Private Cloud là một trong ba mô hình
điện toán đám mây (Cloud Computing) được các doanh nghiệp tin tưởng, lựa chọn sử dụng rộng rãi hiện nay. Hình thức này được tích hợp nhiều ưu điểm của điện toán đám mây với độ bảo mật rất cao. Vậy
Private Cloud là gì? Mona sẽ giới thiệu chi tiết tới bạn mô hình này trong bài viết dưới đây.
Private Cloud là gì?
Private Cloud (máy chủ điện toán đám mây riêng) là một hệ thống máy chủ nội bộ của mỗi doanh nghiệp. Tất cả các tài nguyên như phần cứng, phần mềm, network được vận hành độc lập, dành riêng để phục vụ cho một khách hàng hay doanh nghiệp duy nhất. Private Cloud chỉ được truy cập bởi tổ chức hoặc những ai được cấp quyền truy cập vào hệ thống.
Các thành phần và kiến trúc của Private Cloud
Hệ thống Private Cloud được thiết kế và xây dựng các thành phần tương tự như
Public Cloud, bao gồm nhiều tính năng cao cấp, tiện ích như nâng cấp tài nguyên dễ dàng, có khả năng tùy biến cao, mở rộng linh hoạt, giám sát việc truy cập, có tính bảo mật và an toàn hơn với
lưu trữ backup riêng biệt. Ngoài ra trên giao diện quản lý trung còn có thể chủ động tùy chỉnh khởi tạo tài nguyên.
Hiện nay, điện toán đám mây Private Cloud được xây dựng theo dạng kiến trúc sau:
Ảo hóa
Kiến trúc này giúp trừu tượng hóa các tài nguyên CNTT từ phần cứng vật lý, đồng thời có thể gộp chung vào các nhóm tài nguyên vô hạn về dung lượng máy tính, lưu trữ, bộ nhớ và kết nối mạng. Sau đó, với tính năng này còn có thể phân phối giữa nhiều vùng chứa, máy ảo hoặc các thành phần cơ sở hạ tầng CNTT cũng sẽ được ảo hóa khác.
Phần mềm quản lý
Với hệ thống phần mềm quản trị trong Private Cloud sẽ cung cấp quyền kiểm soát tập trung cho quản trị viên đối với các ứng dụng chạy trên phần mềm đó và cơ sở hạ tầng. Phần mềm quản lý còn cho phép tối ưu hóa tính bảo mật, tính năng khả dụng và có thể sử dụng tài nguyên trong môi trường đám mây nội bộ.
Automation
Kiến trúc Automation này là tự động hóa tăng tốc các tác vụ như cung cấp và tích hợp máy chủ. việc này sẽ giúp giảm bớt sự can thiệp của con người và không phải thực hiện theo phương pháp thủ công và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các
điện toán đám mây riêng có thể áp dụng các kiến trúc đám mây như Microservices, Container và DevOps. Điều này giúp tăng hiệu quả, tính linh hoạt và có khả năng chuyển đổi dễ dàng từ đám mây công cộng sang đám mây lai trong tương lai.
Ưu điểm nổi bật của Private Cloud là gì?
Để một hệ thống Private Cloud hoạt động trôi chảy thường sẽ tốn khá nhiều chi phí xây dựng, triển khai ban đầu như hạ tầng phần cứng cùng các giải pháp bản quyền phần mềm Cloud đi kèm. Tuy nhiên, khi sử dụng hệ thống này các doanh nghiệp sẽ hoàn toàn có thể chủ động trong việc thiết kế hệ thống cũng như nâng cấp cấu hình theo nhu cầu riêng mà không phải phụ thuộc theo cấu hình mặc định của đơn vị cung cấp.
Hiệu suất hoạt động tốt
Do sử dụng nguồn tài nguyên độc lập, không phải chia sẻ với khách hàng khác nên tất cả các tài nguyên đều tập trung xử lý công việc cho doanh nghiệp của bạn. Chính vì vậy mà Private Cloud có mức ổn định rất tốt và hoạt động với hiệu suất cao.
Bên cạnh đó, hệ thống Private Cloud với tính chất đặc thù là phục vụ nhu cầu nội bộ nên các chính sách truy cập an toàn như Leaseline Firewall,
VPN được thiết lập vô cùng chặt chẽ nên sẽ hạn chế được các rủi ro và đảm bảo tính bảo mật dữ liệu.
Cơ sở hạ tầng ổn định, độc lập
Cơ sở hạ tầng của Private Cloud được thiết lập độc lập dựa trên cụm Server vật lý riêng (Cluster). Bởi vậy mà giúp người dùng giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng, tác động từ những người dùng khác.
Bảo mật dữ liệu an toàn
Private Cloud là một trong những công nghệ an toàn và bảo mật tốt nhất hiện nay. Bởi kiến trúc của nó được xây dựng một cách độc lập cho người dùng và có hệ thống tường lửa và lưu trữ nội bộ đảm bảo an toàn dữ liệu. Chính nhờ vậy mà các doanh nghiệp có thể yên tâm sử dụng mà sẽ không phải lo lắng về việc rò rỉ thông tin, dữ liệu ra ngoài hay chia sẻ tài nguyên với những người dùng khác.
Dễ dàng tùy chỉnh máy chủ
Nếu người dùng sử dụng dịch vụ Private Cloud thì có thể mua bất kỳ phần mềm, phần cứng nào mà họ mong muốn mà không phải sử dụng các phần mềm, phần cứng có sẵn của đơn vị cung cấp. Bên cạnh đó, bạn có thể tùy chỉnh dễ dàng máy chủ theo nhu cầu sử dụng Private Cloud của mình và có thể tùy chỉnh các phần mềm khi cần thông qua các tiện ích bổ sung hoặc phát triển.
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Private Cloud
Các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp Private Cloud sẽ được mang tới rất nhiều lợi ích thiết thực dành cho họ. Trong số đó phải kể đến những lợi ích cụ thể như sau:
- Đảm bảo tính bảo mật, riêng tư về các thông tin dữ liệu cho người dùng.
- Bạn có thể toàn quyền lựa chọn phần cứng và cài đặt các ứng dụng theo nhu cầu của mình.
- Mô hình hệ thống Private Cloud khá tinh gọn và có khả năng tối ưu chi phí đầu tư hơn rất nhiều so với hệ thống máy chủ truyền thống.
- Hệ thống Private Cloud được thiết kế với các kịch bản dự phòng N+1, đảm bảo hệ thống được hoạt động thông suốt, ổn định.
- Phù hợp và đáp ứng nhanh, linh hoạt khi cần thiết phải mở rộng và thu hẹp tài nguyên.
- Hệ thống khá tiện ích, dễ dàng thao tác giám sát và quản lý tài nguyên sử dụng một cách hiệu quả nhất.
- Hệ thống Private Cloud giúp thuận tiện hơn trong công tác bảo trì đồng bộ các dữ liệu cũng như nâng cấp hệ thống.
Từ những lợi ích mà công nghệ Private Cloud đem lại, mà Private Cloud đã được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn để sử dụng. Doanh nghiệp dễ dàng quản lý tài nguyên máy chủ một cách hiệu quả và mang tới nhiều lợi thế trong quá trình xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu và mở rộng phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Điểm khác biệt giữa Public Cloud và Private Cloud
Để giúp bạn có thể dễ dàng nhận ra điểm khác biệt giữa Private Cloud và Public Cloud để đưa ra lựa chọn
Cloud Server phù hợp dành cho mình.
Các tiêu chí |
Private Cloud |
Public Cloud |
Cài đặt và sử dụng |
Phức tạp và cần có trình độ công nghệ cao |
Dễ dàng sử dụng |
Tính bảo mật và quyền riêng tư |
Cao |
Thấp |
Giám sát và quản trị dữ liệu |
Cao |
Tương đối |
Mức độ đáng tin cậy |
Cao |
Thấp |
Khả năng mở rộng linh hoạt |
Cao |
Cao |
Chi phí đầu tư đầu vào |
Tốn kém |
Tối ưu nhất |
Khấu hao & Quản lý phần cứng |
Hàng năm |
Không cần |
Trên đây là những chia sẻ về
Private Cloud là gì cũng như những vấn đề xoay quanh hệ thống này. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích giúp bạn đưa ra quyết định lựa chọn và xây dựng, phát triển hệ thống Private Cloud riêng cho doanh nghiệp của mình hiệu quả nhất.