách hàng đúng nhất. Cách xác định chi tiết nhất là đặt mình vào vị trí khách hàng để xác định insight, vừa xác định được nhu cầu thật sự của khách hàng, vừa biết được sở thích của họ là gì, các kênh hay tham khảo để đưa ra chiến lược Branding Marketing đúng nhất.
Các yếu tố quan trọng trong việc
xác định chân dung khách hàng là:
- Họ là ai? Họ bao nhiêu tuổi? Giới tính của họ là gì?
- Họ sinh sống ở đâu?
- Thu nhập của họ bao nhiêu? Trình độ học vấn như thế nào?
- Mục tiêu cuộc sống và công việc là gì?
- Họ đang dùng thương hiệu sản phẩm nào?
Tuyên bố sứ mệnh thương hiệu của bạn
Trước khi khách hàng tin tưởng mình và bắt đầu sử dụng dịch vụ. Doanh nghiệp cần thấu hiểu giá trị mà mình mang đến cho khách hàng, điều đó thể hiện qua cách thiết lập sứ mệnh thương hiệu.
Sứ mệnh của thương hiệu được thể hiện qua cách mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng những thứ họ cần. Ngoài ra, khách hàng có thể nhận biết sứ mệnh của doanh nghiệp qua logo, slogan, những hoạt động hằng ngày,…
Tạo thông điệp và câu chuyện cho chiến dịch
Trong quá trinhg Branding Marketing, doanh nghiệp cần tạo ra thông điệp, để sản phẩm/dịch vụ tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Thông qua cách xác định chân dung khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến, hiểu được tính cách, hiểu được sở thích để tạo nên thông điệp, một
Story telling Marketing thực sự khác biệt có tác động lớn đến tâm trí của người tiêu dùng. Lưu ý rằng, thông điệp này phải đi xuyên suốt chiến dịch, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thông điệp trước khi triển khai.
Ví dụ về sản phẩm SUNHOUSE MAMA trong chiến dịch “Nhà là bếp” Tết 2018, SUNHOUSE đã định vị thành công trong tâm trí của người tiêu dùng rằng họ là thương hiệu đồ gia dụng bếp hàng đầu Việt Nam.
Thông điệp của chiến dịch:
“Tết này, đừng về nhà ăn Tết – Hãy về nhà ăn cơm” với ý nghĩa hãy về nhà “ăn cơm” thay vì “ăn Tết. Việc những người con xa quê làm việc cả năm, chỉ về nhà khi Tết đến Xuân về và không còn hứng thú với việc “ăn Tết”. Câu chuyện đánh mạnh vào tâm lý của những người KHÔNG CÓ CƠ HỘI ăn cơm thường xuyên với gia đình và mong muốn một bữa cơm ý nghĩa.
TVC video đã lan tỏa thành công thông điệp mà SUNHOUSE gửi đến cho khách hàng. Qua case study này, doanh nghiệp có thể thấy được tầm quan trọng của việc tạo ra thông điệp cho chiến dịch Branding Marketing của mình.
Tạo logo và slogan
Logo và bộ nhận diện thương hiệu là thứ khách hàng nhìn vào đầu tiên. Do đó, việc thiết kế logo và tạo ra câu slogan thú vị sẽ tạo ra ấn tượng tốt với khách hàng
Một số lưu ý khi thiết kế Brand Identity là:
- Ý nghĩa và ứng dụng của logo.
- Tone màu.
- Kiểu chữ.
- Icon.
- Ứng dụng hình ảnh.
- Các yếu tố về thiết kế website như UX, UI,…
Logo MONA Media
–> Tìm hiểu thêm:
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu độc đáo – chuyên nghiệp
Tạo sự thống nhất giữa Brand và khía cạnh của doanh nghiệp
Việc phủ sóng thương hiệu ở mọi khía cạnh liên quan đến doanh nghiệp là một cách hiệu quả để giúp thương hiệu được nhiều người biết đến. Khi thương hiệu xuất hiện ở mọi nơi, khách hàng sẽ dễ dàng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu.
Ngoài ra, việc phủ sóng thương hiệu trên website, mạng xã hội,… bằng dịch vụ SEO, Google ADS hay Social Media, cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Khi có mặt ở nhiều kênh tiếp thị, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ đó gia tăng cơ hội bán hàng và doanh số.
Kiên định với thương hiệu của bạn
Đề cao sự kiên định là chìa khóa hàng đầu khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Đừng nên thay đổi thương hiệu sau khi đã trải qua quá trình đo lường kết quả dài. Hãy kiên định với brand của bạn. Khi đã khắc sâu giọng điệu và sứ mệnh của doanh nghiệp, hãy áp dụng chúng đều đặn trong nội dung trên trang web của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn triển khai Branding Marketing nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Liên hệ ngay với MONA Media qua hotline 1900 636 648 để được tư vấn chi tiết. Hãy tạo dấu ấn vững chắc trên thị trường với chiến lược Branding Marketing độc đáo, lan tỏa thông điệp sâu sắc – chúng tôi sẽ cùng bạn chinh phục mọi cơ hội và thách thức!
Những điều cần tránh khi thực hiện Branding Marketing
Để thực hiện chiến lược Branding Marketing thành công, công ty cần tránh những vấn đề sau:
Không phân tích đối thủ trước khi triển khai
Nếu doanh nghiệp không nghiên cứu các campaign của đối thủ cạnh tranh trước đó thì sẽ không biết được đối thủ đã làm tốt những gì và thất bại ở vấn đề nào. Nếu không nghiên cứu kỹ càng, thông điệp mà công ty gửi gắm trong chiến lược Branding Marketing chắc chắn sẽ không thành công như mong đợi.
Quảng cáo không nhất quán
Khi thực hiện quảng bá thương hiệu qua các video trên mạng xã hội, thông thường sẽ tạo ra các video thú vị với nhiều thông tin khác nhau. Tuy nhiên, nếu thực hiện sẽ làm loãng thông tin mà công ty muốn khách hàng khắc sâu nhất, đôi khi sẽ làm cho khách hàng hiểu sai thông điệp mà công ty muốn gửi gắm.
Không có tầm nhìn dài hạn
Chiến lược Branding Marketing của doanh nghiệp sẽ thiếu định hướng nếu doanh nghiệp không có tầm nhìn dài hạn. Thay vì xác định mục tiêu ngắn hạn là gia tăng doanh số, công ty cần xây dựng kế hoạch dài hạn, triển khai chiến lược trên tất cả nền tảng mạng xã hội.
–> Xem thêm:
Branding là gì? Tìm hiểu đầy đủ và chi tiết về Branding
Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi Branding Marketing là gì? Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm góc nhìn về Branding Marketing và tự đưa ra một chiến dịch phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình nhé.