Kinh Doanh Online

18 Tháng Ba, 2023

Wholesale là gì? Bí quyết thành công dành cho Wholesaler

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50
Wholesale là gì? Wholesale đóng vai trò quan trọng trong chuỗi mắt xích cung ứng hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Bí quyết để thành công với wholesale? Hãy cùng Mona Media tìm hiểu chi tiết về hình thức bán hàng này trong bài viết dưới đây!

Wholesale là gì?

Wholesale (bán buôn) là hình thức bán buôn hàng hóa với số lượng lớn cho các đại lý bán lẻ để họ bán lại cho người khác hoặc để kinh doanh, trao đổi,… Wholesaler (người bán buôn) là những người nhập hàng hóa từ nhà phân phối với lượng lớn rồi bán lại cho các đơn vị bán lẻ khác. Người bán buôn không trực tiếp cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng mà các đơn vị bán lẻ mới là người cuối cùng đưa sản phẩm tới tay khách hàng. Nói chung, nhà bán buôn là chủ thể trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hoá ra thị trường.

Sự khác biệt giữa Distributor, Whosaler và Retailer

Sự khác biệt giữa Distributor, Whosaler và Retailer Trong một chuỗi cung ứng sẽ có nhiều bên trung gian khác nhau đứng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Trong đó, 3 đối tượng phổ biến và đóng vai trò quan trọng nhất là Distributor – Nhà phân phối, Wholesaler – Nhà bán buôn và Retailer – Nhà bán lẻ. Ba chủ thể này có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành một chuỗi mắt xích cung ứng hàng hóa và tiêu dùng không thể tách rời. Sự khác biệt của 3 đối tượng này chủ yếu nằm ở số lượng hàng hóa mà họ có trong tay. Cụ thể như sau:

Distributor – Nhà phân phối

Nhà phân phối là chủ thể sẽ làm việc trực tiếp với nhà sản xuất. Trách nhiệm của họ là nhập hàng hóa từ đơn vị sản xuất dự trữ rồi cung cấp cho các đại lý cấp dưới, nhỏ lẻ hơn. Do nắm trong tay số lượng sản phẩm cực lớn mà nhà phân phối thường làm việc với một số nhà bán buôn đại diện hoặc đôi khi lại làm việc trực tiếp với nhà bán lẻ.

Wholesaler – Nhà bán buôn

Nhà bán buôn là những người kinh doanh theo hình thức mua một lượng lớn sản phẩm trực tiếp từ nhà phân phối rồi sau đó bán lại cho các nhà bán lẻ, lúc này là các cửa tiệm hoặc doanh nghiệp bán hàng online. Nhà bán buôn nhập đa dạng các loại hàng hoá, từ điện thoại, máy vi tính, cho tới xe đạp, quần áo, nội thất, thực phẩm.

Retailer – Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ là các doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ dưới hình thức mua một mặt hàng với số lượng nhỏ hơn và bán lại cho người tiêu dùng. Hiện nay hình thức này rất phổ biến, được nhiều cá nhân có số vốn nhỏ lựa chọn nên khả năng cạnh tranh lớn. Do đó, nhà bán lẻ muốn có lợi nhuận cao phải tìm kiếm nhà cung cấp có giá cạnh tranh. Như vậy, trong 3 chủ thể kể trên thì nhà bán buôn là chủ thể có nhiều mối liên kết giữa các bên nhất. Họ vừa là bên mua hàng từ nhà phân phối vừa là nhà cung cấp hàng hóa cho nhà bán lẻ. Các nhà phân phối cũng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa, giúp đưa sản phẩm của nhà sản xuất ra thị trường.

Các loại hình bán buôn phổ biến hiện nay

Các loại hình bán buôn phổ biến hiện nay Có hai hình thức bán buôn hàng hóa chủ yếu là bán buôn hàng hóa qua kho và bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng. Trong mỗi hình thức này sẽ chia làm các hình thức nhỏ hơn. Cụ thể như sau:

Bán buôn hàng hoá qua kho

Đây là hình thức bán hàng mà hàng hoá được xuất trực tiếp từ kho của các doanh nghiệp sản xuất. Bán buôn hàng hóa qua kho có 2 hình thức chính, đó là:
  • Giao hàng trực tiếp: Bên mua sẽ cử ra người đại diện của mình tới kho của doanh nghiệp bán buôn để nhận hàng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ xuất hàng và giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Lúc này, người đại diện sẽ thanh toán cho doanh nghiệp và đem hàng về kho của người mua.
  • Chuyển hàng: Hình thức bán buôn qua kho dạng này sẽ hoạt động dựa trên hợp đồng đã ký kết giữa bên mua và doanh nghiệp. Khi hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm xuất hàng ra khỏi kho và sử dụng phương tiện vận tải của chính mình hoặc thuê 1 đơn vị khác để vận chuyển hàng hóa tới kho của bên mua.

Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng

Với hình thức này, doanh nghiệp sau khi nhận hàng từ nhà sản xuất sẽ bán thẳng cho bên mua chứ không nhập hàng vào kho như thông thường. Loại hình bán buôn vận chuyển thẳng này cũng được chia thành 2 loại nhỏ, đó là:
  • Giao hàng trực tiếp: Doanh nghiệp sau khi mua hàng sẽ giao trực tiếp cho đại diện của người mua tại kho của họ.
  • Chuyển hàng: Hình thức này hoạt động dựa trên hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. Doanh nghiệp sau khi nhận hàng từ nhà sản xuất sẽ sử dụng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê đơn vị vận chuyển bên ngoài để giao hàng đến kho của bên mua.

Ưu điểm của wholesale

  • Dễ dàng bán số lượng lớn sản phẩm tại nhiều địa điểm và nhanh chóng mở rộng việc kinh doanh.
  • Giảm bớt chi phí dành cho marketing và chăm sóc khách hàng vì những việc này chủ yếu do hệ thống đơn vị bán lẻ thực hiện. Chỉ cần các nhà bán lẻ làm tốt, sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến và có mặt khắp nơi.
  • Nhà bán buôn không cần phải trữ hàng và lo các công đoạn lên đơn và vận chuyển. Thay vào đó, người bán lẻ sẽ chuyển các thông tin của đơn hàng cho nhà bán buôn. Lúc này, nhà bán buôn chỉ cần xử lý các công đoạn tiếp theo để đảm bảo sản phẩm đến được tay khách hàng.
  • Dễ dàng hơn trong việc mở rộng công việc kinh doanh ra toàn cầu. Bởi các doanh nghiệp bán buôn thường dễ chào hàng và đưa ra mức giá cạnh tranh hơn khi giao hàng với số lượng lớn.
Tham khảo: 10 cách marketing miễn phí 0 đồng bạn nên biết

Nhược điểm của wholesale

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, hình thức bán buôn cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
  • Khó kiểm soát được hoàn toàn cách nhà bán lẻ đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Việc người tiêu dùng có cái nhìn tích cực hay tiêu cực về sản phẩm của bạn phụ thuộc phần lớn vào các hoạt động marketing và quy trình chăm sóc khách hàng của nhà bán lẻ.
  • Việc quản lý khách hàng khi bán buôn cũng phức tạp hơn do thường có công nợ và đơn hàng xuất kho có giá trị lớn hơn khi bán lẻ.
Tham khảo:

Bí quyết thành công với Wholesale

Bí quyết thành công với Wholesale Trong thời gian gần đây, sự bùng nổ của các trang mua sắm trực tuyến mang đến lợi nhuận lớn cho các nhà bán buôn. Nhận thấy tiềm năng của hình thức bán buôn, nhiều người đã quyết định chuyển sang kinh doanh theo hình thức này. Chính vì thế, mức độ cạnh tranh trong ngành bán buôn ngày càng tăng. Trước những khó khăn đó, nhà buôn cần có những chiến lược để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể như sau:

Xác định thị trường mục tiêu cho ngành hàng

Muốn thành công với hình thức bán buôn, nhà buôn cần phải hiểu rõ thị trường mục tiêu của mình. Cụ thể là nhu cầu, định hướng, thị hiếu của các khách hàng để từ đó đề ra những phương án cải thiện dịch vụ cung ứng. Đồng thời, các nhà bán buôn cũng có thể tận dụng các chương trình khuyến mại hoặc chiến dịch vận chuyển giá rẻ để hỗ trợ tăng lòng trung thành khách hàng của mình. Điều này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà bán buôn.

Sử dụng sức mạnh của internet

Trong kỷ nguyên số như hiện nay, việc tận dụng sức mạnh của internet để mở rộng thương hiệu đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, các nhà bán buôn nên đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu online, mở rộng quảng bá, tiếp thị cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, nếu bạn là một Wholesaler mới trên thị trường thì đây cũng là phương thức hiệu quả để định vị thương hiệu của bạn.

Đa dạng trong sản phẩm kinh doanh

Nhu cầu mua sắm hiện nay của người tiêu dùng cực kỳ đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Chính vì thế, nó kéo theo yêu cầu đa dạng hoá trong các đại lý kinh doanh. Do đó, các nhà bán buôn cần chú ý vào tìm kiếm nguồn hàng để đa dạng hóa hoạt động cung ứng của mình. Bạn càng cung cấp đa dạng nguồn sản phẩm thì bạn càng có nhiều khách hàng và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Như vậy, trong bài viết này, Mona Media đã giải đáp Wholesale là gì cũng như những vấn đề quan trọng xung quanh hình thức kinh doanh này. Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc tìm ra hướng đi mới trên con đường kinh doanh của mình.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona