Tên Miền Quốc Tế Là Gì? Hướng Dẫn Đăng Ký và Khai Báo Tên Miền Quốc Tế

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50

Phát triển, mở rộng thị trường là mục tiêu cốt lõi, trọng điểm của mỗi doanh nghiệp. Với định hướng khác nhau thì doanh nghiệp sẽ có chiến lược phát triển thị trường của mình theo cách khác nhau. Việc mở rộng ra thị trường quốc tế là điều kiện để mỗi doanh nghiệp, mỗi đơn vị có được vị trí vững chắc, tầm ảnh hưởng và khả năng đem tới lợi nhuận cao. Bên cạnh nhiều mục tiêu cần được thực hiện thì phát triển website với tên miền quốc tế thích hợp là điều cần chú ý.

Hãy cùng MONA Media tìm hiểu tên miền quốc tế là gì để việc lựa chọn, sử dụng cho yêu cầu trong công việc được đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Tên miền quốc tế là gì?

Tên miền quốc tế (Global Domain) là những tên miền được cấp phát bởi tổ chức ICANN và có thể sử dụng ở hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Mọi cá nhân và tổ chức đều có thể mua và sở hữu tên miền quốc tế. Chỉ cần đảm bảo đó là tên miền đã được đăng kí với ICANN theo đúng tiêu chuẩn cho tới khi chủ sở hữu hoàn toàn không còn nhu cầu dùng, ngừng duy trì sử dụng tên miền đó.

tên miền quốc tế

Đối với những tên miền cấp 1 sẽ có khả năng sử dụng chung trên phạm vi toàn cầu, ở mọi quốc gia trên thế giới. Đối với dạng tên miền quốc tế này sẽ có các đuôi trực thuộc với ý nghĩa nhất định, có sự khác biệt dựa vào đặc trưng của từng tổ chức.

Trong đó thông dụng nhất phải kể tới như .com, .net, .edu, .org,…Việc đăng kí tên miền dù ở từng quốc gia, hay với tên miền quốc tế đều không chịu bất kì sự ràng buộc bởi những điều khoản cụ thể nào.

->Xem thêm:

Phân loại tên miền quốc tế phổ biến

Một số tên miền quốc tế phổ biến

Việc phân loại tên miền quốc tế dựa trên nhiều tiêu chí, nhiều yếu tố. Với từng tiêu chí cụ thể sẽ có những loại tên miền khác nhau. Trước khi quyết định chọn mua và sử dụng domain quốc tế thì tìm hiểu về các loại cơ bản là điều cần được chú ý. Trong đó với dạng tên miền quốc tế có cách phân loại chủ yếu là:

  • Tên miền đuôi .com: được sử dụng chủ yếu cho các cá nhân, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại.
  • Tên miền đuôi .biz: được dùng phổ biến cho những tổ chức, những cá nhân hoạt động kinh doanh.
  • Tên miền đuôi .edu: thông thường được dùng cho những website trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục.
  • Tên miền đuôi .net: sử dụng cho những cá nhân, hay những tổ chức trong lĩnh vực thiết lập và cung cấp dịch vụ trên internet.
  • Tên miền đuôi .org: với dạng tên miền quốc tế này ưu tiên dùng cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa xã hội, chính trị.
  • Tên miền đuôi .int: sử dụng cho những tổ chức quốc tế hoạt động tại thị trường Việt Nam.
  • Tên miền đuôi .ac: sử dụng cho những cá nhân, những tổ chức trong lĩnh vực nghiên cứu.
  • Tên miền đuôi .pro: sử dụng cho những cá nhân, hay những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực có tính chuyên ngành cao.
  • Tên miền đuôi .info: được đưa vào sử dụng cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thông tin, hay sản xuất phân phối.
  • Tên miền đuôi .health: được dùng cho các đơn vị, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực y tế, dược.
  • Tên miền .name: đây là dạng tên miền quốc tế dùng cho các cá nhân tham gia hoạt động trên không gian internet.

Vòng đời của tên miền quốc tế

Vòng đời tên miền quốc tế

Vòng đời của tên miền quốc tế thường bao gồm các giai đoạn chính sau:

Trạng thái tên miền tự do – Available

Trong trạng thái này, tên miền chưa được đăng ký bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức hay cơ quan nào khác. Do đó, bạn có hoàn toàn quyền đăng ký và cần thực hiện quy trình đăng ký theo đúng quy định.

Nên đăng ký tuân theo các tiêu chí cho tên miền hợp lệ bao gồm:

  • Các ký tự nằm trong bảng chữ cái từ A-Z, các số từ 0-9 và dấu trừ (-).
  • Độ dài tên miền tối đa không quá 253 ký tự, tính luôn cả phần mở rộng như .com, .net, .org,…

->Xem thêm: Tên miền có dấu gạch ngang có ưu nhược điểm gì, có nên sử dụng không?

Trạng thái hoạt động của tên miền – Registered 

Tên miền ở trạng thái hoạt động

Ngay sau khi hoàn tất quá trình mua tên miền thành công, tên miền sẽ được đăng ký và bắt đầu hoạt động, thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Gia hạn tên miền có thể thực hiện vào ngày cuối cùng của giai đoạn đăng ký hoặc bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian này. Bạn có thể gia hạn tên miền trong khoảng thời gian từ 1 năm đến tối đa 10 năm, tùy thuộc vào nhu cầu và quyết định của bạn.

Trạng thái tên miền hết hạn – Expired

Ở trạng thái này, tên miền đã hết hạn. Bạn không thể truy cập và sử dụng tên miền.

Trạng thái gia hạn – Grace Period 

Sau khi tên miền hết hạn, nó sẽ chuyển sang trạng thái “chờ đợi”, trong khoảng thời gian này, tên miền sẽ tạm ngừng hoạt động và không có ai có thể đăng ký lại.

Theo quy định của ICANN, thời gian chờ gia hạn có thể kéo dài từ 30 đến 45 ngày, tùy thuộc vào tên miền cụ thể. Tuy nhiên, một số tên miền có các quy định gia hạn đặc biệt như sau:

Trạng thái gia hạn tên miền
  • Tên miền .EU: Không có thời gian chờ gia hạn, sẽ hết hạn vào ngày cuối cùng của thứ 2 trong tháng mà tên miền sẽ hết hạn.
  • Tên miền .UK: Thời gian chờ gia hạn lên đến 90 ngày sau khi hết hạn.
  • Tên miền .WS: Không có thời gian chờ đợi để gia hạn.
  • Tên miền .NAME: Không có thời gian chờ đợi để gia hạn.
  • Tên miền .TEL: 30 ngày thời gian chờ gia hạn.
  • Tên miền .TV: 30 ngày thời gian chờ gia hạn.
  • Tên miền .CO: 15 ngày thời gian chờ gia hạn.
  • Tên miền .DE: Không có thời gian chờ gia hạn và chờ xóa.

Trạng thái chờ chuộc – Redemption

Trong trạng thái này, toàn bộ thông tin quản trị của tên miền đã bị xoá, cũng như mọi truy cập dựa trên tên miền (web, mail, …) đã bị chấm dứt, ngụ ý rằng tên miền đã không còn hoạt động. Tuy nhiên, thay vì được mở tự do để đăng ký lại, nó chuyển sang trạng thái “chuộc”. Kỳ chuộc này kéo dài trong khoảng 25-30 ngày.

Để chuộc lại tên miền, bạn sẽ cần thanh toán một khoản phí bao gồm phí chuộc và phí gia hạn tên miền ít nhất 1 năm. Cụ thể:

  • Phí chuộc: Là số tiền mà khách hàng trả cho Registrar để đổi lại tên miền đã chuyển sang trạng thái Redemption.
  • Sau khi chuộc tên miền thành công, để quay trở lại trạng thái Registered, bạn sẽ cần gia hạn tên miền và thanh toán thêm phí gia hạn.

Trạng thái chờ xóa – Pending Deletion

trạng thái tên miền chờ xóa

Nếu bạn không tiến hành chuộc lại tên miền, nó sẽ chuyển sang trạng thái chờ xoá và không có cơ hội gia hạn thêm. Nhà đăng ký hoặc bạn sẽ không thể can thiệp để gia hạn nếu bỏ qua quy trình chuộc.

Trạng thái “Pending Deletion” kéo dài trong vòng 5 ngày. Trong khoảng thời gian từ 1 giờ sáng đến 4 giờ sáng (theo giờ Việt Nam) của ngày cuối cùng, tên miền sẽ bị xóa hoàn toàn và trở lại dưới dạng tên miền tự do, có sẵn để đăng ký lại (Available).

Trạng thái có thể mua – Released (Available) 

Tên miền sẽ quay lại giai đoạn đầu với tình trạng “Available”, bắt đầu một chuỗi quy trình mới để có thể được đăng ký lại.

->Xem thêm: Transfer tên miền là gì? Cần lưu ý gì khi transfer tên miền

Lợi ích khi sử dụng Global Domain cho doanh nghiệp

Chọn tên miền giúp quá trình phát triển, đưa một website vào sử dụng cho yêu cầu, cho đòi hỏi của từng cá nhân, hay các doanh nghiệp được thực hiện tốt. Với tên miền Global đưa vào sử dụng được đánh giá cao, mang tới nhiều lợi ích lớn.

Mở ra thị trường phạm vi toàn cầu

Domain quốc tế mở rộng thị trường

Không gò bó trong phạm vi thị trường trong nước mà việc sử dụng tên miền quốc tế giúp chúng ta không bị giới hạn về mặt địa lý, hay thời gian làm việc. Phạm vi hoạt động toàn cầu giúp chúng ta tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn cả trong và ngoài nước. Không chỉ vậy, việc có thể chủ động trong tìm kiếm khách hàng sẽ là yếu tố thúc đẩy việc cải thiện doanh thu hiệu quả.

Tiết kiệm chi phí cho hoạt động quảng cáo

Một lợi ích không nhỏ của việc dùng tên miền quốc tế chính là việc tiết kiệm chi phí cho hoạt động quảng cáo. Thay vì phải thuê mặt bằng, nhân viên thì tiếp cận khách hàng qua website được đánh giá cao. Sử dụng tên miền quốc tế giúp chúng ta phục vụ hiệu quả, cho số lượng lớn khách hàng cùng lúc, thuộc mọi đối tượng, ở mọi quốc gia khi có yêu cầu.

Khẳng định sự chuyên nghiệp

Với một tên miền quốc tế sử dụng đuôi như .com, hay .net, .org,… luôn được đánh giá cao, cho thấy được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Qua đó việc thu hút được khách hàng, tạo dựng sự tin tưởng từ người dùng là điều mà chúng ta có thể yên tâm.

Tạo lợi thế cạnh tranh hiệu quả

Global Domain tạo lợi thế cạnh tranh

Thay vì chỉ hoạt động trực tiếp thì không gian trên internet mở ra thị trường kinh doanh trực tuyến lý tưởng. Global Domain sẽ giúp mỗi doanh nghiệp, hoạt động ở bất kì lĩnh vực, ngành nghề nào cũng có điều kiện phát triển tốt nhất. Cùng domain quốc tế lựa chọn thích hợp giúp việc mở rộng quy mô hoạt động, tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn được đảm bảo tốt.

Lý do cần khai báo tên miền quốc tế sau khi đăng kí?

Việc khai báo tên miền Global sau khi đăng kí là yêu cầu bắt buộc. Luật Công nghệ thông tin có quy định rõ ràng và cụ thể ở Điều 23 về việc các cá nhân, hay tổ chức khi xây dựng website nếu không sử dụng tên miền quốc gia đều phải thông báo, khai báo đầy đủ với Bộ Thông tin và Truyền thông các thông tin cơ bản như:

  • Tên của tổ chức được ghi trong quyết định thành lập, trong giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép hoạt động hay giấy phép mở văn phòng, hoặc là tên cá nhân đầy đủ.
  • Thông tin về số, ngày cấp và nơi cấp của số Căn cước công dân, hoặc số, ngày cấp và nơi cấp của hộ chiếu cá nhân.
  • Địa chỉ chi tiết về trụ sở chính của tổ chức, hoặc là địa chỉ nơi cư trú của cá nhân.
  • Thông tin về số điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử, và số fax (nếu có).
  • Thông tin về các tên miền đã đăng kí.
khai báo Global Domain

Việc khai báo tên miền quốc tế sau khi đã đăng kí với cơ quan có thẩm quyền là yêu cầu cần được nghiêm túc thực hiện. Các cá nhân, hay các tổ chức có trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin được khai báo, hoặc cung cấp nhanh chóng thông tin về những thay đổi nếu xuất hiện. Bất kì sai sót, hay việc không khai báo khi đăng ký tên miền quốc tế nào xảy ra đều có những biện pháp, hình thức xử phạt nhất định.

Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 có quy định rõ ràng về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện và công nghệ thông tin sẽ bị áp dụng mức phạp hành chính từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng liên quan tới đăng kí tên miền song không khai báo, không tuân thủ theo đúng luật định.

->Tham khảo thêm về đăng ký website với Bộ Công Thương:

Cách đăng ký tên miền quốc tế nhanh chóng, dễ dàng

Đăng ký tên miền quốc tế có thể thực hiện đơn giản, nhanh chóng với vài thao tác, vài bước hết sức đơn giản. Tìm hiểu chi tiết giúp chúng ta chủ động áp dụng khi có nhu cầu. Cụ thể là:

Kiểm tra tên miền

Việc kiểm tra tên miền cần được thực hiện trước khi đăng ký. Nó đảm bảo tên miền mà chúng ta mong muốn chưa được bất kì cá nhân hay đơn vị nào sử dụng. Một tên miền đạt chuẩn cần đảm bảo:

  • Không vượt quá 63 kí tự trong đó có bao gồm cả đuôi .com, .net,…
  • Chỉ sử dụng các kí tự có trong bảng chữ cái từ a – z và các chữ số từ 0 – 9 và dấu trừ (-).
  • Kí tự hay khoảng trắng trong tên miền đều được tính là không hợp lệ.
  • Tên miền không được bắt đầu hoặc kết thúc bằng dấu trừ.
  • Tên miền sử dụng liên quan tới chủ đề, tới lĩnh vực mà chúng ta hoạt động.
  • Ưu tiên dùng tên miền ngắn gọn, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn.

 Tiến hành thủ tục đăng kí

đăng ký tên miền quốc tế

Tiến hành thủ tục đăng kí chúng ta cần thực hiện thông qua một vài các thao tác cơ bản đó là:

  • Bước 1: Kiểm tra giỏ hàng với các thông tin về thời gian đăng kí, chi phí,… một cách chi tiết và cụ thể.
  • Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản trên website mua tên miền để tiếp tục hoàn thành việc mua được Domain quốc tế theo nhu cầu.
  • Bước 3: Lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp, được tích hợp trên web cung cấp Domain quốc tế để hoàn thành được việc chọn mua tên miền để đưa vào sử dụng.

->Xem thêm: Có nên sử dụng nhiều tên miền cho một website hay không?

Hướng dẫn khai báo tên miền quốc tế sau khi đăng ký

Việc đăng ký tên miền quốc tế sau khi thực hiện thành công thì lúc này tiến hành khai báo cần được hoàn thành sớm, đầy đủ. Việc khai báo chúng ta cần tiến hành qua một vài thao tác đó là:

  • Bước 1: Tiến hành truy cập vào trang chủ của Bộ Thông tin và Truyền thông là http://thongbaotenmien.vn.
  • Bước 2: Nhấn chọn vào mục Thông báo sử dụng mới, chọn tiếp vào Nhập tên miền vào ô trống, cuối cùng là Tra cứu.
  • Bước 3: Nếu tên miền được khai báo lần đầu tiên thì nhấn tiếp vào mục Thông báo sử dụng. Đối với người dùng là cá nhân nhấn vào sử dụng tên miền quốc tế cho chủ thể là cá nhân. Đối với người dùng là tổ chức chọn thông báo cho chủ thể là tổ chức. Thực hiện việc điền hoàn thành đầy đủ các thông tin theo form cung cấp, cuối cùng là nhấn vào mục Thực hiện.

Quá trình sau khi được hoàn thành thì lúc này hệ thống sẽ gửi một email tự động từ [email protected] về hòm thư điện tử mà chúng ta khai báo trước đó với tiêu đề Thông báo sử dụng tên miền quốc tế. Ở đó sẽ cung cấp thông tin về tên miền được khai báo, mật khẩu do bạn thực hiện được nhập ở form trước đó.

Đăng ký tên miền là bước quan trọng để doanh nghiệp xây dựng và bảo về website, dang tiếng, thương hiệu, nó giúp tạo sự độc đáo, riêng biệt. Nếu bạn đang cần mua tên miền hoặc chuyển nhà cung cấp tên miền thì hãy LIÊN HỆ với MONA qua hotline 1900 636 648 hoặc truy cập địa chỉ https://mona.media/dang-ky-ten-mien/ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!

Chuyển tên miền về MONA - nhà cung cấp tên miền hàng đầu

Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về tên miền quốc tế mà MONA đã nhận được:

Tên miền quốc tế có tác dụng như thế nào?

Tên miền quốc tế cho phép người dùng trên toàn cầu sử dụng và truy cập vào các tên miền bằng ngôn ngữ của họ. Điều này giúp tăng tính toàn cầu hóa và khả năng tiếp cận Internet, đồng thời thuận tiện cho người dùng không sử dụng tiếng Anh.

Làm thế nào để đăng ký một Domain quốc tế?

Để đăng ký Global Domain, bạn có thể liên hệ với một nhà đăng ký tên miền (domain registrar) hỗ trợ đăng ký tên miền quốc tế. Cung cấp thông tin yêu cầu, bao gồm tên miền bạn muốn đăng ký và ngôn ngữ/ký tự bạn muốn sử dụng. Quá trình đăng ký có thể khác nhau tùy theo quy định của từng quốc gia hoặc tổ chức quản lý tên miền.

Hiểu tên miền quốc tế là gì, cũng như việc đăng kí và khai báo cho tên miền quốc tế sẽ giúp mọi cá nhân, hay những tổ chức đều có thể áp dụng cho nhu cầu của chính mình.

Qua đó quá trình sử dụng tên miền quốc tế, phát triển website diễn ra suôn sẻ, đúng theo quy định, theo pháp luật mà Nhà nước ban hành. Nó giúp chúng ta giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực tới trang web mà chúng ta sử dụng hỗ trợ cho công việc của chính mình.

->Tham khảo:

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona