Đối với những thương hiệu lớn, những chiến dịch quảng bá nhỏ lẻ là không đủ để làm nên quá trình branding hiệu quả. Người ta cần có một hướng tiếp cận mới, toàn diện và bao quát toàn bộ những khía cạnh của một thương hiệu. Chưa kể, những giá trị trừu tượng như sứ mệnh và bản sắc cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của một thương hiệu.
Do đó, cần thiết phải lập một kế hoạch marketing tổng thể cho doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ giải thích tất tần tật về định nghĩa, thành phần, lợi ích, cũng như quy trình lập một kế hoạch marketing tổng thể cho thương hiệu.
Định nghĩa Marketing tổng thể, tiếng anh là holistic marketing, là một phương pháp marketing giúp định vị vai trò và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên toàn thị trường và nền công nghiệp. Mục đích của marketing tổng thể không chỉ là để bán hàng, mà sâu xa hơn, là để đưa thương hiệu thực sự dấn thân vào đời sống và đóng một vai trò nhất định trong xã hội.
Marketing tổng thể, do đó, không chỉ gói gọi trong những chiến lược tiếp thị nhỏ lẻ, mà là cả một kế hoạch khổng lồ, chi tiết, bao hàm rất nhiều khía cạnh của một thương hiệu.
Tất nhiên, về hình thức, marketing tổng thể bao hàm luôn cả marketing online lẫn offline truyền thống. Tuy nhiên, mức độ, quy mô và mối quan tâm của marketing tổng thể phức tạp và to lớn hơn nhiều.
Cách thành phần của marketing tổng thể 1. Internal marketing (marketing nội bộ) Một trong những điểm đặc biệt nhất của marketing tổng thể có lẽ là marketing nội bộ, hay internal marketing. Internal marketing tập trung xây dựng một mối liên kết nội bộ giữa các bộ phận trong công thể, giữa nhân viên trong một bộ phận và giữa tất thành viên với chính thương hiệu.
Sợi dây liên kết này giúp tất cả mọi nhân viên hiểu rõ và đồng lòng, chung sức thực hiện sứ mệnh của thương hiệu; thể hiện sự trân trọng và tự hào về các giá trị mà thương hiệu mang lạ. Từ đó, họ sẽ cúc cung tận tụy vì doanh nghiệp, chăm chỉ, và cầu tiến hơn.
Họ cũng sẽ thầm nhuần văn hóa thương hiệu: chuyên nghiệp, thân thiện, sáng tạo, hay vui nhộn,… Họ cũng dễ dàng đồng thuần với sản phẩm được làm ra theo văn hóa của công ty hoặc các quyết định của ban lãnh đạo hơn.
Internal marketing, vì vậy, như là một biện pháp “đối nội” cần thiết để biến toàn thể doanh nghiệp thành một thực thể thống nhất. Sức mạnh tổng hợp của thực thể này sẽ được nâng cao, dễ dàng cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường.
Một vài phương pháp marketing nội bộ phổ biến và hiệu quả:
Khuyến khích nhân viên tìm hiểu & dấn thân văn hóa công ty Tạo môi trường làm việc hòa đồng, thoải mái, có nhiều phúc lợi Khuyến khích phát triển cá nhân, khen thưởng cá nhân sáng tạo Hoạt động tập thể, kết nối nhân viên, tăng teamwork Trao đổi thẳng thắn, trực tiếp, đóng góp ý kiến cá nhân 2. Relationship marketing Theo sau mối quan hệ giữa các nhân viên trong công ty chính là mối quan hệ giữa công ty và khách hàng. Relationship marketing chú trọng xây dựng sợi dây liên kết thân thiết và gắn bó với khách hàng của doanh nghiệp.
Relationship marketing giúp thu hẹp khoảng cách giữa thương hiệu và khách hàng, khiến họ tin tưởng và yêu mến thương hiệu nhiều hơn nữa. Từ đó, họ trở thành mắt xích trong một mạng lưới khách hàng thân thiết, là nền tảng phát triển vững mạnh cho bất kỳ doanh nghiệp nào.
Relationship marketing trở nên hiệu quả nhất khi sứ mệnh của thương hiệu đáp ứng nhu cầu của người dùng và cá tính thương hiệu “tương thích” với họ.
Để làm được điều này, relationship marketing tận dụng nhiều kênh khác nhau nhằm đối thoại một cách trực tiếp với khách hàng, với một thái độ cầu thị và giọng điệu thật thân thiện, gần gũi.
Trải nghiệm khách hàng và hệ thống chăm sóc khách hàng, bên cạnh đó, cũng được chú ý và liên tục nâng cấp, lên đến mức tuyệt vời, hoàn hảo. Bởi vì trải nghiệm chính là yếu tố chính tác động đến cảm xúc của người dùng và là mối nối trí mạng cho sợi dây liên kết giữa họ với thương hiệu.
Các cách thức cụ thể để cải thiện cảm xúc và mối quan hệ với khách hàng có thể kế đến:
Tạo mối liên kết cảm xúc với khách hàng Xây dựng uy tín = cách hoàn thành lời hứa Thể hiện và duy trì cá tính thương hiệu Cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời nhất có thể Xây dựng, kết nối cộng đồng người dùng 3. Socially responsible marketing (tiếp thị trách nhiệm xã hội) Tiếp thị trách nhiệm xã hội nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực chất rất đơn giản: doanh nghiệp dấn thân đóng góp cho xã hội.
Với chiến lược này, doanh nghiệp cố tạo ra những ảnh hưởng lên cộng đồng và xã hội. Đóng góp cộng đồng cho thấy doanh nghiệp không chỉ chăm chăm cho lợi ích riêng mà còn biết hoàn thành nghĩa vụ xã hội của mình. Sự cho đi sẽ nhận lại được nhiều sự yêu mến, và uy tín, vị thế của doanh nghiệp cũng tăng lên theo. Khi doanh nghiệp càng có nhiều uy tín và sự yêu mến, họ sẽ kiếm được nhiều khách hàng và đặc biệt là khách hàng thân thiết hơn. Socially responsible marketing cực kỳ quan trọng trong việc định vị thương hiệu. Nó giúp tạo ra một hình ảnh thương hiệu cực kỳ ấn tượng và đáng ngưỡng mộ, giúp lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ ra thị trường.
Cách thực hiện marketing xã hội phổ biến bậc nhất chính là làm từ thiện, thường niên hoặc vào những dịp, những sự kiện cụ thể trong năm. Ngoài ra, còn có một số cách khác như: Hoạt động, công tác xã hội. Nhặt rác, dọn dẹp đường phố, bãi biển. Hiến máu. Chạy bộ bảo vệ môi trường. 4. Integrated marketing (tiếp thị kết nối) Trải nghiệm người dùng (user experience – UX) ngày càng nhận được sự quan tâm và đóng vai trò trong sự thành công của một doanh nghiệp. Bằng chứng là các website ngày nay không chỉ chú trọng đến giao diện (user interface – UI) mà còn cần cả những UX developer để lo phần trải nghiệm người dùng.
Người dùng hiện nay rất chú trọng tới trải nghiệm – cảm giác khi sử dụng sản phẩm. Khi cảm thấy hài lòng, họ sẵn sàng quay lại lần thứ hai và thậm chí gắn bó với thương hiệu lâu dài hơn.
Integrated marketing bao gồm những chiến lược tập trung tạo ra một UX đồng nhất cho người dùng trên tất cả các kênh của doanh nghiệp. Integrated marketing tạo ra một hành trình người dùng (customer journey) sao cho khách hàng cảm thấy thoải mái và thú vị từ lúc tìm hiểu thương hiệu cho tới lúc mua hàng và cả lúc quay lại mua hàng.
Bên cạnh đó, tiếp thị kết nối cũng có những chiến lược khác như cá nhân hóa (customer journey, email marketing ), tiếp cận chủ động (live chat , khảo sát trên trang, khảo sát lý do rời đi, hủy giỏ hàng, v.v..
Ngoài lợi ích cải thiện trải nghiệm người dùng, integrated marketing còn giúp làm nổi bật, khắc sâu thông điệp và giá trị của thương hiệu.
5. Performance marketing (tiếp thị hiệu suất) Tiếp thị hiệu suất là một khía cạnh marketing mà chú trọng sử dụng những số liệu đo đạc để đánh giá hiệu quả công việc.
Quả thực kết quả của một chiến dịch quảng bá rất khó để nhìn được bằng mắt thường. Rất khó để đo đếm được một video quảng cáo dài 30 giây đem lại cho bạn bao nhiêu khách hàng mới, bao nhiêu khách hàng đã biết đến bạn.
Do đó, cần phải có những cách cụ thể để đo lường hiệu quả marketing. Trong đó có thể kể đến như:
CPC (cost-per-click): chi phí cho mỗi cú nhấp chuột (vào quảng cáo)CPS (cost-per-sale): chi phí bỏ ra cho mỗi lượt bán sản phẩmCPA (cost-per-acquisition): chi phí tổng bỏ ra cho mỗi sản phẩmLợi ích của kế hoạch marketing tổng thể 1. Marketing có định hướng Có được một kế hoạch marketing tổng thể hợp lý là có một định hướng rõ ràng chẳng những cho việc kinh doanh mà còn cho quá trình xây dựng thương hiệu . Bởi vì, như đã nói, marketing tổng thể bao quát và thể hiện tất cả khía cạnh của thương hiệu như một thực thế đại diện duy nhất. Nó sẽ giúp doanh nghiệp biết mình cần làm gì và những việc làm luôn thống nhất với nhau ở mức độ cao, thể hiện được sứ mệnh, tính cách, và bản sắc của thương hiệu. Chưa kể, kế hoạch giúp đặt ra những mục tiêu cụ thể, cả ngắn lẫn dài hạn. Đó là những cột mốc và thước đo cho hiệu quả của việc định hướng và marketing. 2. Làm khách hàng hài lòng Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của việc có một kế hoạch marketing tổng thể chính là trải nghiệm khách hàng được nâng cao lên mức tối đa. Trải nghiệm thống nhất qua tất cả mọi kênh của doanh nghiệp, phù hợp với tính cách và đặc điểm cá nhân của từng đối tượng mục tiêu. Mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng được thắt chặt, người dùng được hưởng nhiều quyền lợi hơn, cũng được đối xử thân mật, gần gũi, và ấm áp hơn. 3. Xây dựng thương hiệu Điều mà chỉ có marketing tổng thể mới có chính là xây dựng và tăng cường mối liên kết của các nhân viên trong công ty. Khi tất cả những thành viên cùng hướng đến một mục tiêu, thể hiện một văn hóa và thái độ đồng nhất, sức mạnh nội tại của thương hiệu sẽ được nâng cao. Thương hiệu sẽ trở nên nổi bật hơn giữa thị trường, gây ấn tượng mạnh mẽ và khó phai trong lòng người dùng. Bên cạnh đó, sự hòa hợp và đồng lòng giữa các nhân viên trong công ty cũng được nuôi dưỡng và cải thiện đáng kể. Quy trình lập kế hoạch marketing tổng thể 1. Xác định ngân sách Việc đầu tiên khi lập kế hoạch marketing tổng thể, như thường lệ, vẫn là phải xem xét ngân sách khả dụng là bao nhiêu.
Quy mô, khối lượng công việc, và thời gian của chiến lược hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách khả dụng của doanh nghiệp. Ngân sách này còn phụ thuộc vào mục tiêu và quy mô kinh doanh của công ty. Nếu đã xác lập vị thế và đang hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh phần lớn thị trường, doanh nghiệp nên đầu tư ngân sách lớn hơn. Ngược lại, những công ty mới khởi nghiệp nên có mục tiêu nhỏ hơn nhắm vào tệp khách hàng tiềm năng của riêng mình, đi từng bước chậm rãi mà vững vàng hơn.
Nên nhớ, marketing tổng thể sẽ tốn nhiều ngân sách hơn kiểu marketing truyền thống. Hiệu quả của nó, tuy nhiên, về lâu về dài sẽ mạnh mẽ và toàn diện hơn. Những doanh nghiệp nhỏ có thể lựa chọn bỏ qua, nhưng nếu muốn xây dựng một thương hiệu, marketing tổng thể nên là lựa chọn nên đầu tư. 2. Nghiên cứu thị trường Bước tiếp theo cần chuẩn bị chính là thực hiện những phân tích, nghiên cứu cần thiết. Có khá nhiều thứ cần nghiên cứu, càng nghiên cứu kỹ bạn càng dễ lên những kịch bản khác nhau để đối phó với những tình huống khác nhau.
Nghiên cứu thương hiệu : xác định sứ mệnh, giá trị, văn hóa của thương hiệuNghiên cứu thị trường: nhu cầu và xu hướng thị trường ngáchNghiên cứu đối tượng tiềm năng: customer insights là không thể thiếu để hiểu rõ về khách hàng mục tiêu của mình3. Xác định mục tiêu Quy trình lập kế hoạch marketing tổng thể cần đặt ra những mục tiêu cụ thể, ngắn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn cần khoảng 3-6 tháng để hoàn thành; trong khi đó, mục tiêu dài hạn sẽ kéo dài từ 1 năm trở lên. KPI phải được xác định một cách cụ thể và phù hợp với thời hạn thực hiện, cũng như với năng lực của từng bộ phận cụ thể. Có một điểm khác biệt đáng lưu ý là, đối với marketing tổng thể, bạn cần hoạch định cho cả 5 thành phần marketing đã kể trên. Mỗi loại cần có những cột mốc để hướng tới, để đánh giá hiệu quả công việc.
4. Lên kế hoạch Tiếp đến, giai đoạn quan trọng nhất chính là lên kế hoạch marketing. Nói về việc lên kế hoạch khá mông lung, không thể đi sâu vào chi tiết cụ thể. Tuy nhiên, có một số sự chuẩn bị hữu ích giúp bạn biết được lên đưa ra những chiến lược, hành động nào trong công đoạn này. Phân tích SWOT, USP Doanh nghiệp cần phải dựa vào phân tích SWOT (strengths, weaknesses, opportunities, threats) cũng như USP (unique selling point – điểm bán hàng độc nhất) để xác định được chiến lược phù hợp.
Ma trận kết hợp SWOT sẽ cho bạn biết các chiến lược khai thác điểm mạnh hay chiến lược giảm thiểu rủi ro từ môi trường,… Phân tích USP giúp nhận ra những điểm mạnh độc nhất của bản thân để xây dựng customer journey và các hướng tiếp cận xoay quanh nó.
Tham khảo: Các mô hình marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
Tham khảo S&OP Marketing vẫn là một bộ phận của một doanh nghiệp, vì vậy cũng cần tham khảo kế hoạch S&OP (sale & operation planning – kế hoạch kinh doanh & điều hành) để hành động thống nhất với những bộ phận còn lại trong doanh nghiệp.
5. Đo lường & đánh giá Bước cuối cùng trong quy trình lập kế hoạch marketing tổng thể chính là đo lường và đánh giá.
Bạn cần phải liên tục theo dõi, đo lường, và đánh giá tiến độ và hiệu quả của quá trình marketing bằng những thước đo, số liệu cụ thể. Việc này giúp bạn nhận ra liệu kế hoạch của mình có đúng đắn không, cũng như có thể đưa được những thay đổi phù hợp. Nó cũng giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh linh hoạt, thích ứng với những thay đổi bất ngờ của thị trường. Trên đây là định nghĩa, lợi ích, và quy trình lập kế hoạch marketing tổng thể . Có thể thấy đây là một hướng tiếp cận marketing mới đem lại hiệu quả toàn diện và lâu dài cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy mô và khối lượng công việc lớn hơn cũng sẽ đòi hỏi người chịu trách nhiệm phải có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm marketing thâm niên mới có thể điều hành được. Vậy nếu như doanh nghiệp của bạn chưa có đủ nguồn lực để, hãy chọn ngay Mona Media qua HOTLINE 1900 636 648 để được tư vấn dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài để được hỗ trợ tốt nhất!