18 Tháng Ba, 2023
BackEnd là gì? BackEnd Developer cần những kỹ năng gì?
Làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin có sức hút mạnh mẽ đối với các bạn trẻ. Tuy nhiên, trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin chúng ta có rất nhiều những chuyên ngành khác nhau để theo đuổi. Trong đó thì trở thành một lập trình viên Back End được nhiều người quan tâm. Bởi thế, tìm hiểu về BackEnd là gì, hay BackEnd Developer yêu cầu những kỹ năng gì khi được xác định giúp chúng ta chủ động trong việc chọn cho mình nghề nghiệp thích hợp.
Backend là gì?
Trong lĩnh vực lập trình website thì BackEnd chính là những gì mà người dùng không thể nhìn thấy trên một website, hay một phần mềm được đưa vào sử dụng. Nó chính là trái tim, hay chính là động cơ của một website để đảm bảo trang web có thể vận hành hiệu quả đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Với Back-End sẽ phản hồi lại yêu cầu của khách hàng thông qua việc gửi thông tin từ BackEnd tới Front End để hiển thị nhanh chóng nhất.
Đối với một website thì Back End chính là bao gồm máy chủ, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, hay API,… Tất cả sẽ kết hợp lại với nhau để đảm bảo cung cấp tới người dùng thông tin chi tiết, cụ thể và đầy đủ trong thời gian ngắn nhất. Bởi thế mà nhiệm vụ của một lập trình viên Back End chính là việc tạo code, cũng như chương trình cho máy chủ, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu cho website và mọi ứng dụng có trong đó.
Đối với một website thì Back End chính là bao gồm máy chủ, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, hay API,…
Nhiệm vụ của Backend developer
Một Backend developer có nhiều công việc, nhiều nhiệm vụ khác nhau cần được hoàn thành. Trong đó cơ bản nhất chính là:
Máy chủ
Một Backend developer sẽ làm nhiệm vụ thực hiện lập trình các hoạt động mà website sẽ thực hiện từ phía máy chủ. Và các nhiệm vụ chính đối với máy chủ chính là:
- Xác thực người dùng: từ đó đảm bảo giúp các chi tiết tài khoản của người dùng sẽ là chính xác nhất, từ đó họ có quyền để xem được những điều mà mình muốn xem.
- Kiểm soát trình tự: đảm bảo giúp các trình tự được tiến hành trên website được xử lý tốt, không xảy ra bất kì những sai sót nào.
- Tối ưu hóa: mọi chức năng của trang web không đơn thuần chỉ là hoạt động mà còn có thể hoạt động nhanh chóng, vô cùng hiệu quả.
Xem thêm:
- Web server là gì?
- Dedicated Server là gì? Thông tin cần biết về Dedicated Server Hosting
- Web Hosting chất lượng cao – tốc độ nhanh
Thông báo tự động
Khi chúng ta thực hiện một hành động lặp lại thì hãy tìm cách để tự động hóa được nó giúp công việc trở nên đơn giản hơn. Đối với phát triển website thì điều này là hoàn toàn đúng. Nhiệm vụ của Backend developer chính là người thực hiện viết mã code để quá trình tự động được thực hiện. Chúng ta sẽ không thể gửi email cho hàng nghìn người dùng trực tuyến bằng cách thủ công. Bởi thế, việc có thông báo tự động tại chỗ, hay thông báo về tính năng mới, hay cung cấp dịch vu,… sẽ được tiến hành một cách đơn giản và dễ dàng.
Xác nhận cơ sở dữ liệu
Nhiệm vụ của một Backend developer còn là người bảo vệ hệ thống. Một phần của website được nhìn thấy ở Front End hoàn toàn toàn có thể thay đổi trong trình duyệt khi dùng các ngôn ngữ như CSS hay HTML khi chúng ta tiến hành kiểm tra. Đối với những thay đổi này sẽ được duy trì cho tới thời điểm tải lại trang.
Những dữ liệu mà chúng ta tưởng tượng một website cần sẽ được lưu trữ toàn bộ trên cơ sở dữ liệu. Khi trình duyệt tạo trang để chúng ta truy cập vào xem, tìm kiếm thông tin sẽ lấy các giá trị cần thiết như số lượng vật phẩm, giá cả,… từ phía cơ sở dữ liệu. Khi chúng ta tiến hành nhập thông tin thì một đề xuất cập nhật cơ sở dữ liệu sẽ được thực hiện.
Nhiệm vụ của Backend developer chính là người tạo ra những quy trình mà ở đó có thể đảm bảo được rằng dữ liệu được nhập là hợp lệ nhất trước khi tiến hành điều chỉnh từ phía máy chủ. Một cách đơn giản nhất thì mọi thông tin được nhập trên website đều cần được xác thực bằng mã code đã được viết bởi Backend developer trước khi nó trở thành một phần của hệ thống cơ sở dữ liệu.
Xem thêm:
- Back up là gì? Tại sao cần back up dữ liệu cho website
- MySQL là gì? Tìm hiểu những thông tin cần biết về MySQL
Truy cập cơ sở dữ liệu
Khá giống với nhiệm vụ trên song cần có sự tách bạch rõ ràng và cụ thể mới giúp chúng ta hiểu được đầy đủ về những nhiệm vụ của Backend developer. Tròng đó thì công việc của Backend developer chính là truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu khác nhau, được duy trì bởi website để khiến hệ thống đó thực hiện được những gì đã được yêu cầu.
Backend developer cần thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong phát triển web hay phần mềm
Backend developer và mã code chính là những yếu tố cơ bản, quan trọng nhất ảnh hưởng tới thành công hay thất bại của việc bảo vệ an toàn và hoạt động ổn định của website. Mỗi một Backend developer có nhiệm vụ hợp lý hóa quá trình truy cập cơ sở dữ liệu giúp web tải lại và thực hiện được chức năng nhanh nhất có thể.
API
API – Application Programming Interface chính là giao diện lập trình ứng dụng được cung cấp của bên thứ ba mang tới khả năng hoạt động đúng cách. Lúc này thì Backend developer sẽ là người đảm bảo giúp mọi thứ có thể diễn ra ổn định. Đồng thời chúng ta cũng có thể viết được API cho các website khác sử dụng cùng chức năng với website của mình.
Làm việc cùng API và tạo ra nó hoàn toàn có thể là một phần lớn trong số các công việc mà lập trình viên Back End cần làm. Nếu thực hiện hiệu quả và chuẩn xác giúp chúng ta tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, cũng có thể khiến các Backend developer đau đầu, mất công sức trong việc chia tách khi tiến hành coding một hệ thống phức tạp.
Sự khác nhau giữa back-end developer và front-end developer
Trở thành back end developer và front end developer là 2 trong số 3 lựa chọn chính chuyên ngành thuộc ngành nghề công nghệ thông tin. Đối với back end developer và front end developer có những khác biệt nhất định mà khi tìm hiểu giúp mỗi người có được đầy đủ các thông tin hữu ích và chính xác. Đó chính là:
Công việc của lập trình viên Front End
Lập trình viên Front End là người thực hiện việc quản lý, xây dựng mọi thứ mà người dùng nhìn thấy đầu tiên trên một website, hay một ứng dụng cụ thể. Developer lúc này sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về vấn đề nhìn thấy, hay cảm nhận của người dùng về trang web. Với tập trung chính là xây dựng và phát triển website bằng các ngôn ngữ phổ biến là HTML, JavaScript, và CSS. Nói một cách đơn giản thì công việc của một lập trình viên Front End chính là Lập trình giao diện.
Xem thêm:
Công việc của lập trình viên Back End
Hoàn thành những công việc ở bên trong máy chủ, giao tiếp giữa máy chủ và cơ sở dữ liệu cũng như trình duyệt. Tất cả những gì không thể nhìn thấy bằng mắt sẽ là phần việc cần hoàn thành của lập trình viên Back End. Thông thường sẽ được gọi là Nhà phát triển hoặc Lập trình viên.
Yêu cầu đối với một Back End Devepoer chính là nắm bắt đầy đủ các ngôn ngữ như Java, PHP, ASP.NET, Ruby, và Python,… hướng tới việc hoàn thành được website động, có đầy đủ nội dung được thay đổi và cập nhật thường xuyên.
Lập trình viên Backend cần những kỹ năng gì?
Để trở thành một Backend developer thành công có nhiều kỹ năng cần được mỗi người học tập, nâng cao và hoàn thiện cho chính mình. Và những kỹ năng bắt buộc phải có của một Backend developer giỏi, chuyên nghiệp là:
- Có khả năng sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình BackEnd và Framework.
- Hiểu đầy đủ về công nghệ web Front End tiêu biểu là CSS, HTML và JavaScript.
- Có kỹ năng trong quản lý được môi trường lưu trữ trong đó bao gồm quản trị cơ sở dữ liệu, scaling các ứng dụng.
- Bổ sung đầy đủ các kiến thức về quy định có liên quan tới truy cập và bảo mật của website.
- Có kinh nghiệm làm việc với các hệ thống quản lý phiên bản phân tán cơ bản như Git.
- Kỹ năng và kiến thức trong việc phát triển website cho di động, hay phát triển ứng dụng với nền tảng đám mây.
- Khả năng sử dụng hiệu quả những công cụ giúp quản lý phiên bản, quản lý mã nguồn.
- Am hiểu đầy đủ và chi tiết về các nền tảng CMS và CRM.
- Hiểu về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến như RDBMDS và NoSQL.
Xem thêm:
- CMS là gì? Tổng hợp những CMS phổ biến nhất hiện nay
- Nên thiết kế website bằng code tay hay dùng CMS
Ngoài các kiến thức, kỹ năng về chuyên môn thì một Backend developer giỏi, có thể hoàn thành tốt công việc khi có các kỹ năng mềm cơ bản:
- Có nhiều kỹ năng cần hoàn thiện mới trở thành một Backend developer giỏi
- Là người tỉ mỉ, cẩn thận với khả năng đa nhiệm, đồng thời quản lý tốt thời gian cá nhân.
- Có kỹ năng phân tích tốt để xử lý hiệu quả, chuẩn xác trong mọi trường hợp.
- Có kỹ năng giao tiếp, có thể tổ chức và sắp xếp công việc khoa học, hợp lý.
- Có thể chịu đựng được áp lực cao trong công việc của một Backend developer.
Các công cụ cần thiết đối với Backend developer
Để trở thành một Backend developer thành công, hoàn thành tốt được các công việc theo yêu cầu thực tế có nhiều kiến thức cần được nắm bắt. Bên cạnh đó, việc hiểu và sử dụng các công cụ hỗ trợ hợp lý là vô cùng cần thiết. Trong đó phải kể tới như:
- Ngôn ngữ lập trình phía máy chủ: các ngôn ngữ lập trình cần tìm hiểu đầu tiên là HTML và CSS rất quan trọng đối với một lập trình viên Backend. Bên cạnh đó thì các ngôn ngữ lập trình phía máy chủ khác không thể thiếu chính là PHP, Node.js và Python.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu: Backend developer có thể tự do lựa chọn ngôn ngữ lập trình để sử dụng để có được hiệu quả ứng dụng tốt nhất. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chính quyết định chọn hệ thống cơ sở dữ liệu. Trong đó cần tới các công cụ chính là khung framework, Framework cho Node.js, Framework cho PHP, Framework cho Python, và Framework cho C#.
Trở thành một lập trình viên BackEnd có nhiều kiến thức, nhiều kĩ năng cần được hoàn thiện đầy đủ. Lúc đó việc đáp ứng tốt được yêu cầu công việc, phát triển được phần mềm hay website chất lượng để hỗ trợ cho nhu cầu sử dụng thực tế của các doanh nghiệp, các tổ chức. Qua đó việc phát triển, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp được thực hiện tốt như mục tiêu đã đề ra. Hy vọng những chia sẻ trên đây của MONA Media đã giúp bạn hiểu hơn về lập trình Backend và có được sự lựa chọn đúng đắn cho hướng đi của bản thân.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!