Kiến Thức Website

18 Tháng Ba, 2023

Nên thiết kế website bằng code tay hay dùng CMS

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50

Có khá nhiều bạn liên hệ với MONA Media băn khoăn hỏi không biết nên thiết kế website bằng code tay hay dựa vào các ngôn ngữ lập trình như PHP, Asp.NET, Java,… hay sử dụng các nền tảng CMS phổ biến như WordPress, Drupal, Joomla, Opencart,… sẽ tốt hơn. Ở nhiều diễn đàn công nghệ, những băn khoăn này đã đấy nên tranh cãi với nhiều câu hỏi xoay quanh như “Tại sao mức giá thiết kế website lại chênh lệch và có sự dao động từ 500.000 đồng tới vài chục triệu, trăm triệu đồng?”

Chắc hẳn bạn cũng đang có những thắc mắc như vậy đúng không? Hãy cùng MONA đi tìm câu trả lời trong bài viết hôm nay nhé!

Trước khi lựa chọn nền tảng và bắt đầu khởi tạo website, hãy đảm bảo bạn đã có domain và hosting. Nếu chưa có và chưa biết mua như thế nào, bạn có thể tham khảo bài hướng dẫn mua tên miền và hướng dẫn mua hosting của Mona chia sẻ.

Bài viết bàn luận về 2 vấn đề cơ bản:

  1. Bản chất của CMS và code tay.
  2. Thiết kế website bằng mã nguồn mở hay code tay sẽ đáp ứng tốt công việc dựng web nhất?

Mời bạn cùng đi tìm hiểu với Mona Media ngay qua bài viết và Video bên dưới!

Những so sánh về sử dụng mã nguồn mở hay code tay

Hiểu được 2 khái niệm phổ biến trong lập trình web là CSS và code tay là nền tảng đầu tiên của một “newbie” hay khách hàng khi muốn làm website nào đó cần nắm rõ để có thể lựa chọn được loại hình website theo nhu cầu của mình.

Việc xây dựng website, phần mềm cũng tương tự như khi bạn xây dựng một ngôi nhà vậy. Bạn phải chọn nguyên vật liệu như nào, gạch loại gì, xi măng, cát thép chất lượng như nào để xây dựng nên một ngôi nhà chất lượng tốt? Mỗi dòng code sẽ như một viên gạch khi xây nhà, muốn tạo nên website hoàn thiện bạn phải sử dụng tới hàng triệu code, xây chúng theo một mô hình thiết kế cụ thể chứ không đơn giản chỉ nhấp vài cái và đặt lên là xong.

Với mỗi ngôi nhà được thầu, những chủ nhà khác nhau sẽ đưa ra một mức giá, yêu cầu cụ thể khác nhau. Các nhà thầu sẽ cân đối, thống nhất về nguyên vật liệu, loại gạch cụ thể để xây nhằm đáp ứng mức giá mà họ đề ra. Thiết kế web cũng tương tự như vậy, việc sử dụng giải pháp bộ code sẵn có hay viết tay còn tùy thuộc vào từng dự án. Chúng được sử dụng một cách linh hoạt hơn. Bởi vậy mới có sự so sánh giữa việc sử dụng mã nguồn mở hay code tay.

Có một so sánh như sau:

“Chọn một CMS cho website yêu cầu nhiều tính năng phức tạp sẽ khiến website khó đáp ứng được, cũng như code tay cho website giới thiệu đơn giản gây lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức trong khi CMS có thể hỗ trợ hơn 50% công việc cần làm.”

Vậy thực chất CMS và code tay là gì?

Bản chất CMS và code tay

CMS là gì?

CMS viết tắt của cụm từ Content Management System, thường được gọi là “hệ thống quản trị nội dung”. Đây được xem như một trung tâm điều khiển các thao tác đặc biệt, những nội dung được phép hiển thị trên một website. CMS giúp bạn xây nội dung tới 70 – 80%, việc còn lại của bạn chính là hoàn thiện chúng.

Có CMS, việc thiết kế website trở nên đơn giản, tiện lợi hơn. Thậm chí, bạn không cần biết quá sâu về lập trình. Tuy nhiên, cũng có những bất lợi khi sử dụng CMS.

Với những công ty thiết kế và lập trình website, CMS có thể gây ra những phụ thuộc vào mã nguồn, giảm tính sáng tạo. Nhưng đổi lại sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được khoản chi phí khá lớn khi không cần xây dựng website từ đầu, rút ngắn thời gian đáng kế, nâng cao năng suất thiết kế website.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn thay đổi các yếu tố nằm trong 70% ban đầu hay muốn thêm bớt cho website thì sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Đòi hỏi bạn cần có một đội ngũ thật giỏi. Nếu không, việc thay đổi phần lỗi vốn có đã cố định của CMS có thể dẫn tới tình trạng lỗi hệ thống website.

Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng! Với những website đơn giản như web giới thiệu hay website bán hàng thì sẽ không động tới 70% đó, bạn chỉ cần cài đặt thêm theme và plugin là đã có được một web với đầy đủ các chức năng cơ bản.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại CMS khác nhau. Mỗi CMS sẽ hướng đến một đối tượng nhất định và đáp ứng nhu cầu sử dụng riêng. Trong đó, WordPress là một trong những hệ quản trị nội dung được sử dụng nhiều nhất. Có tới 80% các website trên thế giới hiện nay đều đang được phát triển bởi nền tảng này. Ngoài ra còn có Wix, Joomla, Drupal,… và nhiều nền tảng khác. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

>> Các loại CMS được ưa chuộng nhất hiện nay

>> Tạo website bằng WordPress có nên hay không?

>> So Sánh Wix và WordPress: Nền tảng nào thiết kế website tốt nhất?

CMS giúp việc thiết kế website bằng code tay trở nên đơn giản hơn

CMS giúp việc thiết kế website trở nên đơn giản hơn

Code tay là gì?

Trái ngược với mã nguồn mở, code tay đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn lập trình sâu, kinh nghiệm vững vàng, thao tác bài bản. Theo đó, website được thực hiện bằng code tay sẽ được lập trình từ A – Z, từ khâu vẽ sơ đồ chức năng cho tới nội dung từng phần bên trong web, đảm bảo tối ưu hóa được dung lượng, khả năng vận hành nhanh cũng như tính ổn định của trang web đó.

Thông thường, các developers sẽ sử dụng kèm Framework để hỗ trợ quy trình thiết kế của mình. Nó giống như một khung sườn, giúp các lập trình viên có thể dự vào đó để tạo nên một website hoàn chỉnh. Nhờ có Framework, bạn sẽ giảm được khoảng 20% công việc và nội dung còn lại của website.

Phân biệt khái niệm Code tay, CMS và Framework

Trên thực tế, có rất nhiều lập trình viên vẫn gặp phải tình trạng nhầm lẫn giữa khái niệm CMS, Framework với nhau. Vì vậy, dưới đây là phân biệt cụ thể bạn cần biết để không gặp phải tình trạng như trên:

  • Code tay: Hình thức viết từng dòng code. Tức là, khi bạn muốn hiển thị một dòng chữ thì bạn cần viết hàng chục dòng code. Thay vì sử dụng những framework có sẵn với 1 dòng lệnh duy nhất để xuất nội dung cần hiển thị. Kể cả khi bạn muốn kết nối API hay web API thì bạn cũng cần tự viết lại hoàn toàn code đó.
  • Framework: Hình thức lấy sườn có sẵn từ dịch vụ mà bên thứ 3 cung cấp (nền tảng có sẵn ít nhất 20%) để tiếp tục lập trình và thiết kế website. Tính năng này phổ biến trên các website được lập trình đúc kết, tạo ra thành những framework để tái sử dụng cho những dự án sau đó.
  • CMS: Là dạng sử dụng source code có sẵn khoảng 60% để tiếp tục hoàn thiện website, đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng. Khi sử dụng CMS thì có nghĩa là website của bạn nhận được 1 phần lõi code của web. Việc bạn cần làm đó là phát triển giao diện bên ngoài và các tính năng theo nhu cầu.

Phân biệt khái niệm code thuần và Framework

Với những người có nhu cầu xây dựng và thiết kế website thường không phân biệt được rõ đâu là web làm bằng code thuần và web thực hiện với Framework. Bởi lẽ, trên thị trường hiện nay, nhiều nhà cung cấp dịch vụ thiết kế thường quảng cáo họ cung cấp web xây dựng hoàn toàn bằng code tay chỉ với 1 – 2 triệu đồng, với đầy đủ tính năng theo yêu cầu.

Nhưng trên thực tế thì các sản phẩm ở mức giá đó đều chỉ được xây dựng bằng Framework mà thôi. Những chức năng của web tương đối cơ bản mà bất kỳ website nào cũng có. Họ chỉ đơn giản dùng Framework cho web và tư vấn cho bạn đó là website làm bằng code tay.

Vì vậy, người có nhu cầu làm web cũng cần có sự tỉnh táo và hiểu biết về các khái niệm để không có những nhầm lẫn. Dưới đây là những phân biệt cụ thể:

  • Code thuần: Là hình thức làm website thực hiện hoàn toàn bằng code tay. Người lập trình phải tự lập trình với hầu hết các file mã nguồn, kết nối cơ sở dữ liệu cho tới các hàm, lớp,… Họ sẽ không sử dụng tới Framework hay CMS trong bất cứ thao tác nào. Hình thức thiết  kế website bằng code tay sẽ thường áp dụng với những dự án lớn, tầm cỡ, đòi hỏi tính phức tạp cao hơn.
  • Framework: Nếu như nói Framework không phải code tay thì cũng không đúng. Bởi khi làm website bằng code tay, vẫn kết hợp framework để làm khung sườn, sử dụng bàn tay người lập trình để xây dựng thêm các chức năng riêng đáp ứng nhu cầu ban đầu của thiết kế.
Sử dụng thêm Framework giúp việc code tay trở nên dễ dàng

Sử dụng thêm Framework giúp việc code tay trở nên dễ dàng

Ưu – nhược điểm khi làm website bằng code tay và CMS

Ưu và nhược điểm khi làm website bằng code tay

Đối với việc web làm bằng code tay sẽ có những ưu và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm

  • Đây là giải pháp không dành cho các amateur. Làm web bằng code tay thể hiện trình độ cực kỳ giỏi trong chuyên môn của người lập trình. Người có thể thiết kế website bằng code tay là những người có kiến thức và sự hiểu biết sâu rộng về code.
  • Code tay thích hợp với các dự án lớn, có tính tùy biến, thích ứng cục bộ, đáp ứng tốt với các thị trường khách hàng cao cấp.
  • Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh, thiết kế web sao cho hoàn thiện theo đúng nhu cầu của khách hàng. Bởi toàn bộ web đều được xây dựng bởi chính bàn tay của bạn sẽ giúp bạn kiểm soát các vấn đề tốt hơn.
  • Nếu bạn sử dụng Framework trong quá trình thiết kế website, bạn sẽ nhận được 20% sự giúp đỡ từ “trợ thủ” tuyệt vời này.

Nhược điểm

  • Chi phí khách hàng bỏ ra cao hơn
  • Chỉ những lập trình viên giỏi, tay nghề cao mới có thể lập trình website code hạn chế tối đa lỗi, tối ưu hóa chức năng, tốc độ load, biến website của bạn thành sản phẩm thủ công hoàn hảo nhất.
  • Làm website bằng code tay đòi hỏi thời gian lâu hơn. Nhanh thì khoảng 15 – 30 ngày hoàn thiện 1 web, thời gian có thể kéo dài hơn tùy vào từng người lập trình.

Ưu và nhược điểm khi làm website bằng CMS

Ưu điểm

  • Có tính ổn định, rõ ràng, web được xây dựng với bàn tay của những lập trình viên có trình độ cao, được kiểm duyệt qua các tổ chức uy tín và chuyên môn cao. Khi sử dụng CMS để thiết kế web, bạn sẽ dễ dàng tạo ra một thiết kế chuẩn với tốc độ bảo mật cao, tốc độ load nhanh. Đồng thời, web của bạn cũng được hỗ trợ bởi các công cụ tìm kiếm đa dạng.
  • Nhiều Module, Tools giúp nhà phát triển web giải quyết được mọi  vấn đề trong thời gian ngắn mà không cần dài lưng ngồi gõ từng dòng code. Tất cả những gì bạn cần làm đó là thay đổi tên họ, chỉnh sửa vài thông tin phù hợp với dự án thế là xong.

Nhược điểm

  • Những website có mã nguồn mở được thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu chung của cộng đồng. Vì vậy, việc tùy biến hay chỉnh sửa theo yêu cầu cá nhân hóa sẽ rất khó thực hiện. Bởi bạn cần phải chỉnh sửa từ mã nguồn lập trình website đó mà vẫn phải đảm bảo các yếu tố giúp website hoạt động bình thường.
  • Mặc dù có cả đội ngũ support nhiệt tình, các phiên bản được cập nhật liên tục và bảo lỗi nhanh chóng nhưng vẫn có những lỗ hổng bảo mật dễ bị phát hiện. Kẻ xấu có thể lợi dụng những kẽ hở đó để tấn công website, xóa dữ liệu và đánh cắp thông tin, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế. Tuy nhiên, bạn sẽ yên tâm hơn nếu sử dụng dịch vụ tại một công ty thiết kế website uy tín, họ sẽ có những biện pháp bảo mật đi kèm giúp bảo đảm an toàn cho website của bạn.
  • Website được thiết kế bằng CMS có chức năng và giao diện tương tự nhau. Nên những web làm bằng CMS sẽ khó tạo nên dấu ấn riêng và tính chuyên nghiệp được như các web code tay.

Nên làm website bằng code tay hay CMS?

Đâu là sự lựa chọn tốt hơn? Điều này còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi người mà áp dụng các giải pháp cho phù hợp. Nhiều người thường có xu hướng so sánh website được thiết kế bằng mã nguồn mở với hàng công nghiệp, sản xuất rập khuôn trong khi đó, code tay lại được ví như hàng gia công chất lượng cao.

Trên đó không hẳn là một cách so sánh hợp lý. Với tư cách là một nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, MONA Media nhận thấy có nhiều đơn vị triển khai rất nhiều dự án lập trình web code tay nhưng trên nền tảng CMS WordPress, nó tương đối đơn giản bởi các yếu tố tương thích cao, không chịu nhiều ảnh hưởng từ chuyên môn trong lĩnh vực lập trình.

Khi lựa chọn hình thức thiết kế website theo nhu cầu tức là lựa chọn sản phẩm hướng tới mục đích đem tới hiệu suất cao, giảm thiểu thời gian, chi phí tốn kém. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp thiết kế nhanh – gọn – nhẹ thì hãy chọn mã nguồn mở. Nếu dự án của bạn đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng, website đầu tư lâu dài, chức năng xử lý chuyên nghiệp cùng đồ họa đẹp, độc đáo, chuẩn SEO, tương thích các thiết bị dễ dàng,… thì giải pháp tốt  nhất sẽ là làm website bằng code tay.

Không nên lạm dụng thiết kế website bằng code tay

Nhiều người luôn mong muốn có một website chất lượng, đầy đủ và độc đáo, nên thường lựa chọn hình thức làm website bằng code tay. Nhưng đôi khi, việc xây dựng từ đầu tới cuối chưa chắc đã giúp bạn tối ưu được mục đích sử dụng website của mình.

Giống như khi bạn đang khá bận rộn, bạn thích ăn một món bánh gì đó, thay vì đi mua ở ngoài, bạn lại mua từng nguyên liệu về và học làm, tốn vài tiếng đồng hồ để làm. Vừa tốn thời gian, mức chi phí cao hơn mà chưa chắc có hương vị ngon.

Vậy tại sao bạn không lựa chọn cách tối ưu nhất, giúp bạn có được một sản phẩm hoàn mỹ, chi phí thấp mà đem tới hiệu quả sử dụng cao hơn? Liệu việc bỏ ra vài trăm triệu cho một website làm bằng code tay có chắc sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả sử dụng tốt, hoàn vốn nhanh như khi sử dụng website lập trình sẵn chỉ vài triệu đồng với nền tảng được nghiên cứu nhiều năm và đã phát triển?

Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn: Chỉ nên yêu cầu dịch vụ thiết kế website bằng code tay trong các trường hợp trang web cần quá nhiều sự cải cách, thêm thắt với nhiều chức năng ưu việt để đáp ứng nhu cầu sử dụng mà thôi. Một số website làm bằng code tay phổ biến như website giới thiệu doanh nghiệp, trang tin tức, web bán hàng phức tạp, website bán hàng Tết, website đa dạng lĩnh vực,…

Bài viết phân tích và giải đáp trên đây được lấy ý tưởng trực tiếp từ video của anh Hùng – Mona Media. Qua đây, chúng ta có thể thấy, có rất nhiều cách giúp bạn làm nên một website, nhưng lựa chọn cách nào để xây dựng website đạt chất lượng, tối ưu chi phí và phù hợp với nhu cầu sử dụng mới là quan trọng nhất.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên thiết kế website như nào cho bản thân, doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với Mona Media để được tư vấn cụ thể nhất nhé!

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona