Kiến thức kinh doanh

18 Tháng Ba, 2023

Schema Là Gì? Cách Tạo Schema Markup Giúp X10 Traffic Cho Website

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50
Chủ đề về cấu trúc Schema (Schema Structured Data) luôn được các SEOer quan tâm. Đây là một trong những kỹ thuật Entity Building, có thể giúp cho website của bạn tăng trưởng thứ hạng tổng thể chỉ sau vài ngày. Hơn thế nữa, nếu website của bạn hoàn toàn mới việc ứng dụng Schema Markup sẽ giúp website thoát khỏi vùng Sandbox của Google chỉ sau một lần submit URL. Đây cũng là cách thức giúp giảm nhẹ công việc của search engines, hỗ trợ đọc hiểu và hiển thị những thông tin quan trọng của website. Vậy chính xác thì Schema là gì mà lại có sức mạnh như vậy? Trong bài viết dưới đây, MONA Media sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, đồng thời hướng dẫn cách tăng sức mạnh x10 Traffic cho website của bạn hiệu quả nhất.

Schema là gì?

Schema Markup là gì? Schema hay Schema Structured Data, Schema Makup là một dạng dữ liệu cấu trúc của website trong đó bao gồm những đoạn code HTML hoặc code khai báo Javascript đã được tích hợp vào web. Nó có nhiệm vụ giúp cung cấp những gợi ý một cách rõ ràng để các công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết, phân loại hay hiển thị nội dung phù hợp dựa trên truy vấn của người dùng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng. Để hỗ trợ việc tìm hiểu khái niệm Schema tốt hơn, các bạn hãy tham khảo thêm định nghĩa về Code là gì? Xét một cách tổng quan thì Schema chính là một trong những yếu tố SEO Onpage quan trọng luôn cần được chú ý tối ưu để có được website chất lượng, thân thiện với người dùng và phát huy được giá trị ở mức cao nhất. Không chỉ vậy, với việc triển khai Schema Markup còn được đánh giá giúp website của bạn có thể tăng tỉ lệ click lên tới 30% vô cùng ấn tượng.

Những lợi ích chính mà Schema Markup mang lại là gì?

Các bạn có thể xem xét công dụng chính của Schema một cách toàn diện và đầy đủ dựa trên 3 phương diện chính là với bộ máy tìm kiếm, đối với người dùng và Google Schema với website. Với từng đối tượng cụ thể thì Schema lại có những tác dụng nhất định. Cụ thể như sau: Lợi ích mang lại từ Schema Markup là gì

Với bộ máy tìm kiếm

Hiện nay, có hơn 2 tỷ website đang hoạt động trên toàn thế giới. Nếu việc người dùng có thể hiểu được nội dung của từng website dễ dàng thì với search engine lại không đơn giản như vậy. Các công cụ tìm kiếm khó có thể giải thích chính xác và cụ thể nhiều ngôn ngữ phức tạp.
Ví dụ như chuỗi ký tự “Sunset” có thể đề cập đến hoàng hôn, tên bài hát hoặc một bộ phim. Tùy thuộc vào ngữ cảnh mà từ “Sunset” được đặt vào sẽ mang một ý nghĩa riêng biệt. Đây là một rào cản lớn để các công cụ tìm kiếm hiển thị các kết quả liên quan cho người dùng.
Chính vì thế, để search engine có thể hiểu và tiến hành phân loại các thông tin chính xác đòi hỏi việc xây dựng website cần chú trọng tới sắp xếp, hướng dẫn theo một cú pháp sẵn có. Lúc này việc tận dụng Schema sẽ phát huy được tác dụng lý tưởng. Schema chính là nơi giúp cung cấp dữ liệu cụ thể để bộ máy tìm kiếm hiểu được nội dung mà web muốn truyền tải là gì, ở thể loại nào, theo chủ đề gì.

Đối với người dùng

Xét trên phương diện người dùng thì Schema có tác dụng giúp website trở nên ấn tượng, thu hút và hấp dẫn hơn. Lúc đó việc cung cấp nhiều thông tin hữu ích sẽ được tiến hành tốt.
Ví dụ: Nếu người dùng muốn tham dự một sự kiện nào đó của doanh nghiệp bạn, Schema sẽ giúp hiển thị các thông tin liên quan đến địa điểm, thời gian diễn ra sự kiện trên website của bạn,…
Việc có thể cung cấp chi tiết, đầy đủ các thông tin cần thiết thì trang web càng có ý nghĩa hơn rất nhiều. Với nhiều loại Schema khác nhau tương ứng với từng cách hiển thị của từng web trong kết quả tìm kiếm càng nâng cao giá trị, tác dụng một cách hiệu quả.

Đối với website

Xét về phương diện website, việc ứng dụng Schema SEO giúp cho trang web của bạn nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm. Lượng thông tin hiển thị một cách thông minh hơn, kiểm soát rich snippet hiệu quả. Nhờ đó, traffic, tỷ lệ CTR tăng nhanh mang đến hiệu quả tích cực cho hoạt động của doanh nghiệp bạn.

Ảnh hưởng của Schema đối với SEO website

Khi các công cụ tìm kiếm, tiêu biểu nhất là Google liên tục có những thay đổi, cập nhật, bổ sung thêm nhiều thuật toán, kĩ thuật mới. Vì vậy, việc SEO website càng trở nên khó khăn hơn. Chỉ có chú trọng vào xây dựng cấu trúc, nội dung cho web chất lượng mới tăng khả năng có được vị trí hàng đầu trên top tìm kiếm. Đây là nhiệm vụ sống còn ảnh hưởng tới doanh thu, tới quá trình phát triển của mỗi công ty. Ảnh hưởng của Schema đến SEO Đặc biệt là khi Google khuyến khích sử dụng Schema SEO, song lại chỉ có khoảng 30% các website trực tuyến áp dụng Schema cho website của mình thì nó càng chứng minh được giá trị, tầm quan trọng của mình. Bởi những lý do sau:

Cải thiện khả năng crawl dữ liệu

Với hàng tỉ những website đang hoạt động thì với khai báo Schema giúp chúng ta nói được một cách chính xác với “các nhện” tìm kiếm về nội dung, thông tin được cung cấp trên website của mình. Quá trình này là vô cùng cần thiết và hữu ích đặc biệt là với các doanh nghiệp địa phương. Việc làm rõ thông tin về đơn vị mình như việc cung cấp mặt hàng gì, dịch vụ gì, hay cách liên hệ như thế nào,… càng giúp website thân thiện với công cụ tìm kiếm, được đánh giá cao hơn.

Cải thiện khả năng hiển thị của web trên trang tìm kiếm

Khai báo Schema SEO giúp cải thiện khả năng hiển thị website trên công cụ tìm kiếm Một lợi ích cho thấy được tầm quan trọng của Schema đối với SEO website chính là việc giúp tăng khả năng hiển thị của website trên các trang tìm kiếm. Nhờ có Schema mà website có thể hiển thị hấp dẫn, rõ ràng và thu hút được người dùng hiệu quả hơn. Với những dữ liệu cấu trúc như vậy sẽ thúc đẩy tăng thêm hiệu quả SEO đáng kể. Khi người dùng có tỉ lệ click vào kết quả của bạn nhiều hơn thì càng cho thấy được giá trị mà Technical SEO Schema mang lại. Có nhiều lượt click từ người dùng càng giúp website được Google đánh giá cao, cải thiện được thứ hạng tốt hơn.

Giúp tăng thêm trải nghiệm cho khách hàng khi truy cập

Nhờ thông tin bổ sung khi được cung cấp sẽ cho phép người dùng có thêm cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn, hợp lý. Lúc đó website của bạn sẽ nhận được lưu lượng truy cập tốt hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Nhờ có Schema SEO mà các thông tin hữu ích, dựa trên mối quan tâm của khách hàng sẽ được hiển thị đầy đủ và rõ ràng, tối ưu trải nghiệm người dùng. Thu hút khách hàng là điều mà chúng ta sẽ đạt được.

Rich Snippets

Sử dụng Rich Snippets Thông thường thì Google sẽ sử dụng Schema để thực hiện việc tạo ra các đoạn Rich Snippets cho một website cụ thể trên kết quả tìm kiếm, từ đó cung cấp cho người dùng đầy đủ các thông tin về đánh giá, hay thông tin liên quan tới sản phẩm. Bởi thế mà việc dùng Schema giúp khách hàng hiểu trực quan, đầy đủ hơn về website, về doanh nghiệp của bạn. Lúc này việc thúc đẩy họ truy cập vào website sẽ tăng lên đáng kể. >>Tìm đọc thêm: Top 5 plugin rich snippets miễn phí tốt nhất cho WordPress

Một số loại Schema Markup phổ biến được Google tín nhiệm hiện nay

Nếu bạn đã tìm hiểu trong phần Schema là gì, thì ngay dưới đây, MONA sẽ tổng hợp danh sách các loại Schema được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tham khảo nhé.

Đoạn trích nổi bật

Đoạn trích nổi bật hay còn gọi là Featured Snippet hoặc Top 0 của Google. Đây là các đoạn văn ngắn nổi bật xuất hiện đầu trang nhất Organic Search của Google, được trích từ một đoạn trong bài viết, tiêu đề, hình ảnh, video hoặc cũng có thể là URL trỏ về bài viết. Các đoạn trích này giúp tar lời nhanh các truy vấn cùa người dùng. Các đoạn trích phổ biến như định nghĩa, bảng, nội dung dưới dạng danh sách hoặc các bước.

Breadcrumbs Schema Markup

Breadcrumbs đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện cấu trúc web, thường nằm ở đầu trang. Đây là một đường dẫn nhỏ cho người dùng biết mình đang ở đâu trên trang web. Breadcrumbs Schema Markup hiển thị danh mục web hoặc vị trí trang trên search engine.

Sitelinks

Sitelinks là những liên kết nằm bên dưới link chính của website mà bạn tìm kiếm, giúp tăng tỷ lệ CTR tự nhiên vào trang web của bạn.

Article Schema

Article Schema Markup Thường được hiển thị trên các trang báo, nhờ có Schema Article mà Google có thể hiểu bài viết của bạn dễ dàng hơn. Qua đó, các bài đăng cũng dễ dáng xuất hiện trên top tìm kiếm hơn.

Review Schema

Đây là đánh dấu giúp thể hiện xếp hạng, các đánh giá của một website. Từ đó tăng tỷ lệ nhấp không trả phí đáng kể trên trang web của bạn.

Local Business Schema

Local Business Schema Markup giúp search engine dễ dàng xác định loại hình kinh doanh và sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp. Làm phong phú và chi tiết hơn danh sách Google My Business và tối ưu hóa website của bạn với Local SEO.

Product Schema

Như cái tên đã thể hiện thì đây là dạng đánh dấu có cấu trúc sản phẩm hiển thị cùng kết quả tìm kiếm của bạn. Product Schema có nhiệm vụ giúp Google hiển thị các thông tin liên quan đến sản phẩm như xếp hạng, giá cả,… Nhờ đó nâng cao trải nghiệm của người dùng.

Recipe Schema – Công thức

Đối với các website về lĩnh vực nấu ăn, làm đẹp,… Recipe Schema giúp hiển thị các thông tin dưới dạng công thức, các bước thực hiện trong phần Snippet để người dùng xem trước khi mở trang.

Event (Sự kiện)

Thông thường, dạng đánh dấu này sẽ hiển thị các thông tin quan trọng về sự kiện như thời gian, địa điểm,… giúp kết quả hiển thị trong đẹp mắt và thu hút hơn.

Person Schema Markup

Dạng Schema Markup nay giúp Google hiểu hơn về đối tượng chịu trách nhiệm nội dung trên website của bạn.

Video Schema Markup

Đánh dấu video sẽ cung cấp thông tin rõ ràng như phần mô tả, ngày tải lên, thời lượng,… để Google nhanh chóng hiểu được chi tiết về video của bạn. Từ đó, video có thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google, tìm kiếm video, Google hình ảnh, Google khám phá.

Organization Schema

Đánh dấu tổ chức giúp website hiển thị với tên thương hiệu nổi bật trong trang kết quả tìm kiếm. Có tác động đến tính năng Google Knowledge Graph, tạo tín hiệu cho thấy sự phổ biến của thương hiệu.

Job Posting

Chức năng của dạng đánh dấu này là giúp cho tin tuyển dụng của bạn xuất hiện trên trang tuyển dụng của Google, thu hút nhiều ứng viên tiềm năng hơn. Job Posting hiển thị các thông tin về vị trí công việc đang cần tuyển. Từ đó các ứng viên có thể chọn lọc để tìm công việc phù hợp.

FAQ Schema Markup

FAQ Schema Markup FAQ sẽ liệt kê các câu trả lời liên quan đến câu hỏi đặt ra theo định dạng thả xuống. Từ đó tăng khả năng người dùng nhấp vào cao hơn, lưu lượng truy cập cũng tăng đáng kể. Lưu ý nên đặt những câu hỏi có thể đáp ứng nhu cầu truy vấn của người dùng.

Schema và Entity có mối quan hệ gì?

Lợi ích của Entity

  • Entity giúp cho Google biết và hiểu được website của bạn, từ đó nhận được sự tin tưởng của Google.
  • Cải thiện thứ hạng cho những từ khóa đang bị kẹt tại trang 2, 3 do hiệu ứng Black Sheep hay khi website nằm trong vùng Sandbox.
  • Đối thủ khó có thể tìm ra được website của bạn đang có entity nếu không có kiến thức về Entity Building.
  • Khi làm xong Google Schema, chỉ cần submit URL một lần sau 3-4 ngày thì bạn đã thấy được sự thay đổi.
  • Bảo vệ website bạn tránh khỏi nguy cơ bị phạt hay các thuật toán cập nhật bất ngờ.
  • Tăng độ trust cho website.
  • Duy trì lượng truy cập tự nhiên đều đặn cho website.

Những ý kiến trái chiều và vấn đề mà các SEOer mới gặp phải về Entity

Song song với những lợi ích mà kỹ thuật Entity mang lại vẫn có nhiều ý kiến cho rằng Entity giống với SEO Google Map hay SEO trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên bạn cần phải biết, Social chỉ là một hạt cát giữa sa mạc Entity Building mà thôi. Trên thế giới có vô vàn kỹ thuật xây dựng Entity khác nhau, Schema Markup là một trong số đó. Vấn đề chỉ là có rất ít bài viết đề cập một cách cụ thể về kỹ thuật này. Chính vì thế để trau dồi kiến thức về SEO, các newbie cần không ngừng học hỏi, nghiên cứu và cập nhật những thông tin mới nhất.

Xác thực Entity với Google Schema

Đối với Entity Building, để nhận được sự tin tưởng của Google, bạn sẽ cần tới 2 loại schema:
  • Business (Về Doanh nghiệp)
  • Person (Về Con người)
Khi Google tiến hành kiểm tra một website, nếu những thông tin, dữ liệu của website đó đồng nhất với những gì được khai báo trên internet. Google sẽ xác thực trang web đó là một thực thể xác định. Qua đó giúp tăng thứ hạng một cách tổng thể cho website. Đến đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu hiểu được Schema la gi, cũng như sự cấp thiết phải khai báo Schema cho website. Tuy nhiên nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc này, hãy thử cân nhắc sử dụng dịch vụ SEO tổng thể của MONA Media. Tại Mona Media, chúng tôi có 1 đội ngũ chuyên gia am hiểu tường tận mọi ngóc ngách về SEO, bao gồm cả Schema, Entity Building. Với quy trình SEO tổng thể rõ ràng để giúp website bạn thăng hạng nhanh chóng, hiệu quả. Hơn 10+ năm trong lĩnh vực SEO, chúng tôi biết cách SEO tốt nhất cho từng lĩnh vực cụ thể, thực hiện nghiên cứu từ khóa, nhu cầu thị trường để cho ra kết quả tốt nhất. 100% khách hàng phản hồi hài lòng sau khi sử dụng dịch vụ SEO tổng thể tại Mona Media.

HÃY XEM NGAY VIDEO SAU

Liên hệ HOTLINE 1900 636 648 để nhận ngay ưu đãi nhanh nhất!

Hướng dẫn cách kiểm tra Schema mà bạn nên biết

Để kiểm tra, xác định xem website của bạn đã có đầy đủ Schema Markup hay chưa, hay dữ liệu cấu trúc có gặp vấn đề gì hay không? Việc sử dụng công cụ kiểm tra là giải pháp đơn giản song đem lại hiệu quả cao, từ đó giúp vấn đề của chúng ta được giải đáp nhanh chóng. Việc sử dụng công cụ giúp kiểm tra cấu trúc của Google chỉ với vài bước đơn giản sau đây:
  • Bước 1: Tiến hành việc truy cập trực tiếp vào trang công cụ của Google. Khi đã truy cập thành công chúng ta nhập link cần kiểm tra vào phần Tìm nạp URL, tiếp theo đó nhấn chọn mục Chạy thử nghiệm.
  • Bước 2: Lúc này chúng ta cần chờ cho quá trình nạp và phân tích được thực hiện và hoàn tất. Hệ thống sẽ trả về đầy đủ các thông tin về các loại dữ liệu có cấu trúc ở URL mà bạn cần kiểm tra. Với các dữ liệu hiển thị càng nhiều chứng tỏ trang web đang kiểm tra sở hữu cấu trúc tốt, từ đó giúp công cụ tìm hiểu hiểu được nội dung thuận lợi hơn.
Bên cạnh việc thực hiện 2 thao tác kể trên cần chú ý tới mục “Lỗi” cũng như “Cảnh báo”. Trong trường hợp có lỗi hay cảnh báo thì lúc này việc nhấn vào thông báo của từng mục, kiểm tra Schema gặp vấn đề gì và xử lý triệt để giúp website có thể duy trì được hoạt động hiệu quả và ổn định.

Top 5 Plugin Schema tốt nhất năm 2024

Bạn có thể dễ dàng chèn Schema kể cả khi không biết gì về code nhờ vào sự hỗ trợ của các Plugin Schema. Dưới đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn top 5 plugin tốt nhất hiện nay mà bạn có thể sử dụng cho trang web của mình. Top plugin schema tốt nhẩt hiện nay

Schema Pro

Schema Pro là gì? Đây là plugin được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Nó hỗ trợ việc thêm các đoạn Rich Snippets vào website dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, Schema Pro là một Plugin mất phí, cụ thể: $67/tháng hoặc $937/vĩnh viễn. Schema Pro hỗ trợ 13 loại Schema, bao gồm:
  • Review
  • Service
  • Recipe
  • Video Objects
  • Book
  • Product
  • Event
  • Course
  • Job Posting
  • Local Business
  • Article
  • Person
  • Software Application

All in One Schema Rich Snippets

Đây là plugin miễn phí, sử dụng khá đơn giản, hỗ trợ thêm các loại schema như review, xếp hạng, sự kiện, bài báo và các ứng dụng phần mềm. Mặc dù thiết kế không đa dạng và khá tối giản nhưng nó cung cấp đầy đủ những yếu tố cơ bản để cho ra một đoạn mã chi tiết cho website của bạn. Hạn chế của plugin này là không hỗ trợ tự động hóa, bạn phải thực hiện thêm Schema thủ công nên sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút. Hơn hết bạn có thể yên tâm về chất lượng do plugin này được thực hiện bởi cùng nhà sản xuất của Schema Pro.

Schema and Structured Data

Schema and Structured Data for WP & AMP hỗ trợ đến 33 loại Schema, đáp ứng đa dạng nội dung trên website. Ưu điểm nổi trội của plugin này là:
  • Công thức: Liệt kê các bước trong bài hướng dẫn và làm nổi bật nó trong Rich Snippets
  • FAQ: Làm nổi bật các câu hỏi và câu trả lời liên quan nhất trong Snippet
  • Đối tượng âm thanh: Cung cấp các thông tin chi tiết về âm thanh như thời gian tải lên, thời lượng,…
  • Yêu cầu tùy chỉnh: Nếu Schema không thuộc 33 loại được hỗ trợ
Giống như Schema Pro, đây là một plugin trả phí. Mức giá cụ thể: $99/Personal, $149/Webmaster, $299/Freelancer, $499/Agency.

WP Review Plugin

WP Review Plugin giúp tối ưu tương tác người dùng với các đánh giá, xếp hạng của sản phẩm/dịch vụ nên rất thích hợp cho các website thương mại điện tử. Plugin này cũng khá phù hợp với những bạn viết blog. Các bạn có thể sử dụng nó để đánh giá công cụ, phần mềm ứng dụng hoặc các công thức,… Tính năng nổi bật của WP Review Plugin:
  • Hệ thống xếp hạng đa dạng (Điểm, tỷ lệ phần trăm, sao)
  • Tùy chỉnh màu sắc không giới hạn
  • Dung lượng nhẹ không làm chậm tốc độ website
  • Tương thích với hầu hết các phiên bản WordPress
  • Có 2 mẫu thiết kế review để bạn lựa chọn
Cấu hình cài đặt đơn giản, dễ dàng. Mức giá cụ thể khi sử dụng WP Review Plugin:
  • Personal dành cho 1 website: $49/năm, $236/vĩnh viễn
  • Developer dành cho nhiều website: $149/năm, $596/vĩnh viễn
  • Agency: $299/năm và $1196/vĩnh viễn

WP SEO Structured Data Schema

WP SEO Structured Data Schema là một plugin miễn phí những cung cấp khá đầy đủ tính năng cơ bản để Schema Markup. Các loại Schema mà WP SEO Structured Data Schema hỗ trợ có thể kể đến như: Organizations, Local Businesses, Videos, Events và Rating. Bạn có thể tự do thêm tọa độ, tên người, logo, mô tả doanh nghiệp,…

Hướng dẫn cách thêm Schema thủ công đơn giản

Thêm Schema bằng JSON-LD Schema Markup

JSON-LD là phương pháp cài đặt Schema hàng đầu được Google khuyên dùng. Bạn có thể tiến hành thêm Schema Markup theo các bước sau:

Bước 1: Khai báo định dạng

Để bắt đầu các bạn nhập dòng <script type=”application/ld+json”>

Bước 2: Thêm Object Structure

Đặt mã JSON-LD trong dấu ngoặc nhọn để phân tách dữ liệu, nó được gọi là Object Structure. Nhìn chung đoạn mã JavaScript sẽ có dạng như sau: <script type=”application/ld+json”> { code } </script>

Bước 3: Xác định kho dữ liệu được liên kết đến

Chúng ta sử dụng context và thêm một dấu phẩy ở cuối mỗi dòng mã. “@context”: “http://schema.org”,

Bước 4: Xác định loại nội dung muốn đánh dấu

Sử dụng thuộc tính type để đánh dấu. Thuộc tính này tương đương với itemtype của Microdata và typeof trên RDFa. Sau đó xác định các thành phần khác nếu có. Sau khi đã hoàn thành hãy đóng khối Script lại. Vậy là bạn đã có một mã đánh dấu hoàn chỉnh rồi.

Sử dụng RDFa để thêm Schema

Cũng tương tự như thêm Schema với JSON-LD, các bạn sẽ cần khai báo Schema Markup. Đối với RDFa chúng ta sẽ sử dụng thẻ vocab cùng http://schema.org/ để xác định dữ liệu đánh dấu. Và loại trang được xác định bằng thẻ typeof. Ví dụ: <div vocab=”http://schema.org/” typeof=”Restaurant”> Tiếp theo là xác định thuộc tính của các thành phần bằng property. Cuối cùng </div> để hoàn thành mã đánh dấu.

Schema Markup với Microdata

Để thêm Schema, các bạn tiến hành khai báo Schema Markup. Thêm itemscope vào thẻ <div> để xác định phần nội dung đánh dấu. Sau đó thêm thuộc tính itemtype để xác định loại nội dung đánh dấu. Ví dụ: <div itemscope itemtype=”http://schema.org/restaurant”> Tiếp theo, khai báo thuộc tính thành phần. Phần này nằm giữa thẻ <h1> được gọi là itemprop.

Các bước giúp cài đặt Schema trong WordPress

Thực hiện cài đặt Schema trong WordPress đòi hỏi chúng ta phải tiến hành lần lượt, đầy đủ theo từng bước. Trong số nhiều cách khác nhau thì việc sử dụng plugin Schema luôn được ưu tiên bởi hiệu quả cùng sự đơn giản. Cài đặt Schema trong WordPress Thực hiện cài đặt Schema trong WordPress với vài bước sau đây.  
  • Bước 1: Thực hiện đăng nhập vào tài khoản quản trị trên WordPress, tiến hành chọn Plugins, chọn tiếp vào Add New sau đó gõ từ khóa Schema tại ô tìm kiếm.
  • Bước 2: Lúc này Schema Plugin sẽ hiện ra chúng ta nhấn vào mục Install Now để quá trình cài đặt được thực hiện.
  • Bước 3: Khi đã kích hoạt được thành công Schema Plugin thì lúc này chúng ta chọn vào mục Schema, chọn tiếp vào Settings đều cài đặt cấu hình.
  • Bước 4: Tại mục General tiến hành điền đầy đủ các thông tin cơ bản của website như about page, hay upload logo, contract page,… Các thông tin được điền chi tiết, đầy đủ và rõ ràng sẽ giúp kết quả tìm kiếm khi trả về tối ưu hơn rất nhiều.
  • Bước 5: Ở bước này chúng ta di chuyền tới mục Schema, tiếp tục tới Types để tiến hành chỉ định loại Schema cần được thêm vào để quá trình cài đặt được hoàn thành.

Câu hỏi thường gặp – FAQ

Schema markup là gì?

Có thể xem đây là hình thức tạo ngữ cảnh, được thêm vào website để bộ máy tìm kiếm hiểu và làm nổi bật thông tin của nội dung website bạn.

Vùng Sandbox là gì?

Sandbox là vùng cô lập các ứng dụng, phần mềm độc hại để chúng không làm hỏng hệ thống máy tính hay cài các mã độc để đánh cắp thông tin.

Nên chèn schema ở đâu?

Schema phải được chèn cho từng page để tránh các rủi ro bị Google Panda do duplicated content. Để có schema phát huy hết công năng của mình hãy chèn Schema ở phần Header nhé.

Làm thế nào để theo dõi hiệu suất đánh dấu?

Bạn có thể theo dõi hiệu suất đánh dấu bằng cách truy cập vào Google Search Console và dán URL website mà bạn muốn theo dõi.

Hy vọng với những thông tin đã cung cấp bên trên, bạn đã hiểu hơn về Schema là gì cùng những thông tin hữu ích liên quan giúp bạn hiểu được tầm quan trọng, sự cần thiết đối với website. Khi đó việc tận dụng Google Schema để tăng sức mạnh cho web, tiến hành SEO website hiệu quả được thực hiện tốt như yêu cầu, như mục tiêu mà chúng ta hướng tới. Qua đó sẽ giúp website bạn duy trì hoạt động ổn định và có được thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona