Digital Marketing

18 Tháng Ba, 2023

Content Pillar là gì? 6 bước triển khai Content Pillar chi tiết từ A-Z

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50

Content Pillar là gì? Đây là khái niệm đã không còn quá xa lạ đối với các Marketer, đặc biệt với những người làm SEO. Cách triển khai Content Pillars khá đơn giản, giúp bạn xây dựng chiến lược Content Marketing mang lại nhiều giá trị cho website và kênh social của bạn. Trong bài viết dưới đây, MONA Media sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm Content Pillars trong Marketing. Đồng thời, hướng dẫn bạn 6 bước triển khai nội dung trụ cột hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Content Pillar là gì?

Content Pillar là gì

Content Pillars còn tên gọi khác như nội dung trụ cột hay trang trụ cột là trang chủ đề tổng quát được sử dụng nhằm tạo nền tảng chiến lược nội dung cụ thể. Nó bao gồm tất cả nội dung của website hay Social Media mà bạn sẽ triển khai. Ngoài ra, Pillar Content còn được hiểu chính là nhóm chủ đề chính được phát triển từ các big idea.

Ví dụ: Nếu website của bạn đang tập trung phát triển vào lĩnh vực Digital Marketing thì các Subtopic (chủ đề con) của bạn sẽ là các dịch vụ như: Facebook Ads, Google Ads, Tik Tok Ads,.. và các nền tảng đa dạng khác. Lúc này, vong tròn lớn sẽ được xem là Pillar Page (trang trụ cột), còn các vòng tròn nhỏ xung quanh sẽ là các Subtopic, được triển khai thông qua Topic Cluster và các liên kết Hyberlink.

Có thể nói, những trang trụ cột nội dung chính này sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện được tính chuyên môn về lĩnh vực của mình thông qua Niche Site. Thông qua Content Pillar, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn bao quát về các nội dung bài viết để có các phương án triển khai nhanh chóng theo mục tiêu đang hướng tới. Qua đó xây dựng được một hệ thống nội dung chuyên sâu chất lượng và truyền tải thông tin hữu ích tới người dùng.

Các thuật ngữ liên quan đến Content Pillar là gì?

Các thuật ngữ về Content Pillars

Có hai thuật ngữ liên quan đến là Topic Cluster Subtopic. Trong đó, Topic Cluster có nghĩa là một cụm chủ đề tạo thành Content Pillars. Nó bao gồm một trang Pillar liên kết đến một nhóm các Subtopic khác nhau có nội dung chuyên sâu và cụ thể trên cùng một website.

  • Pillar Page: Trang chủ đề chính đề cập đến nội dung tổng quát mà bạn đang triển khai.
  • Subtopic/Content Cluster: Là các chủ đề phụ được triển khai từ sườn chủ đề chính giúp người dùng hiểu hơn về toàn bộ chủ đề được đưa ra.

Cho đến thời điểm hiện tại, Content Pillars là xu hướng Content Marketing trong tương lai, giúp xây dựng nội dung cho trang web một cách dễ dàng.

Các loại Content Pillar thường gặp

3 hình thức Content Pillars trong Marketing phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp có thể chọn các loại khác nhau. Hãy cùng MONA tìm hiểu chi tiết về 3 loại Pillar Content là gì trong nội dung dưới đây:

Pillar Pages có nội dung X10

Content 10X có nghĩa là nội dung tốt hơn gấp 10 lần so với kết quả thứ hạng cao khi tìm kiếm các từ khóa nhất định. Tạo Content Pillars chuyên nghiệp có nội dung 10X giúp bạn nghiên cứu sâu hơn về một chủ đề. Bạn hoàn toàn có thể đặt mục tiêu cho nhiều từ khóa liên quan đến cùng một chủ đề.

Dưới đây là những tiêu chí dùng để kiểm soát bài viết Pillar Page có Content x10:

  • Trải nghiệm người dùng tốt trên cả website và mobile.
  • Nội dung chất lượng và hữu ích với người dùng.
  • Bài viết có tính xác thực đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
  • Bài viết có nội dung hấp dẫn, thu hút người đọc.
  • Nội dung khơi gợi được cảm xúc của người đọc.
  • Nội dung phân tích toàn diện các từ khóa chủ đề.

Subtopic Pillar Page

Subtopic Pillar Page là gì

Subtopic Pillar Page là các trang trụ cột của chủ đề phụ, giúp người đọc hiểu được toàn bộ nội dung. Khi xây dựng Subtopic Pillar Page, bạn cần đảm bảo được tính toàn diện và giải quyết được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.

Resource Pillar Page

Resource Pillar Page được hiểu là trang trụ cột tài nguyên được sắp xếp có trật tự nhất định bởi các SEOer. Resource Pillar Page giúp người đọc dễ dàng tiếp cận thông tin thông qua việc xây dựng nội dung liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Nhờ đó, người dùng có thể tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề nào đó một cách nhanh chóng. Cũng chính vì vậy mà trang trụ cột tài nguyên là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến traffic cũng như mức độ tương tác của trang.

Sự cần thiết của Content Pillars với các doanh nghiệp

Thông qua tìm hiểu, chúng ta dễ dàng nhận thấy được sự quan trọng, cần thiết của Content Pillar đối với doanh nghiệp là gì. Cụ thể là:

  • Về tổ chức: Hỗ trợ xây dựng và hệ thống đầy đủ các chủ đề cần thiết cho thương hiệu của doanh nghiệp, thay vì việc chỉ tạo ra các nội dung rời rạc, thiếu tính liên kết.
  • Về mục tiêu hướng tới: Hướng đến việc tạo ra những thông tin chuyên sâu và hữu ích về một chủ đề mà doanh nghiệp muốn truyền tải cho những đối tượng cụ thể.
  • Về ý tưởng: Pillar Content giúp xây dựng một cái nhìn tổng quát về chủ đề hoặc ý tưởng cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Đồng thời hỗ trợ xác định các khía cạnh liên quan để tạo ra một chiến lược phát triển nội dung tối ưu.

Mang tới giá trị thực tế, gần gũi và nhanh chóng đến cho khách hàng là một trong những ưu điểm nổi bật của Content Pillar. Nội dung được truyền tải trong loại content này đòi hỏi tính chính xác cao, nội dung cô đọng, súc tích để người đọc dễ hiểu, dễ sử dụng.

Dịch vụ SEO

Tuy nhiên, không phải SEOer nào cũng có khả năng truyền tải nội dung dễ hiểu. Riêng với MONA, chúng tôi xây dựng nội dung SEO tối ưu chất lượng, hình ảnh thực tế và giải đáp đúng thắc mắc của khách hàng. Với gói Dịch vụ SEO tổng thể, chúng tôi sẽ thiết kế cho bạn 1 BẢN KẾ HOẠCH HOÀN HẢO TỪ A – Z cho từng giai đoạn. Đặc biệt, MONA còn tiến hành nghiên cứu hành vi khách hàng và thị hiếu người dùng để đưa những nội dung chất lượng đến gần hơn với người đọc.

100% khách hàng sau khi sử dụng Dịch vụ SEO tổng thể tại MONA đều có những phản hồi hài lòng và tích cực dành cho chúng tôi. LIÊN HỆ NGAY với MONA qua số hotline 1900 636 648 để được tư vấn nâng hiệu quả SEO website cho doanh nghiệp của bạn nhé!

Lợi ích khi xây dựng Content Pillar hiệu quả là gì?

Trong thực tế, xây dựng Content Pillars mang đến những giá trị và lợi ích nhất định. Cụ thể, những lợi ích chính, thiết thực nhất trong việc xây dựng Content Pillar phải kể tới như là:

Content Pillar là trợ thủ cho SEO

Pillar content giúp SEO website tốt

Thuật toán của công cụ tìm kiếm Google luôn tồn tại theo một quy luật nhất quán, hướng tới việc coi trọng nội dung thông tin. Bởi thế, những nội dung được tạo ra vì lợi ích riêng của doanh nghiệp thường không được xếp hạng, không được đánh giá cao. Việc xếp hạng một website chủ yếu dựa vào yêu cầu mà người dùng đang tiến hành tìm kiếm. Và Content Pillar hoàn toàn đáp ứng được điều này! Đây được xem là một công cụ hữu ích, hỗ trợ công việc cải thiện thứ dạng website và thu hút lượng truy cập hiệu quả.

-> Xem thêm: Hướng Dẫn 8 Bước SEO Website Lên Top 1 Google

Hỗ trợ tạo uy tín và tính chuyên môn cho doanh nghiệp

Những nội dung của Content Pillar sẽ cung cấp những thông chất lượng, có tính chuyên sâu và đáng tin cậy cho người dùng. Từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin với các đối tượng khách hàng tiềm năng. Không chỉ vậy, những content giá trị trên trang trụ cột và các subtopic liên quan cũng giúp định vị thương hiệu của doanh nghiệp trong lĩnh vực đang đầu tư phát triển.

Mang tới giá trị thực cho khách hàng

Việc phát triển website là cách để mỗi công ty chứng minh với khách hàng rằng minh cung cấp tới nhiều giá trị hơn rất nhiều so với những đối thủ cạnh tranh khác, thông qua nền tảng kĩ thuật số. Và việc tạo Page Pillar Content riêng biệt chính là yếu tố cốt lõi. Đó sẽ là chủ đề cơ sở, nền tảng để phát triển website hiệu quả. Nhờ vậy, giúp tạo nên sản phẩm chất lượng, hỗ trợ tốt cho hoạt động của mỗi doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Xây dựng chiến lược Content Pillars giúp mang lại giá trị cho khách hàng

Đặc biệt, cung cấp giá trị thực cho người đọc nhờ vào khả năng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của chính mình là điều làm được nhờ vào Content Pillar. Bởi thế, khai thác tốt Content Pillar sẽ giúp người dùng cảm thấy hài lòng, đánh giá cao với những gì mà chúng ta chia sẻ.

Tính chia sẻ của Content Pillar

Content Pillars sử dụng là công cụ thêm vào đó những thông tin thực, những thông tin có giá trị thực sự đối với người đọc. Bởi thế, tỉ lệ cao là họ sẽ tiếp tục chia sẻ những thông tin đó qua các kênh mạng xã hội khác nhau. Lượt chia sẻ tăng giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu, cải thiện lượt truy cập vào website đáng kể. Việc tiếp cận nhiều hơn với khách hàng tiềm năng lúc này cũng được triển khai tốt.

Hướng dẫn các bước để triển khai Content Pillar thành công

Có thể thấy, Content Pillar không chỉ đơn thuần là một lựa chọn, mà còn là một yêu cầu thiết yếu để doanh nghiệp của bạn nổi bật trong tâm trí khách hàng. Để hiện thực hóa điều này, bạn cần tuân thủ các bước sau nhằm triển khai một cách độc đáo và hiệu quả:

Bước 1: Xác định chủ đề chính

Chủ đề chính cần phải được chọn kỹ lưỡng để đảm bảo đó là một chủ đề đủ rộng và có giá trị lâu dài. Đồng thời, một chủ đề tốt còn cần phù hợp với lĩnh vực hoạt động của bạn và có thể chia nhỏ thành các nội dung con khác nhau, nhằm tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Tiến hành xác định nội dung chính

Để chọn chủ đề chính, bạn có thể bắt đầu bằng cách xác định các từ khóa chính có độ phổ biến cao và liên quan mật thiết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Tránh chọn các từ khóa đuôi dài làm topic chính vì chủ đề quá hẹp, rất khó để chia thành các subtopic. Theo đó, chủ đề lý tưởng nên bao gồm khoảng 2-3 từ có thể khái quát các nội dung chính, giúp bạn dễ dàng phân chia thành các bài viết phụ.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu rõ những vấn đề mà khách hàng của mình đang gặp phải và những gì họ quan tâm khi tìm kiếm thông tin trên trang web của bạn. Đây sẽ là một tip hiệu quả giúp bạn tạo ra các nội dung thực sự hữu ích và đáp ứng được nhu cầu của họ.

Bạn có thể xác định chính xác chủ đề cho các Pillar Page bằng cách trả lời các câu hỏi cụ thể dưới đây:

  • Chủ đề này có giải đáp đầy đủ thắc mắc của người đọc về một từ khóa cụ thể không?
  • Chủ đề đã đủ rộng để bạn khai thác nhiều khía cạnh khác nhau với khoảng 20-30 bài viết không?

Bước 2: Tạo Topic Cluster và Subtopic

Tạo Topic Cluster và Subtopic để hoàn thiện hệ thống nội dung của website là một bước quan trọng nhằm tối ưu hóa cấu trúc nội dung và nâng cao hiệu quả SEO. Trong đó, Topic Cluster bao gồm một chủ đề chính (Pillar Page) và các bài viết liên quan (Subtopic) liên kết với nhau.

Để tạo Topic Cluster, bạn cần tiến hành nghiên cứu từ khóa bằng cách sử dụng các công cụ như Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush, hoặc Keywordtool.io để tìm ra các từ khóa phù hợp làm Subtopic. Việc lựa chọn từ khóa chính xác sẽ giúp bạn định hình được cấu trúc nội dung một cách hiệu quả.

Ngoài việc sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa, bạn cũng nên tham khảo cách triển khai nội dung của đối thủ cạnh tranh hoặc các kết quả tìm kiếm liên quan đến chủ đề chính. 

Chẳng hạn, để tìm kiếm các Subtopic cho một Pillar Page, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Sử dụng từ khóa chính đã nghiên cứu, tìm kiếm trên Google bằng tab ẩn danh (Ctrl + Shift + N) và chọn phân tích đối thủ top đầu.
  • Tìm kiếm với cú pháp “site:domaintop1.com + từ khóa chính” để tìm các bài viết liên quan.
  • Phân tích và chọn lọc các bài viết từ kết quả tìm kiếm để tạo thành một Topic Cluster hoàn chỉnh.

Bước 3: Xây dựng Pillar Page

Xây dựng Pillar Page cho nội dung trụ cột

Tiếp đến, bạn sẽ đến bước xây dựng và thiết kế Pillar Page, trang trụ cột giúp tổ chức và tối ưu hóa nội dung trên website. Pillar Page của bạn cần phải rõ ràng, mạch lạc và dễ dàng điều hướng cho người đọc.

Khi xây dựng Pillar Page, hãy chú ý đến các yếu tố sau để đảm bảo trang của bạn hiệu quả và thân thiện với người dùng:

  • Phần mục lục và các Anchor Text Link: Đặt phần mục lục và các liên kết văn bản đầu bài viết để người đọc dễ dàng chuyển đến các phần cụ thể trong nội dung.
  • Tối ưu hóa các thẻ H1, H2, H3, H4: Sử dụng các thẻ tiêu đề này để phân chia nội dung một cách logic và giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc trang.
  • Internal Link: Tạo liên kết nội bộ giữa các trang có cùng chủ đề để cung cấp thêm thông tin chuyên sâu cho người đọc và cải thiện chất lượng nội dung.
  • Outbound Link: Sử dụng các liên kết dẫn đến nguồn tin cậy để xác minh tính chính xác của thông tin và tăng uy tín trang.
  • Hình ảnh: Chọn hình ảnh độc đáo và chất lượng cao để minh họa nội dung, đặc biệt cần unique, giúp người đọc dễ dàng tiếp thu thông tin.
  • Nút quay lại đầu trang: Đặt nút này ở mỗi phần chính hoặc cuối trang để người dùng dễ dàng quay lại đầu trang mà không cần cuộn quá nhiều.
  • Yếu tố trang đích: Thêm biểu mẫu liên hệ ở một vị trí phù hợp để người dùng có thể dễ dàng liên hệ khi cần.
  • Nút Call-to-action (CTA): Sử dụng các nút kêu gọi hành động để khuyến khích người đọc thực hiện các hành động cụ thể, nhưng hãy đặt chúng hợp lý để không làm gián đoạn dòng chảy của trang.
  • Đề cập chủ đề trên các vị trí chính: Tạo ấn tượng với người xem qua các vị trí như tiêu đề, URL, thẻ H1 và cả trong body.

Bước 4: Viết Content Pillar chuyên nghiệp

Viết Content Pillar cũng sẽ không quá khác biệt với những bài viết chuẩn SEO thông thường nhưng đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng về chất lượng nội dung và hình ảnh. Mục tiêu của Content Pillar là bao quát toàn diện một chủ đề cụ thể, cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát và chi tiết về chủ đề đó. 

Đảm bảo viết Content Pillar chuyên nghiêp

Nội dung phải mạch lạc, logic và dễ dàng theo dõi để người đọc có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng. Content Pillar nên được giới thiệu chủ đề và tóm tắt tổng quan ngay từ đầu để người đọc biết họ sẽ nhận được gì từ bài viết này. Sau đó hẵng đi sâu vào từng khía cạnh nhỏ của chủ đề, tập trung vào việc trả lời các câu hỏi và giải quyết các vấn đề mà người đọc quan tâm.

Bạn có thể tận dụng liên kết các bài viết liên qua bằng internal link giúp người đọc tiếp cận nhiều thông tin hơn đồng thời tăng tỷ lệ time onsite, cải thiện SEO tổng thể của trang web. 

Khi viết Content Pillar, để đảm bảo chất lượng, bạn cần lưu ý một số điều:

  • Nội dung phải đáp ứng mục đích tìm kiếm của người dùng và bao quát hết các chủ đề liên quan.
  • Không cần đi quá chi tiết vào từng vấn đề như các bài viết cluster, chỉ cần giới thiệu và cung cấp thông tin cơ bản.
  • Độ dài bài viết nên phù hợp với yêu cầu của từ khóa, nhưng không cần quá dài nếu không cần thiết.

Bước 5: Thực hiện quảng cáo bài viết Content Pillars chi tiết nhất

Sau khi hoàn thành xong Pillar Page, bạn có thể thực hiện quảng bá bài viết nội dung trụ cột mới nhất đến nhiều đối tượng khác nhau bằng nhiều cách khác nhau như sau:

  • Chia sẻ trên các kênh social khác (mạng xã hội)
  • Tạo chiến dịch quảng cáo
  • Email Marketing
  • Liên kết nó với các bài viết liên quan
  • Marketing trực tiếp
  • Tiến hành Seeding bài viết Pillar Content trên các nhóm/diễn đàn. 

Mỗi bài viết Content Pillars thành công sẽ mang đến thông tin hữu ích và nhiều giá trị cho bạn đọc. Bởi vậy, quảng bá là cần thiết để tiếp cận được nhiều người dùng, tăng thêm được lưu lượng người truy cập vào website, nhờ đó việc cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Google sẽ đạt được.

-> Xem thêm:

Bước 6: Cập nhật thông tin thường xuyên, audit khi cần

Bằng cách liên tục làm mới nội dung, bạn không chỉ giữ cho thông tin luôn mới mẻ, hấp dẫn mà còn đảm bảo rằng bài viết của mình luôn cung cấp giá trị cao nhất cho người đọc. Việc kiểm tra và bổ sung thông tin định kỳ cũng giúp bạn nhận diện và khắc phục các vấn đề tiềm ẩn, cải thiện trải nghiệm người dùng trên website tốt hơn. 

Hơn nữa, các bài viết được cập nhật thường xuyên, kịp thời không chỉ giúp cải thiện vị trí hàng đầu trên kết quả tìm kiếm mà còn tăng cơ hội giúp giữ chân người dùng và khuyến khích họ chia sẻ nội dung của bạn trên các nền tảng mạng xã hội.

-> Xem thêm: SEO audit là gì? SEO audit được thực hiện như thế nào?

Điểm khác nhau giữa Content Angle và Pillar Content là gì?

Điểm khác biệt giữa Content Angle và Pillar Content

Xét về cơ bản, điểm khác biệt giữa hai loại Content này nằm ở cách triển khai Content Pillar và Content Angle là:

  • Content Pillars hướng đến trả lời cho câu hỏi “What” khi nói đến doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ. Trong cùng một lĩnh vực, kiểu nội dung này thường có cấu trúc xây dựng nội dung trụ cột tương đối giống nhau.
  • Trong khi đó, Content Angle hướng đến việc trả lời câu hỏi “How” của khách hàng về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Nội dung cần có tính sáng tạo và điểm khác biệt để thu hút người đọc.

-> Xem thêm: 9 Loại content thường gặp nhất. Cách đầu tư Content Marketing hiệu quả

Câu hỏi thường gặp về nội dung trụ cột

1- Page Pillar Content là gì?

Đây là một trang chủ đề chính bao gồm nội dung tổng quát của một cụm Topic Cluster.

2- Làm sao để có Content Pillar chất lượng?

Để có Content Pillars chất lượng, doanh nghiệp cần xây dựng nội dung dựa trên quy trình phát triển của content marketing. Từ việc tìm ý tưởng, nghiên cứu từ khóa, lên kế hoạch nội dung cho đến lúc viết và tối ưu theo các checklist.

3- Tại sao cần phải làm Content Pillar cho Topic Cluster?

Khi xây dựng Pillar Content cho Topic Cluster sẽ giúp nội dung website trở nên đồng nhất, đầy đủ thông tin hơn so với đối thủ cạnh tranh.

4- Content Pillar trong Marketing có quan trọng?

Pillar Content rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược nội dung cho website. Nó cung cấp nội dung tổng quát của chủ đề, Pillar page không chỉ giúp người đọc tiếp cận thông tin đầy đủ và chi tiết nhất mà nó còn giúp tăng thứ hạng của website trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm.

Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi Content Pillar là gì, cùng những kiến thức liên quan tới Content Pillar mà mỗi Content Creator và SEOer. Việc phát triển nội dung cho website lúc này có được độ chuẩn xác, phù hợp cần thiết với khả năng mang tới những tin tức giá trị, việc cải thiện được thứ hạng của website cũng trở nên dễ dàng hơn. Hy vọng với những thông tin mới được MONA Media chia sẻ trên đây, bạn sẽ biết các triển khai chiến lược Content Pillar hiệu quả cho website của mình nhé!

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona