Digital Marketing

18 Tháng Tư, 2023

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Chiến lược cho từng giai đoạn

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50

Trong kinh doanh, sản phẩm của bạn có nhiều cơ hội bứt phá nếu nắm rõ chu kỳ sống của sản phẩm. Bởi vậy, việc tìm hiểu giai đoạn thịnh suy của sản phẩm là vô cùng quan trọng nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững. Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Chiến lược Marketing theo từng giai đoạn như thế nào? Tất cả sẽ được Mona Media làm rõ ở bài viết dưới đây.

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Chu kỳ sống của sản phẩm (trong tiếng anh là “Product Life Cycle”)  hay còn gọi là vòng đời sản phẩm. Cụm từ này chính là toàn bộ quá trình sản phẩm tồn tại và phát triển từ khi triển khaiphát triểnbão hòasuy thoái.

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Không những vậy, chu kỳ sống sản phẩm còn biểu thị chỉ số về tương tác giữa sản phẩm và khách hàng ở từng khoảng thời gian cụ thể khác nhau tính từ khi ra mắt (số lượng tiêu thụ, số lượng tiếp cận, tỷ lệ cạnh tranh,…)

Chính bởi những thông tin hữu ích mà chu kỳ sống của sản phẩm đem lại, có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đều thực hiện nghiên cứu và đoán vòng đời của sản phẩm để có thể đưa ra chiến lược Marketing thích hợp.

Nguyên lý hoạt động chu kỳ sống của sản phẩm

Nguyên lý hoạt động chu kỳ sống của sản phẩm

Một sản phẩm trải qua bốn giai đoạn trong chu kỳ sống của nó: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Tuy nhiên, trước khi bước vào các giai đoạn này, sản phẩm phải trải qua quá trình thiết kế, nghiên cứu và phát triển. Nếu sản phẩm được đánh giá là có khả năng sinh lợi và đáp ứng nhu cầu của thị trường, nó mới được sản xuất, quảng bá và đưa ra thị trường.

Các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm ảnh hưởng đến cách tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng. Thành công trong việc giới thiệu sản phẩm sẽ tăng nhu cầu và mức độ phổ biến, đồng thời đẩy các sản phẩm cũ ra khỏi thị trường.

Vai trò chu kỳ sống của sản phẩm

Vai trò chu kỳ sống của sản phẩm

Quản lý vòng đời sản phẩm có rất nhiều lợi ích quan trọng bao gồm:

  • Quyết định chính xác cho kế hoạch bán hàng và tiếp thị theo giai đoạn vòng đời.
  • Nâng cao hiệu quả đầu tư (ROI) khi sản phẩm được giới thiệu trên thị trường.
  • Điều chỉnh thông điệp tiếp thị để duy trì kết nối với đối tượng mục tiêu.
  • Cải thiện sự hấp dẫn và lòng trung thành của khách hàng.
  • Đạt được lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không quản lý vòng đời sản phẩm hiệu quả sẽ gặp khó khăn như:

  • Sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thực tế trên thị trường.
  • Hàng tồn kho dư thừa.
  • Tăng chi phí cho nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mới.
  • Gây thiệt hại cho doanh thu và lợi nhuận.

4 giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Ở vị trí người tiêu dùng, người ta thường thấy có 3 giai đoạn cụ thể và dễ dàng nhận ra nhất gồm có: Ra mắt – Phủ sóng (tức là nhìn thấy sản phẩm ở mọi gia đình, mọi nơi,…) – Biến mất (ít khi nhìn thấy, hoàn toàn biến mất,..)

Tuy nhiên, đối với những người kinh doanh, chu kì sống của sản phẩm được chia thành 4 giai đoạn khác nhau. Thời gian ở mỗi giai đoạn không được ấn định cụ thể mà phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của sản phẩm.

4 giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Tóm lại, chu kỳ sống gồm có 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Ra mắt sản phẩm

Ra mắt sản phẩm là giai đoạn các doanh nghiệp chuẩn bị những khâu hoàn thiện sản phẩm cuối cùng và tung sản phẩm ra thị trường. Ở giai đoạn ra mắt sản phẩm, đa số các khách hàng đều không biết đến sản phẩm.

Bởi vì vậy, trong giai đoạn này doanh nghiệp cần phải tích cực quảng cáo mọi thông tin quảng cáo những thông tin hình ảnh trên những kênh truyền thông xã hội, hay những phương tiện truyền thông đại chúng, KOLS…để tăng mức độ nhận diện thương hiệu đối với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Chú ý, sản phẩm sẽ bước sang giai đoạn 2 nhanh chóng nếu giai đoạn 1 kết thúc sớm. Tuy nhiên, để đạt được điều đó cần phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược quảng bá sản phẩm.

Giai đoạn 2: Phủ sóng kết hợp tăng trưởng

Sau khi đã bước qua giai đoạn 1, chu kỳ sống sẽ bước đến giai đoạn phủ sóng và tăng trưởng trên thị trường.

Ở giai đoạn 2, doanh nghiệp có thể nhìn thấy được sự tăng trưởng của sản phẩm một cách rõ rệt thông qua doanh thu. Tại giai đoạn 1, càng có nhiều khách hàng biết đến sản phẩm tức là giai đoạn 2 thành công nhất.

Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc cắt giảm chi phí về quảng cáo để có thể tập trung vào chiến lược bán hàng như mở rộng thị trường, sản xuất, tìm kiếm những đại lý phân phối các sản phẩm,…

chiến lược phủ sóng thị trường

Giai đoạn 3: Đỉnh thị trường và bão hòa

Ở giai đoạn này, chúng ta sẽ không thấy sự phát triển mạnh mẽ như ở giai đoạn trước. Thấm chí, ở một số thời điểm nhất định, bạn có thể cảm nhận được sự chững lại rõ ràng và chỉ số có thể đi xuống.

Sở dĩ có giai đoạn này bởi khách hàng đã biết quá rõ về sản phẩm, tệp khách hàng mục tiêu đã được khai thác triệt để, chưa thể thu hút được khách hàng mới.

Điều này thể hiện tỷ lệ cạnh tranh giữa các sản phẩm ở thị trường tăng cao, các nhà kinh doanh hy vọng có thể duy trì được mức kết quả ổn định và bắt buộc phải bỏ ra nhiều khoản chi phí. Nếu không, sản phẩm sẽ nhanh chóng bước sang giai đoạn suy thoái.

Giai đoạn 4: Thị trường suy thoái

Không có bất kỳ sản phẩm nào có thể tránh được giai đoạn suy thoái. Đây có lẽ chính là thời điểm mà các doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng bị động.

Ví dụ: Sản phẩm của bạn bị tồn kho với số lượng lớn, hạn sử dụng sắp hết và cần nhanh chóng cắt lỗ, tệ hơn sẽ có thể dẫn đến thua lỗ và khủng hoảng ở bất kỳ thời điểm nào nếu doanh nghiệp của bạn không tìm ra được một chiến lược mới cho sản phẩm.

Cũng không quá khó để hiểu, bởi thị trường hiện nay luôn thay đổi, mỗi một giờ đồng hồ trôi qua trên thị trường lại xuất hiện thêm rất nhiều sản phẩm khác nhau. Người tiêu dùng sẽ có thêm rất nhiều sự lựa chọn khác nhau, lúc này sản phẩm của bạn đã không gây nên được thu hút như ban đầu.

Đây là giai đoạn vô cùng khó khăn, bắt buộc các nhà kinh doanh phải có tầm nhìn và biết cách đón đầu xu hướng kinh doanh để có thể tạo cho sản phẩm một chu kỳ sống mới.

Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm

Nokia

Chu kỳ sống của sản phẩm Nokia

Nokia 1100 là một chiếc điện thoại di động đơn giản và bền bỉ được Nokia sản xuất từ năm 2003 đến năm 2009. Chu kỳ sống của Nokia 1100 có 4 giai đoạn chính:

  • Triển khai (2003): Nokia 1100 được ra mắt vào năm 2003 với giá rẻ, dễ sử dụng và có thời lượng pin cao để phục vụ nhu cầu của thị trường các nước đang phát triển. Doanh số bán ra trong giai đoạn này chậm.
  • Tăng trưởng (2004-2005): Nokia 1100 được nhiều người biết đến và tin dùng, trở thành một trong những chiếc điện thoại bán chạy nhất thế giới với hơn 200 triệu chiếc được bán ra. Nokia 1100 cũng được cải tiến thêm một số tính năng như đèn pin, loa ngoài và nhạc chuông.
  • Bão hòa (2006-2007): Nokia 1100 không còn là sự lựa chọn duy nhất cho người dùng và phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng khác như Motorola, Samsung, LG,… Doanh số bán ra giảm dần.
  • Suy thoái (2008-2009): Nokia 1100 không thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người dùng hiện đại và bị coi là lỗi thời. Doanh số bán ra sụt giảm mạnh và Nokia ngừng sản xuất Nokia 1100 vào năm 2009 để tập trung vào các sản phẩm smartphone khác.

Cocacola

Chu kỳ sống của sản phẩm Cocacola

Coca Cola là một thương hiệu nước giải khát có gas nổi tiếng trên toàn cầu. Chu kỳ sống của Coca Cola có 4 giai đoạn chính:

  • Triển khai: Coca Cola được ra mắt vào năm 1886 tại Mỹ, mở rộng sang các quốc gia khác và đầu tư vào quảng bá thương hiệu, xây dựng hệ thống phân phối và tạo nhu cầu cho sản phẩm. Doanh số bán ra trong giai đoạn này thấp.
  • Tăng trưởng: Coca Cola tăng trưởng mạnh từ những năm 1900, trở thành một trong những thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới với hơn 3300 sản phẩm khác nhau. Coca Cola cũng được cải tiến thêm một số tính năng như có gas, không gas, có caffeine, không caffeine, có vitamin, không vitamin,…
  • Bão hòa: Coca Cola bắt đầu bão hòa vào những năm 2000 khi thị trường nước giải khát có nhiều sản phẩm mới hơn, hiện đại hơn và đa dạng hơn. Doanh số bán ra giảm dần và lợi nhuận cũng suy giảm.
  • Suy thoái: Coca Cola bước vào giai đoạn suy thoái vào những năm gần đây khi thị trường nước giải khát chuyển sang xu hướng sức khỏe và thiên nhiên hơn. Coca Cola đã phải giảm giá, chiết khấu và điều chỉnh chiến lược marketing để tạo ra các sản phẩm mới phù hợp với xu hướng hiện tại như Coca Cola Zero Sugar, Coca Cola Life, Coca Cola Plus Coffee,…

Vinamilk

Chu kỳ sống của sản phẩm Vinamilk

Vinamilk, một thương hiệu sữa nổi tiếng tại Việt Nam. Chu kỳ sống của sữa Vinamilk có thể được chia thành 4 giai đoạn chính như sau:

  • Triển khai: Sữa Vinamilk ra mắt năm 1976 với tên gọi là Công ty Sữa Quốc doanh, đối mặt với nhiều khó khăn về nguyên liệu, thiết bị, cơ sở hạ tầng và cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Doanh số bán ra khá khiêm tốn do thị hiếu tiêu dùng còn hạn chế.
  • Tăng trưởng: Sữa Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam với nhiều dòng sản phẩm khác nhau như sữa tươi, sữa chua, sữa bột, sữa đặc,…, có giá cả, chất lượng, thiết kế và nhận diện tốt hơn so với các sản phẩm cạnh tranh.
  • Bão hòa: Sữa Vinamilk phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng khác như TH True Milk, Nutifood, Dutch Lady,… Doanh số bán ra giảm dần và lợi nhuận cũng suy giảm.
  • Suy thoái: Sữa Vinamilk giảm giá và chiết khấu để thu hút khách hàng và duy trì doanh số bán hàng, trong bối cảnh nhiều người dùng chuyển sang uống các loại sữa không bò, sữa hạt, sữa chay,… để tránh các tác hại của hormone, kháng sinh và chất bảo quản.

Doanh nghiệp cần làm gì ở mỗi giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm?

Giai đoạn giới thiệu sản phẩm

Giai đoạn giới thiệu sản phẩm

Khi sản phẩm mới ra mắt, doanh số thường thấp và tăng trưởng chậm vì sản phẩm còn mới và đang trong quá trình thử nghiệm. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực để triển khai chiến lược tiếp thị và thu hút khách hàng thử sản phẩm.

Mục tiêu quan trọng trong giai đoạn giới thiệu là đạt được sự công nhận rộng rãi và kích thích tiêu dùng thử sản phẩm. Các nỗ lực tiếp thị nên nhắm mục tiêu đối tượng khách hàng yêu thích trải nghiệm mới lạ, có khả năng mua sản phẩm mới nhất.

Có 2 chiến lược áp dụng được ở giai đoạn này:

  • Giá hớt váng: Tính giá ban đầu cao và giảm dần theo thời gian.
  • Thâm nhập giá: Đặt giá thấp để nhanh chóng thâm nhập thị trường và chiếm thị phần, trước khi tăng giá theo mức tăng trưởng của thị trường

Giai đoạn tăng trưởng

Giai đoạn tăng trưởng

Nếu sản phẩm phát triển tốt và đáp ứng nhu cầu thị trường, nó sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ sản phẩm. Giai đoạn này thường có doanh thu bán hàng tăng mạnh, cho thấy nhu cầu người tiêu dùng đang tăng cao. Tuy nhiên, cạnh tranh trong giai đoạn này rất khốc liệt, do đối thủ có thể tung ra sản phẩm tương tự với cải tiến. Doanh nghiệp cần cân nhắc cắt giảm chi phí quảng cáo để tập trung vào chiến lược bán hàng, như sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, và tìm kiếm đại lý phân phối sản phẩm.

Giai đoạn bão hoà

Giai đoạn bão hoà

Sản phẩm đã đạt vị trí trên thị trường, do đó giảm chi phí sản xuất và tiếp thị. Thị trường đang bão hòa, nhà bán lẻ không quảng bá sản phẩm, chỉ tiếp nhận đơn đặt hàng. Để giữ chân thị phần, sản phẩm cần có giá cả hợp lý và độc đáo hơn so với đối thủ. Chiến lược bao gồm: củng cố nhận diện thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng, làm nổi bật điểm khác biệt, gia tăng chương trình khuyến mãi và hậu mãi nhằm kích cầu tiêu dùng, và cải tiến sản phẩm.

Giai đoạn suy thoáiGiai đoạn suy thoái

Trong giai đoạn suy thoái, các chỉ số như doanh thu, lợi nhuận, khách hàng mới, tỉ lệ quay lại của khách hàng cũ sẽ giảm đáng kể do sản phẩm thay thế đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

Các doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược theo chu kỳ sống sản của phẩm sau đây:

  • Giảm chi phí tiếp thị và tối đa hóa tuổi thọ của sản phẩm.
  • Thu hẹp và loại bỏ các kênh phân phối để giảm chi phí duy trì.
  • Tổ chức nhiều đợt khuyến mãi đại hạ giá, thu hồi sản phẩm.
  • Thực hiện nghiên cứu và kế hoạch cho việc tung ra sản phẩm mới.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần hoạch định hoặc tư vấn chiến lược Marketing thì hãy tham khảo tại Mona Media. Chúng tôi tự tin là Agency với hơn 10+ kinh nghiệm trong linh vực Marketing với việc thực hiện hơn 300+ dự án thành công giúp khác hàng khai phá doanh thu vượt bật. Liên hệ với Mona Media qua hotline 1900.636.648 để được tư vấn chi tiệt và cụ thể nhất bạn nhé!

dịch vụ tư vấn chiến lược Marketing

Cách kéo dài chu kỳ vòng đời sản phẩm

Để ý tới quảng cáo, bao bì sản phẩm

Để ý tới quảng cáo, bao bì sản phẩm

Luôn chú ý xem xét cấu trúc của quảng cáo và hình thức bên ngoài của sản phẩm bằng cách:

  • Xác định đối tượng khách hàng.
  • Tối ưu hóa thông điệp, bao bì và nhắm chúng vào các nhóm khách hàng khác nhau để tăng doanh số bán hàng và trẻ hóa hình ảnh sản phẩm.
  • Sản phẩm hoặc thương hiệu có thể được hồi sinh bằng cách thay đổi thông điệp, bao bì và hướng đến các đối tượng khách hàng khác nhau.

Mặc dù tốn kém, các chiến dịch truyền thông trên truyền hình, mạng xã hội/Internet và các công cụ quảng cáo tiếp cận khách hàng có thể giới thiệu sản phẩm của bạn với khách hàng tiềm năng mới và nhắc nhở khách hàng hiện tại lý do tại sao họ lại thích sản phẩm của bạn.

Giá cả, thông số kỹ thuật

Để tăng giá trị sản phẩm của mình, bạn có thể đánh giá tính năng và giá của sản phẩm hiện tại. Sau đó, bạn có thể giảm giá hoặc bổ sung các tính năng mới để tăng sự hấp dẫn cho sản phẩm. Để đảm bảo sản phẩm không quá cũ, bạn nên thường xuyên thực hiện khảo sát khách hàng để tìm hiểu phản hồi của họ và cải thiện sản phẩm theo đúng hướng khách hàng mong muốn.

Thị trường và các nền tảng mới

Để sản phẩm sống lâu hơn, bạn cần tìm cách khai thác thị trường mới hoặc trên các nền tảng mới. Ví dụ, Netflix đã chuyển dịch từ dịch vụ phân phối DVD thành một trong những nền tảng phát trực tuyến lớn nhất thế giới. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các nền tảng phân phối cũng thay đổi. Nếu sản phẩm của bạn có thể thích ứng với sự thay đổi này, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của sản phẩm trong nhiều năm.

Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm

Để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng, chúng ta có thể cải tiến chất lượng sản phẩm bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những cách đó là tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm bằng cách đổi mới công nghệ, thiết kế, tính năng hoặc giá trị gia tăng.

Chúng ta có thể tìm hiểu và áp dụng các công nghệ mới nhất để sản phẩm của chúng ta trở nên tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xem xét thêm các tính năng mới hoặc cải thiện các tính năng hiện có để tăng tính hấp dẫn của sản phẩm.

Chiến lược Marketing theo từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Để doanh nghiệp chủ động trong doanh thu, tiêu thụ và sản xuất, các nhà kinh doanh cần có những chiến lược Marketing phù hợp với mỗi giai đoạn cụ thể. Dưới đây là chiến lược bạn có thể cân nhắc tham khảo.

Chiến lược Marketing theo từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Giai đoạn 1: Lựa chọn 1 chiến lược phù hợp

Doanh nghiệp cần lựa chọn 1 trong 4 chiến lược cụ thể dưới đây để phù hợp với tùy từng sản phẩm và khả năng thực hiện.

  • Đưa mức giá cao và tiến hành những hoạt động quảng bá cùng với các chiến lược, thông điệp sản phẩm tương đương với mức giá thành để thuyết phục tệp khách hàng tin tưởng.
  • Đưa mức giá cao cùng với những hoạt động quảng cáo, PR, Viral thương hiệu diễn ra thường xuyên để tiếp cận khách hàng
  • Đưa mức giá thấp cùng các hoạt động chiến lược Marketing diễn ra sôi nổi với mục đích đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường.
  • Đưa mức giá thấp, đồng thời không dành quá nhiều chi phí cho các hoạt động Marketing, sản phẩm sẽ thâm nhập vào thị trường từ từ một cách tự nhiên.

Giai đoạn 2: Đề ra chiến lược kinh doanh mạnh mẽ nhất

Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp cần tập trung để đưa ra một chiến lược kinh doanh có thể thúc đẩy doanh thu đồng thời duy trì hoạt động kinh doanh tốt nhất.

  • Mở rộng khu vực kinh doanh để tiêu thụ sản phẩm
  • Không ngường có những phương án cải tiến chất lượng
  • Tìm thêm một số kênh chất lượng có thể phân phối và thực hiện tiêu thụ sản phẩm.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có thể tham khảo, điều khiển mức giá của sản phẩm khi cần thiết.
  • Tập trung để xây dựng niềm tin, uy tín và hình ảnh thương hiệu.

Giai đoạn 3: Thay đổi chiến lược

Trong cả 4 chu kỳ sống của sản phẩm thì giai đoạn thứ 3 là giai đoạn mà doanh nghiệp cần phải tạo nên những thay đổi, cũng như những bước đột phá giúp duy trì được tính hiệu quả của sản phẩm.

  • Tiếp tục thực hiện củng cố thương hiệu
  • Thay đổi chiến lược Marketing: Điều này giúp khách hàng nhìn thấy sự khác biệt của sản phẩm của thương hiệu mình so với những sản phẩm cùng loại của thương hiệu khác trên thị trường.
  • Tiến hành tổ chức thêm các chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng và đẩy mạnh việc chăm sóc khách hàng.
  • Thay đổi sản phẩm về mẫu mã, hay chất lượng,…

Giai đoạn 4: Kết thúc một chu kỳ sống của sản phẩm

kết thúc một chu kỳ sống của sản phẩm

Trong giai đoạn cuối cùng này, những chỉ số như lượng khách hàng mới, doanh thu, tỷ lệ quay lại của khách hàng cũ,…sẽ tụt giảm đáng kể. Lúc này, doanh nghiệp sẽ cần đưa những sản phẩm của mình rời khỏi thị trường.

  • Nếu có thể hãy tiếp tục cải thiện sản phẩm của mình hoặc bạn vẫn có thể giữ nguyên sản phẩm. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cân đối để có thể hạn chế tối đa số lượng hàng tồn kho sau khi đã quyết định rút khỏi thị trường.
  • Mở ra nhiều chương trình khuyến mãi, thu hồi, đại hạ giá,..với mục đích thanh lý tất cả sản phẩm.
  • Thu hẹp và loại bỏ dần những kênh phân phối để giảm thiểu tối đa mức chi phí duy trì.
  • Lên ý tưởng cùng với kế hoạch chi tiết cho sản phẩm tiếp theo

Lưu ý cần biết khi áp dụng Product Life Cycle

Thay đổi khi cần thiết, không bảo thủ

Thay đổi khi cần thiết, không bảo thủ

Để doanh nghiệp có thể kéo dài vòng đời của sản phẩm và tránh bị suy thoái, chúng ta cần thường xuyên cập nhật những thay đổi mới nhất trên thị trường, khảo sát khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Những thông tin này sẽ giúp chúng ta điều chỉnh sản phẩm, giá cả, phân phối và quảng cáo sao cho phù hợp với từng giai đoạn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời, chúng ta cũng cần liên tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm để giữ vững sự cạnh tranh trên thị trường.

Đầu tư thời gian để phân tích chu kỳ sống của sản phẩm

Đầu tư thời gian để phân tích chu kỳ sống của sản phẩm

Đây được xem là một trong các lưu ý quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sự phát triển của sản phẩm trên thị trường. Việc phân tích này giúp doanh nghiệp biết được các hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra những quyết định và chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn của sản phẩm trên thị trường. Bằng cách áp dụng phân tích chu kỳ sống sản phẩm, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lợi nhuận và cạnh tranh hơn trên thị trường.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể dự báo được xu hướng và nhu cầu của thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm, giá cả, phân phối và quảng cáo cho phù hợp với từng giai đoạn của sản phẩm.

Doanh nghiệp tác động lớn đến vòng đời sản phẩm

Doanh nghiệp quyết định khi nào sản phẩm được ra mắt, cải tiến, hoặc thay thế bằng sản phẩm mới. Họ cũng quyết định chiến lược marketing cho sản phẩm, bao gồm giá cả, phân phối và quảng cáo. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm để tạo ra sự khác biệt và đổi mới cho sản phẩm.

Câu hỏi thường gặp về vòng đời sản phẩm

1. Lợi ích khi nắm bắt được chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

  • Quyết định đúng đắn cho các kế hoạch bán hàng và tiếp thị trong từng giai đoạn của sản phẩm.
  • Tối ưu hóa lợi nhuận ròng trên mỗi đồng đầu tư (ROI) khi sản phẩm được công bố.
  • Điều chỉnh thông điệp tiếp thị để giữ kết nối với đối tượng mục tiêu.
  • Áp dụng vòng đời sản phẩm để tăng lợi nhuận nhanh chóng, tạo lợi thế cạnh tranh và đạt sự phát triển bền vững.

2. Những nhân tố nào ảnh hướng tới chu kỳ của sản phẩm?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ sống của sản phẩm, dưới đây là một số yếu tố chung:

  • Yếu tố kỹ thuật: liên quan đến tính năng, chất lượng, thiết kế, bảo hành, sửa chữa của sản phẩm.
  • Yếu tố thị trường: liên quan đến nhu cầu, sở thích, hành vi mua hàng của khách hàng.
  • Yếu tố cạnh tranh: liên quan đến số lượng và chất lượng của các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
  • Yếu tố pháp lý: liên quan đến các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, bảo vệ sở hữu trí tuệ,…

3. Có phải sản phẩm nào trên thị trường cũng trải qua chu kỳ sống sản phẩm?

Không phải sản phẩm nào trên thị trường cũng phải trải qua hết 4 giai đoạn này. Có những sản phẩm có thể kéo dài vòng đời của mình bằng cách cải tiến, đổi mới hoặc thay đổi chiến lược Marketing. Có những sản phẩm có thể bị loại bỏ khỏi thị trường ngay sau khi được tung ra do không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hoặc không cạnh tranh được với các sản phẩm khác.

Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nắm rõ về chu kỳ sống của sản phẩm để có thể đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý và tối ưu lợi nhuận.

Qua bài viết ta có thể thấy chu kỳ sống của sản phẩm tức là một vòng đời của chúng từ lúc ra mắt thị trường – phát triển, tăng trưởng – bão hòa – suy thoái. Hy vọng, với những thông tin trên mà Mona Media cung cấp có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về các giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm để chọn những chiến lược Marketing phù hợp nhất.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona