Kinh Doanh Online

18 Tháng Ba, 2023

Máy quét mã vạch là gì? Phân biệt các loại máy quét mã vạch hiện nay

Máy quét mã vạch là thiết bị hỗ trợ rất nhiều lĩnh vực công nghệ trong cuộc sống hiện đại. Hiện nay máy quét mã vạch có nhiều loại khác nhau với giá thành và ứng dụng công nghệ đa dạng. Mona Media sẽ giúp bạn tìm hiểu về máy quét mã vạch và phân biệt các thiết bị này một cách tốt nhất. Cùng tìm hiểu để chọn cho đơn vị, showroom của mình những máy quét mã vạch phù hợp nhất nhé!

Máy quét mã vạch là gì?

Máy quét mã vạch còn được gọi với tên gọi khác là máy đọc mã vạch. Thiết bị này sẽ tiến hành chụp hoặc quét và đọc dữ liệu có trên sản phẩm, bao bì và nhiều sản phẩm khác. Các hạng mục như thẻ nhân viên hoặc mã quản lý kho hàng cũng được sử dụng máy quét mã vạch.

Thiết bị đọc mã vạch được thiết kế với ứng dụng bộ giải mã bên trong và cáp USB. Các thiết bị này sẽ được kết nối với máy tính, màn hình để hiển thị thông tin. Các ứng dụng tính tiền hoặc chấm công cũng sẽ được hiển thị để tạo nên một hệ thống bán hàng (POS) hoàn hảo.

Máy quét mã vạch sẽ chiếu một chùm sáng lên mã vạch. Sau đó phản chiếu ánh sáng đặc trưng lên các vạch sáng và vạch tối sau đó mã hóa và chuyển đổi thành dữ liệu. Cập nhật dữ liệu này lên màn hình máy tính.

Máy đọc mã vạch sẽ giúp rút ngắn thời gian quản lý, tính tiền và tìm hiểu thông tin về sản phẩm. Khi cần xử lý một đống thông tin lớn từ sản phẩm, bao bì thì mã vạch sẽ làm tốt hơn rất nhiều so với kiểm soát thủ công.

Ứng dụng của máy quét mã vạch

Ứng dụng của máy quét mã vạch

Máy quét mã vạch được sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Ứng dụng máy quét mã vạch để quản lý kho hàng. Tồn kho, đếm hàng hóa, kiểm soát hàng theo từng mã khác nhau.
  • Các cửa hàng bán lẻ dùng máy quét mã vạch để bán sản phẩm, tìm kiếm thông tin về sản phẩm.
  • Quầy thanh toán của các dịch vụ dùng máy quét mã vạch để đẩy nhanh quá trình thu tiền.
  • Quét thẻ của nhân viên cùng cần đến máy quét mã vạch.
  • Các thư viện cùng dùng máy quét mã vạch để kiểm tra đầu sách, thực hiện các tính năng về mượn trả sách.
  • Vận chuyển đơn hàng cũng cần đến mã vạch để kiểm soát và cập nhật thông tin thường xuyên.
  • Các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp cũng dùng máy quét mã vạch cho các công việc đặc thù.

Chính vì sự đa dạng trong các lĩnh vực sử dụng này nên máy đọc mã vạch được thiết kế đa dạng với nhiều kiểu khác nhau. Mỗi thiết bị sẽ có những đặc thù sử dụng để tiện cho các hình thức quét mã vạch của người dùng.

Phân biệt các loại máy quét mã vạch hiện nay

Máy quét mã vạch hiện nay được sản xuất theo công nghệ hiện đại và chia làm nhiều loại khác nhau. Máy quét mã vạch có loại không dây, có dây, loại cầm tay và loại để bàn. Chia theo công nghệ còn có máy quét 1D, máy quét 2D… Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các phân loại máy đọc mã vạch chi tiết nhất ở nội dung tiếp theo.

Phân loại theo công nghệ giải mã

Tính theo công nghệ giải mã thì máy đọc mã vạch được phân thành 2 loại:

  • Máy đọc mã vạch 1D
  • Máy đọc mã vạch 2D

Thiết bị quét mã vạch 1D thường được dùng để quét các mã vạch đơn giản được cấu tạo bằng cách vạch đen trắng. Hiện tại dòng quét mã vạch 1D cũng chia thành 2 sản phẩm là máy đọc mã vạch tia CCD và thiết bị đọc mã vạch bằng tia Laser.

  • Máy quét mã vạch tia CCD sẽ dùng chùm sáng để quét mã vạch. Khoảng cách của máy quét này xa nhất cũng chỉ 20cm. Hoạt động tốt nhất là khi quét ở khoảng cách khoảng 10cm. Các loại mã vạch nhỏ sẽ dùng thiết bị này để quét.
  • Thiết bị đọc mã vạch tia Laser có độ quét rộng hơn từ 15cm đến 30cm. Các tem mã ngược sáng đều có thể đọc được bằng thiết bị này.

Máy quét mã vạch 2D được nâng cấp để có thể ứng dụng mọi tính năng của máy quét mã vạch 1D. Bạn có thể dùng để quét ma trận vuông trắng, các vạch trắng đen hoặc một khối mã code. Tất cả mọi mã Datamatrix, QR Code, PDF417 hoặc các mã Vericode, Softstrip… đều có thể dùng thiết bị đọc mã vạch 2D.

Hiện nay máy đọc mã vạch 2D đa chức năng, giá thành đắt hơn 1D và cũng được sử dụng nhiều hơn.

Máy quét mã vạch phân loại theo số lượng tia quét

Máy quét mã vạch phân loại theo số lượng tia quét

Tính theo công nghệ tia quét có thể chia thành 2 loại:

  • Máy quét mã vạch đơn tia là loại ít tia laser nhất. Với sản phẩm này thì người dùng cần đưa mã vạch đúng vị trí của tia sáng máy quét mới hoạt động được.
  • Thiết bị quét mã vạch đa tia có thiết kế hiện đại hơn. Công nghệ đa tia tạo nên các tia laser ở dạng chùm. Thiết kế này thường được thiết kế với từ 20 đến 40 nên tạo nên các góc quét đa dạng. Người dùng chỉ cần lướt qua máy quét đã đọc được một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Dòng máy quét mã vạch đơn tia hiện nay được sử dụng ít hơn. Máy quét mã vạch đơn tia thường được dùng cho các dòng cầm tay hoặc máy quét thẻ nhân viên nhiều hơn. Các dòng máy quét đa tia được ứng dụng rộng cho nhiều lĩnh vực hơn.

Phân loại máy quét mã vạch theo thiết kế

Nếu dùng thiết kế để phân loại mã vạch thì có thể chia máy đọc mã vạch thành các loại như:

  • Máy đọc mã vạch cầm tay dùng để quét cho các sản phẩm có kích thước cồng kềnh không thể hướng mã vạch đúng để quét nhanh chóng. Sản phẩm này gọn nhẹ, tiện di chuyển. Tuy nhiên, khả năng đọc quét sẽ chậm hơn các dòng máy quét nâng cấp phiên bản sau.
  • Thiết bị đọc mã vạch để bàn được ứng dụng tại các siêu thị lớn, thư viện hoặc nhà sách. Tốc độ quét nhanh, nhiều và hiệu quả cao.
  • Máy quét mã vạch tự động là dòng tân tiến nhất. Người dùng chỉ cần đưa mã vạch đến vùng có ánh sáng để đọc mà không cần bấm. Thiết bị này rất thích hợp để tính tiền tại các siêu thị lớn, hệ thống càn quét mã vạch nhanh và nhiều. Tuy nhiên, nhược điểm của thiết bị này là cồng kềnh, lắp đặt cố định và có giá thành cao.

Cách sử dụng máy quét mã vạch

Để đọc được máy quét mã vạch bạn sẽ cần các thiết bị:

  • Đầu đọc mã vạch không dây kết nối qua Bluetooth hoặc wifi hoặc có dây kết nối với USB.
  • Máy tính tương thích có hỗ trợ cài đặt các ứng dụng quét mã vạch.
  • Cài các phần mềm quét mã vạch để quản lý hệ thống.
  • Trang bị các loại máy in tem để tạo mã vạch chuẩn.

Sau khi cài đặt và kết nối hoàn thiện hệ thống chỉ cần đưa chuỗi mã vạch, mã QR đến phần quét để cập nhật thông tin. Tùy theo từng loại máy quét mã vạch như chúng tôi đã chia sẻ ở trên để thời gian quét nhanh chậm và có các góc quét mã vạch khác nhau.

Đơn vị cung cấp mã vạch cũng sẽ có một buổi hướng dẫn sử dụng thiết bị này. Hoặc bạn có thể đọc trên các tờ giấy hướng dẫn, video Youtube. Về cơ bản thiết bị này hướng đến hỗ trợ tối đa cho người tiêu dùng nên việc sử dụng luôn đơn giản hóa nhất có thể.

Một số vấn đề thường gặp khi dùng máy quét mã vạch

Một số vấn đề thường gặp khi dùng máy quét mã vạch

Trong quá trình sử dụng máy quét mã vạch bạn có thể gặp nhiều lỗi và cần xử lý nhanh chóng. Dưới đây là một số lỗi thường gặp và cách để khắc phục các lỗi quét mã vạch:

Máy quét mã vạch bị lỗi không thể đọc được các mã vạch

Trong trường hợp này, có thể do các nguyên nhân như:

  • Đưa mã vạch chưa đúng với góc độ của máy quét. Cần thay đổi góc độ của mã vạch để phù hợp với máy quét. Hoặc có thể nâng cấp lên các dòng máy quét tự động, máy quét đa tia để quét dễ dàng hơn.
  • Cấu hình máy quét mã vạch bị sai cần thiết lập lại cấu hình. Nên chọn các máy in tem để tạo mã vạch chuẩn. Việc quét mã sẽ thuận tiện hơn.
  • Phần cứng hoặc ứng dụng hỗ trợ quét mã vạch trên máy tính bị hư hỏng. Cần tìm đến các kỹ thuật viên tìm hiểu và sửa chữa.
  • Cổng USB hoặc kết nối không dây gặp vấn đề cũng khiến cho máy không đọc/check được mã vạch.

Quét mã vạch đúng máy hỗ trợ đọc mã vạch

Chẳng hạn như máy đọc mã vạch 1D sẽ chỉ được được các loại mã code như: Mã Code 39, mã Code 128 hoặc các loại mã vạch Interleaved 2 of 5, mã Codabar… Các mã vạch có cấu tạo cao hơn sẽ cần đến máy mã vạch 2D để đọc.

Khi dùng máy đọc mã vạch 2D bạn có thể đọc được các mã vạch 1D kèm theo các loại QR Code hoặc Data Matrix… Các dòng máy quét đa tia, máy quét tự động sản xuất về sau có đủ tính năng nên sẽ hỗ trợ việc đọc mã vạch tốt hơn. Đặc thù mã vạch hiện nay cũng được thiết kế với công nghệ cao hơn, vì thế, càng đầu tư vào máy đọc mã vạch cao cấp thì việc hỗ trợ đọc sẽ càng tốt.

Không đọc/check được mã vạch do các yếu tố chủ quan

  • Chẳng hạn như trạng thái pin đang ở mức thấp. Điều này rất hay xảy ra ở máy quét không dây. Khi không đọc/check được mã vạch nên kiểm tra hệ thống pin của máy.
  • Máy đọc mã vạch không có dòng điện ổn định hoặc cổng cắm USB của máy tính bị hư hỏng. Các loại máy đọc mã vạch có dây thường hay gặp các lỗi này.
  • Không thường xuyên vệ sinh ống kính khiến cho đầu đọc khó nhận diện mã vạch. Nên dùng khăn mềm, nhúng ẩm để lau sạch bụi bẩn. Sau đó lau khô để việc đọc mã vạch nhạy bén hơn.
  • Trong một số trường hợp máy đọc mã vạch bị trầy xước cũng khiến việc đọc mã vạch khó khăn hơn. Cần kiểm tra để thay ống kính khi cần thiết.

Một số trường hợp như máy in tem nhiệt kém chất lượng. Hoặc tem in có độ bóng, tương phản đen trắng không tốt. Các trường hợp tem không đúng phông để in mã vạch cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Máy quét mã vạch hiện nay cần cho nhiều lĩnh vực và ứng dụng trong nhiều tác vụ khác nhau. Cần chọn được máy đọc mã vạch tốt, máy in mã vạch đúng chuẩn và hệ thống máy tính kết nối hỗ trợ phần mềm mã vạch chuyên nghiệp.

Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về các công cụ quản lý kho, thanh toán sản phẩm hay mở rộng hệ thống mã vạch, máy qué, đừng ngần ngại chia sẻ với Mona Media qua HOTLINE 1900 636 648. Mona Media có chuyên viên tư vấn 24/24.

Tham khảo: Dịch vụ thiết kế phần mềm quản lý bán hàng theo yêu cầu

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona