Kiến Thức Website

18 Tháng Ba, 2023

Tấn công phát tán Malware là hình thức tấn công nào?

Hiện nay, vấn đề phòng chống kẻ gian đánh cắp các dữ liệu, thông tin cá nhân qua việc sử dụng công nghệ, mạng Internet đang được rất nhiều người quan tâm. Việc lấy thông tin này làm ảnh hưởng không nhỏ đến Website của bạn. Một trong số đó phải kể đến Malware, đây là hình thức tấn công phổ biến trên thế giới và đa dạng trong các hình thức tấn công. Vậy thực chất Tấn công phát tán Malware là hình thức tấn công nào? Đây là một hình thức truy cập trái phép rất tinh vi và rất nguy hiểm. Hãy tiếp tục cập nhật thông tin mà Mona Media cung cấp ngay dưới đây để tìm hiểu thêm nhé.

Malware là gì?

Malware (hay còn gọi là phần mềm độc hại) là thuật ngữ mô tả các mã độc, các chương trình hoặc các tệp tin có khả năng làm cản trở hoạt động bình thường của hệ thống, gây hại cho người sử dụng internet. Malware có khả năng xâm nhập trái phép vào hệ thống, thiết bị; kiểm soát và làm hỏng hoặc vô hiệu hóa hệ thống mạng; gây cản trở hoạt động của Website; cài cắm và theo dõi thiết bị… malware là gì Khi xâm nhập được vào máy tính của bạn, các hacker có thể truy cập và đánh cắp dữ liệu của bạn. Chúng sử dụng những cách này để lấy cắp dữ liệu và làm gián đoạn các hoạt động của cả hệ thống. Malware có rất nhiều dạng khác nhau, một trong số đó phổ biến nhất là bao gồm: Trojan Spyware, Worms và virus máy tính.

Tấn công phát tán Malware là hình thức gì?

Tấn công phát tán Malware được hiểu là hình thức tấn công vào hệ thống máy tính thông qua phần mềm độc hại có chứa nhiều đoạn mã. Các phần mềm này có thể: mã hóa, xóa dữ liệu, lấy cắp các dữ liệu nhạy cảm của người dùng; thay đổi hoặc chiếm đoạt các chức năng tính toán lõi, đồng thời giám sát hoạt động của máy tính người dùng mà không có sự cho phép của họ. Với sự phát triển như vũ bão của mạng Internet, các tội phạm đã sử dụng rất nhiều hình thức tinh vi để phát tán các phần mềm độc hại để tấn công người dùng, có thể kể đến như:
  • Gửi email có kèm đường link độc hại đến người dùng.
  • Đính kèm trong các phần mềm crack, bẻ khóa, phần mềm lậu… các phần mềm độc hại.
  • Qua các popup trên website không đáng tin cậy mà phát tán Malware.
  • Ẩn sẵn tại các trang web độc hại, các file game, âm thanh, video từ những trang web không đáng tin….
  • Ngoài ra, Malware có thể lây nhiễm thông qua một số thiết bị ngoại vi như: đĩa, USB, Ổ cứng,…

Malware hoạt động như thế nào?

Khi bạn sử dụng Internet, có thể những thao tác sau sẽ khiến bạn bị nhiễm Malware. cách malware hoạt động
  • Tải trò chơi, file nhạc, truy cập các trang web độc hại bị nhiễm Malware, cài đặt thanh công cụ/phần mềm từ nhà cung cấp lạ, các dữ liệu tải xuống không được quét bởi phần mềm bảo mật, mở tệp đính kèm email độc hại (malspam).
  • Tải nhầm phần ứng dụng độc hại ngụy trang dưới các dạng ứng dụng hợp pháp, các cảnh báo khi cài đặt ứng dụng, đặc biệt là khi ứng dụng có yêu cầu quyền truy cập thông tin cá nhân, email.
  • Tải ứng dụng từ các nguồn không tin cậy.
  • Cài đặt phần mềm bổ sung vô tình đi kèm với ứng dụng (potentially unwanted program) chứa Malware.
  • Ngoài ra, không dùng các chương trình bảo mật cũng có thể là lý do khiến cho Malware xâm nhập dễ dàng hơn.

Dấu hiệu nhận biết bạn bị Malware tấn công

Khi sử dụng thiết bị, nếu bị nhiễm Malware sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:
  • Máy tính của bạn chạy rất chậm, tốc độ xử lý của hệ điều hành giảm dù bạn đang điều hướng Internet hoặc chỉ sử dụng các ứng dụng cục bộ.
  • Bạn bị quảng cáo pop – up làm phiền mà cụ thể là Adware.
  • Hệ thống liên tục gặp phải sự cố, bị đóng băng hoặc hiển thị BSOD – hiển thị màn hình xanh (đối với Windows).
  • Giảm bất thường dung lượng ổ cứng.
  • Hoạt động internet của toàn hệ thống tăng cao mà chưa rõ nguyên nhân.
  • Tài nguyên của hệ thống tiêu hao bất thường, quạt của máy tính hoạt động hết công suất.
  • Không có sự cho phép của bạn nhưng trang chủ trình duyệt mặc định thay đổi.
  • Các tiện ích mở rộng, thanh công cụ hoặc plugin mới được thêm vào trình duyệt.
  • Ngừng hoạt động các chương trình anti-virus và không cập nhật được.
  • Có thông báo đòi tiền chuộc từ Malware, nếu không thì dữ liệu của bạn sẽ bị xóa.

Malware sử dụng các phần mềm độc hại

Trojan

trojan Dưới vỏ bọc là một phần mềm uy tín, hợp pháp sở hữu các chức năng bảo vệ máy tính khỏi các mã độc và virus nhưng Trojan thuộc hình thức lừa đảo. Về bản chất Trojan là một kiến trúc độc hại cho phép các mã độc và virus có thể xâm nhập và gây hại cho máy tính. Hậu quả của nó sẽ nguy hiểm bởi có thể phá hủy hệ thống một cách nhanh chóng và không kịp kiểm soát. Thường thì Trojan sẽ lây nhiễm qua các nội dung độc hại trên email hoặc khi người dùng có tác động đến các trang web bị nhiễm. Chúng thể hiện dưới dạng thông báo giả về hệ thống của bạn đang bị nhiễm virus, cần chạy các chương trình để bảo mật. Nếu bị tấn công, bạn sẽ mất quyền root. Trojan tồn tại lâu hơn cả virus, một số thống kê cho thấy, tỷ lệ tấn công bằng Trojan lớn hơn bất cứ một phần mềm độc hại nào khác.

Virus

Virus máy tính là hình thức rất dễ lây lan ra phần mềm và phần cứng. Nếu như không được can thiệp kịp thời có thể xảy ra tình trạng mất kiểm soát hệ thống và mất dữ liệu.

Worm

Worm rấy khó khắc phục và giải quyết các hậu quả. Nó có thể tự phát triển mà không cần bất cứ sự điều khiển và tác động nào khác. Sau khi bị tiêu diệt, Worm vẫn có thể tái tạo lại nên rất khó để có thể giải quyết nó triệt để. worm máy tính

Malvertising

Malvertising được biết đến là một loại quảng cáo độc hại, khi nhấp vào quảng cáo này, mã quảng cáo sẽ chuyển cho bạn đến một trang web độc hại sau đó tự động cài các phần mềm độc hại về hệ thống. Nguy hiểm và tinh vi hơn, tội phạm có thể biến các trang web nổi tiếng và an toàn này thành vectơ cho quảng cáo độc hại, đe dọa đến hầu hết người dùng.

Phishing and Spear Phishing

Đây là hình thức tấn công mạng lừa đảo, bằng việc gửi các phần mềm độc hại đến người dùng qua các phương tiện khác nhau. Trong đó có các hình thức đang được sử dụng nhiều như lừa người sử dụng nhấn vào các URL khiến họ nhầm tưởng rằng họ đang truy cập vào ngân hàng hoặc các dịch vụ khác. Qua đó, bọn tội phạm có thể đánh cắp được các thông tin cá nhân, mật khẩu để ăn cắp tài chính của bạn. Xem thêm: Cách nhận biết và phòng tránh email lừa đảo (Phishing email) spear phishing

Spyware

Spyware là chương trình gián điệp, dùng để sao chép, theo dõi hoạt động của người dùng. Nó thường được các hacker sử dụng cho việc tấn công có chủ đích để đánh cắp dữ liệu người dùng, đe dọa và tống tiền họ. Có thể dễ dàng xóa Spyware và không hề có chức năng phá hủy hệ thống, dữ liệu.

Rootkit

Rootkit có chức năng che dấu các mã độc hại và các hoạt động của chúng. Thông thường, bạn sẽ rất khó để phát hiện ra hệ thống của mình đang bị Malware nếu không sử dụng phần mềm diệt virus. Hậu quả xấu nhất mà phần mềm độc hại có thể gây ra đó là mất quyền quản trị, bị đánh cắp các dữ liệu và danh tính.

Ransomware

Ransomware làm mã hóa các dữ liệu của bạn và ngăn bạn truy cập vào thiết bị. Để lấy lại dữ liệu, bắt buộc bạn phải trả tiền. Đây là hình thức Malware được sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Ngoài ra, còn rất nhiều các hình thức tấn công phát tán Malware mà tội phạm mạng dùng các thủ đoạn tinh vi nhằm vào các mục đích khác nhau. Khi các giải pháp an ninh mạng, hệ điều hành hoặc xu hướng mạng phát triển và thay đổi, các phần mềm độc hại cũng ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. ransomware

Cách khắc phục khi website bị nhiễm malware

Nếu website của bạn đang bị tấn công Malware, bạn có thể khắc phục bằng những cách sau:
  • Với hệ điều hành mã nguồn mở, cần kiểm tra và cập nhật các bản vá lỗi của hệ thống. Việc bạn thường xuyên cập nhật sẽ chính là một trong những giải pháp bảo mật hiệu quả mà các nhà phát triển cung cấp cho người dùng.
  • Kiểm tra, rà soát các file dữ liệu đáng nghi ngờ, nên thực hiện backup về máy local trước khi thực hiện rà soát. Upload lại source code. Sau đó phân quyền cho tất cả các thư mục bằng các lệnh như chmod = 444. Bạn không nên sử dụng chmod 777 để đảm bảo tính bảo mật tốt nhất.
  • Thay đổi mật khẩu máy chủ, hosting và các tài khoản. Tốt nhất là những mật khẩu có độ bảo mật cao, không liên quan đến các thông tin cá nhân.
  • Trước mắt nên xóa hết các mã quảng cáo mà bạn sử dụng trên. Bởi các iframe từ các nhà cung cấp thường bị Google đánh giá là malware.
Qua những thông tin chia sẻ trên, chắc rằng bạn có lời giải đáp cho câu hỏi “Tấn công phát tán malware là hình thức tấn công gì?”. Nếu đã nắm bắt được về cơ bản các thông tin cần thiết thì bạn hãy cố gắng bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân thật tốt để tránh được những tấn công khó lường từ mạng internet. Xem thêm:

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona