RAM là một linh kiện phần cứng quan trọng trong thiết bị thông minh, đặc biệt là PC (máy tính để bàn) hoặc laptop. Bộ nhớ RAM càng cao thì máy của bạn sẽ càng đa nhiệm tốt hơn. Cùng tìm hiểu về
RAM là gì trong bài viết này với
Mona Media.
RAM là gì?
Vậy RAM là gì? Đây là chữ viết tắt của cụm từ
Random Access Memory, tạm dịch là bộ nhớ truy cập tạm thời. Như vậy, RAM là bộ nhớ lưu trữ dữ liệu tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu không được kết nối với nguồn điện thì dữ liệu này cũng bị xóa sạch.
Thông tin dữ liệu nhập vào RAM máy tính sẽ được lưu trữ trong từng ô nhớ, mỗi ô nhớ có một địa chỉ khác nhau với cùng tốc độ đọc và ghi nhớ dữ liệu bằng nhau. RAM có dung lượng càng lớn thì khả năng xử lý nhiều công việc càng cao.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy RAM được sử dụng trong tất cả các thiết bị điện tử hiện nay như iPad, thiết bị di động, máy tính, máy in…
RAM có vai trò gì?
Sau khi biết RAM là gì hay còn gọi là bộ nhớ truy cập của máy tính thì ta tới với vai trò của nó. Linh kiện này sẽ được sử dụng làm bộ lưu trữ tạm thời cho dữ liệu, các lệnh của hệ điều hành và ứng dụng trước khi chúng được ghi vào ổ đĩa cứng trong một phiên làm việc.
RAM được ví như một cầu nối trung gian giữa ROM và
CPU. Mục đích của cây cầu này là cung cấp thông tin, tác vụ và các lệnh nhanh nhất có thể. Khi ứng dụng được mở, thông tin cần thiết cho CPU sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ RAM để chờ truy cập. Dữ liệu này là dữ liệu có thể được truy cập ngay lập tức và có thể là dữ liệu của ứng dụng, tác vụ thông thường, đồ họa của game…
Trong bộ nhớ RAM, tất cả bộ nhớ có sẵn cho mình một
địa chỉ riêng. Điều này cho phép thực hiện các thao tác cơ bản trong thời gian ngắn bằng cách truy cập vào các tệp dữ liệu. Đây là lý do tại sao các thiết bị điện tử thông minh chạy rất chậm khi không có RAM, đặc biệt là điện thoại thông minh.
Cơ chế hoạt động của RAM
Trong các thiết bị điện tử, di động thì bộ nhớ RAM được dùng để phối hợp với bộ nhớ thiết bị điều khiển, truy cập và sử dụng các dữ liệu. Lúc này, bộ vi xử lý CPU chuyển dữ liệu từ ổ đĩa sang bộ nhớ RAM để lưu trữ tạm thời, các vùng nhớ của RAM Memory sẽ được trả lại khi người dùng đóng ứng dụng hoặc tắt máy.
RAM điện thoại khác RAM máy tính như thế nào?
Mặc dù có các chức năng tương tự nhau, nhưng có một số khác biệt về đặc điểm của
RAM điện thoại di động và RAM máy tính. Rõ ràng nhất là kích thước của hai loại thiết bị này là khác nhau, các thiết bị điện thoại có kích thước RAM nhỏ hơn và hoạt động với mức điện năng thấp hơn.
Ngoài ra, RAM điện thoại di động không thể nâng cấp được vì vốn dĩ nó đã gắn liền với chip xử lý. Đây có thể coi là điểm cơ bản nhất giúp chúng ta phân biệt hai loại thiết bị này với nhau.
Đặc biệt, RAM điện thoại di động được dùng chung cho cả chip xử lý và bộ vi xử lý đồ họa. Đây được coi là điểm khác biệt so với RAM máy tính và những thiết bị điện từ này cần bộ nhớ riêng để xử lý đồ họa. Do đó, Ram máy tính được chia ra nhiều phân khúc hơn so với điện thoại di động.
Có thể thấy RAM không chỉ quan trọng đối với một chiếc máy tính mà nó còn rất quan trọng đối với một chiếc điện thoại di động. Vì RAM điện thoại di động đảm nhận nhiều công năng giúp máy chạy ổn định cũng như hỗ trợ xử lý đồ họa trong các tựa game có dung lượng nặng.
Và việc có thêm dung lượng RAM càng lớn thì sẽ giúp thiết bị điện tử, di động đa nhiệm tốt hơn. Ví dụ bạn sử dụng thiết bị có 2GB RAM mà mở 10 ứng dụng thì nhiều khả năng thiết bị của bạn sẽ bị lag hoặc văng khỏi ứng dụng liên tục, nhưng nếu bạn sử dụng thiết bị có 2GB RAM thì trường hợp này sẽ không xảy ra nữa.
Phân biệt RAM và ROM
RAM
- Là bộ nhớ tạm thời và khả biến (Volatile Memory)
- Mất điện sẽ khiến dữ liệu trong RAM bị xóa sạch
- Lưu trữ các chương trình đang thực hiện
- Có khả năng đọc và ghi dữ liệu
- RAM có tốc độ đọc và ghi dữ liệu nhanh
- Khả năng lưu trữ tương đối cao (Ít nhất 16GB)
ROM
- Chỉ có thể ghi dữ liệu, đọc và không có chức năng sửa, đổi
- Là bộ nhớ không khả biến
- Mất điện thì mọi dữ liệu vẫn bình thường
- Lưu trữ các chương trình hệ thống (quan trọng, tồn tại vĩnh viễn)
- ROM có tốc độ đọc và ghi dữ liệu chậm
- Khả năng lưu trữ cực kỳ thấp (khoảng 4 MB)
Ứng dụng của RAM
Đầu tiên, một thiết bị điện thoại thông minh muốn khởi chạy ứng dụng nhanh thì cần phải chạy ứng dụng đó ở chế độ nền, sau đó sử dụng bộ nhớ đệm hay còn gọi là RAM điện thoại.
Đồng thời, các ứng dụng điện thoại thông minh ngày càng phát triển và mở rộng với dung lượng lớn hơn nên việc chạy các ứng dụng này sẽ tiêu tốn rất nhiều RAM điện thoại. Dung lượng RAM càng lớn thì chu kỳ bộ nhớ càng nhanh và có thể chạy cùng lúc nhiều ứng dụng càng thoải mái.
RAM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sử dụng máy tính. RAM kiểm soát tốc độ hoạt động của máy tính. Bộ nhớ RAM có dung lượng càng lớn thì có nghĩa là máy tính của bạn chạy nhanh hơn và mượt mà hơn. Vì vậy nếu bạn không muốn quá trình sử dụng máy tính xảy ra tình trạng chạy chậm hoặc lag thì nâng cấp RAM là biện pháp cải thiện hoàn hảo và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, dung lượng RAM lớn không đảm nhận vai trò đảm bảo máy chạy mượt mà hay không mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như hệ điều hành được tối ưu tốt thì chúng ta cũng không cần phải nâng cấp RAM.
Các loại RAM phổ biến hiện nay
Bộ nhớ RAM được sử dụng trong điện thoại thông minh ngày nay được gọi là DRAM. Trong cấu trúc DRAM, mỗi tụ điện trong mạch RAM lưu trữ 1 bit. Tụ điện bị rò rỉ nên bộ nhớ phải được “làm mới” liên tục, dẫn đến tính chất “động” của RAM. Do đó, dữ liệu được lưu trữ trong DRAM được thay đổi rất nhanh để lưu trữ một nội dung mới.
SRAM và DRAM là hai loại RAM được sử dụng phổ biến hiện nay trên máy tính:
- SRAM (RAM tĩnh) là loại RAM được được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động.
- DRAM (RAM động) được sử dụng để lưu trữ tạm thời dữ liệu trong khi mở ứng dụng và có thể được trả lại khi người dùng tắt ứng dụng hoặc shutdown máy tính.
RAM dung lượng bao nhiêu là đủ?
Ngoài câu hỏi RAM là gì thì có lẽ đây là câu hỏi luôn được nhiều người sử dụng các thiết bị điện tử, di động quan tâm nhất hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta sẽ dựa vào nhu cầu tác vụ mà sử dụng loại RAM có dung lượng sao cho phù hợp nhất.
- Đối với tác vụ nhẹ như nhu cầu lướt web, xem phim hoặc giải trí nhẹ nhàng thì dung lượng từ 2 – 3GB là phù hợp.
- Đối với tác vụ nặng như muốn chơi các tựa game nặng có mức đồ họa cao hoặc thực hiện những tác vụ như edit video, đồ họa thì cần RAM với dung lượng cao hơn là 4GB trở lên.
Tất cả những thông tin cơ bản về RAM mà bạn cần biết đã có đủ trong bài viết trên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ được
RAM là gì và chọn được cho mình một loại RAM để trang bị cho thiết bị mình đang sử dụng phù hợp.
THAM KHẢO NGAY:
DỊCH VỤ UNLIMITED HOSTING
| Lưu trữ dữ liệu không giới hạn
| Tốc độ tối ưu cực nhanh
| Hỗ trợ kỹ thuật 24/24