Khi thực hiện các chiến dịch truyền thông Marketing hoặc sau khi chạy xong một chiến dịch quảng bá, các Marketer không thể nào bỏ qua các dữ liệu đo lường hiệu quả của chiến dịch. Đây là dữ liệu vô cùng cần thiết, bởi nó là cơ sở lớn nhất để thấy được chiến dịch có đang đi đúng hướng hay hay không. Một trong các công cụ phổ biến nhất để giúp bạn đo lường hiệu quả chính là CPL. Vậy hãy cùng
Mona Media tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ
CPL là gì nhé!
CPL là gì?
CPL là viết tắt của cụm từ Cost Per Lead, được dịch nghĩa là chi phí cho mỗi
khách hàng tiềm năng. Giải thích cụ thể hơn CPL là số chi phí mà các Marketer phải bỏ ra trong các quảng cáo trực tuyến chỉ tính phí khi xuất hiện khách hàng tiềm năng.
Khách hàng tiềm năng (
Leads) trong trường hợp này là các khách hàng truy cập vào bài đăng hoặc
website/trang Facebook của bạn thông qua quảng cáo. Các khách hàng này sẽ thực hiện một số hành động cụ thể như nhấp vào liên kết đính kèm, điền thông tin liên hệ, đăng ký tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ, liên hệ nhận tư vấn,…
Các doanh nghiệp khi có tệp khách hàng tiềm năng thông qua quảng cáo có thể thực hiện thêm các hoạt động phụ đánh trực tiếp vào đối tượng như liên hệ tư vấn,
Email Marketing quảng cáo, chương trình dùng thử,… Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể chuyển đổi quảng cáo thành đơn hàng và mang lại doanh thu cho sản phẩm dịch vụ.
-> Xem thêm:
Tư vấn chiến lược Marketing đa kênh, phù hợp với từng doanh nghiệp
Sự khác nhau giữa CPL và CPA
Khác với CPL, CPA (Cost per Action) được định nghĩa là chi phí cho mỗi lần hành động. Đây là loại chi phí phát sinh khi khách hàng thông qua các quảng cáo thực hiện một hoạt động được cài đặt sẵn trong bài quảng cáo trên các nền tảng
mạng xã hội.
Các hành động được đề cập đến có thể là điền form thông tin, mua hàng, tải ứng dụng, đặt lịch dịch vụ, đăng ký tài khoản,..
Thật ra, CPL là một hình thức của
CPA bên cạnh
CPI (Cost Per Install) và CPS (Cost per Sale). Để nói về sự khác nhau giữa hai khái niệm này, ta tập trung vào hành động của khách hàng.
Cost Per Lead chỉ tập trung vào khái niệm khách hàng tiềm năng, nghĩa là các khách hàng thông qua quảng cáo có ý định tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ chứ chưa thực sự phát sinh thanh toán. CPL yêu cầu doanh nghiệp phải bỏ thêm một phần nguồn lực để liên hệ và thúc đẩy các khách hàng tiềm năng này trở thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp.
CPA có mức độ ảnh hưởng nhỏ nhưng theo chiều sâu với khách hàng, thúc đẩy khách hàng hoàn thành cả quá trình mua hàng thông qua quảng cáo, bao gồm cả thanh toán. CPA mang tính cụ thể hơn CPL, tập trung vào việc giải quyết triệt để
nhu cầu khách hàng thay vì chỉ gợi ý giải pháp tham khảo.
Công thức tính Cost Per Lead
Chỉ số CPL cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào kênh hay nền tảng mà doanh nghiệp lựa chọn để triển khai chiến dịch cũng như đặc điểm của chiến dịch đang chạy. Công thức cụ thể như sau:
CPL = Tổng chi phí quảng cáo của chiến dịch trong một khoảng thời gian / Tổng số Leads phát sinh từ kênh chạy chiến dịch đó thu về được trong khoảng thời gian đã định.
Ví dụ: Trong vòng 10 tháng chạy chiến dịch quảng cáo, bạn sử dụng hết $40.000 cho chi phí quảng cáo và thu được tổng cộng 400 chuyển đổi (Leads). Lúc này, chỉ số CPL của chiến dịch quảng cáo của bạn là 40.000/400= $100. Tức là chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp trong chiến dịch này là $100.
Tầm quan trọng của CPL trong chiến dịch Marketing của doanh nghiệp
CPL là một công cụ vô cùng quan trọng trong quá trình quảng bá nói riêng và phát triển kinh doanh nói chung khi cung cấp một tệp hồ sơ khách hàng tiềm năng có khả năng chuyển đổi cao giúp tạo doanh thu và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để cho CPL Marketing đạt hiệu quả tốt, doanh nghiệp cần chú ý bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ sales, vì CPL chỉ mang lại khách hàng tiềm năng, còn việc có thể “chốt đơn”, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự phụ thuộc vào bộ phận này phần nhiều. Doanh nghiệp phải biết tận dụng dữ liệu khách hàng tiềm năng thu được thì CPL mới đạt được hiệu quả thật sự.
Đồng thời, CPL tạo cơ hội cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới cũng như hỗ trợ cho việc khai thác bán hàng các dòng sản phẩm khác dễ dàng hơn.
Tiềm năng của CPL sẽ phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp, các Marketer và doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ trước khi triển khai các chiến dịch áp dụng quảng cáo CPL Marketing để tránh hao phí nguồn lực khi không có khả năng khai thác triệt để dữ liệu nó mang lại.
Ưu nhược điểm khi chạy quảng cáo CPL Marketing.
Trước vai trò và tiềm năng to lớn của CPL, không ít các doanh nghiệp hay Marketer mong muốn sử dụng các quảng cáo CPL để quảng bá sản phẩm và hỗ trợ thúc đẩy hiệu quả doanh thu của mình.
Để áp dụng thành công cũng như biết trước được các hạn chế để phòng hờ và lợi ích để khai thác thì bạn nên nắm rõ về các ưu nhược điểm của hình thức này. Chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin cho bạn ngay sau đây:
Ưu điểm
- Tỷ lệ chia sẻ hoa hồng cao hơn: Do chỉ số CPL sẽ không phụ thuộc vào trang đích của bạn có lượt người xem hay số lượng người nhấp vào nhiều hay ít, mà nnis yêu cầu người dùng cung cấp thông tin theo mục đích định trước của doanh nghiệp. Dù yêu cầu hành động nhiều hơn nhưng không hề phức tạp. Vì thế, CPL sẽ có tỷ lệ chia sẻ ha hồng cao hơn các hình thức khác như CPA hoặc CPC.
- Nhận hoa hồng đơn giản: Mỗi khi khách hàng điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp thì sẽ được tính như một lượt thành công của CPL. Vì vậy, các nhà quảng cáo sẽ dễ dàng được ghi nhận KPI và hoa hồng cho công việc của mình.
Nhược điểm
- Khó khăn khi chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng: Do CPL chỉ cung cấp hạt giống để doanh nghiệp ươm trồng thành quả. Nếu năng lực của đội ngũ sale không tốt hoặc xuất hiện một số nguyên nhân khách quan có tác động xấu, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc biến dữ liệu khách hàng thành doanh thu.
- Các rủi ro về chất lượng thông tin khách hàng tiềm năng: Trong quá trình chạy chiến dịch, do một số nguyên nhân như khách hàng điền sai thông tin, khách hàng không có nhu cầu thực sự,… sẽ tạo ra các dữ liệu leads không đủ chất lượng.
- Đòi hỏi đầu tư về Landing Page: Nếu Landing page bạn sử dụng không ổn định về khả năng truy cập hoặc thao tác, giao diện kém thẩm mỹ và thân thiện với người dùng khiến họ khó thao tác sẽ làm giảm tỷ lệ chuyển đổi của CPL, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu.
Những ngành nghề và lĩnh vực nào nên triển khai CPL?
CPL là một công cụ hữu ích giúp khai thác dữ liệu tệp khách hàng tiềm năng, từ đó, giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu bán sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, không phải loại hình doanh nghiệp hay sản phẩm dịch vụ nào cũng có thể áp dụng CPL Marketing hiệu quả.
Bạn cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng thông tin và đặc tính của doanh nghiệp cũng như sản phẩm dịch vụ trước khi quyết định triển khai chiến dịch quảng cáo CPL.
Vì đích đến cuối cùng CPL là thu về dữ liệu các khách hàng tiềm năng nhiều nhất có thể. Đây là dữ liệu về những khách hàng đang có nhu cầu và quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Các khách hàng này đang trong quá trình tìm hiểu và tham khảo chứ chưa thật sự sẵn sàng chi tiêu cho sản phẩm dịch vụ. Vì thế, họ cần thông tin, cần được tư vấn và thuyết phục.
Vì thế, quảng cáo Cost Per Lead sẽ đặc biệt phù hợp với các ngành nghề hay sản phẩm dịch vụ có giá trị cao hoặc những mặt hàng xa xỉ, phục vụ cho nhu cầu bậc cao. Khách hàng thường có xu hướng cân nhắc thấu đáo và tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định chi tiêu cho các sản phẩm dịch vụ này.
Khách hàng của các sản phẩm dịch vụ này cần được tư vấn thông tin kỹ càng cũng như có được lòng tin với doanh nghiệp để quyết định mua hàng. Năng lực của đội ngũ sale trong trường hợp này sẽ là chìa khóa quyết định thành công của CPL.
Một số ngành nghề tiêu biểu có thể áp dụng CPL là:
Thẩm mỹ, spa, thời trang cao cấp,
mỹ phẩm, bất động sản,
du lịch,
giáo dục,
y tế,… Một số sản phẩm dịch vụ có thể áp dụng CPL là: Mỹ phẩm cao cấp, nước hoa, ô tô, du thuyền, đồng hồ cao cấp, các ấn phẩm nghệ thuật, sưu tầm, thuốc,
thực phẩm chức năng và các chế phẩm y tế, sức khỏe.
Một vài thắc mắc thường gặp
Làm thế nào để tối ưu CPL?
Có một số cách để giảm thiểu CPL trong marketing:
- Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo và tăng cường việc nhắm mục tiêu đúng khách hàng tiềm năng.
- Tối ưu hóa trang đích (landing page) để tăng tỷ lệ chuyển đổi từ lượt xem thành khách hàng tiềm năng.
- Tăng cường chất lượng nội dung và tương tác để thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng hơn.
- Thử nghiệm và tối ưu hóa liên tục các yếu tố trong chiến dịch Marketing để cải thiện hiệu suất và giảm CPL.
CPL quan trọng như thế nào so với các chỉ số khác trong marketing?
CPL là một chỉ số quan trọng trong marketing để đo lường hiệu quả chiến dịch marketing và quản lý chi phí. Nó có thể được sử dụng cùng với các chỉ số khác như
CTR (Click-Through Rate), CR (
Conversion Rate), hoặc
ROI (Return on Investment) để cung cấp cái nhìn tổng thể về hiệu quả của chiến dịch và đưa ra các quyết định chiến lược. Tuy vậy, tầm quan trọng của CPL có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu và ngành công nghiệp cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin cần thiết giúp bạn nắm được
CPL là gì và tầm quan trọng của phương pháp CPL Marketing trong doanh nghiệp. Đồng thời, cả ưu nhược điểm của nó và các ngành nghề phù hợp với hình thức này.
Hy vọng với những thông tin trên đã góp phần hình thành cơ sở để bạn và doanh nghiệp bạn quyết định có nên áp dụng Cost Per Lead vào chiến dịch quảng cáo của mình hay không. Song,
Mona Media cũng hy vọng bạn cân nhắc thật kỹ về các lợi ích và rủi ro cũng như tiềm năng để triển khai một chiến dịch quảng bá thành công và hiệu quả nhất nhé!