15 Tháng Năm, 2023
Silo là gì? Các bước xây dựng cấu trúc silo cho website chi tiết
Một thuật ngữ khá quen thuộc trong tối ưu Onpage đó là cấu trúc Silo. Hiểu rõ bản chất và cách thức hoạt động của cấu trúc silo sẽ giúp ích cực lớn cho quá trình xây dựng website và tối ưu Onpage SEO. Vậy Silo là gì? Các bước xây dựng cấu trúc Silo cho website hiệu quả? Cùng MONA Media sẽ tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Cấu trúc Silo là gì?
Cấu trúc Silo là dạng cấu trúc website chuyên sâu. Dựa trên cấu trúc này, nội dung website sẽ được chia thành nhiều thư mục (category) riêng biệt với thứ bậc khác nhau dựa trên topic và subtopic. Những nội dung liên quan sẽ được xếp chung cùng nhóm với nhau.
Cấu trúc silo càng chứa nhiều nội dung liên quan đến chủ đề thì càng tăng được độ liên quan của website trong mắt Google. Và càng tốt hơn, nếu website của bạn chứa tất cả những truy vấn chính mà người dùng tìm kiếm.
Hay bạn có thể hiểu đơn giản rằng:
Cấu trúc silo sẽ chỉ rõ nội dung chính của website bạn và phân nhỏ những nội dung chính thành các category nhỏ dần nhỏ dần cho tới khi lượng thông tin này có thể đủ trả lời mọi thắc mắc của người dùng.
Ví dụ về Cấu trúc Silo
Mỗi một silo đều có thể phân chia nhỏ xuống thêm một tầng silo nữa. Nhưng bạn không cần phải lúc nào cũng làm vậy. Thay vì tạo thêm silo mới hay phát triển ý tưởng dựa trên topic, bạn có thể tìm ý tưởng dựa trên content hoặc viết hẳn trang mới.
Ví dụ:
Với mục “Thiết kế logo” có thể chia nhỏ xuống tiếp là “công cụ thiết kế logo”. Đây có thể là chủ đề cuối cùng của chuỗi mô hình silo này. Nhưng thay vì tạo thêm subtopic sau đó nữa thì bạn có thể phát triển từ khóa này để viết được những trang như:
- Web tạo logo miễn phí
- Top 10 phần mềm thiết kế logo bằng máy tính
- Hướng dẫn cách thiết kế logo bằng Canva
- 7 ý tưởng thiết kế logo đơn giản không cần Photoshop
- Phần mềm thiết kế logo miễn phí trên điện thoại
Làm như vậy không chỉ khớp với tìm kiếm người dùng mà có thể khiến cho thông tin trang “Công cụ thiết kế logo” giá trị hơn và nhanh chóng thăng hạng cho trang “Công cụ thiết kế logo”.
Bởi lẽ, bất kỳ ai khi tìm tới công cụ thiết kế logo đều muốn biết đó là công cụ gì, miễn phí không, dùng trên nền tảng nào, cách tải và cách dùng ra sao.
->Xem thêm: Topic Cluster là gì? 7 Bước triển khai Topic Cluster hiệu quả
Tại sao nên áp dụng cấu trúc Silo cho website?
Như chúng tôi đã đề cập ngay từ đầu, cấu trúc Silo có liên quan tới SEO Onpage. Và việc xây dựng được website với cấu trúc silo sẽ giúp công việc SEO của bạn rất nhiều.
Và đây là 4 lý do chính bạn nên áp dụng cấu trúc Silo cho website để SEO hiệu quả hơn:
Google dễ tìm thấy website hơn
Internal Link là một trong những phương pháp tiêu biểu để Google tìm thấy trang web của bạn. Bởi vậy, việc bảo đảm mọi trang của website có sự liên kết mật thiết với nhau sẽ phần nào đem lại lợi thế khi SEO.
Cải thiện thứ hạng trên Google
Google sử dụng PageRank (PR) như một công thức để đánh giá trị của trang web. Và công thức này có 2 tiêu chí lớn là số lượng và chất lượng của các trang liên kết đến nó.
Backlink cũng chính là phương tiện để PageRank đi vào trang, còn Internal là cách PR di chuyển giữa những trang đó.
Việc áp dụng cấu trúc Silo sẽ đảm bảo mọi trang đều có sự liên kết với nhau, giúp nó cho PageRank luân chuyển dễ dàng hơn giữa các trang. Việc này cũng giúp cho điểm số của trang web trên thứ hạng Google cải thiện tốt hơn.
Google dễ dàng hiểu nội dung
Silo có bản chất là các nhóm nội dung liên quan tới nhau. Vì thế, những internal link thường sẽ có mối liên hệ nhất định về ngữ cảnh và nội dung.
Đặc điểm này sẽ giúp cho Google dễ dàng hiểu được nội dung của bất kỳ trang web nào.
Chẳng hạn nếu ta có một trang với những Anchor Text như:
- Mona Media
- Thiết kế website top 1
- Mona Host
- Dịch vụ SEO
- Mona Case
Thì ta có đủ căn cứ để suy luận trang này đang nói về công ty TNHH Mona Media.
Hoặc một ví dụ dễ thấy hơn đó là những Anchor Text như:
- Steve Jobs
- iPhone, iPad
- Tim Cook,…
Ta sẽ biết ngay trang đó đang nói về Apple.
Cải thiện trải nghiệm người dùng
Không chỉ là phương tiện cải thiện SEO mà Internal Link còn giúp tăng khả năng điều hướng trên website. Nếu website áp dụng cấu trúc Silo tốt thì đồng nghĩa với việc tăng được trải nghiệm người dùng.
Người đọc sẽ dễ dàng đi đến những nội dung liên quan ở các trang khác mà không mất quá nhiều thao tác. Điều này sẽ giúp họ ấn tượng và tìm tới bạn nhiều hơn 1 lần, thậm chí còn đi tới mục đích cuối cùng của bạn – đó là là tạo chuyển đổi.
Cấu trúc Silo và cấu trúc phẳng
Khác với cấu trúc Silo, cấu trúc phẳng sẽ xếp tất cả các bài viết ngang hàng nhau hoặc sâu hơn thì có thể nhóm theo category đơn giản. Nếu tệ thì chúng sẽ được nhóm theo ngày. Cấu trúc này thường được áp dụng cho các blog.
Cấu trúc phẳng vẫn có thể áp dụng cho website. Nhưng với chúng tôi, cấu trúc phân tầng (Silo) mới là sự lựa chọn hoàn hảo để các thông tin của bạn có hệ thống, điều hướng đúng mục đích, không lộn xộn.
Dù lựa chọn cấu trúc phẳng hay Silo thì cũng chỉ là bước khởi đầu trong SEO website. Để nắm được tổng quan toàn bộ các yếu tố cần tối ưu trong SEO, bạn nên tham khảo thêm các kiến thức SEO miễn phí mà chúng tôi đã đầu tư soạn thảo bằng chính kiến thức và kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc kết trong suốt 7+ năm với hơn 300+ dự án SEO thực tế.
Ngoài ra, một vấn đề cực kỳ quan trọng chúng tôi muốn cảnh báo tới bạn 7 lý do khiến cho bạn không đạt được kết quả SEO lên top Google. Hãy nghe chuyên gia SEO của chúng tôi chia sẻ:
Phân loại cấu trúc Silo trong SEO
Cấu trúc Silo trong SEO tương đối đa dạng, nhưng về cơ bản Silo có 2 cấu trúc được sử dụng phổ biến là cấu trúc Silo Vật lý và cấu trúc Silo ảo.
Cấu trúc Silo vật lý
Cấu trúc Silo vật lý là dạng xây dựng cấu trúc URL trên website dựa theo nội dung có tính liên quan và trật tự.
Ví dụ cụ thể cho cấu trúc Silo vật lý:
- Homepage: https://mona.media/
- Silo page: https://mona.media/du-an/
- Sub-silopage: https://mona.media/project/hung-phuc-khang-cho-thue-may-photocopy/
Ngoài sub-silopage trên, bạn có thể tham khảo thêm nhiều sub-silopage (các dự án) khác trên website của mona.media.
Hoặc bạn sẽ gặp dạng cấu trúc Silo vật lý này rõ hơn ở các trang thương mại điện tử.
Chẳng hạn website của Local Brand “đình đám” Levents – 1 trong 500 MONA-Buddy:
- Homepage: https://levents.asia/
- Silo page: https://levents.asia/product-category/ao/
- Sub-silopage: https://levents.asia/product/levents-2lip-tee-cream/
Mỗi chủ đề sẽ có một nhóm các trang được lưu trong cùng một thư mục về một category cụ thể như ví dụ về shop của levents (áo, quần, balo,…). Trong category sẽ có những subcategory khác về các sản phẩm ở bộ sưu tập riêng nữa.
Mỗi file sẽ có một category riêng và không có file nào trùng trong 2 category cùng lúc. Để tạo được cấu trúc Silo vật lý, bạn phải tạo cấu trúc thư mục song song với nhiều chủ đề bao phủ toàn bộ website.
Triển khai cấu trúc Silo muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi khả năng sắp xếp khoa học, tỉ mỉ. Nhưng nếu triển khai được dạng cấu trúc Silo này, các nội dung có liên quan sẽ được sắp xếp trong cùng thư mục giúp người tìm kiếm dễ dàng tham khảo với thời gian ngắn.
Việc này cũng giúp tăng traffic đáng kể cho website. Bạn có thể tham khảo những kiến thức SEO miễn phí mà chúng tôi chia sẻ trên website, kênh Channel của Mona Media trên Youtube.
Hoặc nếu bạn cần có một đội ngũ chuyên gia hỗ trợ bạn xây dựng website chuẩn SEO theo cấu trúc Silo đảm bảo điều hướng hiệu quả và mang tới tỷ lệ chuyển đổi cao trên website, hãy liên hệ ngay với MONA.MEDIA qua gmail info@mona-media.com để được hỗ trợ ngay.
Cấu trúc Silo ảo
Cấu trúc Silo ảo là dạng cấu trúc Internal Link website để liên kết những nhóm bài viết liên quan và tách rời những bài không liên quan ra nhằm tăng sức mạnh cho những landing page chính của từng silo.
Nếu Silo vật lý đòi hỏi các trang chung chủ đề phải được xếp cùng thư mục thì với Silo ảo sẽ được hình thành dựa trên các Hypertext link giữa các trang có cùng chủ đề.
Thực tế thì không có Silo vật lý thì liên kết các trang không liên quan thông qua text link (silo ảo) vẫn mang lại hiệu quả. Bởi spider của công cụ tìm kiếm sẽ đi theo các liên kết này nhằm crawl nội dung website của bạn.
Do đó, sử dụng Silo cũng mang lại sức mạnh cực kỳ to lớn bằng cách liên kết các trang có nội dung liên quan, bạn có thể tạo sự thống nhất về nội dung cho website.
Bạn có thể tham khảo ví dụ minh họa của chúng tôi dưới đây:
Tại trang catetory Giới thiệu: https://mona.media/gioi-thieu/ của Mona, chúng tôi có dẫn tới trang Tuyển dụng.
Và ngược lại, ở trang Tuyển dụng, chúng tôi cũng có đoạn điều hướng người đọc tới trang Giới thiệu của Mona.
Chúng tôi hiểu, khách hàng có thể tìm và đọc được đầu tiên không phải về Mona mà có thể từ trang Tuyển dụng – nếu họ đang tìm hiểu về các vị trí ứng tuyển liên quan. Khi đọc trang này, người đọc ấn tượng và có thể chưa biết Mona là ai. Bởi vậy, chúng tôi đã để trang Giới thiệu nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về chúng tôi thay vì phải lên Google và Search lần nữa tìm Mona Media.
Tóm lại, cả 2 hình thức xây dựng cấu trúc Silo này đều có lợi thế riêng. Khi xây dựng website hay SEO cho website, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng cả 2 để có được kết quả tốt nhất.
5 bước xây dựng cấu trúc Silo cho Website (New Update 2024)
Hiểu rõ được vai trò quan trọng của cấu trúc Silo rồi thì bạn nên áp dụng ngay vào thực tiễn. Ngay bên dưới chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để xây dựng cấu trúc Silo với 5 bước cụ thể.
Bước 1 – Xác định chủ đề website và định hướng phát triển website
Đây là bước cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải làm tốt ngay từ đầu để website của bạn xây dựng lên đi đúng hướng và đạt được mục tiêu của bạn tốt nhất.
Hãy tự đặt câu hỏi và làm rõ:
- Bạn định hướng phát triển website thành một trang như thế nào? Sẽ như thế nào?
- Những chủ đề chính bạn muốn hướng tới là gì?
Từ 2 câu hỏi trên khi làm rõ được, bạn sẽ định hình được trình tự nội dung website của bạn.
Nếu có sẵn một cấu trúc website rồi, bạn cần xác định được tổng domain của bạn đã lên top những từ khóa nào để biết chính xác Google đang hiểu website của bạn đang nói về chủ đề gì.
Ngoài ra, bạn cũng phải làm 2 công việc sau:
- Xác định tương tác của người dùng trên website.
- Phân tích đối thủ đứng đầu của bạn để xem cấu trúc website của họ và xem cùng một chủ đề bạn triển khai thì họ tối ưu cấu trúc ra sao, liên kết như thế nào, content viết ra sao,…
Từ những công việc này, bạn sẽ có định hướng cũng như thiết kế website đúng hướng, ít nhất là ngang ngửa đối thủ. Khi bạn hiểu sâu và nhìn nhận thấy những điều chưa đúng của họ và tránh, bạn sẽ hơn họ là điều chắc chắn.
Bước 2 – Thiết kế và cấu trúc Silo
Áp dụng cấu trúc Silo vào website không hề đơn giản. Bạn cần hiểu được quy tắc vận hành và liên kết của mạng lưới internet, hiểu rõ cách thức làm việc của Google Bot.
Và thực tế thì Google Bot cũng chia nhỏ các trang trên internet thành các nhóm content khác nhau để dễ dàng hiểu được các nhóm content đó đang nói về chủ đề nào. Nó cứ chia nhỏ dần, nhỏ dần và hiểu tường tận cho đến hết.
Như đã đề cập ở bên trên, về cơ bản chúng ta sẽ có 2 cấu trúc Silo vật lý và cấu trúc Silo ảo.
Trước tiên bạn cần áp dụng theo cấu trúc Silo vật lý để tạo nên mạng lưới các trang liên quan. Sau đó, nếu có thể, hãy áp dụng thêm cấu trúc Silo ảo nhằm tăng thêm sức mạnh cho những trang đích chính của từng silo.
Bước 3 – Áp dụng các dạng liên kết vào từng nội dung website
Sau khi phân loại xong, bạn hãy tiếp tục với việc sử dụng liên kết để tạo nên cấu trúc Silo.
Các dạng liên kết phổ biến bạn cần áp dụng đó là Internal Link và External Link (hay backlink).
Internal Links
Đây là loại liên kết nội bộ các bài viết, trang trong cùng 1 website. Chẳng hạn trong bài viết: 10 công cụ thống kê lượt truy cập website miễn phí chúng tôi có dẫn tới các trang bài viết về chủ đề liên quan khác mà người đọc có thể sẽ quan tâm như:
- Kiểm tra số lượng backlink
- Tỷ lệ chuyển đổi
- Tăng tốc trang web,…
Khi dẫn internal links với Anchor text, bạn nên dùng các từ khóa chính xác hoặc từ khóa liên quan muốn SEO để làm anchor text bởi điều này sẽ giúp bạn tăng sự liên quan khi liên kết với các content khác, tránh tình trạng rò rỉ sự liên quan gây ảnh hưởng tới kết quả SEO.
Inbound link (backlink dẫn về website)
Những đường dẫn từ các website khác tới website của bạn nhằm tạo nên sự liên quan cho toàn bộ website, mang lại ảnh hưởng tích cực cho thứ hạng từ khóa.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng, tránh tình trạng lạm dụng quá nhiều backlinks từ website ngoài dẫn về có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến website, mất đi sự liên quan cũng như điểm Google.
External Link (hay Outbound link)
External Link là link dẫn tới các trang web khác trong lĩnh vực. Website của bạn nếu nhận quá nhiều backlinks tới trang nhưng không có bất kỳ link nào tới những trang khác sẽ khiến cho Google nghi ngờ.
Google lúc này có thể nghĩ rằng bạn đang nhận nhiều liên kết để thao túng kết quả tìm kiếm Google. Bởi vậy, hãy thêm những External Link nhằm ngăn chặn cái nhìn sai của Google đồng thời cũng tăng tính uy tín cho nội dung bài viết.
Bước 4 – Phát triển những content chất lượng
Dù kỹ thuật SEO của bạn có cao siêu tới đâu, nếu content kém chất lượng, dính nhiều copy thì kết quả thứ hạng từ khóa vẫn khó mà cao. Google rất “dị ứng” với những nội dung copy, bởi vậy bạn nên chú trọng đầu tư hơn vào chất lượng content.
Hãy đảm bảo bài viết của bạn không copy, số lượng chữ, hình thức bài viết, hình ảnh,… đều chất lượng.
Xem chi tiết: Quy trình xây dựng nội dung website chi tiết, hiệu quả
Ngoài vấn đề chất lượng content, bạn cũng nên chú ý tới số lượng bài viết. Số lượng bài viết chất lượng càng nhiều, được xây dựng áp dụng chiến lược liên kết tốt, bạn sẽ tăng được mức độ phủ thương hiệu cực kỳ hiệu quả.
Mọi dự án dù cả cho chính Mona, chúng tôi đều đang sử dụng chiến lược content đi cả về chất lượng và số lượng như vậy. Đây cũng là điều giúp chúng tôi gặt hái được kết quả cao dù ở bất kỳ dự án nào.
Bạn có thể tham khảo chi tiết cách chúng tôi xây dựng chiến lược content trong dự án cụ thể dưới đây. Thương hiêu phân bón Hà Lan sau 10 tháng triển khai thiết kế website và dịch vụ SEO tổng thể đã tăng 50.000 traffic cho website và tăng X5 độ phủ sóng thương hiệu trên thị trường. Nhờ các kế hoạch SEO và chiến lược sau:
|
Bước 5 – Phát triển cấu trúc Silo
Phát triển Silo là công việc đòi hỏi tư duy logic, sự thấu hiểu sâu sắc về định hướng, kiến thức ngành cũng như mô hình của doanh nghiệp.
Hãy đảm bảo rằng bạn phát triển tốt ở mỗi phần. Cách tốt nhất để không bỏ sót hay nhầm lẫn đó là đi hết từng phần 1, từ Silo này sang tới Silo khác. Tất nhiên không phải bạn sẽ đi xây dựng toàn diện một silo trong 1 lần. Hãy đảm bảo mỗi silo có đủ số lượng content để đủ thành chủ đề và phát triển dần sau đó khi đã đủ hết các silo page cho website của bạn.
Trên đây là toàn bộ các bước để bạn bắt tay vào xây dựng cấu trúc Silo. Ngoài bài viết này, chúng tôi cũng có triển khai nhiều bài viết liên quan về cấu trúc Silo nhằm củng cố thêm kiến thức về cấu trúc này giúp bạn tạo nên website chuẩn, SEO tốt.
Và nếu bạn không có thời gian hoặc không thể tự làm, hãy liên hệ Mona qua Hotline 1900 636 648 chuyên viên sẽ hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Kỹ thuật quan trọng tạo sự liên quan ở trong Website
Muốn tạo được sự liên quan của toàn bộ nội dung website, bạn không phải chỉ hiểu ngành, có tư duy logic là đủ.
Dưới đây là 2 kỹ thuật quan trọng bạn nên áp dụng nhằm giúp cấu trúc Silo cho website của bạn đạt tới điểm hoàn hảo:
Tập trung vào duy nhất 1 thị trường ngách
Điều này sẽ giúp tạo nên sự liên quan trong website bạn tốt nhất. Với những thể loại website này, những kỹ thuật SEO Onpage khác gần như không còn quan trọng. Bởi cả website của bạn chỉ nói 1 chủ đề duy nhất đó thôi.
Ví dụ như website MONA.Host của chúng tôi – chỉ tập trung vào 1 thị trường đó là hạ tầng dữ liệu.
Toàn bộ nội dung của website chỉ xoay quanh các thông tin liên quan tới giải pháp hạ tầng.
Có khá nhiều website ở dạng này, thậm chí họ đặt domain với từ khóa chính xác. Ví dụ như một số khách hàng của chúng tôi dưới đây:
- https://shopmayphoto.com/
- https://phanbonhalan.com/
Những trang web này đều là những website chỉ tập trung vào một số sản phẩm nhất định, hay thậm chí là một sản phẩm duy nhất và đánh vào thị trường ngách. Các từ khóa bạn đang SEO sẽ xuất hiện rất nhiều trong top 10. Đây cũng là lý do khiến cho website họ thành công khi SEO – một phần lý do khác là do từ khóa chính xác cần SEO xuất hiện trong gốc domain (tên miền của website).
Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với một số trường hợp. Nếu doanh nghiệp bạn kinh doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ thì đây chưa hẳn là ý hay cho trang web chính của bạn.
Cấu Trúc Silo Onpage
Cấu trúc Silo không chỉ được áp dụng cho những website lớn nhằm tách biệt nhóm thị trường và các bài viết tương ứng liên quan. Nó còn được sử dụng cho những website nhỏ để tạo nên kết quả SEO tốt hơn.
- Về cơ bản, cấu trúc Silo sẽ đi như sau: Trang chủ (Home page) => Silo Page => Post
- Ở những trang Silo Page con (sub-silopage / subcategories), bạn cũng có thể cấu trúc tiếp thành những silo nhỏ theo hình thức như form Home – Silopage – Sub-silopage – Post.
Khi dẫn càng nhiều, đi càng sâu thì bạn cũng cần nghĩ tới 1 vấn đề đó là đánh đổi trải nghiệm người dùng khi vào web và số lượng click phải click.
Bạn nên suy nghĩ về điều này, việc đưa người đọc đi sâu quá nhiều tầng chưa hẳn là một ý hay.
Một số câu hỏi về cấu trúc Silo
Web bán hàng có nên xây dựng cấu trúc Silo vật lý không?
Câu trả lời là CÓ! Đặc biệt nếu website của bạn có nhiều loại sản phẩm được chia thành nhiều thương hiệu, mẫu mã khác nhau.
Xây dựng cấu trúc vật lý sẽ giúp cho người dùng tìm kiếm sản phẩm họ cần nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, kết hợp với đó, bạn nên sử dụng thêm câu trúc Silo ảo nhằm giúp Google hiểu rõ hơn cấu trúc website của bạn nhé.
Có thể xem cấu trúc Silo đối thủ không?
Trên thực tế thì 80% trang web hiện nay không tuân thủ được đúng cấu trúc Silo. Để xem một website có sử dụng cấu trúc này không thì bạn nên xem sơ đồ website của họ. Hoặc bạn chỉ cần cuộn vài lần trên website đối thủ, bạn cũng có thể nhận biết được họ có sử dụng cấu trúc này hay không.
Có nên sử dụng sub-silo không?
Sub-silo là các silo phụ nằm dưới silo chính của website. Nếu website của bạn đa ngành, nhiều sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu thì đây sẽ là giải pháp tốt để phân tầng cho website của bạn.
Nhưng nếu website của bạn chỉ hướng tới 1 thị trường ngách hoặc siêu ngách, bạn không nên sử dụng sub-silo.
Trên đây là một số chia sẻ của Mona về Cấu trúc Silo là gì? Các bước xây dựng silo cho website. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết rõ hơn về Silo và cách áp dụng nó vào SEO cho website.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ với Mona qua:
- Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng Tám, phường 7, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Email: info@themona.global
- Hotline: 1900 636 648
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!