Kiến thức kinh doanh

18 Tháng Ba, 2023

14 Mô hình marketing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50
Nội dung

Việc ứng dụng các mô hình marketing vào hoạt động kinh doanh là vô cùng cần thiết, để giúp doanh nghiệp dẫn đầu và chiếm được vị thế vững chắc trên thị trường cũng như trong tâm trí người tiêu dùng. Theo như kinh nghiệm từ những marketer lâu năm chuyên nghiệp, hiện nay đã có rất nhiều mô hình được cải tiến để hỗ trợ các bạn làm marketing đạt được hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo 14 mô hình marketing được ứng dụng nhiều nhấtMONA Media gợi ý trong bài viết dưới đây.

14 Mô hình marketing hiệu quả cao dành cho doanh nghiệp

1. Mô hình ma trận SWOT

SWOT là một từ được cấu tạo nên từ những chữ cái đầu tiên trong các từ tiếng Anh như: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Nó là một trong các mô hình marketing nổi tiếng tập trung vào phân tích và đánh giá các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Mô hình marketing SWOT

Mô hình này được thiết lập để những marketer có thể xem xét, đánh giá lại sản phẩm và thị trường của mình chính xác hơn. Đa số những người làm việc về Marketing đều phải nghiên cứu kỹ và ứng dụng loại hình marketing này vào việc xây dựng các chiến lược marketing cho doanh nghiệp của mình.

Về chi tiết, việc phân tích mô hình ma trận SWOT trong marketing là quá trình tìm hiểu và trả lời được những câu hỏi liên quan đến những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đặt ra khi tung sản phẩm ra thị trường bên ngoài. Qua đó, giúp doanh nghiệp tập trung vào các điểm mạnh sẵn có nhằm tăng cơ hội đạt được các mục tiêu đã đề ra, đồng thời cũng giúp cải thiện hoặc hạn chế các điểm yếu trước thách thức của thị trường.

2. Mô hình chiến lược 4P

Mô hình marketing 4p

Cùng với mô hình phân tích SWOT, mô hình 4P trong marketing cũng được xem như là một trong những mô hình  marketing cơ bản hiện nay. Mô hình chiến lược 4P được các marketer dùng như một công cụ để thực hiện các chiến lược bao gồm: Product (sản phẩm), Price (Giá), Promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông), Place (Kênh phân phối).

Tùy vào tình hình thị trường, mà bạn cần vận dụng và kết hợp các yếu tố trong mô hình chiến lược marketing này một cách tối ưu nhất, nhằm đem đến những giải pháp phù hợp về sản phẩm, kênh phân phối, giá cả và tiếp thị đúng với nhu cầu của nhóm khách hàng mà bạn đang hướng tới.

3. Mô hình 5P trong marketing

Marketing 5P gồm các yếu tố được phát triển dựa trên lý thuyết về tháp nhu cầu Maslow: Purpose (Mục đích), Pride (Niềm tự hào), Partnership (Đối tác), Protection (Bảo vệ), Personalization (Cá nhân hóa).

Đây là một mô hình marketing khá mới mẻ, được phát triển dựa trên lý thuyết về động lực tâm lý học tháp nhu cầu Maslow. Theo một khảo sát, có đến 71% người tiêu dùng cho biết rằng những chương trình khuyến mãi hay quảng cáo trên truyền thông đều không làm họ có ý định sẽ gắn bó lâu dài với thương hiệu đó. Cái khiến họ muốn thực sự trung thành với một thương hiệu nào đó là có sự gắn kết chặt chẽ, đáp ứng và thỏa mãn đúng nhu cầu của họ tại từng thời điểm.

Do đó, bộ phận marketing của doanh nghiệp cần vận dụng mô hình truyền thông marketing này nhằm nghiên cứu về insight của nhóm đối tượng mục tiêu và lên các plan về sản phẩm/dịch vụ đáp đứng được đúng nhu cầu mà khách hàng đang tìm kiếm.

4. Mô hình marketing 7P

Chiến lược marketing 7P

Có thể coi đây là chiến lược marketing “hỗn hợp” từ mô hình 4P có kết nạp thêm 3 yếu tố. Theo đó, mô hình 7P  trong marketing bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Phân phối), Process (Quy trình), Promo (Khuyến mãi), People (Con người ), Physical Evidence (Cơ sở vật chất).

Với mô hình digital marketing 7P, doanh nghiêp cần kết hợp tất cả các yếu tố một cách nhịp nhàng, nhằm tạo ra các tác động tích cực trong quá trình mua – bán sản phẩm. Khi hình thức truyền thông marketing này đạt hiệu quả, doanh nghiệp sẽ xây dựng được một bức tranh toàn cảnh, giúp tối ưu hóa các chiến lược truyền thông, cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng và giữ chân nhân viên tài năng hiệu quả hơn.

5. Mô hình 3C trong marketing

Mô hình 3C trong marketing là tam giác chiến lược bao gồm 3 yếu tố: Customer (Khách hàng), Competitors (Đối thủ cạnh tranh), Corporation (Doanh nghiệp). Theo Ohmae – người sáng lập nên loại hình chiến lược marketing này, đây là 3 yếu tố căn bản mà mỗi doanh nghiệp cần chú trọng để duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

Ngoài ra, loại hình  marketing online 3C còn có thể là: Crisp (Ngắn gọn), Customer Centric (Khách hàng làm trọng tâm) và Consistent (Nhất quán), nhằm giúp doanh nghiệp tạo ra các nội dung, truyền tải thông điệp phù hợp nhất đến với khách hàng.

6. Mô hình 4C trong marketing

Mô hình 4C trong marketing

Các chuyên gia marketing hiện nay đã đưa ra khái niệm mới về 4C khi gắn các C của loại hình truyền thông marketing này với các P theo từng cấp, để nâng cao hiệu quả của các chiến lược tiếp thị. Cụ thể, các cấp P-C này sẽ được kết hợp với nhau một cách có dụng ý như sau:

Ý nghĩa của sơ đồ :

  • Chữ C đầu tiên – Customer Value (Giá trị mang lại cho khách hàng) đi đôi với chữ P – Product (Sản phẩm). Điều này thể hiện quan điểm rằng, mỗi một sản phẩm khi được “chào sân” ra thị trường đều là phải thực sự đem tới giá trị cho khách hàng và có thể giải quyết một nhu cầu thiết thực của họ.
  • Chữ C thứ hai – Cost (Chi phí của khách hàng) gắn với chữ P – Price (Giá). Nó diễn tả ý rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận, cân nhắc kỹ như là một giá thành, chi phí hợp lý mà người tiêu dùng có thể mua.
  • Chữ C thứ ba – Convenience (Thuận tiện) gắn với chữ P – Place (Phân phối), đòi hỏi về cách thức, quy trình phân phối sản phẩm phải tiện lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng.
  • Chữ C thứ tư – Communication (Giao tiếp) gắn với chữ P – Promotion (Khuyến mãi, truyền thông), với yêu cầu tạo được sự tương tác, giao tiếp 2 chiều cho doanh nghiệp và khách hàng trong các công tác truyền thông.

7. Mô hình marketing 5C

Loại hình chiến lược truyền thông 5C

Mô hình 5C trong marketing chủ yếu được dùng để phân tích về 5 lĩnh vực chính có yếu tố liên quan trực tiếp đến chiến lược marketing của doanh nghiệp, bao gồm như : Company (Công ty), Customers (Khách hàng), Competitors (Đối thủ cạnh tranh), Collaborators (Đối tác), Climate (Môi trường kinh doanh).

Nó được xem như là một cơ sở nền tảng tuyệt vời để nghiên cứu, đưa ra những quyết định sáng suốt, đúng đắn trong việc xây dựng và lập kế hoạch marketing trong tương lai.

8. Mô hình marketing 4S

Đối với các mô hình marketing hiện đại đã được liệt kê với từng chức năng cụ thể bên trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm các mô hình trục toạ độ lý thuyết hay học thuật để phân tích về các thách thức có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.

Tuy nhiên, có một mô hình khác, dành riêng và rất phù hợp cho những startup vừa mới khởi nghiệp mà trong marketing thường gọi nó là mô hình 4S, gồm có các từ như:

  • Solution (Giải pháp)/ Service (Dịch vụ): Giải quyết các nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng.
  • System (Hệ thống): Hệ thống sản xuất, cung ứng các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Strategy (Chiến lược): Xây dựng các chiến lược kinh doanh, tiếp thị hiệu quả
  • Spine (Chông gai): Đánh giá và phân tích về các thách thức mà doanh nghiệp cần đối mặt.

Đây là một trong các mô hình nghiên cứu marketing được rất nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp hiện nay.

9. Mô hình truyền thông marketing Smart

Mô hình smart trong marketing

Đây là một trong các mô hình marketing hiệu quả nhất để xây dựng các mục tiêu chủ đích trong chiến lược kinh doanh. Nó được ứng dụng phổ biến, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo đó, mô hình Smart trong marketing đóng vai trò như một “chuyên gia” giúp doanh nghiệp có thể kiểm tra và chắt lọc cho riêng mình những phương pháp đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, nó cũng mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích bất ngờ!

Về chi tiết, hình thức marketing Smart bao gồm:

  • S- Specific: Tính rõ ràng, cụ thể về mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới.
  • M- Measurable: Khả năng đo lường cho các mục tiêu đã đề ra.
  • A- Achievable: Tính khả thi của các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp.
  • R- Relevant (Liên quan): Tất cả các mục tiêu, kế hoạch tiếp thị cần nằm trong tầm nhìn, định hướng chung của doanh nghiệp.
  • T- Timed based: Giới hạn về thời gian hiệu quả cho mỗi chiến lược marketing của doanh nghiệp.

10. Mô hình chiến lược 9P

Mô hình 9P được xem là nền tảng trong mọi tổ chức trên toàn thế giới với sự ứng biến nhanh nhạy liên tục. Nó sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thành công nhanh chóng và có đà tăng trưởng tốt hơn trong một thị trường kinh doanh phức tạp và có sức cạnh trang gay gắt như hiện nay. Những doanh nghiệp có thể tận dụng tốt những thách thức đặt ra trong 9P đều sẽ cải thiện được hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Những yếu tố tồn tại của mô hình 9P trong marketing bao gồm: People ( Con người), Process ( Quy trình), Performance ( Hiệu suất), Productivity (Năng suất), Product (Sản phẩm), Promotion (Xúc tiến), Pricing (Giá cả), Profitability (Lợi nhuận), Property (Tài sản sở hữu).

11. Mô hình Aida trong marketing

AIDA trong tiếp thị truyền thông

Đây là một mô hình truyền thông marketing cổ điển, giúp doanh nghiệp có được thành công nhờ vào yếu tố phân tích tâm lý của người tiêu dùng qua từng bước tiếp cận trong hệ thống quy trình bán hàng .

Mô hình marketing Aida bao gồm 4 yếu tố: Attention, Interest, Desire, Action

  • Attention (Chú ý): Giai đoạn thu hút, tạo ấn tượng với các khách hàng, giúp họ nhận thức và thương hiệu của bạn.
  • Interest (Hứng thú): Giai đoạn cung cấp các thông tin hữu ích và hấp dẫn, nhằm giúp khách hàng quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Desire (Mong muốn): Giai đoạn chú trọng vào các khía cạnh, lợi ích thiết thực, nhằm đáp ứng được các khách hàng và thôi thúc họ hành động 
  • Action (Hành động): Giai đoạn tận dụng CTA, các chương trình ưu đãi, chính sách hấp dẫn để hướng khách hàng quyết định lựa chọn dịch vụ/sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.

12. Mô hình phễu marketing

Mô hình phễu marketing là hành trình chinh phục khách hàng, lấy người tiêu dùng làm trung tâm. Bắt đầu từ việc lọc nhóm khách hàng tiềm năng, xúc tiến sản phẩm, cho đến việc giữ chân khách hàng và biến họ trở thành những người quảng bá cho dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp,… mỗi giai đoạn của mô hình này đều hướng tới một mục tiêu nhất định.

Trong đó, quy trình của mô hình phễu marketing sẽ bao gồm các bước:

  • Nhận biết
  • Xem xét
  • Thích
  • Mua
  • Trung thành
  • Truyền bá, chia sẻ

13. Mô hình digital marketing

Từ khi có sự ra đời của internet, hầu như toàn bộ hành của người tiêu dùng cũng như thị trường đã có nhiều sự thay đổi. Ngày nay, những marketer không chỉ mỗi việc nghiên cứu các hình thức marketing truyền thống mà họ còn cần phải biết cách ứng dụng nó vào các mô hình digital marketing, marketing online và cả chiến lược truyền thông tiếp thị của mình.

>>Tìm đọc thêm: SEM là gì? Tổng quan về chiến lược tiếp thi trực tuyến SEM

14. Mô hình SAVE

SAVE là một trong các loại hình marketing hiện nay

Ngày nay với “trợ thủ đắc lực” là công nghệ cộng và sự phát triển mạnh mẽ của thời đại kỷ nguyên số, mô hình marketing SAVE đang ngày càng được ưa chuộng. Ban đầu, mô hình truyền thông SAVE là được xây dựng lại từ định nghĩa của mô hình 4P và hướng đến B2B. Nhưng khi đi vào phân tích sâu hơn, SAVE phù hợp với hầu hết mọi doanh nghiệp và đặc biệt còn thích hợp với cả các phương tiện truyền thông xã hội.

Cụ thể, bốn thành tố quan trọng của mô hình SAVE gồm : Solution (giải pháp), Access (thâm nhập), Value (Giá trị)  và Education (giáo dục).

Trên đây là bài viết tổng hợp 14 mô hình marketing mang đến hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng dù là với mô hình nào thì cũng không nên áp dụng nó theo một cách cứng nhắc mà cần phải có sự linh hoạt, kết hợp với các hình thức khác tùy vào mỗi giai đoạn khác nhau. Hy vọng những thông tin mới được MONA Media chia sẻ sẽ hữu ích cho quý doanh nghiệp.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona