CPE là gì? Đây là một trong những câu hỏi phổ biến cho những ai muốn theo đuổi ngành bán hàng và tiếp thị sản phẩm. Đối với những chiến dịch quảng cáo thì đây là một mô hình hiệu quả, có khả năng đánh giá hiệu quả nhanh chóng và đáng tin cậy Vậy CPE hoạt động thế nào? Cách đo lường CPE thế nào là phù hợp? Hãy cùng
Mona Media tìm hiểu ngay về CPE và những kiến thức cần biết về chỉ số này trong bài viết sau.
Định nghĩa CPE là gì?
CPE là gì? Chi phí cho mỗi lần tương tác còn gọi là Cost Per Engagement, thường được viết tắt là CPE – thuật ngữ quen thuộc với các Marketer. Đây là một trong những mô hình định giá quảng cáo hiệu quả. Trong đó, nhà quảng cáo cùng các
Digital Marketing chi trả tiền cho các quảng cáo khi người dùng phù hợp với các chiến dịch của họ.
Thuật ngữ CPE sẽ bao gồm mọi tương tác với quảng cáo như tắt tiếng video, chơi game, tạm dừng, tham khảo sản phẩm, hoặc share trên mạng xã hội… Các Marketer có thể lựa chọn các mô hình tính chi phí cho mỗi lần tương tác. Bao gồm cả những tương tác có giá trị cao như nhấn vào website tương tác với quảng cáo hoặc dù chỉ là việc tắt quảng cáo.
->Xem thêm:
Tài Khoản Invoice Là Gì? Lợi Ích Tài Khoản Invoice Khi Chạy Quảng Cáo
Vì sao chỉ số CPE quan trọng trong Marketing?
Có thể nói chỉ số CPE là một trong những chỉ số đo lường hiệu quả hàng đầu trong
Marketing. Một số lợi ích khi sử dụng chỉ số CPE của thương hiệu có thể kể đến như sau.
Tính sáng tạo và linh hoạt
Các chuyên gia đánh giá CPE là một trong những chỉ số giúp cải thiện tính sáng tạo, thúc đẩy Marketer sáng tạo hơn. Điều này giúp cho thương hiệu bắt kịp những xu hướng mới trong thị trường.
Tăng tương tác hiệu quả
CPE là gì và tại sao tăng CPE lại tăng tương tác? Mọi tương tác với quảng cáo đều được đo lường. Mỗi tương tác đều có ý nghĩa riêng, giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu cũng như cơ hội mang khách hàng mục tiêu tới cuối chiến dịch Marketing. Tương tác của khách hàng sẽ hiệu quả hơn, có nhiều ý nghĩa với hành trình khách hàng hơn thông qua chỉ số CPE.
->Xem thêm:
Google MCC Là Gì? Cách tạo và liên kết tài khoản Google Ads MCC chi tiết
Kiểm soát ngân sách
CPE là gì? Tại sao CPE giúp kiểm soát ngân sách quảng cáo? CPE giúp đảm bảo ngân sách không bị lãng phí cho những quảng cáo kém hiệu quả, vô ích với thương hiệu. Đây là điều mà các thương hiệu cực quan tâm, bởi chắc chắn thương hiệu chỉ muốn chi trả cho những quảng cáo tạo tương tác có ý nghĩa. Trong trường hợp người dùng không tương tác thì thương hiệu sẽ không mất đi phần ngân sách này, giúp ngân sách được kiểm soát hiệu quả hơn.
Tối ưu hóa chiến dịch Marketing
CPE là gì và cách tính CPE trong Marketing? Chỉ số CPE cho phép Marketer tính toán chi phí trung bình cho mỗi tương tác của khách hàng đối với nội dung được đăng tải trên kênh. Do đó, thương hiệu có thể cân nhắc để đánh giá hiệu quả thường xuyên và giúp tối ưu hóa chiến dịch Marketing.
Cụ thể, theo báo cáo của AdEspresso, chỉ số CPE trung bình cho các quảng cáo trên nền tảng Facebook vào năm 2020 đạt khoảng 0.5 đô la Mỹ. Nghĩa là, trung bình mỗi tương tác của khách hàng trên Facebook, thương hiệu sẽ tiêu tốn khoảng 0.5 đô la. Do đó, nếu CPE của chiến dịch của bạn lớn hơn 0.5 đô la nghĩa là
chiến dịch Marketing chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, Marketer nên nghiên cứu thêm về đối tượng khách hàng mục tiêu, cải thiện nội dung và hình thức quảng cáo để CPE xuống thấp hơn.
Quyết định đầu tư quảng cáo hay không
Các quảng cáo có chỉ số CPE thấp hơn thường giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đồng thời giảm chi phí tiếp cận thêm khách hàng mới. Từ đó, thương hiệu có thể đưa ra quyết định đầu tư vào quảng cáo hiệu quả, giúp các nhà quảng cáo và tiếp thị quảng cáo hiệu quả hơn.
Tiếp cận đúng tệp khách hàng
CPE cũng có vai trò giúp cho thương hiệu xác định đúng đối tượng khách hàng. Marketer có thể tìm hiểu về sở thích và hành vi của khách hàng thông qua việc đo lường tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ tương tác cũng như
tỷ lệ chuyển đổi. Việc phân tích dữ liệu về đối tượng khách hàng cũng giúp cho thương hiệu tối ưu chi phí cho chiến dịch, đưa ra chiến lược phù hợp để tăng tương tác và chuyển đối.
Hiệu quả chuyển đổi
CPE cũng giúp thương hiệu tăng hiệu quả chuyển đổi nhờ tăng tỷ lệ chuyển đồi đồng thời giảm chi phí để tiếp cận các khách hàng mới. Quảng cáo có CPE thấp sẽ mang lại nhiều lợi ích cũng như lợi nhuận cao hơn.
->Xem thêm:
Dịch Vụ Quảng Cáo Facebook Cam Kết UY TÍN – HIỆU QUẢ
Tìm hiểu chi tiết về CPE
Như vậy, CPE có vai trò rất quan trọng trong các chiến dịch Marketing. Đo lường CPE được dùng chủ yếu trên các nền tảng quảng cáo của Facebook Ads, Google Ads,…Để tăng tương tác của khán giả với quảng cáo, những kênh quảng cáo này đã kết hợp đa yếu tố về cả định dạng hình ảnh, âm thanh, … Cùng tìm hiểu chi tiết về CPE thông qua tìm hiểu cách tính cũng như mức CPE chuẩn như sau.
Cách tính CPE
CPE là gì và cách tính CPE? Theo công thức tính chuẩn,CPE được tính bằng cách lấy tổng chi phí chia cho số lượt tương tác được đo lường, cụ thể như sau:
CPE = Tổng tiền chi tiêu/ Tổng số lần tương tác được đo lường
Trong đó:
- Tổng tiền chi tiêu là số chi phí thương hiệu bỏ ra cho chiến dịch Marketing trên các nền tảng xã hội. Chi phí này thường bao gồm chi phí thiết kế, chi phí quảng cáo, chi phí tạo nội dung, chi phí quản lý chiến dịch, …
- Tổng số lượng tác được đo lường bao gồm mọi lượt tương tác của người dùng trên mạng xã hội. Các hoạt động được đo lường có thể kể đến như reaction, chia sẻ, like, comment…Tổng lượt tương tác được đo lường sẽ tính bằng các công cụ phân tích chuyên nghiệp.
Như vậy, theo công thức trên, chỉ số CPE càng thấp tương đương với chi phí cho mỗi lượt tương tác sẽ càng hiệu quả hơn. Chỉ số cho thấy chiến dịch tiếp thị được khách hàng quan tâm mà không tốn quá nhiều chi phí để tiếp cận và mang thông tin đến cho khách hàng.
Tuy nhiên, ngoài việc tính CPE thì người dùng cũng cần tìm hiểu thông số % trong công thức để tìm ra ảnh hưởng của từng quảng cáo lên tổng số người xem. Từ đó, Marketer có thể so sánh sự chênh lệch của tương tác giữa các chiến dịch, phân biệt những
Content hiệu quả để tiếp tục phát huy.
->Xem thêm:
Paid Media Là Gì? Lợi Ích Phương Tiện Truyền Thông Trả Phí Với Doanh Nghiệp
Mức CPE chuẩn
Trên thực tế, mức CPE có thể dao động tùy theo khách hàng mục tiêu, loại tương tác, nền tảng hoặc ngành hàng. Không có mức CPE chuẩn chung trong ngành Marketing. Tuy nhiên, để phù hợp cho từng chiến dịch thì Marketer có thể tham khảo một số cách sau để tìm chuẩn CPE như:
- Tìm hiểu về chiến dịch trước đây của công ty hoặc công ty đối thủ
- Tham khảo tư vấn từ các Agency quảng cáo
- Dự vào ngân sách và mục tiêu của chiến dịch để cân đối.
- Dựa theo mức chung của các ngành hàng
Cách cải thiện chỉ số CPE trong Marketing
CPE là gì và làm sao để cải thiện chỉ số CPE? Như đã đề cập ở trên, chỉ số CPE thấp cho thấy hiệu quả trong tiếp cận khách hàng. Tìm hiểu một số cách để cải thiện chỉ số CPE hiệu quả như sau.
Người tiêu dùng phải được đặt lên hàng đầu
Thương hiệu cần tập trung vào người tiêu dùng cũng như tìm cách kết nối tới người dùng hiệu quả. Chiến dịch Marketing nên được thiết kế dựa trên chân dung cũng như nhu cầu của các khách hàng. Các trải nghiệm tốt với sản phẩm sẽ gián tiếp làm tăng tỷ lệ tương tác và giảm chi phí quảng cáo xuống mức tối thiểu.
Giữ chiến dịch Marketing đơn giản
Các từ khóa tối ưu và phù hợp với tiêu đề có tác dụng giúp cải thiện chỉ số CPE hiệu quả. Chiến dịch tiếp thị cần đơn giản hóa các thông điệp, chứa các
keyword để người tiêu dùng nắm bắt được hoạt động một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Đánh giá thường xuyên
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì việc đánh giá thường xuyên và tối ưu hóa chiến dịch tiếp thị sẽ giúp cải thiện chỉ số CPE. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiếp thị và cải thiện chỉ số CPE phải được theo dõi, cập nhật liên tục theo từng giai đoạn. Các công cụ đo lường này chính là giải pháp giúp thương hiệu đánh giá hiệu quả và tối ưu hóa chiến dịch.
Chọn mục tiêu phù hợp
Việc chọn mục tiêu không phù hợp có thể dẫn đến tỷ lệ tương tác với quảng cáo thấp mà chi phí lại quá cao, dẫn đến lãng phí ngân sách. Theo báo cáo được Social Media Examiner công bố trong năm 2020, việc chọn mục tiêu tương tác phù hợp sẽ giúp thương hiệu cải thiện chỉ số CPE. Vì vậy, các Marketer cần đặt mục tiêu rõ ràng khi thiết lập chiến dịch, đảm bảo mục tiêu phù hợp với từng giai đoạn mua hàng của khách hàng.
->Xem thêm:
So sánh SEO và Google Adwords, hình thức nào mang lại hiệu quả lâu dài?
Thử nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau
Thử nghiệm quảng cáo trên các đối tượng khác nhau sẽ giúp người dùng tìm ra đối tượng khách hàng phù hợp, có nhu cầu và sở thích liên quan đến các sản phẩm. Việc tìm ra đúng đối tượng không chỉ cải thiện chỉ số CPE mà còn cải thiện chuyển đổi một cách phù hợp.
Thử nghiệm trên nhiều nội dung khác nhau
Thương hiệu có thể thử nghiệm và đo lường CPE trong nhiều chiến dịch, quảng cáo có nội dung khác nhau để tìm được nội dung phù hợp với các khách hàng mục tiêu:
- Thiết kế nội dung quảng cáo bắt trend, sử dụng meme, âm thanh hoặc hình ảnh viral trên mạng xã hội để nhận được nhiều lượt quan tâm từ khách hàng.
- Nội dung quảng cáo kêu gọi các hành động để khách hàng có thể thực hiện theo hướng dẫn như mua hàng, share bài viết, đăng ký tài khoản…
- Các nội dung được cung cấp cần đảm bảo đầy đủ và chính xác để khách hàng tin cậy vào sản phẩm hơn.
- Về mặt hình ảnh, các video và ảnh cũng phải có chất lượng cao để thu hút sự quan tâm của khách hàng, đồng thời đây cũng là hình ảnh của thương hiệu
Nếu nội dung quảng cáo đáp ứng được những chỉ tiêu này thì chỉ số CPE sẽ được cải thiện nhanh chóng và hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp về CPE
Một số câu hỏi thường gặp về CPE đã được tổng hợp như sau.
CPE , CPC và CPA nên dùng cái nào?
CPE là gì và nên dùng chỉ số CPE, CPC hay CPA để đo lường? Ba chỉ số CPE,
CPC và
CPA lần lượt là các chỉ số đo lường tương tác, giá mỗi lần nhấp chuột và chi phí trên mỗi hành động. Việc sử dụng chỉ số nào còn tùy thuộc vào mục đích đo lường của thương hiệu. Chẳng hạn, khi công ty muốn tìm hiểu giá cho mỗi lần tương tác của khách hàng (bao gồm các hành động đã xem, đọc hoặc click…) thì nên sử dụng chỉ số CPE.
Tăng CPE có giúp tăng doanh thu không?
Sau khi đã nắm rõ CPE là gì thì nhiều người thắc mắc rằng tăng chỉ số CPE có giúp tăng
doanh thu không? Tăng CPE giúp thương hiệu tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn nên sẽ giúp thương hiệu tăng doanh thu. Ngoài ra, việc chi phí được tiết kiệm hơn cũng giúp mang lại lợi nhuận tốt hơn cho thương hiệu.
->Xem thêm:
CTR là gì? CTR bao nhiêu là tốt? Cách tăng chỉ số CTR hiệu quả
Như vậy, chỉ số CPE (Cost Per Engagement) là một chỉ số quan trọng trong chiến lược marketing giúp thương hiệu đo lường hiệu quả và tiết kiệm chi phí mỗi lần tương tác của khách hàng với mỗi chiến dịch quảng cáo. Thương hiệu có thể đạt được hiệu quả Marketing cao hơn bằng cách cải thiện chỉ số CPE. Từ đó, thương hiệu sẽ tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu giúp tỷ lệ chuyển đổi mua hàng tăng nhanh. Mong rằng những thông tin hữu ích mà
Mona Media cung cấp, đã giúp bạn đọc hiểu thêm về
CPE là gì cũng như có thể sử dụng chỉ số này hiệu quả trong đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo.