Với số vốn không lớn và mang lại lợi nhuận cao,
kinh doanh quán bia là ngành nghề giàu tiềm năng và đang được rất nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng về các kế hoạch kinh doanh và tính toán trong chi tiêu, bạn sẽ gặp khó khăn khi vận hành quán. Vậy để kinh doanh quán bia thành công cần tìm hiểu những gì? Trong bài viết này,
Mona Media sẽ chia sẻ tới bạn những
kinh nghiệm kinh doanh quán bia thành công, mang lại lợi nhuận cao.
Chi phí cần cho kinh doanh quán bia
Ngoài lên một bản
kế hoạch kinh doanh chi tiết, bạn không thể bỏ qua việc tính toán các khoản chi phí để bắt đầu công việc kinh doanh. Số vốn khởi điểm sẽ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh lớn hay nhỏ.
Nhìn chung, không có một công thức chính xác nào để có thể đưa ra một con số chính xác cho bất kỳ một mô hình kinh doanh nào. Do đó, tùy theo mong muốn và tình trạng nguồn vốn của mỗi người để có sự tính toán, cân đối sao cho phù hợp. Thông thường, số vốn để mở quán bia hơi sẽ dao động từ 100 – 300 triệu đồng, phân bổ cho các khoản chi dưới đây.
Chi phí mặt bằng
Chi phí thuê mặt bằng phụ thuộc vào địa điểm bạn chọn. Nếu chọn kinh doanh ở thành phố và dân cư đông đúc, ngân sách sẽ khoảng từ 10 – 20 triệu/tháng và thường phải cọc tiền nhà từ 3 – 6 tháng. Còn nếu bạn chọn kinh doanh quán bia bình dân ở nông thôn thì tiền thuê mặt bằng sẽ ít hơn, dao động trong khoảng 5 – 7 triệu/tháng. Do đó, chi phí thuê mặt bằng phục vụ hoạt động kinh doanh quán bia sẽ tốn khoảng 60 – 100 triệu.
Trong trường hợp nhà riêng của bạn rộng rãi, nằm trên địa phận đắc địa thì bạn hãy tận dụng không gian tầng 1 để phục vụ kế hoạch mở quán. Với cách này, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí thuê mặt bằng.
Đầu tư cơ sở vật chất
Đây là khoản mục tốn khá nhiều chi phí. Ngoài việc cải tạo không gian, trang trí cửa hàng, biển bảng thì bạn cần đầu tư mua sắm nội thất như: tủ lạnh, bàn ghế, quầy thanh toán, thiết bị bếp, các thiết bị bảo quản, chiết rót,…
Với quán quy mô nhỏ (khoảng 10 – 15 bàn), ngân sách sẽ dao động từ 50 – 60 triệu đồng. Còn với quán có quy mô lớn hơn thì ngân sách có thể lên tới vài trăm triệu đồng.
Để giảm chi phí đầu tư ban đầu, bạn có thể cân nhắc sử dụng đồ thanh lý cho bàn ghế, thiết bị nhà bếp, tủ lạnh,…
Chi phí bia và đồ nhậu
Chi phí bia và đồ nhậu là một khoản chi phí lưu động khá lớn. Với đặc thù quán bia cần đa dạng các món nhậu, nguyên liệu xoay vòng mỗi ngày thì yêu cầu số vốn ít nhất khoảng 20 – 30 triệu đồng.
Chi phí thuê nhân viên
Chi phí thuê nhân lực mỗi tháng sẽ tuỳ thuộc vào quy mô quán của bạn. Bạn có thể tham khảo thị trường và dựa trên ngân sách hiện tại cũng như đầu việc của từng vị trí để trả lương cho nhân viên. Ví dụ, đầu bếp cơ bản lương khoảng 10 – 12 triệu/tháng, nhân viên phục vụ từ 5 – 6 triệu/tháng, mức lương nhân viên part-time làm theo giờ khoảng 25 – 30k/giờ.
Ngân sách quảng cáo, khuyến mãi
Để thu hút khách hàng, quán bia của bạn cần tổ chức các
chương trình khuyến mãi, phát voucher, treo banner hoặc quảng cáo online. Ngân sách chi tiêu cho các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi sẽ khoảng 10 – 20 triệu/tháng.
Dự phòng
Trong 6 tháng đầu tiên sẽ là khoảng thời gian khó khăn nhất với các chủ quán bia. Thời gian này việc kinh doanh chưa ổn định và khả năng sinh lời còn thấp nên nếu không có khoản dự phòng, quán sẽ phải đóng của nếu cạn vốn. Do đó, sau khi tính các khoản chi phí trên, bạn nên dành thêm 20 – 30% của tổng chi phí để lập quỹ dự phòng.
Như vậy, bạn sẽ cần một số vốn từ 100 – 300 triệu đồng cho một quán bia có quy mô nhỏ. Theo kinh nghiệm của nhiều chủ quán, một quán bia hơi thường mất ít nhất 3 – 6 tháng để bắt đầu sinh lời. Vì vậy, ở giai đoạn đầu, bạn cần phải hết sức cân nhắc các khoản chi tiêu, tránh trường hợp quán chưa hoạt động ổn định đã phải đóng cửa vì cạn vốn.
Tham khảo: Phân biệt lợi nhuận Net-Profit và Gross-Profit giúp kinh doanh hiệu quả
Kinh nghiệm kinh doanh bia thành công
Những
kinh nghiệm kinh doanh quán bia mang lại lợi nhuận cao mà các chủ quán cần nắm chắc đó là:
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh tốt
Để hoạt động kinh doanh hiệu quả và sinh lời tốt, lựa chọn mặt bằng “đắc địa” là rất quan trọng. Bạn nên ưu tiên chọn địa điểm kinh doanh gần khu vực có nhiều người qua lại, tập trung đông dân cư, gần cơ quan văn phòng lớn, khu công nghiệp,… Với những vị trí mặt bằng thuận tiện đi lại và có bãi đỗ xe thì càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu xem khu vực đó có cho kinh doanh mô hình quán nhậu không và nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống xung quanh đó như thế nào.
Khi đi thuê mặt bằng bạn cũng nên lưu ý tới các vấn đề trong hợp đồng pháp lý. Bạn nên ưu tiên những địa chỉ cho thuê dài hạn (3 – 5 năm). Việc này giúp hạn chế tình huống phải trả mặt bằng khi hoạt động kinh doanh vừa đi vào ổn định.
Lựa chọn thương hiệu bia ngon, uy tín
Để thuận lợi hơn cho việc trang trí biển bảng quảng cáo, mỗi quán bia thường sẽ chọn gắn bó ổn định với một thương hiệu bia. Do đó, ngay từ đầu, bạn nên lựa chọn một nhà sản xuất được đánh giá cao, đảm bảo nguồn hàng chất lượng và đều đặn. Các sản phẩm bia hơi đang được người tiêu dùng ưa chuộng như Bia hơi Sài Gòn, Bia hơi Hà Nội, Bia hơi Việt Hà,…
Ngoài ra, hiện nay có nhiều thương hiệu bia lớn đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi, như tặng bom bia khai trương, hỗ trợ thiết bị bảo quản, chiết rót,… Vì vậy, chủ quán có thể tham khảo những thông tin này để đưa ra quyết định phù hợp.
Chuẩn bị các giấy tờ kinh doanh cần thiết
Dù với bất kỳ ngành nghề nào, các giấy tờ trong kinh doanh là điều cần thiết và bắt buộc mà người chủ quán cần phải trang bị cho cửa hàng của mình. Bởi nếu bạn không có đầy đủ các loại giấy tờ cấp phép, khi có cơ quan lực lượng chức năng đến và theo dõi thì bạn sẽ bị phạt và việc kinh doanh có thể bị trì hoãn.
Xây dựng chiến lược marketing cho cửa hàng bia
Các chương trình khuyến mãi, quảng cáo tiếp thị sẽ giúp cho khách hàng biết đến quán của bạn một cách nhanh chóng. Do đó, khi mới bắt đầu khai trương, bạn nên bỏ ra một phần chi phí cho việc quảng cáo và tiếp thị.
Bên cạnh quảng cáo tiếp thị cho quán trong ngày khai trường, trong quá trình vận hành quán, các
chiến lược marketing đóng vai trò quan trọng giúp bạn thu hút thêm nhiều lượng khách một cách nhanh chóng. Hiện nay có hai kênh Marketing phổ biến bạn có thể áp dụng đó là:
-
Kênh Marketing truyền thống
Các kênh marketing truyền thống bạn có thể áp dụng để
thu hút khách hàng cho quán bia của mình đó là: phát tờ rơi, treo băng rôn, poster xung quanh khu vực kinh doanh,…
Tham khảo: Thiết kế băng rôn khai trương thu hút khách hàng
Ngoài các kênh marketing truyền thống, chủ quán cũng nên áp dụng các
kênh marketing online để
tăng lượng khách hàng đến với quán nhanh chóng. Một số cách bạn có thể áp dụng đó là xây dựng một website riêng để tăng uy tín hay chạy quảng cáo qua các
kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Tiktok hoặc book
KOL marketing, food reviewer hay các trang chuyên review ẩm thực,…
Tham khảo: Liệu có nên kinh doanh trên các kênh mạng xã hội?
Bên cạnh đó, website có lẽ là một kênh không thể không nhắc tới. Bạn có biết hầu hết người dùng đều sử dụng Google để tìm kiếm một thông tin? Vậy nên việc sử dụng
dịch vụ thiết kế website trọn gói của
Mona Media là một dịch vụ bạn nên tham khảo ngay!
Theo đó,
Mona Media có cung cấp thêm
dịch vụ SEO thương hiệu, giúp đ
ưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Map và
tạo Profile doanh nghiệp để hiển thị top đầu khi khách hàng tìm kiếm, giúp cho
tỉ lệ reach của khách hàng với quán bia của bạn cao hơn rất nhiều!
Như vậy, trên đây là những kinh nghiệm mở quán bia và các khoản chi phí cần có để vận hành quán bia. Hi vọng với những kinh nghiệm mà
Mona Media chia sẻ trên đây đã giúp được bạn có thêm ý tưởng trên con đường
kinh doanh quán bia của mình!