Sales Pipelines là một thuật ngữ được dùng phổ biến trong công việc kinh doanh. Hiểu rõ về Sale Pipeline bạn sẽ hiểu rõ về khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, tiếp cận và chốt Sale với họ dễ dàng. Cùng
Mona Media tìm hiểu về
Sales Pipeline để tăng doanh số hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Sales Pipeline là gì?
Pipeline có nghĩa tiếng Anh là đường ống dẫn tài nguyên. Trong kinh doanh, thuật ngữ Pipeline được hiểu là một quy trình đường dẫn giúp hoạt động của doanh nghiệp phát triển. Để làm rõ nghĩa của Pipeline người ta thường gắn liền với thuật ngữ Inside Sale và Sales Pipeline.
Inside Sale chỉ hoạt động kinh doanh, bán hàng không trực tiếp. Phương thức bán hàng này ngày càng phổ biến, được biết đến nhiều với cái tên
kinh doanh Online. Sale Pipeline lại là một quy trình đường dẫn hỗ trợ các hoạt động kinh doanh đó. Công việc kinh doanh tiến hành trên nguyên tắc của Sale Pipeline sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Những lợi ích Sales Pipeline mang lại cho doanh nghiệp
Hiểu rõ và áp dụng phù hợp Sales Pipeline vào doanh nghiệp mang đến nhiều lợi ích cho cả nhân v iên, quản lý và công ty.
- Đối với nhân viên: Nhân viên sẽ có một quy trình bán hàng chuyên nghiệp giúp chốt Sale hiệu quả. Việc theo dõi và nắm bắt cơ hội bán hàng cũng thuận tiện hơn với Sales Pipeline. Bạn sẽ dễ dàng chia sẻ thông tin với đồng nghiệp hay gửi báo cáo cho lãnh đạo.
- Đối với cấp quản lý: Việc giám sát hoạt động của nhân viên trong quá trình bán hàng không còn là vấn đề. Không chỉ vậy bạn có thể dễ dàng đánh giá được hiệu quả làm việc của nhân viên. Sales Pipeline hỗ trợ dự đoán doanh thu, xây dựng chiến lược Marketing hay Up-sales. Nếu có vấn đề trong quy trình bán hàng cũng sẽ nhanh chóng được phát hiện và xử lý.
- Đối với doanh nghiệp: Sales Pipeline chuẩn hóa quy trình bán hàng của công ty, tăng doanh thu hiệu quả. Tối ưu thời gian làm việc, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên.
Quy trình 5 bước làm Sales Pipeline cho doanh nghiệp
Không có doanh nghiệp nào có phương thức bán hàng giống doanh nghiệp nào. Tuy nhiên một quy trình chuẩn Sales Pipeline có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp. Chỉ cần thay đổi một chút để phù hợp với sản phẩm công ty là bạn đã có một quy trình bán hàng hiệu quả.
Bước 1: Tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng
Bước đầu tiên trong bất cứ đường ống bán hàng nào cũng là tiếp cận khách hàng. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà tệp khách hàng tiềm năng sẽ thay đổi. Có một số phương thức tìm kiếm khách hàng phổ biến. Bạn có thể vận dụng mạng lưới cá nhân, tham gia các sự kiện liên quan để tìm kiếm truyền thống. Hoặc sử dụng công nghệ như chạy quảng cáo, đăng tin bán hàng, Telesale…
Tham khảo:
Bước 2: Đánh giá, sàng lọc khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn
Sau khi có dữ liệu về tệp khách hàng tiềm năng bạn cần tiến hành đánh giá và sàng lọc. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình Sales Pipeline, giúp doanh nghiệp không bị lãng phí thời gian cho những đối tượng không mua sản phẩm.
Để sàng lọc được khách hàng đủ tiêu chuẩn cần dựa vào cuộc trò chuyện với khách hàng. Đội ngũ nhân viên phải cố gắng khai thác các thông tin như:
- Khách hàng có đủ khả năng mua sản phẩm không?
- Khách hàng có phải là người trực tiếp quyết định mua sản phẩm? Hay họ cần tham khảo thêm ý kiến của người khác mới có thể mua hàng?
- Khách hàng có sẵn sàng mua sản phẩm thời gian này không? Họ có thực sự cần sử dụng sản phẩm?
Sau khi sàng lọc bạn cũng đừng vội xóa
Data mà nên lưu thông tin những khách hàng này vào phần mềm lưu trữ thông tin.
Bước 3: Liên hệ với khách hàng tiềm năng
Nhân viên bán hàng có thể liên hệ tới khách hàng đủ tiêu chuẩn qua cuộc gọi, tin nhắn hay Email… Để công việc chốt Sale tiến hành nhanh chóng, đạt hiệu quả thì phải chuẩn bị kịch bản bán hàng. Điều quan trọng là kỹ năng thuyết trình và thuyết phục của nhân viên. Làm sao để khách hàng cảm thấy họ thực sự cần tới sản phẩm này thì mới chốt Sale được.
Tham khảo:
Bước 4: Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Không phải khách hàng nào cũng quyết định mua sản phẩm ngay từ lần đầu liên hệ. Vòng đời bán hàng thông thường có thể kéo dài từ 15 đến 30 ngày. Trong thời gian này, nhân viên bán hàng phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng, chăm sóc và thuyết phục họ.
Bạn không cần gọi điện hay nhắn tin với khách hàng quá thường xuyên. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu khi bị làm phiền. Có một số cách để xây dựng mối quan hệ với khách hàng khéo léo hơn. Như kết bạn trên mạng xã hội, chia sẻ bài viết liên quan đến khách hàng…
Bước 5: Chốt Sale cho doanh nghiệp
Một khi nhân viên bán hàng đã xây dựng được lòng tin cho khách hàng về sản phẩm thì có thể
chốt Sale. Đây là bước cuối cùng của quy trình Sales Pipeline nên cần hết sức lưu ý. Hãy chốt lại nhu cầu mua hàng của khách, báo giá và tiến hành thanh toán một cách nhanh chóng và cẩn thận. Tiếp tục giữ liên hệ với khách hàng để khách có thể quay lại mua hàng hoặc trở thành người giới thiệu miễn phí cho doanh nghiệp.
Hướng dẫn cách làm chủ Sales Pipeline hoàn hảo
Làm thế nào để làm chủ quy trình Sale Pipeline dành riêng cho doanh nghiệp của mình? Tham khảo ngay hướng dẫn quản lý Sales Pipeline hoàn hảo dưới đây.
Luôn theo dõi quy trình
Những nhân viên kinh doanh giỏi sẽ luôn tiếp tục theo dõi khách hàng ngay cả khi đã chốt được Sale. Đối với những khách hàng không tiềm năng bạn cũng đừng vội bỏ qua. Có thể theo dõi bằng cách cài đặt tự động hóa như tự gửi email theo mẫu tới khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn giữ mối quan hệ với khách hàng mà không làm phiền họ.
Tập trung vào nhóm khách hàng tiềm năng
Nhiều khi doanh số một khách hàng tiềm năng bằng doanh số của mười khách hàng thường gộp lại. Vì thế bạn nên tập trung vào nhóm khách hàng tiềm năng nhất, những đối tượng luôn sẵn lòng mua hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được thời gian bán hàng mà không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Theo dõi số liệu của Sales Pipeline thường xuyên
Số liệu của Sales Pipeline có thể luôn thay đổi nên hãy theo dõi thường xuyên nhé. Từ số liệu giao dịch, tỷ lệ trung bình hoàn thành giao dịch hay thời gian một giao dịch được diễn ra… đều cần kiểm soát tốt. Bạn nên lên một lịch trình cụ thể để xem xét các số liệu này.
Sử dụng công nghệ để quản lý doanh số
Công nghệ luôn là trợ thủ đắc lực của các doanh nghiệp trong công việc kinh doanh. Tận dụng công nghệ để quản lý doanh số sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và giải quyết nhiều rủi ro. Hiện nay có rất nhiều
phần mềm lưu trữ dữ liệu, quản lý thông tin. Hãy lựa chọn phần mềm phù hợp với công ty và có độ an toàn nhất định.
Đánh giá và cải thiện quy trình Sales Pipeline của bạn
Một hoạt động nữa giúp bạn làm chủ Sale Pipeline hoàn hảo là đánh giá và cải thiện quy trình. Cập nhật quy trình bán hàng thường xuyên giúp bạn phát hiện và giải quyết các vấn kịp thời. Nếu không thường xuyên kiểm tra, quy trình Sales Pipeline hoàn toàn có thể trở nên hỗn loạn và ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin về
Sales Pipeline mà bài viết đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Pipeline là gì và cách làm chủ Sales Pipeline hiệu quả. Hãy áp dụng và bắt tay ngay vào xây dựng hệ thống quản lý bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.