Tên Miền

18 Tháng Ba, 2023

DNSSEC là gì? Lợi ích của DNSSEC đối với doanh nghiệp và ISP

DNSSEC là công nghệ an toàn giúp cung cấp các cơ chế bảo vệ dữ liệu cho hệ thống chủ. Nó được phát minh trên cơ chế mở rộng của giao thức DNS khi giao thức này có nguy cơ bị giả mạo gây nên tình trạng lỗi nguồn dữ liệu gốc. Vậy DNSSEC được cải tiến có gì vượt trội hơn giao thức cũ? Khái niệm và lợi ích của DNSSEC là gì, mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

DNSSEC là gì?

DNS là tên viết tắt của từ tiếng Anh Domain Name System, có nghĩa là một hệ thống phân giải tên miền. Chức năng của nó là chuyển đổi một tên miền ở dạng www.com sang một địa chỉ IP tương ứng khác và ngược lại. Nhờ đó, những thông tin trên mạng Internet được gán một địa chỉ cụ thể.

Tuy nhiên, hiện nay DNS đang gặp phải rủi ro lớn là việc bị rò rỉ thông tin khỏi kết nối VPN. Vậy nên DNSSEC được tạo ra nhằm cung cấp các công nghệ an toàn có chức năng chứng thực và đảm bảo an toàn cho dữ liệu của hệ thống DNS. DNSSEC sẽ cung cấp một liên kết nhằm xác thực các máy chủ DNS với nhau, sau đó xác nhận từng zone dữ liệu để đảm bảo an toàn.

Hoạt động bảo mật DNS: DNSSEC thực hiện quá trình xác minh và nhận phản hồi từ máy chủ bằng chữ ký mật mã. Nó dùng chính chữ ký đó thêm vào giao thức DNS để giúp bảo vệ dữ liệu. Hệ thống của DNS sẽ kiểm tra chữ ký mật mã vừa được gửi đến và liên kết thử với một bản ghi trước khi phản hồi.

Sự khác biệt giữa DNSSEC và DNS là gì?

khác biệt giữa DNSSEC và DNS

DNSSEC đóng vai trò như một bức tường bảo mật của DNS, về bản chất nó chỉ cung cấp các chức năng để đảm bảo an toàn cho giao thức DNS. Việc DNSSEC hoạt động sẽ không là ảnh hưởng đến DNS và sẽ làm việc được với nhiều máy chủ khác nhau. Đa phần những hoạt động xác thực của DNSSEC phải thông qua giao thức DNS trước mới có thể truyền thông tin đến ISP.

4 bản ghi mới của DNSSEC

Được nâng cấp hơn so với giao thức ban đầu và để phục vụ nhu cầu người dùng, DNSSEC có thêm 4 loại bản ghi mới sau đây:

  • Bản ghi bảo mật kế tiếp (hay còn được gọi là NSEC – Next Secure): dùng để xác thực các bản ghi tài nguyên và kết hợp với RRSIG để thực hiện xác thực zone dữ liệu.
  • Bản ghi chữ ký tài nguyên (hay còn được gọi là RRSIG – Resource Record Signature): dùng để xác minh cho các bản ghi tài nguyên trong zone dữ liệu.
  • Bản ghi khóa công cộng (hay còn được gọi là DNSKEY – DNS Public Key): dùng để chứng thực các zone dữ liệu đầu vào.
  • Bản ghi ký ủy quyền (hay còn được gọi là DS – Delegation Signer): Xác thực quá trình chuyển giao DNS và giữa các zone dữ liệu với nhau.

Lợi ích của DNSSEC

lợi ích của DNSSEC

Lợi ích cho người doanh nghiệp và website

Khi đăng ký DNSSEC cho tên miền của bạn, bạn sẽ yên tâm khi website được bảo vệ, không lo việc bị mạo danh để lừa đảo và bị đánh cắp thông tin khách hàng. Nhờ sự bảo vệ cẩn thận, khách hàng cũng sẽ yên tâm hơn về thông tin cá nhân và giúp thương hiệu của bạn tăng độ nhận diện và thiện cảm trong mắt người tiêu dùng. Không chỉ vậy, DNSSEC còn giúp doanh nghiệp:

  • Khiến cho các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc bảo mật thông tin và an toàn cho dữ liệu.
  • Tạo ra nhiều dịch vụ mới và chất lượng hơn cho các doanh nghiệp.
  • Đặt trọng tâm vào việc phát triển hoạt động kinh doanh khi lấy Internet làm trung tâm.

Lợi ích đối với ISP

  • Bảo vệ được những thông tin về khách hàng của các nhà cung cấp khi có nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu.
  • Giúp xây dựng một thương hiệu uy tín trong mắt khách hàng và người tiêu dùng. Từ đó, bạn sẽ có được lòng tin tưởng của khách hàng và giữ chân họ lâu hơn.
  • Góp phần nâng cao ý thức bảo vệ thông tin để định hình việc sử dụng DNSSEC.
  • Giúp các ISP có không gian để phát triển các ngành dịch vụ và viễn thông trên nền tảng công nghệ số.
  • Giúp bảo mật và làm sạch các dữ liệu xấu đầu độc bộ nhớ cache, sửa lại các lỗi sai lệch dữ liệu trong giao thức DNS.

Một số những câu hỏi có liên quan đến DNSSEC

một số câu hỏi liên quan đến DNSSEC - khác với DNS

Sao website của tôi không hiển thị sau khi tôi đã bật DNSSEC?

Sau khi kích hoạt DNSSEC trên website của mình, bạn đợi nội dung thay đổi và cập nhật lại trên web. Nó sẽ khóa lại và gửi yêu cầu xác minh địa chỉ IP đến máy chủ định danh có thẩm quyền. Quy trình này phải mất đến 24h đồng hồ, sau đó bạn có thể vào lại như bình thường.

Bạn còn phải kiểm tra lại hồ sơ DS có trùng khớp tên miền được máy chủ cung cấp hay không. Bạn phải nhập hoàn toàn đúng và kiểm tra lại chúng đã giống nhau hay chưa.

Làm sao để tôi bật DNSSEC và ký vùng của mình?

Đầu tiên, bạn phải kiểm tra lại xem web của mình đã được bật DNSSEC trước đó hay chưa. Nếu chưa, bạn có thể bật theo hướng dẫn các bước dưới đây:

  • Bạn truy cập vào trang của Mona Media bằng cách truy cập vào địa chỉ members.mona.media, sau đó tiếp tục lựa chọn vào Tên miền rồi tới Manage DNS.
  • Lựa chọn mục Edit Zone trong DNS Zone trên trang website mona.media. Nhấn vào biểu tượng DNSSEC và chọn Enable để thực hiện bật chức năng.
  • Sau đó, bạn sẽ nhận được một biểu mẫu, bạn phải kiểm tra lại thông tin trên đó xem đúng chưa. Cuối cùng, bạn quay lại trang web và kiểm tra xem DNSSEC đã được bật lên chưa.

Làm sao để tôi biết nếu URL tôi đã yêu cầu có nhận biết DNSSEC?

Trong trường hợp bạn vào web và nhận được thông báo trang không còn tồn tại, vậy là đã có vấn đề trong việc xác thực URL. Tuy nhiên hiện nay, hầu như các trình duyệt đều không tích hợp công nghệ xác nhận DNSSEC. Các nhà cung cấp đều không cung cấp cho người dùng phản hồi từ các trang bảo mật như DNSSEC.

Nếu DNSSEC khiến Internet trở nên an toàn hơn, sao tất cả mọi người không sử dụng nó?

Việc bảo mật thông tin là điều rất cần thiết nhưng không phải doanh nghiệp hoặc cá nhân nào cũng ý thức được điều đó. Hơn nữa, với những web nhỏ hoạt động không thường xuyên hoặc ít đầu tư, chi phí bỏ ra cho DNSSEC không phải là một khoản tiền nhỏ. Vậy nên, hành trình tích hợp công nghệ này vẫn đang nỗ lực xây dựng với yêu cầu đồng đều giữa các khu vực. Nhà quản trị mạng vẫn luôn khuyến khích người dùng sử dụng nó để bảo vệ thông tin, nhất là những doanh nghiệp để tránh làm lộ thông tin cá nhân khách hàng của họ. Tuy nhiên quá trình này không được thuận lợi, hơn nữa hoạt động này cũng cần sự đồng thuận giữa các bên tham gia và sử dụng.

Có lý do nào tôi không nên sử dụng DNSSEC không?

Không thể phủ nhận rằng trong việc bảo mật thông tin, DNSSEC đã làm rất tốt và không có lý do để tạm dừng việc sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình cũng sẽ có một số bất tiện xảy ra đối với việc vận hành trang web. Nó có thể làm giảm việc tiếp cận và hiệu suất của trang. Nó cũng có thể khiến cho giao thức DNS trở nên yếu hơn và tăng khả năng không vận hành được.

Vậy là các bạn đã tìm hiểu một số thông tin về công nghệ DNSSEC là gì và lợi ích của nó. Tuy rằng công nghệ này chưa thực sự phát triển nhưng lại giúp bảo mật thông tin vô cùng tốt và nâng cao ý thức bảo mật của người dùng. Theo dõi Mona Media để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hay về công nghệ và tìm hiểu các dịch vụ chất lượng của chúng tôi nhé

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona