Nghiên cứu từ khoá là quá trình chuẩn bị không thể thiếu cho mỗi chiến dịch SEO và mỗi SEOer đều phải thực hiện tốt điều này nếu muốn thành công, lên được top Google. Bài viết sau đây Mona Media sẽ hướng dẫn nghiên cứu từ khoá chi tiết A-Z cho những ai chưa có kinh nghiệm có thể nắm được phần nào cách để nghiên cứu keyword cho website của mình.
Định nghĩa từ khoá là gì? Từ khóa chính là cụm từ mà người dùng sẽ gõ vào thanh search khi đang muốn tìm kiếm một thứ gì đó. Tuy nhiên, từ khóa cũng là cụm từ then chốt nêu bật nội dung của một website, ra dấu có các bộ máy tìm kiếm hiểu được nội dung website gồm có những gì.
Việc xây dựng website xung quanh các keyword là những cụm từ người dùng tìm kiếm là một quan hệ hai chiều. Có như vậy, website mới đến được với tay người dùng và mục đích tìm kiếm của họ mới được thỏa mãn.
Các công cụ tìm kiếm (search engine ), như Google và Bing, sẽ sử dụng thuật toán của mình để sắp xếp thứ tự những website phù hợp nhất với nội dung tìm kiếm.
Mỗi một công cụ tìm kiếm khác nhau có thuật toán sắp xếp thứ hạng website khác nhau. Việc website của bạn có từ khóa chính xác hoặc gần đúng với nội dung tìm kiếm chỉ là một trong số những tiêu chí xếp hạng mà thôi.
Các loại từ khóa Từ khóa có thể được chia ra làm 3 loại; ngắn, trung và dài. Trong đó, từ khóa ngắn và từ khóa dài có những khác biệt nổi bật nhất.
Từ khóa ngắn Từ khóa ngắn thường có không quá 3 từ, thường có ý nghĩa rất tổng quát, bao hàm. Ví dụ như: nghệ sĩ, xe máy honda, trình duyệt virus,…
Trữ lượng tìm kiếm (volume) của loại keyword này có thể nói là lớn nhất, bởi vì chúng là những nội dung mà bất kỳ ai cũng muốn và có thể tìm kiếm được.
Nhưng, vì ý nghĩa quá rộng lớn nên từ khóa ngắn có tính cạnh tranh rất cao, được rất nhiều người (xây dựng website) sử dụng. Tỷ lệ chuyển đổi của nó cũng khá thấp bởi người dùng thường chỉ có ý định tìm hiểu thông tin khi tra cứu những nội dung như vậy.
Từ khóa dài Trong khi đó, từ khóa dài có tối thiểu 3 từ và thường sẽ là một cụm từ dài, gần như là một câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: cách bóc vỏ trứng luộc, khóa học yoga cho người già, vé máy bay Hồ Chí Minh đi Hà Nội giá rẻ…
Trái ngược với loại ở trên, từ khóa dài thường có trữ lượng tìm kiếm thấp do đi sâu vào chi tiết vấn đề. Thế nhưng bù lại, nó lại ít tính cạnh tranh và có tỷ lệ chuyển đổi cực cao.
Người dùng một khi tìm kiếm những cụm từ chi tiết như vậy thường đã có nghiên cứu trước và sẵn sàng hành động (theo dõi email, liên lạc tư vấn, và mua hàng).
Kết hợp các loại từ khóa khác nhau Nói tóm lại, cả từ khóa ngắn và từ khóa dài đều có những đặc điểm riêng. Các chiến dịch SEO cần phân chia một cách hợp lý để tối ưu cả 2 loại keyword.
Kết hợp những phương thức SEO khác nhau cho từng loại từ khóa và từng giai đoạn của chiến dịch giúp bạn đạt được sức mạnh SEO mạnh mẽ hơn, thành công đến một cách chắc chắn hơn.
Tham khảo:
Lợi ích của việc nghiên cứu từ khoá 1. Từ khóa ảnh hưởng trực tiếp đến traffic của website Theo thống kê, 95% người dùng sẽ nhấp vào các kết quả đầu tiên trong trang kết quả tra cứu (search result page – SERP). Trong số đó, gần 50% người dùng sẽ truy cập vào 3 vị trí đầu tiên trong danh sách (và bỏ qua những trang còn lại).
Xét tới nguồn traffic, trong khi chỉ có 15% là đến từ quảng cáo trả phí và mạng xã hội, thì có hơn phân nửa là đến từ tìm kiếm không trả phí (SEO). Trong đó, Google áp đảo tất cả các công cụ tìm kiếm khác với 92% tổng lưu lượng.
Từ đó có thể khẳng định, keyword có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thứ hạng và traffic của một website. Việc tìm ra được từ khóa phù hợp sẽ giúp website có khả năng cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường.
Bạn có thể tìm hiểu cách tăng traffic cho website bền vững, hiệu quả TẠI ĐÂY!
2. Chọn từ khóa chính xác Có nhiều yếu tố quyết định bộ từ khóa có tốt hay không, chẳng hạn như mức độ cạnh tranh hay trữ lượng. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là khả năng có thể SEO lên top.
Tác dụng dễ nhận thấy nhất của nghiên cứu từ khoá chính là tìm ra được một bộ keyword tốt có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Nghiên cứu từ khóa giúp bạn tìm ra những từ khóa thực sự phù hợp với nhu cầu và mục đích tìm kiếm của người dùng tiềm năng. Không có nghiên cứu bạn chỉ có thể “đoán mò” và chờ xem khi nào SEO mới phát huy tác dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phát hiện ra khoảng trống giữa bạn và các đối thủ (keyword gap), là những keyword tiềm năng mà đối thủ không sử dụng tới. Đó là những cơ hội bạn cần phải nắm lấy, để bứt phá lên trên chiếm lấy những thứ hạng đầu tiên.
3. Định hướng phát triển website lâu dài Thực tế thì không cần nghiên cứu vẫn có thể có keyword để SEO. Tuy nhiên, nghiên cứu từ khóa giúp định hướng xây dựng và SEO website một cách lâu dài.
Bạn sẽ tìm ra được một bộ từ khóa đủ mạnh để có thể phát triển, duy trì và mở rộng. Nó sẽ giảm bớt tình trạng bí ý tưởng hay nội dung sau một thời gian hoạt động.
Chưa kể, SEO cho website và nhất là những website lớn thường sẽ mất nhiều thời gian để lên top. Nếu không có một chiến lược rõ ràng, bạn có thể mất phương hướng, không biết nên SEO cho keyword gì, xây dựng nội dung xung quanh chủ đề gì để duy trì SEO.
Rất có thể bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi xu hướng, chạy theo những chủ đề hot, viral, mà quên đi tính kết nối với quá trình SEO trước, khiến hiệu quả tổng thể bị giảm đi.
Hiệu quả của nghiên cứu từ khóa không gói gọn trong một vài bài viết mà là cả website như một thể thống nhất. Điều này giúp duy trì sản xuất nội dung và SEO, ổn định hoạt động, traffic và doanh thu của website.
Các bước nghiên cứu từ khóa từ A đến Z Bước 1: Xác định chủ đề Bước đầu tiên để nghiên cứu từ khóa là xác định chủ đề của website. Chủ đề chính là lĩnh vực hoặc thị trường mà website/doanh nghiệp đang hoạt động. Đôi khi, sản phẩm/dịch vụ trung tâm cũng là chủ đề của website.
Bước 2: Tìm từ khóa hạt giống Sau khi xác định chủ đề, bạn cần bắt tay vào đi tìm từ khóa hạt giống. Từ khóa hạt giống, còn gọi là từ khóa chủ quan, là keyword cơ bản của website.
Từ khóa hạt giống thể hiện chủ đề hay thị trường ngách của website. Ví dụ: thị trường ngách của website bạn là phụ kiện giá rẻ, thì từ khóa hạt giống có thể là “phụ kiện giá rẻ”, không phải chỉ là “phụ kiện”.
Hãy viết ra một số cụm từ có ý nghĩa bao quát nội dung, thị trường ngách của bạn rồi chọn ra từ khóa hạt giống phù hợp. Hãy chú ý những từ có thể mở rộng ra nhiều keyword liên quan khác để có thể phát triển về sau.
Bước 3: Mở rộng từ khóa Sau khi có được từ khóa trung tâm, bạn sẽ tiến hành mở rộng nó ra với những từ khóa liên quan, hay còn gọi là từ khóa phụ.
Việc mở rộng, đa dạng hóa keyword giúp bạn có nhiều nguyên liệu để SEO, cũng như xây dựng nội dung. Từ khóa phụ, với độ chi tiết cao hơn, sẽ hút traffic từ những khách hàng tìm kiếm một số nội dung cụ thể.
Chiến thuật này đã được nhắc đến ở phần từ khóa dài và ngắn ở trên: từ khóa hạt giống (ngắn) dùng cho trang chủ và chủ đề, kéo traffic cho những từ khóa phụ (dài). Ngược lại, từ khóa phụ mang lại khả năng lên top dễ dàng kèm với tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Công cụ mở rộng từ khóa Cách thủ công nhất, nhưng cũng không hề kém hiệu quả, để mở rộng từ khóa chính là “vắt óc suy nghĩ”. Thực vậy, hãy viết ra tất cả những cụm từ liên quan đến từ khóa hạt giống của bạn. Liên quan ở đây có thể là: từ đồng nghĩa, từ gợi nhớ, và từ bổ sung.
Lấy ví dụ keyword “phụ kiện giá rẻ” phía trên, bạn có thể mở rộng ra thành “phụ kiện iPhone giá rẻ” , “phụ kiện smartphone giá rẻ” , hoặc “phụ kiện chính hãng giá rẻ” … Quá trình “brainstorm” này nếu được thực hiện bởi nhiều người trong cùng bộ phận SEO thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tìm được nhiều từ khóa đa dạng hơn.
Tuy nhiên, sức người có hạn, và cũng có những keyword rất “dị” mà chúng ta thường không nghĩ đến (nhưng người dùng vẫn tìm kiếm). Do đó, sử dụng những công cụ, phần mềm máy tính sẽ giúp quá trình nghiên cứu từ khóa đạt hiệu quả cao hơn.
1. Google Trends Google Trends là công cụ dành riêng cho việc nghiên cứu từ khóa và xu hướng tìm kiếm. Dịch vụ này hoàn toàn miễn phí và cung cấp một cách nhìn toàn diện về xu hướng tăng hay giảm của một keyword cụ thể nào đó.
Nó cũng liệt kê những từ khóa liên quan và cùng lĩnh vực với keyword gốc mà bạn có thể tham khảo làm từ khóa phụ.
2. Google Keyword Planner Là công cụ nghiên cứu từ khoá để chạy quảng cáo Google Ads, Google Keyword Planner sẽ liệt kê những từ khóa liên quan đến cụm từ mà bạn nhập vào.
Ứng dụng này, bên cạnh đó, còn cung cấp thông số chi tiết cho mỗi keyword, bao gồm: trữ lượng tìm kiếm hàng tháng, mức độ cạnh tranh, tỷ lệ hiển thị quảng cáo, và cả giá thầu quảng cáo.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Google Keyword Planner để nghiên cứu từ khoá
2. Ahrefs Ahrefs, với cơ sở dữ liệu khổng lồ của mình, có lẽ đây là một trong những công cụ nghiên cứu từ khoá mạnh mẽ nhất ở thời điểm hiện tại. Kết quả trả về của Ahrefs thường bao gồm rất nhiều từ khóa liên quan và số liệu đo đạc cụ thể, và đặc biệt chính xác, của mỗi từ.
Tuy có cung cấp gói miễn phí nhưng rất nhiều hạn chế, Ahrefs đòi hỏi người dùng phải trả phí mới được tận hưởng những gì tốt nhất. Đó là rào cản lớn đối với những website hay SEOer mới, chưa có nhiều kinh phí để đầu tư.
3. SEMRush Một lựa chọn cũng phổ biến và uy tín khác để nghiên cứu từ khoá chính là SEMRush. Công cụ này cung cấp rất nhiều tính năng cao cấp để nghiên cứu keyword và trình bày một cách trực quan (visual) bằng nhiều số liệu, biểu đồ, và màu sắc.
SEMRush là trợ thủ đắc lực giúp bạn tìm ra những keyword “đắt giá” để SEO dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đi kèm với sức mạnh là đồng tiền, bạn cần mua bản premium của SEMRush mới có thể sử dụng được những tính năng chuyên sâu của nó.
4. Tính năng gợi ý của Google Search Khi bạn gõ vào thanh tìm kiếm của Google Search, nó sẽ gợi ý những cụm từ liên quan mà người dùng tìm kiếm.
Không hoàn toàn là một công cụ, nhưng tính năng suggestion này có thể giúp bạn tìm ra những từ khóa liên quan một cách dễ dàng và miễn phí. Tuy vậy, nó không đi kèm với bất cứ số liệu thống kê nào để bạn xem xét độ hiệu quả của các keyword đó.
5. Tính năng Related Search to của Google Search Tương tự như gợi ý, phần Related Search (những tìm kiếm liên quan) ở cuối trang SERP là một công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí và sẵn có của Google.
Cách nó liệt kê kết quả thì cũng giống như tính năng suggestion, đó là dựa vào lượng tìm kiếm của người dùng những cụm từ có liên quan đến từ keyword trung tâm của bạn.
Sau khi có được những từ khóa liên quan từ các công cụ trên, hãy ghi tất lại chúng lại vào một nơi để dễ bề theo dõi. Thông thường nhất là ghi vào các ứng dụng spreadsheet như Excel hay Google Sheets.
Bước 4: Phân tích khách hàng tiềm năng (Customer insight ) Đối với SEO, phân tích khách hàng hay customer insights mang ý nghĩa sống còn. Bởi vì SEO không bán một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, mà là tranh giành vị trí top với những đối thủ khác.
Do đó, website cần phải phù hợp, đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng thì mới có thể lên top được.
Customer insights chính là hoạt động nghiên cứu, phân tích tâm lý, hành vi tiêu dùng của khách hàng . Đôi khi đến cả người dùng cũng không thể nhận thức được lý do đằng sau những quyết định của mình. Vì vậy, cần thiết phải đầu tư nghiên cứu để có được những insights chất lượng, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và lớn hơn chính là hiệu quả SEO.
Customer insights được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: phỏng vấn, khảo sát, theo dõi và phân tích hành vi tiêu dùng,…
Mục đích tìm kiếm của người dùng Tuy nhiên, đối với SEO thì customer insights, cơ bản thuộc về 1 trong 4 nhóm mục đích tìm kiếm.
Cung cấp thông tin: tìm kiếm thông tin thuộc tất cả các loại, như sản phẩm, dịch vụ, món ăn, địa điểm, giải thích, hướng dẫn,…Điều hướng: Sử dụng công cụ tìm kiếm để điều hướng sang những trang khác thay vì nhập thẳng địa chỉ website đó (có thể do không biết hoặc lười)Giao dịch: Tìm kiếm một sản phẩm/dịch vụ đã biết trước, đã có ý định mua hàng.Thương mại: Tìm kiếm một sản phẩm/dịch vụ chưa có thông tin, chưa nghiên cứu trước về nó.Đối với 4 loại mục đích tìm kiếm của người dùng ở trên, chỉ mục đích điều hướng là bạn không thể can thiệp bằng SEO. Người dùng phải biết trước trang muốn đến để thực hiện mục đích này và thường chỉ truy cập vào đúng nơi có ý định.
Trong khi đó, mục đích giao dịch và thương mại là trọng tâm của SEO, khi nó có thể đem lại cho bạn lượng traffic cũng như chuyển đổi tốt nhất.
Và cuối cùng, mục đích cung cấp thông tin sẽ phù hợp với những website tập trung content marketing – tốn nhiều thời gian để phát huy tác dụng nhưng hiệu quả lâu dài, bền vững.
Bước 5: Phân tích đối thủ Tiếp đến, một trong những bước quan trọng nhất khi nghiên cứu từ khóa chính là phân tích đối thủ. Lý do cũng đơn giản là vì bản chất của SEO chính là “giành giật” vị trí top của trang kết quả tra cứu.
Người xưa có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Càng thấu hiểu đối thủ cạnh tranh thì sẽ càng có nhiều cơ sở, khả năng để đánh bại họ trên thị trường SEO. Đôi khi bạn còn có thể hiểu thêm được cả khách hàng tiềm năng thông qua việc phân tích các đối thủ trên thị trường nữa!
Đầu tiên, hãy nhìn vào 10 vị trí đầu tiên trong trang SERP, bạn sẽ thấy đó là 10 đối thủ chính của mình. Bạn có thể truy cập vào từng trang để “tận mắt” xem họ đã và đang làm tốt những gì, tốt như thế nào.
Tuy nhiên, để có được những thống kê, số liệu cụ thể làm tiền đề để phân tích, bạn cần các công cụ nghiên cứu đối thủ. Ahrefs, SEMrush, Google Search Console, hay SEOquake… là những công cụ phân tích các trang cạnh tranh phổ biến nhất. Chúng cung cấp các số liệu xếp hạng của website một cách chi tiết, cũng như các công cụ cao cấp để phân tích ưu-nhược điểm của họ.
Chiến lược cạnh tranh với đối thủ SEO Khi nghiên cứu đối thủ, điều bạn cần lưu tâm chính là mức độ cạnh tranh của từ khóa mà bạn chọn. Những keyword hot, dễ nhận thấy (hiệu quả) thường sẽ có nhiều người chọn. Nhưng nếu có quá nhiều đã sử dụng, bạn sẽ rất khó để lên top với từ khóa đó.
Phân tích đối thủ để xác định sự cạnh tranh đối với những từ khóa nhất định và từ đó tìm ra giải pháp để SEO một cách hiệu quả. Nói về giải pháp, cơ bản có 2 cách để cạnh tranh với các đối thủ top 10.
Một là, giữ nguyên ý định sử dụng keyword cạnh tranh cao nhưng tập trung cung cấp nội dung chất lượng hơn. Thuật toán của Google ngày càng thông minh và những nội dung thực sự hữu ích, có đầu kỹ tư lưỡng, về lâu về dài sẽ được đánh giá cao hơn.
Hai là, nhắm vào keyword gap – khoảng trống bị bỏ lại giữa bạn và các đối thủ. Tức là những từ khóa có tiềm năng, có thể khai thác nhưng họ lại không dùng tới. Các công cụ phân tích sẽ cho những khoảng trống như vậy và bạn có thể tập trung SEO cho những keyword đó để vượt lên trên đối thủ.
Bước 6: Lựa chọn từ khóa Bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu từ khóa chính là lựa chọn keyword. Từ những kết quả phân tích người dùng và đối thủ ở trên, hãy xem xét lại danh sách keyword liên quan đã lập ra được ở bước 3. Sau đó, chắt lọc ra những từ khóa hợp lý và ưng ý nhất.
Chiến thuật lựa chọn từ khóa cần bao quát toàn bộ quá trình SEO để có thể xây dựng nền tảng SEO cho website. Nền tảng SEO tức là toàn bộ website, mỗi trang đều được SEO hoàn chỉnh và các phần nội dung kết nối với nhau, bổ trợ cho nhau.
Cách phân bổ từ khóa ngắn, trung và dài Việc kết hợp cả 3 loại keyword với nhau đã được nhắc đến ở phần các loại từ khóa. Bạn cần cả từ khóa ngắn, dài và cả những keyword có độ dài trung bình.
Từ khóa ngắn bao quát toàn bộ chủ đề hoặc thị trường ngách của website, thích hợp để làm trang chủ, trang giới thiệu, và những trang chung chung. Chúng sẽ hút traffic và chia sẻ cho những trang nội dung cụ thể hơn.
Traffic từ keyword ngắn thường đến từ mục đích tìm kiếm thông tin hoặc thương mại, tức là người dùng vẫn chưa có nghiên cứu hay kiến thức gì về vấn đề cần tìm. Thường thì họ chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về chúng nên thường đi từ những gì đại khái nhất.
Ngược lại, từ khóa trung và dài sẽ được áp dụng trong những bài viết chi tiết, bài hướng dẫn, nội dung chuyên sâu hơn,…
Từ khóa trung và dài sẽ đáp ứng những người dùng đã có tìm hiểu trước về vấn đề và muốn đi sâu hơn nữa. Cũng vì vậy mà họ cũng sẵn sàng hành động hơn, khiến những keyword dạng này có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Từ khóa ngắn mất nhiều thời gian và công sức để SEO lên top, còn từ khóa trung và dài sẽ nhanh hơn nhưng trữ lượng tìm kiếm thấp hơn. Do đó, kết hợp cả 3 loại keyword này với nhau để phục vụ cho từng giai đoạn SEO khác nhau.
Bước 7: Tạo danh sách và phân nhóm từ khóa Cuối cùng, lập danh sách cuối cùng cho những keyword ưng ý nhất đã chọn ra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân nhóm từ khóa (keyword grouping). Bạn cần tạo một sơ đồ phân cấp từ trên xuống, với từ khóa ngắn là chủ đạo và mở rộng ra những từ khóa trung và dài.
Keyword grouping giúp bạn có thể hoạch định chiến lược SEO một cách hợp lý: SEO đồng bộ, không quá tập trung cũng không bỏ sót keyword nào, không lan man đến những keyword không liên quan đến chủ đề,…
Ngoài ra, phân nhóm từ khóa cho phép phân công công việc SEO dễ dàng và nhanh chóng hơn, cũng như theo dõi và đánh giá tiến trình SEO hiệu quả.
Trên đây là hướng dẫn nghiên cứu từ khóa chi tiết A-Z của Mona Media. Nghiên cứu từ khóa có vai trò vô cùng quan trọng, giúp lựa chọn những từ khóa “đắt” để dễ dàng đưa website lên top Google. Ngoài ra, nó còn giúp xây dựng nền tảng SEO để website phát triển một cách lâu dài và bền vững.
Có thể bạn quan tâm: