Ngày nay, việc xây dựng một mô hình đánh giá chuẩn quốc tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối doanh nghiệp nhằm duy trì sự công bằng khi đánh giá nhân sự. Trong đó, mô hình đánh giá ASK là công cụ được nhắc đến nhiều nhất vì được áp dụng khá nhiều trong lĩnh vực quản trị và tìm kiếm nhân sự tài ba. Vậy mô hình ASK là gì? Cùng MONA Media đi tìm lời giải đáp ở bài viết này nhé!
Mô hình ASK là gì?
Mô hình ASK (Attitude – Skill – Knowledge) là một trong những công cụ đánh giá năng lực tiêu biểu nhất thế giới. ASK được thiết kế để đo lường thái độ, kỹ năng và kiến thức của cá nhân. Trong môi trường doanh nghiệp, việc xác định và đánh giá chính xác những yếu tố này cực kỳ quan trọng để đảm bảo hiệu suất cá nhân và tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Mô hình ASK trong tuyển dụng áp dụng khi tuyển dụng ứng viên mới hoặc sử dụng cho nhân viên trong tổ chức.
Đối với ứng viên tuyển dụng: Doanh nghiệp sử dụng lý thuyết mô hình ASK giúp chọn lọc ứng viên có chuyên môn tốt, phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Đối với nhân viên trong công ty: Mô hình tam giác năng lực ASK giúp doanh nghiệp phân loại nhân viên theo trình độ, kiến thức, kỹ năng,… nhằm dễ dàng quản lý, khen thưởng và bổ nhiệm công việc mới.
Yếu tố trong mô hình đánh giá ASK
Mô hình đánh giá năng lực ASK lấy ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956). Để tạo thành mô hình đánh giá ASK hoàn chỉnh phải kể đến sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 yếu tố sau đây:
Thái độ/ phẩm chất – Attitude
Ký tự A – Thái độ/phẩm chất nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự thành công và phát triển của một tổ chức. Thái độ tích cực, có tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng đối mặt trước thách thức không chỉ tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn là động lực quan trọng, thúc đẩy sự thăng tiến và đổi mới trong tổ chức.
Kỹ năng – Skill
Ký tự S – Kỹ năng trong mô hình ASK tập trung đánh giá kiến thức, kỹ năng của nhân viên trong quá trình làm việc. Mỗi vị trí trong doanh nghiệp đều đặt ra những yêu cầu chuyên môn khác nhau và nhân viên cần sở hữu những kỹ năng đặc biệt để đảm bảo hiệu suất và chất lượng công việc tối ưu. Kỹ năng bao gồm kỹ thuật, thành thạo trong giao tiếp, khả năng quản lý thời gian linh hoạt cùng nhiều yếu tố khác. Những kỹ năng này sẽ tùy thuộc vào bản chất và đặc điểm riêng biệt của từng vị trí công việc.
Kiến thức – Knowledge
Ký tự K – Kiến thức (Knowledge) được coi là sự am hiểu vững chắc về kiến thức chuyên môn. Điều này bao gồm việc nắm vững thông tin, quy trình liên quan đến công việc và khả năng áp dụng hiệu quả kiến thức đó trong các tình huống thực tế. Tóm lại, nhân sự đảm nhận công việc và nhiệm vụ phức tạp bao nhiêu thì chứng tỏ vốn kiến thức và năng lực cao bấy nhiêu.
Tầm quan trọng của mô hình ASK
MONA có 8+ kinh nghiệm trong phát triển phần mềm, thiết kế website và giải pháp marketing hiểu được tầm quan trọng của mô hình ASK khi ứng dụng trong doanh nghiệp. Những điểm quan trọng của mô hình có thể kể đến.
Xác định chênh lệch kỹ năng của nhân viên
Đánh giá kỹ năng của đội ngũ nhân sự giúp nâng cao hiệu suất và phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ với một đánh giá không đúng đắn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
Với lý thuyết mô hình ASK, quá trình đánh giá trở nên linh hoạt và chi tiết hơn bao giờ hết. Bạn không chỉ thu thập dữ liệu đánh giá năng lực, mà còn có khả năng phân tích sâu sắc khoảng cách kỹ năng trong đội ngũ, giúp doanh nghiệp hình thành một đội ngũ nhân sự mạnh mẽ.
Thúc đẩy và cải tiến trong doanh nghiệp
Sự tiến triển nhanh chóng của tổ chức và doanh nghiệp đặt ra thách thức cho việc duy trì kỹ năng của nhân viên. Dù được đào tạo doanh nghiệp nhưng một số kỹ năng vẫn có thể trở nên lạc hậu và không đáp ứng được xu hướng hiện đại. Tuy nhiên, sự xuất hiện của mô hình ASK đã hoàn toàn giải quyết tốt điều này. ASK chỉ ra những thiếu sót của nhân viên và cải thiện dần dần. Qua đó, nó kích thích tính năng động trong tổ chức, tạo ra một chu kỳ đánh giá và phát triển liên tục.
Sau khi dựa vào mô hình ASK phát hiện những thiếu xót mà nhân viên gặp phải. Doanh nghiệp cần có những buổi training nhằm khắc phục vấn đề, nâng cao kỹ năng cho nhân sự. Có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả, một trong số đó là sử dụng phần mềm quản lý đào tạo nội bộ MONA SkillHub.
Trong quá trình phát triển công ty, The MONA đã áp dụng phần mềm quản lý đào tạo nội bộ trong việc đào tạo nhân sự, cung cấp những kiến thức cần thiết để nhân viên nâng cao trình độ, tăng năng suất làm việc mà quản lý đã đặt ra.
Phần mềm đào tạo nội bộ MONA SkillHub có những tính năng nổi bật sau:
Tình năng không chặn tua video: Đảm bảo nhân viên phải xem hết video mới có thể xem bài học tiếp theo.
Tạo bài kiểm tra với điểm sàn: MONA đã ứng dụng phần mềm trong việc tạo bộ đề thi trắc nghiệm theo điểm sàn, nhân viên cần vượt qua điểm sàn này để đến với bài học tiếp theo.
Cấp chứng chỉ tự động: Nhằm tạo động lực cho nhân viên khi học khóa học, MONA đã phát triển tính năng cấp chứng chỉ tự động khi nhân viên xuất sắc hoàn thành tốt khóa học mà MONA cung cấp. Giúp tạo động lực cho nhân viên và tăng tính chuyên nghiệp cho khóa học.
Tạo lịch, thông báp, reup video: Tạo lịch và thông báo cho nhân viên xem lại video nếu gặp trường hợp tương tự trong công việc. Ngoài ra, phần mềm giúp reup video sau những buổi workshop online, Seminar trên chính phần mềm.
Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q.Tân Bình, TP.HCM
Email: info@themona.global
Tuyển dụng theo mô hình ASK
Sử dụng lý thuyết mô hình ASK, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và chọn lựa được ứng viên phù hợp thông qua việc xác định rõ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho mỗi vị trí công việc. Ngoài ra, mô hình đánh giá ASK trong tuyển dụng giúp bộ phận HR đánh giá và xác định ứng viên tiềm năng một cách hiệu quả.
Cách đánh giá năng lực theo mô hình ASK
Năng lực của nhân sự là một trong yếu tố doanh nghiệp cần đánh giá trong quá trình làm việc. MONA cũng vậy! Dựa vào 3 yếu tố của mô hình đánh giá năng lực ASK, bạn có thể áp dụng mô hình ASK một cách hiệu quả để đánh giá năng lực của nhân sự như sau:
Đánh giá năng lực dựa trên Attitude
Đánh giá thái độ nhân sự dựa trên 5 cấp độ sau:
Tích cực: Luôn mang thái độ vui vẻ, nỗ lực xuất sắc và chủ động giải quyết mọi thách thức một cách đơn giản.
Không tích cực: Nhân viên lười nhác, không chịu nỗ lực và phấn đấu, dễ từ bỏ mục tiêu.
Xung đột: Thường xuyên tranh cãi, không chấp nhận ý kiến của người khác.
Lười biếng: Thái độ lười biếng, không có ý muốn hoàn thành công việc nhanh chóng, thường trì hoãn công việc.
Không đáng tin cậy: Nhân viên không hoàn thành công việc đúng thời hạn hoặc không đạt yêu cầu.
Đánh giá năng lực dựa trên Skill
Để đánh giá năng lực trong mô hình tam giác năng lực ASK, bạn có thể sử dụng các cấp độ từ cao đến thấp như sau:
Kỹ năng cao: Đạt đến mức độ thành thạo đáng kinh ngạc về các kỹ năng chuyên môn liên quan.
Thành thạo: Thành thạo đáng kể trong việc sử dụng các kỹ năng, giúp nhân viên thực hiện công việc hiệu quả.
Thực hành: Thực hành tốt về kỹ năng, mặc dù chưa đạt đến mức thành thạo.
Đang phát triển: Tích cực phát triển kỹ năng, đây là nhóm nhân sự có tiềm năng cải thiện và học hỏi tốt.
Bắt đầu: Sự bắt đầu mới trong việc tiếp cận và phát triển kỹ năng liên quan.
Đánh giá năng lực dựa trên Knowledge
Knowledge là yếu tố cuối cùng trong mô hình ASK. Đánh giá năng lực dựa trên kiến thức bao gồm các cấp độ sau đây:
Chuyên gia: Khả năng hiểu và đánh giá các rắc rối xảy ra, đồng thời đưa ra giải pháp đúng đắn và hiệu quả.
Hiểu biết tốt: Am hiểu sâu rộng về lĩnh vực nghiên cứu hoặc công việc.
Hiểu biết mức độ cơ bản: Đã có kiến thức cơ bản về lĩnh vực nghiên cứu hoặc công việc.
Hiểu biết hạn chế: Chỉ có ít kiến thức cơ bản, không đủ khả năng để đưa ra quyết định đúng đắn.
Không có kiến thức: Hoàn toàn thiếu kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu hoặc công việc.
MONA Media đã áp dụng nhiều mô hình khác nhau trong quản trị nhân sự, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng trong công việc. Do đó, để áp dụng mô hình ASK trong quản trị đội ngũ nhân sự, MONA đã điểm qua một số lưu ý sau đây:
Xây dựng tiêu chí sàng lọc và tuyển dụng nhân sự
Với mô hình ASK, việc sàng lọc và tuyển dụng nhân sự tập trung vào 3 tiêu chí sau:
Tiêu chí trình độ chuyên môn: Tùy thuộc vào tính chất của công việc, doanh nghiệp cần xác định rõ tiêu chí trình độ chuyên môn qua các bằng cấp, chứng chỉ nghề nghiệp,…
Tiêu chí kinh nghiệm làm việc: Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc tăng dần theo cấp bậc. Chẳng hạn, từ 1-3 năm kinh nghiệm cho nhân viên chuyên môn và 5-8 năm cho vị trí trưởng phòng. Điều này phụ thuộc vào độ khó của công việc và ngân sách phúc lợi dành cho ứng viên trúng tuyển.
Tiêu chí kỹ năng: Mỗi vị trí cần xác định các tiêu chí và kỹ năng quan trọng khác nhau. trong đó kỹ năng giao tiếp sắp xếp công việc là những yếu tố được đánh giá đặc biệt.
Xây dựng khung năng lực đánh giá nội bộ
Doanh nghiệp phải hiểu rõ mục đích của mô hình ASK là để xây dựng một khung năng lực đánh giá hiệu quả là chìa khóa quan trọng. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý khi xây dựng khung năng lực nhân sự:
Năng lực theo vai trò: Tổng hợp các năng lực như tư duy chiến lược, quản lý bản thân, lãnh đạo,…
Năng lực cốt lõi: Gồm kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề, kỹ năng hùng biện để đảm bảo sự đa dạng trong mọi tình huống.
Khung năng lực chuyên môn: Liên quan đến lĩnh vực cụ thể, với sự tập trung vào vị trí công việc đặc biệt. Ví dụ: kỹ năng bán hàng, lập trình, tư vấn và chăm sóc khách hàng,…
Năng lực hành vi: Thông qua các hành vi cụ thể, giúp đảm bảo khả năng ứng dụng và mức độ thuần thục trong thực tế.
Áp dụng mô hình ASK trong định hướng và phát triển nhân sự
Việc xây dựng và phát triển mô hình ASK rõ ràng sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững. Doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất: Thiết lập một chiến lược phát triển doanh nghiệp chuyên nghiệp và rõ ràng.
Thứ hai: Chú trọng vào việc huấn luyện những người quản lý và lãnh đạo để họ trở thành những huấn luyện viên chuyên nghiệp.
Thứ ba: Nhấn mạnh vào phát triển kỹ năng mềm, tăng cường tinh thần đoàn kết giữa các thành viên và nâng cao khả năng giám sát hiệu quả các hoạt động của nhân sự.
Để phát triển doanh nghiệp bền vững, doanh nghiệp cần hạn chế chênh lệch trình độ giữa quản lý và nhân viên. XEM NGAY VIDEO dưới đây để chuẩn bị kế hoạch đào tạo nội bộ ngay hôm nay nhé!
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về chủ đề mô hình ASK là gì? Cách đánh giá năng lực theo mô hình ASK. Nhờ chú trọng vào thái độ, kỹ năng và kiến thức trong mô hình đánh giá ASK, nhiều doanh nghiệp nói chung và MONA Media nói riêng đã thành công định hình và phát triển đội ngũ nhân viên một cách hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ áp dụng mô hình ASK để quản trị nhân sự tốt hơn cho doanh nghiệp của mình.
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!