Kiến Thức Website

12 Tháng Chín, 2024

Cấu Trúc Website Là Gì? Cách Xây Dựng Cấu Trúc Website Chuẩn SEO

MONA Creator

1,4k
360
50

Cấu trúc website không chỉ đơn thuần là cách tổ chức các trang trên một trang web, mà còn là yếu tố quyết định đến trải nghiệm người dùng và hiệu suất SEO. Một sơ đồ cấu trúc website hợp lý không chỉ giúp người dùng tìm thấy thông tin mình cần một các dễ dàng mà còn giúp các công cụ tìm kiếm hiểu và lập chỉ mục các trang hiệu quả. Vậy cấu trúc website là gì bạn đã biết chưa? Cùng MONA Media khám phá khái niệm này qua bài viết hôm nay cùng với các phương pháp xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO mà bạn không thể bỏ qua.

Cấu trúc website là gì?

Cấu trúc website là gì

Cấu trúc website (Website Structure) là cách tổ chức và sắp xếp các nội dung trên trang web, nhằm tạo ra trải nghiệm người dùng thuận lợi và tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm. Khi cấu trúc trang web được thiết kế hợp lý, người dùng dễ dàng điều hướng và tìm kiếm thông tin mà họ cần. 

Đồng thời, cấu trúc một website chuẩn còn giúp các công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng thu thập dữ liệu và đánh giá nội dung trên trang, từ đó cải thiện thứ hạng SEO của website. Việc xây dựng cấu trúc website đúng cách không chỉ giúp tăng cường trải nghiệm người dùng mà còn là một yếu tố quan trọng trong chiến lược SEO, giúp website của bạn nổi bật hơn trong môi trường cạnh tranh trực tuyến.

Cấu trúc của website gồm những gì?

Đóng vai trò quan trọng trong hành trình xây dựng và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng của doanh nghiệp, vậy cấu trúc website bao gồm những gì? Bất kỳ website nào cũng bao gồm ba phần chính, mỗi phần đều có chức năng riêng, MONA sẽ phân tích chi tiết qua nội dung dưới đây:

Phần Header

Phần Header của trang web

Phần Header là phần đầu của cấu trúc trang web, xuất hiện trên tất cả các trang và đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và tạo sự thu hút cho người dùng. Các thành phần chính trong phần Header bao gồm:

  • Site ID: Đây là phần tên website hoặc logo doanh nghiệp, thường được đặt ở góc trái trên cùng. Nó giúp người dùng dễ dàng nhận diện thương hiệu ngay từ cái nhìn đầu tiên.
  • Scan columns: Bao gồm các yếu tố như ô tìm kiếm nâng cao, menu điều hướng, giới thiệu sản phẩm và thông tin liên hệ, giúp người dùng tiếp cận nhanh chóng các chức năng chính của trang web.
  • Ô tìm kiếm (search box): Đặt ở góc phải, thiết kế đơn giản với ô nhập từ khóa và nút tìm kiếm, giúp người dùng tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện.
  • Thanh menu điều hướng: Nằm trong Header, cung cấp các liên kết dẫn đến các trang quan trọng như giới thiệu, sản phẩm và liên hệ.
  • Giỏ hàng: Thường nằm ở góc phải, biểu tượng này giúp người dùng theo dõi sản phẩm đã chọn và tổng số tiền thanh toán.
  • Banner: Các hình ảnh quảng cáo được thiết kế bắt mắt để thu hút sự chú ý và truyền tải thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Slider: Nằm ngay dưới Header, có thể là hình ảnh hoặc video, thường đi kèm với các nút kêu gọi hành động (CTA) để khuyến khích người dùng tương tác.

-> Xem thêm: Kích thước banner tiêu chuẩn cho website

Phần content  

Nơi chứa nội dung chính của website, thường bao gồm: Breadcrumb navigation (Thanh điều hướng phân cấp), Page title (Tiêu đề trang), Paging navigation (Thanh điều hướng phân trang), thanh thông tin, các nội dung chính của trang và thanh chứa các nút share đến các mạng xã hội liên kết với website. Đây là phần người dùng dành nhiều thời gian nhất khi truy cập website, do đó cần được tổ chức một cách logic và hấp dẫn để giữ chân người dùng.

Phần Page Footer

Page Footer của website

Page Footer là phần nằm ở cuối trang, thường chứa thông tin liên hệ, bản quyền và các liên kết quan trọng khác. Footer giúp củng cố cấu trúc website và cung cấp thông tin cần thiết một cách dễ dàng. Việc xây dựng cấu trúc website rõ ràng và hợp lý không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn góp phần vào việc tối ưu hóa SEO hiệu quả.

-> Có thể bạn muốn tham khảo: Cách chỉnh sửa Footer trên nền tảng WordPress

Phân loại cấu trúc website

Có thể thấy, hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ thì đa dạng hình thức, thể loại, chủ đề website cũng được ra đời. Và tất nhiên để đáp ứng được sự phát triển đó thì tối ưu cấu trúc website cũng dần được đa dạng hóa nhiều thể loại. Dưới đây là các loại cấu trúc website phổ biến mà trong quá trình “hành nghề” của mình, MONA đã tổng hợp được:

Cấu trúc website kiểu phân cấp

Cấu trúc trang web kiểu phân cấp

Cấu trúc phân cấp là mô hình được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt cho các website có nội dung phong phú và đa dạng. Trong cấu trúc này, các trang web được tổ chức theo cấp bậc từ cao xuống thấp, tương tự như cây thư mục. Người dùng có thể dễ dàng điều hướng thông qua các danh mục chính và các danh mục con, giúp họ tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Cấu trúc kiểu ma trận

Structure website kiểu ma trận

Cấu trúc ma trận cho phép người dùng tự do lựa chọn đường đi của họ trên website. Thay vì tuân theo một trình tự cố định, người dùng có thể nhảy qua lại giữa các trang khác nhau theo ý muốn. Dù không còn phổ biến như trước, cấu trúc ma trận vẫn mang lại sự linh hoạt và phù hợp với những trang web có nội dung không cần theo trình tự nhất định.

Cấu trúc kiểu tuần tự

Cấu trúc website kiểu tuần tự

Cấu trúc tuần tự được sử dụng khi cần hướng dẫn người dùng qua một chuỗi các bước nhất định, như quy trình đăng ký tài khoản hay hoàn thành đơn hàng. Mô hình này giúp đảm bảo người dùng thực hiện đúng các bước cần thiết mà không bỏ sót bất kỳ thông tin quan trọng nào. Đây là kiểu cấu trúc lý tưởng cho các trang web cung cấp dịch vụ cần sự chính xác và cẩn thận.

Cấu trúc cơ sở dữ liệu

Cấu trúc trang web dạng cơ sở dữ liệu

Cấu trúc cơ sở dữ liệu là sự kết hợp giữa các bảng dữ liệu và hệ thống tìm kiếm mạnh mẽ. Điều này cho phép người dùng truy cập thông tin từ cơ sở dữ liệu rộng lớn một cách dễ dàng và nhanh chóng. Loại cấu trúc này thường được áp dụng cho các trang web thương mại điện tử, thư viện số hoặc các nền tảng giáo dục có kho dữ liệu phong phú.

Tại sao xây dựng cấu trúc Website chuẩn lại quan trọng trong SEO?

Tâm quan trọng của structure website với SEO

Cấu trúc một website đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong SEO vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách người dùng và công cụ tìm kiếm truy cập và hiểu nội dung trên trang web. Một cấu trúc website được tổ chức tốt không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tối ưu hóa SEO.

Về chi tiết, Structure website hỗ trợ hiệu quả SEO thông qua:

  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Một cấu trúc web dễ hiểu và logic giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần. Khi người dùng cảm thấy thoải mái khi điều hướng trang web, họ có xu hướng ở lại lâu hơn, giảm tỷ lệ thoát trang và tăng tỷ lệ tương tác, từ đó cải thiện thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm.
  • Hỗ trợ xây dựng liên kết nội bộ: Kiểm tra cấu trúc website tốt giúp xác định rõ ràng thứ tự ưu tiên của các trang trên website, hỗ trợ việc xây dựng liên kết nội bộ hiệu quả. Điều này không chỉ giúp người dùng dễ dàng di chuyển giữa các trang mà còn giúp các con bot tìm kiếm hiểu được tầm quan trọng của từng trang, tối ưu hóa quá trình lập chỉ mục.
  • Tăng tốc độ thu thập thông tin: Tối ưu cấu trúc website rõ ràng giúp các công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng thu thập thông tin và hiểu mối quan hệ giữa các trang. Giúp website của bạn được lập chỉ mục nhanh hơn và hiển thị trên kết quả tìm kiếm một cách hiệu quả hơn.
  • Tránh Keyword cannibalization: Một cấu trúc website tốt giúp tránh hiện tượng cannibalization (hiện tượng ăn thịt từ khóa), tức là khi nhiều trang trên cùng một website cạnh tranh nhau trên kết quả tìm kiếm do có nội dung tương tự đảm bảo rằng chỉ những trang phù hợp và có nội dung mạnh nhất mới được hiển thị, tối ưu hóa hiệu quả SEO tổng thể.

Có thể thấy, nền tảng website ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả SEO của bạn sau này. Đầu tư nguồn lực vào website ngay từ những bước đầu tiên rất quan trọng. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác thiết kế website uy tín, đáp ứng mọi yêu cầu từ cơ bản đến phức tạp thì MONA Media sẽ là lựa chọn phù hợp nhất với bạn.

Dịch vụ thiết kế website tại MONA

Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp của MONA có thể thiết kế mọi loại website với các tính năng tùy chỉnh theo mong muốn của khách hàng:

  • Giao diện đẹp và thân thiện: Thiết kế hiện đại, chuyên nghiệp, đảm bảo cập nhật những xu hướng mới nhất, giúp trang web của bạn thu hút người truy cập ngay từ cái nhìn đầu tiên.
  • Bảo mật tối ưu: Bảo mật dữ liệu chặt chẽ, tránh rò rỉ thông tin khách hàng và tăng cường niềm tin của người dùng.
  • Trang quản trị thân thiện: Dễ dàng quản lý nội dung và các tính năng, giúp khách hàng chủ động điều chỉnh website một cách thuận tiện.
  • Cấu trúc chuẩn SEO: Tối ưu hóa SEO giúp trang web của bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
  • Tích hợp công cụ quảng cáo: Hỗ trợ quản lý các chiến dịch quảng cáo một cách hiệu quả và tiện lợi.
  • Tính năng tùy chỉnh theo yêu cầu: Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ việc tích hợp API cho đến thiết kế giao diện vector độc đáo.
  • Công nghệ VR360: Mang đến trải nghiệm sống động và chân thực, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người dùng.
  • Hỗ trợ 24/7: Đảm bảo sự yên tâm tuyệt đối trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ.

Với hơn 8 năm kinh nghiệm và hàng ngàn dự án thực tế, MONA đã khẳng định được sự tin tưởng từ khách hàng nhờ vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ vượt trội. Đội ngũ nhân sự của MONA được đào tạo chuyên môn cao, luôn sẵn sàng đồng hành từ khâu tư vấn, triển khai cho đến hậu mãi. 

Hãy để MONA Media trở thành đối tác đáng tin cậy, giúp bạn nâng cấp và phát triển website, từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Để biết thêm chi tiết và xem các dự án về Dịch vụ thiết kế website đã thực hiện, bạn có thể truy cập website của MONA hoặc liên hệ ngay HOTLINE 1900 636 648 để nhận được tư vấn chi tiết nhất.

Cấu trúc website tốt là như thế nào?

Cấu trúc website tốt

Đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, một cấu trúc web tốt cần đảm bảo rằng tất cả các nội dung được tổ chức một cách logic, dễ dàng truy cập và hiểu rõ. Cụ thể:

  • Được tổ chức theo hệ thống phân cấp hợp lý, với các danh mục chính bao quát toàn bộ, sau đó là các danh mục con chi tiết.
  • Việc nhóm các nội dung liên quan theo chủ đề giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin.
  • Làm nổi bật các nội dung, trang quan trọng nhất.

Trong trường hợp này, cấu trúc website phẳng (Flat Website Architecture) thường được là lựa chọn tối ưu hơn so với cấu trúc website sâu (Deep Website Architecture). Bởi cấu trúc phẳng giúp giảm số lần nhấp chuột cần thiết để tiếp cận nội dung sâu trong trang. Người dùng có thể tiếp cận bất kỳ trang nào trên website của bạn sau không quá 4 lần nhấp chuột với cấu trúc này. Nhờ vậy, giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tốc độ thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm.

Cuối cùng, đảm bảo rằng mỗi trang quan trọng trên website có ít nhất một liên kết nội bộ trỏ đến. Điều này không chỉ giúp người dùng dễ dàng di chuyển giữa các trang, mà còn giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu hiệu quả hơn, tránh tình trạng “trang cô đơn” (orphan pages) khó được xếp hạng.

Cách thiết kế một cấu trúc website tốt

Cách thiết kế cấu trúc trang web chuẩn SEO

Thiết kế cấu trúc website không chỉ là việc sắp xếp các trang một cách hợp lý mà còn phải đảm bảo tối ưu hóa cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Việc kiểm tra cấu trúc website ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng, khả năng tìm kiếm thông tin và thậm chí cả thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. 

Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản mà các bạn cần biết để tạo một cấu trúc website tốt:

Sử dụng liên kết nội bộ để tối ưu cấu trúc website một cách có chiến lược

Các liên kết dẫn từ trang này sang trang khác trong cùng một website giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc trang web của bạn, đồng thời cũng hỗ trợ người dùng dễ dàng di chuyển giữa các trang có liên quan. Khi xây dựng chiến lược liên kết nội bộ, hãy tập trung vào việc liên kết đến các trang quan trọng, có liên quan chặt chẽ đến nội dung mà người dùng đang tìm kiếm. 

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng các trang trụ cột (pillar page) làm trung tâm và liên kết các bài viết liên quan theo dạng cụm chủ đề (topic cluster). Không chỉ giúp cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, cách cấu trúc web còn giúp nâng cao trải nghiệm người dùng khi truy cập website của bạn.

Tạo một cấu trúc website phẳng

Cấu trúc web phẳng sẽ giúp người dùng truy cập thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nguyên tắc cơ bản là đảm bảo mọi trang trên website có thể được truy cập chỉ với tối đa 3-4 lần nhấp chuột từ trang chủ. Cấu trúc phẳng cũng giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu, đảm bảo rằng các trang quan trọng được lập chỉ mục nhanh chóng.

Để kiểm tra độ sâu của cấu trúc website, bạn có thể sử dụng các công cụ như Ahrefs hoặc SEMrush. Nếu phát hiện trang nào cần nhiều hơn 4 lần nhấp chuột để truy cập, hãy cân nhắc đơn giản hóa cấu trúc bằng cách tối ưu hóa liên kết nội bộ hoặc sắp xếp lại các trang.

Tạo menu điều hướng dễ theo dõi và kiểm tra cấu trúc website

Menu điều hướng đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn người dùng tìm kiếm thông tin trên website. Một menu điều hướng tốt giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung họ cần mà không phải mất quá nhiều thời gian.

Có nhiều kiểu menu điều hướng khác nhau như menu ngang, menu dọc, menu thả xuống và menu bên. Tùy vào thiết kế và mục đích của website, bạn có thể lựa chọn loại menu phù hợp. Điều quan trọng là menu phải trực quan và dễ sử dụng, đảm bảo rằng người dùng có thể tìm thấy thông tin họ cần một cách nhanh chóng.

Sử dụng Breadcrumbs

Sử dụng Breadcrumbs cho trang web

Breadcrumbs là một dạng điều hướng văn bản giúp người dùng dễ dàng xác định vị trí của mình trên website. Breadcrumbs không chỉ hỗ trợ người dùng trong việc điều hướng mà còn giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về tối ưu cấu trúc website.

Breadcrumbs thường xuất hiện ở đầu hoặc cuối trang, hiển thị đường dẫn từ trang chủ đến trang hiện tại. Điều này giúp người dùng dễ dàng quay lại các trang trước đó mà không cần phải sử dụng nút “Back” của trình duyệt. Đồng thời, việc sử dụng breadcrumbs cũng có thể cải thiện SEO, giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các trang.

Tối ưu hóa URL trang web

Một URL tốt cần ngắn gọn, rõ ràng và chứa từ khóa liên quan đến nội dung của trang. Google và các công cụ tìm kiếm khác sử dụng URL để hiểu cấu trúc web và đánh giá mức độ liên quan của nội dung. Hãy đảm bảo rằng URL của bạn ngắn gọn, dễ hiểu và chứa từ khóa chính. 

Trước khi xuất bản trang, hãy kiểm tra và điều chỉnh URL sao cho phù hợp với nội dung của trang. Tránh việc thay đổi URL của các trang đã hoạt động, nhưng nếu cần thiết, hãy chắc chắn thiết lập chuyển hướng (redirect 301) một cách hợp lý để tránh mất lưu lượng truy cập.

Khai báo HTML và XML Sitemap

Sitemap là một tệp chứa danh sách tất cả các trang trên website của bạn. Sitemap giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc một website và thu thập dữ liệu một cách hiệu quả hơn. 

Có hai loại sitemap chính: HTML Sitemap và XML Sitemap. Cụ thể, HTML Sitemap thường được thiết kế cho người dùng, giúp họ tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng. Trong khi đó, XML Sitemap được tạo ra cho các công cụ tìm kiếm, giúp chúng hiểu rõ cấu trúc của website và nhanh chóng lập chỉ mục các trang.

Việc gửi XML Sitemap cho Google qua Google Search Console là một bước quan trọng để đảm bảo rằng các trang quan trọng trên website của bạn được công cụ tìm kiếm phát hiện và lập chỉ mục.

Nếu bạn đã có một trang web hoàn chỉnh nhưng chưa tối ưu hóa SEO, hãy cân nhắc kết hợp với Dịch vụ SEO để doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ hơn. MONA Media là một lựa chọn xứng đáng để bạn xem xét nếu chưa tìm thấy chuyên gia SEO phù hợp. 

Dịch vụ SEO tại MONA

Tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ SEO hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện hơn 300 dự án SEO thành công cho các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, từ nhỏ lẻ đến tập đoàn lớn.

Khi lựa chọn Dịch vụ SEO tại MONA, bạn sẽ được đảm bảo các lợi ích như:

  • Cam kết hiệu quả: MONA luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, không chỉ đảm bảo website của bạn đạt thứ hạng cao trên Google mà còn tăng cường tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng thật.
  • Đội ngũ chuyên gia SEO nhiều kinh nghiệm: Với đội ngũ chuyên gia SEO giàu kinh nghiệm, MONA luôn nghiên cứu và cập nhật các thuật toán google mới nhất, áp dụng xu hướng hiện đại để mang lại kết quả tốt nhất cho từng dự án.
  • Chiến lược SEO tùy chỉnh: MONA sẽ phát triển chiến lược SEO riêng phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn, từ tối ưu nội dung, kỹ thuật website đến xây dựng hệ thống backlink chất lượng, giúp website của bạn không chỉ đạt vị trí cao mà còn duy trì bền vững.

Với hơn 12.000 khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng sử dụng, MONA đã khẳng định uy tín và hiệu quả của mình trong lĩnh vực SEO. Hãy để MONA đồng hành cùng bạn chinh phục vị trí top Google và phát triển kinh doanh trực tuyến. LIÊN HỆ NGAY với MONA qua  HOTLINE 1900 636 648 để được đội ngũ nhân sự tư vấn chi tiết và nhận báo giá chính xác cho doanh nghiệp bạn.

Tạo dựng một cấu trúc website chuẩn SEO là yếu tố thiết yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của trang web và cải thiện trải nghiệm người dùng. Khi bạn áp dụng các nguyên tắc phù hợp, người dùng sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin mà họ muốn trên website của bạn, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tìm kiếm trong việc thu thập dữ liệu và đánh giá trang web. Hy vọng bài viết hôm nay của MONA đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc xoay quanh khái niệm cấu trúc website và biết cách đầu tư thời gian và công sức vào việc thiết kế một cấu trúc website hợp lý, nhằm nhận được những lợi ích lâu dài.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona