Digital Marketing

06 Tháng Sáu, 2023

Chiến lược xúc tiến là gì? Gợi ý 5 Chiến lược xúc tiến hiệu quả nhất hiện nay

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50

Chiến lược xúc tiến – Promotion Strategy là chiến lược quan trọng nằm trong một bản kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Vậy bạn đã hiểu đúng, đủ và chi tiết về chiến lược xúc tiến là gì chưa? Nội dung bài viết dưới đây của Mona Media sẽ cung cấp đến bạn những thông tin trọng tâm về chủ đề này.

Chiến lược xúc tiến là gì?

Chiến lược xúc tiến là gì?

Chiến lược xúc tiến hay kế hoạch truyền thông thực chất là toàn bộ các hoạt động được doanh nghiệp thực hiện nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh thương hiệu và doanh nghiệp đến khách hàng. Mục tiêu hàng đầu của bất kỳ Promotion Strategy nào là định vị thương hiệu, xây dựng lòng tin, lòng trung thành và thúc đẩy hành động mua của người nhận tin cũng như khách hàng mục tiêu.

Tầm quan trọng của chiến lược xúc tiến trong Marketing

Vai trò của chiến lược xúc tiến bám sát theo vai trò trọng tâm trong hoạt động Marketing. Theo Hiệp hội Marketing Mỹ: “ Marketing là chức năng quản trị của một doanh nghiệp, là quá trình xây dựng, truyền thông và phân phối các giá trị đến khách hàng và là quá trình quản lý quan hệ khách hàng theo cách đảm bảo mang đến lợi ích cho doanh nghiệp và các bên liên quan”.

Như vậy, quá trình cung ứng giá trị và quản lý quan hệ khách hàng là những vấn đề trọng tâm trong Marketing. Chiến lược Promotion đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi và duy trì mối quan hệ bằng cách thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Đồng thời, chiến lược cũng thuyết phục khách hàng rằng những sản phẩm, dịch vụ này đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ.

Giá trị được nhắc đến ở trên chính là sự nhận thức của khách hàng về thương hiệu và tất cả những lợi ích của sản phẩm, dịch vụ so với mức chi phí người dùng cần bỏ ra để sở hữu và sử dụng. Ngày nay, các doanh nghiệp đều nhận thức được sự quan trọng của việc truyền thông và phân phối những giá trị này đến với khách hàng.

Chiến lược xúc tiến cũng là một phần quan trọng của việc quản lý quan hệ khách hàng. Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này để truyền thông điệp đến khách hàng có ý nghĩa hơn, cá nhân hóa nhiều hơn và đúng thời điểm. Từ đó, doanh nghiệp sẽ quản lý được thông tin cá nhân và tương tác với khách hàng nhiều hơn.

Danh sách các công cụ xúc tiến thông dụng

Danh sách các công cụ xúc tiến thông dụng

Quảng cáo

Quảng cáo được xác định là bất kỳ hình thức truyền thông phi cá nhân nào về một sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hay ý tưởng mà chủ thể quảng cáo phải trả tiền. Khía cạnh “phải trả tiền” của quảng cáo dùng để nhấn mạnh rằng chủ thể quảng cáo phải mua không gian và thời gian cho thông điệp.

Đặc điểm phi cá nhân – nonpersonal có thể hiểu là quảng cáo sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như TV, tạp chí, báo… có thể truyền thông điệp đến lượng lớn các cá nhân ở trong cùng một thời điểm.

Bản chất phi cá nhân này có nghĩa là người tiếp nhận thông điệp truyền thông không có cơ hội để phản hồi và được phản hồi ngay lập tức với thông điệp nhận được. Do vậy, trước khi thông điệp được gửi đi thông qua công cụ quảng cáo, nhà quảng cáo phải xem xét vấn đề làm thế nào khán giả hiểu và phản hồi lại thông điệp.

>> Tìm hiểu thêm về Paid Media – Các phương tiện truyền thông trả phí.

Tạo nhiều chương trình Khuyến mãi

Công cụ khuyến mãi hay xúc tiến bán là việc sử dụng những hoạt động truyền thông cung cấp các giá trị tăng thêm hoặc khuyến khích lực lượng bán hàng, nhà phân phối hoặc người tiêu dùng cuối cùng tăng doanh số bán ngay lập tức.

Xúc tiến bán hướng đến người tiêu dùng cuối cùng có nhiều cách thức như:

  • Phiếu thưởng (Voucher, Coupon,…)
  • Hàng mẫu
  • Quà tặng miễn phí đến khách hàng tiềm năng
  • Giảm giá khi mua số lượng lớn
  • Cuộc thi trúng thưởng
  • Xúc tiến bán qua cá cược như quay số trúng thưởng.

Các chương trình khuyến mãi khuyến khích người dùng mua hàng ngay lập tức. Do đó, công cụ có thể tăng lượng bán trong thời gian ngắn.

PR

PR – Public Relations trong chiến lược xúc tiến được xác định là chức năng quản lý đánh giá thái độ của cộng đồng, xác định sự yêu thích của cộng đồng với chính sách và quy trình của một tổ chức. Quan hệ công chúng cũng là quá trình thực hiện chương trình hành động để tạo lập sự hiểu biết và chấp nhận của cộng đồng cũng như duy trì hình ảnh tốt đẹp của công ty như:

  • Tạo dư luận trong cộng đồng.
  • Xây dựng các ấn phẩm
  • Tham gia các hoạt động cộng đồng
  • Tài trợ sự kiện đặc biệt
  • Hoạt động hội chợ triển lãm
  • Quảng cáo

Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp là công cụ mà tại đó, doanh nghiệp giao tiếp trực tiếp với khách hàng mục tiêu để tạo ra phản hồi hay giao dịch. Các hoạt động trong marketing trực tiếp không đơn thuần là gửi thư trực tiếp hay đặt hàng theo catalog, qua thư. Công cụ chiến lược xúc tiến Marketing trực tiếp còn bao gồm cả quản lý cơ sở dữ liệu, bán hàng qua điện thoại, phản hồi trực tiếp thông qua thư điện tử, internet, quảng cáo truyền hình và phương tiện truyền thông in ấn.

Một ví dụ về marketing trực tiếp là mỗi năm, các doanh nghiệp hiện nay chi ra một số tiền lớn nhằm phát triển và duy trì cơ sở dữ liệu khách hàng như tên, số điện thoại, email… Các doanh nghiệp sử dụng hình thức gọi điện qua điện thoại để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng và cố gắng bán chúng.

Bán hàng cá nhân

Bán hàng cá nhân là công cụ được sử dụng hiệu quả nhất khi khách hàng ở giai đoạn hình thành sự ưa thích, niềm tin của người mua và giai đoạn ra quyết định mua hàng. Bán hàng cá nhân là phương thức giao tiếp trực tiếp và cá nhân. Trong đó, người bán cố gắng trợ giúp hoặc thuyết phục khách hàng mua hoặc tạo thiện cảm với khách hàng để có những ảnh hưởng tích cực đến hành động mua trong tương lai.

Không giống như quảng cáo, bán hàng cá nhân có sự liên kết, tương tác trực tiếp giữa người bán và người mua ngoài đời thực hoặc thông qua phương tiện truyền thông như điện thoại. Công cụ này cho phép người bán thiết kế thông điệp phù hợp cho từng hoàn cảnh cụ thể và nhu cầu của khách hàng.

Danh sách 5 chiến lược xúc tiến hiệu quả

Danh sách 5 chiến lược xúc tiến hiệu quả

Tiếp thị nội dung

Tiếp thị nội dung hay Content Marketing là chiến lược xúc tiến quan trọng để đưa thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, thông điệp đến với khách hàng. Thông qua tiếp thị nội dung, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với khách hàng. Đối với doanh nghiệp, chiến lược giúp tiếp cận đối tượng khách hàng, bán được hàng và xây dựng được lòng tin thương hiệu. Đối với khách hàng, Content Marketing mang đến phương thức giải quyết nhu cầu và mong muốn của họ.

DỊCH VỤ CONTENT MARKETING MONA MEDIA

Giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng

Liên hệ 1900 636 648 để được tư vấn chi tiết về dịch vụ

Banner dịch vụ Content Marketing tại Mona Media

Hoạt động tiếp thị nội dung có thể thực hiện qua nhiều phương tiện truyền thông như website, mạng xã hội, ấn phẩm. Hình thức tiếp thị cho nội dung có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, video…

Để chiến lược Content Marketing phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần có được nội dung chất lượng. Tham khảo một số bài viết giúp xậy dựng content ấn tượng và thu hút người đọc, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đối với khách hàng.

Tài trợ sự kiện

Tài trợ sự kiện là việc lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và đo lường những hoạt động cung cấp dịch vụ, nguồn lực như tiền, con người, thiết bị cho những cá nhân hay tổ chức liên quan đến văn hóa, thể thao, dịch vụ xã hội, dịch vụ môi trường hay phương tiện truyền thông… để hỗ trợ và bảo trợ họ nhằm đáp ứng những mục tiêu trong chiến lược xúc tiến.

Những mục tiêu hàng đầu của hoạt động tài trợ là:

  • Nâng cao nhận biết và nhận thức về thương hiệu.
  • Thay đổi hoặc nâng cao hình ảnh của thương hiệu.
  • Thể hiện lòng mến khách của doanh nghiệp.
  • Chứng minh sự cải tiến, đổi mới và tính năng của sản phẩm.
  • Xúc tiến bán.
  • Nâng cao tinh thần của nhân viên nội bộ, đặc biệt trong những doanh nghiệp lớn.

Truyền thông xã hội

Truyền thông xã hội hay Social Media là chiến lược xúc tiến được sử dụng phổ biến hiện nay nhờ sự mở rộng của mạng xã hội và công cụ tìm kiếm. Thông qua truyền thông trên mạng xã hội, khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp được rút ngắn. Số lượng “điểm chạm” giữa hai bên được nâng cao.

Truyền thông xã hội

Đồng thời, khách hàng có thể chủ động tìm được doanh nghiệp và tham khảo được ý kiến của những khách hàng đã từng mua sản phẩm, dịch vụ. Những phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng phổ biến hiện nay là Facebook, Youtube, TikTok…

Tham khảo: Dịch vụ Social Media Marketing cho doanh nghiệp lớn nhỏ

Tiếp thị qua email

Tiếp thị qua email là việc doanh nghiệp gửi thư email thông báo về chương trình khuyến mại, hóa đơn, giới thiệu sản phẩm, thu thập bảng hỏi khảo sát… để duy trì kết nối và tiếp nhận phản hồi, mong muốn của khách hàng. Tiếp thị qua email là chiến lược mang tính cá nhân hóa cực cao. Người gửi thư có thể xác định chính xác tên, ngày sinh, giới tính để mang đến những nội dung phù hợp cho từng khách hàng.

Có thể bạn quan tâm:

Tiếp thị nhờ KOL

KOL – Key Opinion Leader là những người có khả năng dẫn dắt ý kiến dư luận chủ chốt. Đây là những người có tầm ảnh hưởng đến một nhóm đối tượng người cụ thể. Chiến lược sử dụng KOL đã được các doanh nghiệp áp dụng vô cùng thành thục. Tuy nhiên, khi lựa chọn KOL, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Lựa chọn KOL phù hợp với sản phẩm. Ví dụ, bạn muốn tiếp thị kem đánh răng thì nên chọn KOL là bác sĩ nha khoa.
  • Lựa chọn KOL có chỉ số tương tác tích cực.
  • Cho phép KOL tự do sáng tạo cách thức truyền thông điệp nhưng bạn cũng phải tham gia và quá trình xây dựng, duyệt ý tưởng để phù hợp với định hướng doanh nghiệp.

Quy trình các bước xây dựng chiến lược xúc tiến năng suất

  • Bước 1: Xác định mục tiêu chiến lược. Mục tiêu được đưa ra dựa theo mục tiêu Marketing chung của doanh nghiệp. Những mục tiêu đặt ra cần rõ ràng, có thể đo lường được ví dụ như:
    • Tăng doanh số bán hàng lên 20% so với tháng trước.
    • Tăng cường nhận thức về sản phẩm lên 20% và khảo sát qua bảng hỏi
    • Chăm sóc toàn bộ khách hàng hiện có.
  • Bước 2: Lựa chọn phương tiện truyền thông triển khai. Tùy theo từng sản phẩm, dịch vụ, đối tượng khách hàng nhận tin mà bạn sẽ lựa chọn phương tiện phù hợp. Ví dụ, doanh nghiệp chuyên về tài chính sẽ lựa chọn các báo điện tử, báo in về tài chính như Báo đầu tư, CafeF, Báo điện tử Sài Gòn Times.
  • Bước 3: Xây dựng chương trình xúc tiến. Chương trình xúc tiến được đưa ra phải dựa trên mục tiêu marketing, đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu… Chương trình được xây dựng phải cụ thể về thời gian triển khai, hoạt động triển khai, triển khai như thế nào và ngân sách cho từng hoạt động.
  • Bước 4: Triển khai và thực hiện chiến lược theo chương trình đã xây dựng.
  • Bước 5: Giám sát, đánh giá và kiểm soát. Hoạt động này giúp người xây dựng chiến lược biết được chiến lược làm tốt đến đâu và tại sao lại có kết quả như vậy. Đồng thời, hoạt động theo dõi sát chương trình còn giúp người làm Marketing kịp thời phát hiện vấn đề và khắc phục hiệu quả.

Các case study chiến lược xúc tiến hiệu quả

Chiến lược xúc tiến của Nike

Chiến lược xúc tiến của Nike (Nike By You)

Năm 2015, Nike đã đưa ra một trong những chiến lược tiếp thị sáng tạo được đánh giá cao. Họ đã tạo ra Nike By You, nơi khách hàng trở thành nhà thiết kế cho công ty của họ. Nike sử dụng hình thức tiếp thị truyền thông xã hội để tiếp cận đối tượng khách hàng. Chiến lược tuyệt vời này đã giúp doanh thu của họ tăng 22% trong năm 2015.

Năm 2018, Nike đã đưa ra một chiến dịch thông minh khác. Để quảng cáo giày Nike Epic React, Nike đã tạo ra một trò chơi điện tử nhập vai. Trò chơi được thiết kế để chơi trong khi chạy trên máy chạy bộ. Đây là một hình thức tiếp thị kỹ thuật số thích nghi với sự phát triển của công nghệ. Nike thực sự xuất sắc trong các chiến lược tiếp thị hướng tới khách hàng của mình.

Chiến lược Promotion của Spotify

Chiến lược xúc tiến của Spotify

Spotify là một trong những nền tảng âm nhạc lớn nhất thế giới. Thương hiệu được đánh giá là một trong những doanh nghiệp thành công nhờ phân tích được chính xác mong muốn của khách hàng. Spotify đưa ra các tính năng hấp dẫn để nâng cao trải nghiệm của người dùng.

Một trong những tính năng như vậy được đưa vào là Spotify Wrapped vào năm 2018. Đúng như tên gọi, Spotify Wrapped gói gọn tất cả lịch sử trải nghiệm nghe của người dùng trong suốt cả năm. Lịch sử trình bày dưới dạng bản trình bày gồm các thông tin như tổng lượt nghe, lượt nghe trung bình, ca sĩ được nghe nhiều nhất.

Một tính năng hay khác của Spotify là âm nhạc dựa trên tâm trạng. Đây là tính năng mang tính cách mạng đã đưa Spotify lên vị trí dẫn đầu. Spotify tự động tạo nhạc dựa trên tâm trạng hoặc hoạt động của người dùng. Chiến lược tiếp thị dựa trên khách hàng này đã giúp Spotify có được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực.

Chiến lược xúc tiến – Promotion Strategy là bản kế hoạch không thể thiếu của mọi doanh nghiệp hiện nay. Chiến lược hỗ trợ quá trình truyền thông hiệu quả, góp phần làm nên sự thành công cho kế hoạch Marketing tổng thể. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về công cụ cũng như các chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion mix) là gì?

Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion mix) hay còn gọi là giao tiếp khuếch trương. Bản chất của Promotion mix chính là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp để tạo dựng hình ảnh và thuyết phục khách hàng mua. Các chiến lược trong xúc tiến hỗn hợp bao gồm chiến lược đẩy và chiến lược kéo.

Có mấy công cụ xúc tiến hỗn hợp trong marketing?

Có 6 công cụ chính, đó là:

  • Quảng cáo
  • Bán hàng cá nhân
  • Quan hệ công chúng  (PR)
  • Xúc tiến bán
  • Marketing trực tiếp
  • Marketing tương tác

Xúc tiến bán là gì?

Đây là hoạt động kích thích và thúc đẩy số lượng bán sản phẩm tới khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định như ngày lễ, đầu mùa,…

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona