Digital Marketing

18 Tháng Ba, 2023

CMO là gì? Vai trò quan trọng của CMO trong doanh nghiệp

Không thể phủ nhận sự thành công của nhiều doanh nghiệp đều có đóng góp của các chiến lược marketing. Đằng sau sự tăng trưởng vượt bậc của doanh nghiệp thông qua các chiến dịch marketing đó là cả quá trình điều hành công việc, là trí tuệ rất lớn của một người, một vị trí có tên gọi là CMO. Vậy CMO là gì? Hãy cùng Mona Media tìm hiểu bài viết dưới đây để cùng hiểu hơn về CMO mà có thể bạn chưa biết!

CMO là gì?

CMO là từ viết tắt của Chief Marketing Officer, nhằm chỉ chức danh Giám đốc Marketing hay Giám đốc tiếp thị – chức vụ quản lý cấp cao ở trong đội ngũ C – suit của doanh nghiệp.

Giám đốc tiếp thị (CMO), hay còn được gọi là giám đốc tiếp thị toàn cầu hoặc là giám đốc tiếp thị, là một giám đốc điều hành công ty chịu trách nhiệm về những hoạt động tiếp thị bên trong một tổ chức.

Trong khi về mặt lịch sử, các chức danh này có thể biểu thị trách nhiệm pháp lý, ví dụ như tại Công ty tại Vương quốc Anh, những chức danh ít nghiêm ngặt / trang trọng hơn trong Thế kỷ 21 và cho phép những công ty thừa nhận vai trò đang ngày càng phát triển và ngày càng quan trọng hơn mà những nhà tiếp thị có thể đóng trong một tổ chức, ít nhất là bởi tính cách vốn có của những nhà tiếp thị thành công. CMO lãnh đạo quản lý thương hiệu, truyền thông tiếp thị (gồm quảng cáo, khuyến mại và quan hệ công chúng), nghiên cứu thị trường và tiếp thị sản phẩm, quản lý kênh phân phối và định giá, thành công của khách hàng và dịch vụ khách hàng.

CMO là gì

CMO là người đảm nhận trọng trách toàn bộ hoạt động Marketing của doanh nghiệp gồm việc nâng cấp thương hiệu sản phẩm và quy trình chăm sóc khách hàng. Tựu chung lại, CMO hay là Giám đốc Marketing là dấu gạch nối quan trọng giữa bộ phận Marketing với những phòng ban khác ở trong doanh nghiệp như Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng kế toán, Phòng Thiết kế và Phát triển sản phẩm hay Phòng Truyền thông,… nhằm đảm bảo những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được “thuận buồm xuôi gió”.

Vai trò của một CMO trong doanh nghiệp

Một vị trí cấp cao bên trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm và điều hành toàn bộ hoạt động Marketing của một công ty. Đặc biệt ở thời đại phát triển về công nghệ, môi trường internet thì vai trò của Giám Đốc Marketing lại càng quan trọng hơn nữa, vì tính thời đại thì truyền thông – marketing sẽ là xu hướng tất yếu của gần như mọi ngành nghề trên thị trường. Doanh nghiệp nào sở hữu cho mình một phòng Marketing giỏi thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó càng lớn, có ưu thế trong việc dẫn đầu thị trường. Dưới đây là các chức năng và vai trò của CMO được nhận định một cách rõ ràng:

Thúc đẩy tăng trưởng

Bài toán đau đầu của một CMO là làm cách nào để doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển về quy mô, về doanh số và cả về độ phủ thương hiệu trên thị trường.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

nâng cao trải nghiệm khách hàng

Doanh nghiệp sở hữu được một phòng Marketing có khả năng thấu hiểu được tâm lý khách hàng, luôn luôn không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm hướng tới nâng cao trải nghiệm của khách hàng thì doanh nghiệp ấy sẽ lấy được lòng khách hàng và bứt tốc tăng trưởng.

Vì thế, CMO có vai trò không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu về thị hiếu của khách hàng thông qua từng giai đoạn để đưa ra những đề xuất, giải pháp hợp lý thích hợp cho khách hàng.

Nếu như doanh nghiệp chưa đủ nguồn lực để có cho mình một phòng marketing, hãy sử dụng Dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài để được hỗ trợ tốt nhất từ CMO và các chuyên viên marketing dày dặn kinh nghiệm. Dịch vụ này sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện chiến dịch marketing hiệu quả và tối ưu chi phí nhất có thể.

Tích lũy và triển khai năng lực tiếp thị

CMO nên có tầm nhìn xa rộng trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới. Việc này đòi hỏi cần nên có một khoản ngân sách riêng cho việc thử nghiệm công tác marketing với những công nghệ mới

Chất xúc tác thúc đẩy việc đổi mới

Thị trường không ngừng đổi mới, luôn luôn xuất hiện những xu hướng mới mang tính thời đại. Vì thế, CMO phải là người nhạy bén và có các đề xuất kịp thời để doanh nghiệp nhanh chóng đón đầu, gặt hái thành cộng.

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Trong kinh doanh, thương hiệu doanh nghiệp là một tài sản hàng đầu được những doanh nghiệp chú trọng phát triển. Một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh thì việc lấy lòng tin của khách hàng là một việc dễ dàng. Vì thế, CMO là người đóng vai trò đưa ra những kế hoạch, chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Kiến tạo văn hóa làm việc

CMO cần tham gia vào công việc phát triển và kết nối những sáng kiến tác động xã hội rộng lớn với chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp

Theo dõi và đánh giá hoạt động phòng Marketing

CMO theo dõi, giám sát và đánh giá hoạt động Marketing dựa theo tuần, tháng, quý, năm để xem có tốt hay không thông qua những con số như doanh thu bán hàng, tăng doanh số, số người biết đến thương hiệu

Yêu cầu công việc của CMO

Có hiểu biết rõ ràng về Marketing và lĩnh vực tài chính, kinh doanh

CMO cần nên hiểu rõ về hoạt động Marketing trong quản trị thương hiệu và mục tiêu cuối cùng là giữ được chân khách hàng tiềm năng.

Suy cho cùng, Marketing cũng là hoạt động trao gửi niềm tin về “chữ tín” của doanh nghiệp với khách hàng, để đưa các đứa con tinh thần của họ đến gần hơn với công chúng. Hay nói một cách khác, mục tiêu của những người làm Marketing không phải là lợi nhuận, mà chính là sự ủng hộ nhiệt liệt của người tiêu dùng đối với những dòng sản phẩm của tập đoàn tung ra thị trường.

Họ cần hiểu và hoạch định rõ ràng lối đi nào mà doanh nghiệp cần: Marketing truyền thống hay Marketing Online. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu bức tranh tài chính của doanh nghiệp cũng cho CMO vạch ra các chiến dịch tiếp thị sản phẩm và quảng bá thương hiệu một cách rõ ràng hơn.

CMO cần có kiến thức về tài chính marketing

Giao tiếp thành thạo

CMO cần gìn giữ mối quan hệ hòa hảo với không chỉ với khách hàng, những nhà đầu tư mà còn cả trong chính nội bộ doanh nghiệp mình, trong đó gồm có CEO (hay Tổng Giám đốc), CFO (hay Giám đốc tài chính), CHRO (hay giám đốc nhân sự), đặc biệt với CTO (hay Giám đốc công nghệ) và CCO (hay Giám đốc kinh doanh ).

Cụ thể, Marketing ở trong thời đại mới tận dụng công nghệ số đẩy mạnh truyền thông sản phẩm. Tiếp thị Online là một kênh tiếp thị hiệu quả nên việc tạo ra nhiều sản phẩm truyền thông đa phương tiện (kết hợp giữa văn bản, hình ảnh, âm thanh sinh động) có thể thu hút khách hàng có tiềm năng và việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng chỉ còn là vấn đề thời gian.

Bạn hãy thử nghĩ xem vì đâu mà KFC, Pizza Hut, Kentucky, Lotteria,… hay những hãng bột giặt, nước rửa bát, sữa tắm,… dù đã ra đời từ rất lâu nhưng chưa bao giờ nguôi sức hút đối với người tiêu dùng? Điều đó hoàn toàn được lý giải bằng bao bì bắt mắt và những thế hệ sản phẩm ra đời với tính năng đang ngày càng vượt trội và tiện ích với người dùng.

Giám đốc kinh doanh hỗ trợ việc chốt doanh số – kết quả đầu ra của toàn bộ những chiến dịch truyền thông và định vị thương hiệu.

Rõ ràng, những bộ phận trong doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau nhằm bảo đảm doanh nghiệp vận hành đúng hướng và doanh số cải thiện theo từng tháng, từng quý nên nếu như giỏi ăn nói, điều mà CMO có được không chỉ là những con số tăng trưởng định kỳ mà còn là sự tín nhiệm của nhân viên đến từ những bộ phận của doanh nghiệp.

Hiểu biết dịch vụ khách hàng

Giám đốc Marketing (CMO) hiểu biết rất rõ về khẩu hiệu “vui lòng khách đến – vừa lòng khách đi”. Bởi vậy, CMO cần hiểu rõ những thông tin về khách hàng tiềm năng của họ từ nhu cầu, sở thích, thói quen tiêu dùng đến ngân sách tài chính.

dịch vụ khách hàng

Tư duy sáng tạo

Thời đại kinh doanh 4.0 rất cần người làm Marketing phải liên tục đổi mới bằng tư duy sáng tạo. Sáng tạo vừa là nguồn cơn, vừa là kết quả của áp lực cạnh tranh. Sức ép này đem lại cơ hội công bằng cho những người lao tâm khổ tứ trong việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng nếu như họ biết nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của chiến lược truyền thông và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp và cả đối thủ cạnh tranh.

Tư duy sáng tạo sẽ tạo ra những phiên bản hoàn hảo hơn của sản phẩm – kết quả của quá trình cùng nhau sáng tạo của khách hàng và bộ phận Marketing.

Khả năng quản trị nhân lực và quản trị mối quan hệ

Tưởng chừng nếu như vấn đề nhân lực nằm ngoài tầm kiểm soát của một CMO. Tuy vậy, họ với vai trò là người lãnh đạo Phòng Marketing cần đề xuất kế hoạch tuyển dụng nhân sự bộ phận Marketing với Giám đốc nhân sự (hay CHRO) nhằm tuyển dụng được một đội ngũ chất xám giúp nâng tầm thương hiệu và tối ưu hóa lợi nhuận từ những chiến dịch quảng cáo.

Có hiểu biết những phương pháp nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu

Như mọi người đã biết, nghiên cứu thị trường là một hoạt động không thể thiếu của Marketing. Đó chính là việc tìm hiểu khách hàng – chủ thể trung tâm của những hoạt động thương mại. Nếu như không có phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp, bạn CMO sẽ không thể nào tiếp tục giữ chân khách hàng bởi vì khách hàng sẽ thờ ơ với bất cứ sản phẩm nào không thuộc mối quan tâm của họ.

phương pháp nghiên cứu thị trường

Chưa kể rằng, trên thị trường có biết bao nhiêu là thương hiệu đang cạnh tranh cùng họ. Vì vậy nên hoạt động nghiên cứu thị trường giúp CMO “biết người biết ta”.

Trình độ học vấn

Có kinh nghiệm ở vị trí Giám đốc Marketing hoặc những vị trí tương tự. Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Truyền thông, Marketing hoặc những lĩnh vực tương tự.

Mức lương của CMO là bao nhiêu?

CMO hay là Giám đốc tiếp thị là nhân sự cấp cao của tổ chức nên mức lương của họ cần nên “xứng tầm” với nỗ lực họ đã cất công xây dựng.

Căn cứ vào thống kê của Vietnam Salary, CMO nhận mức lương thấp nhất là 10 triệu đồng và cao nhất là khoảng 120 triệu đồng phụ thuộc vào background (trình độ học vấn) và bề dày kinh nghiệm chuyên môn. Trong đó có một khoảng đáng nhấn mạnh là dao động từ 28.5 – 43.3 triệu đồng cho nhân sự mức từ trung bình thấp đến trung bình cao.

Bên cạnh mức lương nghìn đô, những CMO còn nhận được hưởng những chính sách đãi ngộ hết sức hấp dẫn và cơ hội thăng tiến trải dài trước mắt. Nếu như sở hữu ít nhất từ 1 đến 2 ngoại ngữ, họ có thể được cử sang nước ngoài để công tác, giúp cho doanh nghiệp thâm nhập thị trườngmở rộng thương hiệu tạo tiếng tăm ở quốc gia sở tại.

CMO và CCO khác nhau như thế nào?

Một doanh nghiệp với nhiều chức danh, nhiệm vụ để quản lý những bộ phận, phòng ban và mảng lĩnh vực khác nhau.

CMO vs CCO

Bên cạnh CMO, CCO, CGO… là các thuật ngữ mô tả chức danh quan trọng trong doanh nghiệp. Khá nhiều người nhầm lẫn giữa CMO và CCO với các nét tương đồng trong nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh công ty.

CCO là từ viết tắt của Chief Customer Officer – Giám đốc kinh doanh, chức vụ quan trọng của doanh nghiệp chỉ đứng sau Giám đốc điều hành CEO (Chief Executive Officer). Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh chính là điều hành mọi hoạt động tiêu thụ sản phẩm, vận hành guồng máy có liên quan đến khách hàng theo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Tham khảo: Hướng dẫn hoạch định chiến lược thành công

Nét tương đồng của CCO và CMO là biến khách hàng tiềm năng ra quyết định mua hàng của doanh nghiệp. Tuy vậy, CMO chỉ thực hiện những hoạt động tiếp cận, định vị thương hiệu, tiếp thị sản phẩm… Là nền tảng để cho CCO hoạt động tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ của CCO chủ yếu là tập trung vào khách hàng, cung cấp và tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ. Dựa vào cơ sở nền tảng của CMO mang lại.

Nghề Marketing là một ngành nghề đầy thách thức nhưng cũng đầy vinh quang. Những người làm Marketing thành công phải là những người rất yêu nghề, làm việc quên mình và không ngừng sáng tạo. Hy vọng qua bài viết vừa rồi, bạn đã hiểu hơn về CMO là gì và tầm quan trọng CMO trong một doanh nghiệp.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona