Đối với những người làm công việc
quản trị website thì thuật ngữ PWA là hết sức quen thuộc. Song thực tế những kiến thức về PWA thì không phải ai cũng nắm bắt đúng đắn, rõ ràng và cụ thể. Bài viết dưới đây của
Mona Media sẽ giúp bạn hiểu được
PWA là gì, cách xây dựng PWA cho website như thế nào là những thông tin cơ bản cần tìm hiểu và xác định chuẩn xác. Nhờ đó việc phát triển website sẽ có được sự chủ động, có được hiệu quả cao như yêu cầu.
PWA là gì?
PWA – Progressive Web Apps chính là một dạng phần mềm ứng dụng được cung cấp thông qua những trang web. Nó được xây dựng dựa vào việc dùng một số công nghệ web thông dụng, phổ biến hiện nay như
CSS, HTML, hay JavaScript.
Nhờ việc sử dụng PWA mang tới khả năng giúp người dùng chủ động, dễ dàng hơn trong việc download hay tải dữ liệu nhanh chóng khi cần thiết, ngay cả trong trường hợp mà đường truyền mạng không có được sự ổn định cần thiết. Đồng thời, nhờ vào PWA cũng đem tới khả năng hỗ trợ cho thao tác gửi những thông báo có liên quan, cải thiện được hiệu quả của hoạt động
marketing dễ dàng.
Xem xét ở mức độ cơ bản nhất thì xác định một PWA cần dựa trên 4 yêu cầu, và đều được Google Chrome, Opera hay Samsung Internet hỗ trợ đầy đủ. Trong đó các yếu tố quan trọng để xác định PWA chính là:
- Cài đặt Service Worker: đây được đánh giá là phần quan trọng nhất của một PWA hiện đại bởi Service Worker sẽ chịu trách nhiệm cho việc cache toàn bộ những file, những server push notifications, hoặc những nội dung cập nhật,… thông qua việc nghe theo những network request tại server và sẽ đặt nó dưới dạng file .js trên các thiết bị mà con người sử dụng. Ngay sau đó thì Service Worker sẽ kiểm soát toàn bộ những event này, trả lại những phản hồi một cách thích hợp. Nhờ vậy việc tạo điều kiện cho page ngoại tuyến có thể tùy chỉnh một cách dễ dàng.
- Cài đặt JSON Manifest: thông qua việc cung cấp data extract ở dạng JSOn thì việc cached thông tin nhờ vào hỗ trợ của service worker, cùng với đó là sự kết hợp của ứng dụng shell giúp quá trình load CSS rute được hoàn thành tốt. Việc phân phối ngoại tuyến với đầy đủ các chức năng UI cũng là điều được đảm bảo. Bởi thế, với website thì Progressive web application mang những ưu điểm nổi bật ở khả năng hiển thị, ngay cả trong trường hợp không có kết nối internet.
- Đạt chuẩn kết nối bảo mật HTTPS bảo mật: với kết nối bảo mật đến PWA mang tới sự an tâm lớn cho người dùng, từ đó sẵn sàng cho việc cấp quyền. Kết nối bảo mật https sẽ dễ hơn trong việc nhận được tin tưởng, sự tín nhiệm của người dùng. Điều này có ý nghĩa trong việc giúp tăng lượng visit đáng kể. Đây được đánh giá là một lợi thế lớn trong SEO bởi vì PWA có thể sẽ được search engine index và server trên TLS.
- Một site cần có lượng visit là 2 lần và 5 phút tạm nghỉ: trước khi trình duyệt hiển thị khuyến nghị cài đặt PWA chúng ta cần truy cập site host PWA 2 lần trên Google Chrome. Đây không phải là hình thức xác nhận chuẩn nhất, tuy nhiên nó là cách đơn giản và mang tới hiệu quả cao. Từ đó sẽ đảm bảo người dùng hoàn toàn không cần thích trang mà vẫn có thể truy cập lần thứ 2 nếu muốn. Không những vậy, đây là yêu cầu đơn giản, mang tới sự hài lòng và thích thú cho chính người sử dụng.
Đánh giá về ưu nhược điểm của PWA
PWA khi đưa vào ứng dụng trong website sở hữu những ưu điểm, cũng có những hạn chế nhất định. Đánh giá chi tiết và toàn diện giúp chúng ta có được những thông tin cụ thể và chuẩn xác hơn. Trong đó cụ thể sẽ là:
Ưu điểm
- Hoàn toàn không bị từ chối, hay bị cấp từ các cửa hàng của hệ điều hành Android hay iOS.
- Có khả năng giúp lấp đầy được khoảng cách giữa website và app hiệu quả.
- Người dùng app sẽ có được sự hỗ trợ, có được sự thuận tiện tối đa.
- Có tính năng đẩy thông báo, kích thích người dùng truy cập nhiều hơn đáng kể.
- Conunce rates được đánh giá cao, tốt hơn khá nhiều so với web.
- PWA có đầy đủ nút home screen.
- Được đánh giá cao hơn ở khả năng bảo mật.
- Đảm bảo tốc độ load cũng như hiệu năng hoạt động cao hơn website.
- Có thể mở được các ứng dụng trong trường hợp không có kết nối mạng.
Hạn chế
- Không phải toàn bộ các PWA đều dùng link mang cấu trúc page, vì thế khi xây dựng với tabs không có link việc search engine không thể thực hiện. Bởi vậy nó sẽ không hỗ trợ cho việc đẩy thứ hạng của từ khóa cao hơn trong quá trình SEO.
- PWA sẽ không có trong app store.
- Có những hạn chế nhất định trong hỗ trợ trình duyệt.
- Native API access còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Đặc điểm đặc trưng của PWA
PWA được thiết kế để có khả năng hoạt động trên hầu hết các trình duyệt có tuân thủ những tiêu chuẩn web được đặt ra. Khá tương đồng với các giải pháp đa nền tảng khác thì mục tiêu của PWA chính là giúp nhà phát triển có thể xây dựng được các ứng dụng đa nền tảng khi có nhu cầu một cách thuận lợi hơn so với những ứng dụng gốc. Trong đó, PWA sở hữu những đặc điểm đặc trưng là:
- Progressive: hoạt động cho người dùng trên mọi lựa chọn trình duyệt và sử dụng những nguyên tắc nâng cao dạng lũy tiến.
- Responsive: thích hợp với mọi thiết bị sử dụng từ máy tính để bàn, máy tính bảng, hay thiết bị di động,…
- Nhanh hơn khi tải lần đầu tiên: quá trình tải ban đầu khi kết thúc thì các thành phần trang, hay các nội dung tương tự sẽ không yêu cầu phải tải xuống lại mỗi lần.
- Khả năng kết nối độc lập: cho phép sử dụng ngoại tuyến, hay trên những mạng chất lượng không quá cao.
- Giống với ứng dụng: PWA mang tới cảm giác giống như một ứng dụng mà ở đó cho phép người dùng dễ dàng thực hiện tương tác, điều hướng theo kiểu ứng dụng.
- Fresh: đặc trưng của PWA là luôn luôn cập nhật do quá trình cập nhật của bên cung cấp dịch vụ.
- An toàn: hoạt động qua https nên đảm bảo khả năng bảo mật tốt, tránh những ảnh hưởng tiêu cực xảy ra.
- Tái gắn kết: sử dụng thông báo đẩy giúp duy trì được sự tham gia của người dùng một cách hiệu quả.
- Có thể liên kết: dễ dàng thực hiện việc chia sẻ thông qua URL mà không yêu cầu cần thực hiện các thao tác cài đặt phức tạp.
- Có thể cài đặt: cung cấp đầy đủ các biểu tượng màn hình chính mà không cần thông qua App Store.
Hướng dẫn cách xây dựng PWA cho website
Hiểu bản chất của PWA giúp quá trình ứng dụng, xây dựng nó cho website có được sự chủ động và hiệu quả cao hơn. Việc xây dựng PWA cho website không quá phức tạp, chúng ta có thể thực hiện một cách đơn giản:
Sử dụng WordPress xây dựng PWA cho web
Với plugin WordPress Mobile Pack thì việc tách thiết lập PWA sẽ được thực hiện đơn giản và dễ dàng cho những người làm công việc quản trị web. Chúng ta sẽ tiến hành một vài bước cơ bản là:
- Sau khi thực hiện việc kích hoạt Plugin WordPress Mobile Pack chúng ta lựa chọn vào phiên bản cập nhất mới nhất với chủ đề Obliq.
- Quá trình kích hoạt khi đã hoàn thành lúc này website trên máy tính sẽ hiển thị chủ đề của doanh nghiệp, trong khi đó trình duyệt trên thiết bị di động sẽ hiển thị chủ đề Obliq. Tại vị trí menu của plugin chúng ta lựa chọn chế độ hiển thị PWA là chỉ mình tôi.
- Thực hiện việc tùy chinhnr tải biểu tượng, màu sắc xuất hiện trên màn hình chính của người dùng với bảng màu mà chúng ta thích.
Không dùng WordPress khi xây dựng PWA cho web
Trong trường hợp không sử dụng WordPress để xây dựng PWA cho website chúng ta sẽ thực hiện qua một vài bước chính là:
- Google Codelab đều có hướng dẫn 8 bước cơ bản giúp các nhà phát triển website thông qua những khái niệm cơ bản nhất về chuyển đổi web cho thiết bị máy tính để bàn sang PWA một cách đơn giản.
- Danh sách kiểm tra được các ứng dụng web cơ bản mà Google cung cấp sẽ bao gồm một vài yếu tố mà ngay cả những người không am hiểu nhiều về lập trình cũng có thể giải quyết tốt. Thực hiện kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của PWA, hay xác minh website được phục vụ bởi https,… đều được hoàn thành. Khi đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cơ sở sẽ có khoảng hơn 20 thành phần trong danh sách kiểm tra PWA cần được đảm bảo. Trong đó cụ thể phải kể tới như quản lý thông tin xác thực cho những web yêu cầu người dùng đăng nhập, hay yếu tố UI/UX,…
- Khi quá trình kiểm tra được hoàn thành lúc này việc kiểm tra PWA bằng Lighthouse tại Chrome DevTools sẽ giúp xác định được những gì hoạt động, hay những gì cần được tùy chỉnh rõ ràng, chi tiết.
Trong phát triển và quản trị website đòi hỏi chúng ta cần tìm hiểu, nắm bắt đầy đủ các thông tin, kiến thức cần thiết. Xác định được
PWA là gì, hay cách xây dựng PWA cho website như thế nào là những thông tin cơ bản cần nắm. Hy vọng thông tin mà chúng tôi mang lại là những thông tin hữu ích dành cho bạn.
>>> Tìm hiểu thêm: