18 Tháng Bảy, 2023
Paid Search là gì? Khác nhau giữa Paid Search và Organic Search
Paid search (search engine advertising or PPC) là hình thức quảng cáo trực tuyến, người quảng cáo trả phí để hiển thị quảng cáo trên kết quả tìm kiếm. Quảng cáo xuất hiện dựa trên từ khóa liên quan mà người dùng nhập. Paid search tăng khả năng tìm thấy, lưu lượng truy cập và cơ hội chuyển đổi khách hàng. Doanh nghiệp kiểm soát ngân sách và chỉ trả khi người dùng nhấp vào quảng cáo. Thông qua bài viết này, MONA Media sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin cần thiết liên quan đến Paid Search nhé!
Khái niệm về Paid search là gì?
Định nghĩa thuật ngữ Paid Search
Paid Search được gọi một cách đơn giản chính là tìm kiếm có trả phí, đây là một chiến lược tiếp thị kỹ thuật số cho phép các công ty chi trả một khoản tiền cho các công cụ tìm kiếm nhằm đạt được một vị trí cao hơn cho trang web (landing page) của họ trên kết quả tìm kiếm trên nền tảng Google. Mục tiêu của chiến lược này là thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website.
Các thành phần cấu thành nên Paid Search là gì?
Sau khi đã tìm hiểu được khái niệm Paid search là gì thì ở nội dung tiếp theo MONA sẽ giới thiệu cho bạn đọc biết thêm về các yếu tố để tạo nên một Paid search chất lượng là như thế nào. Mời bạn theo dõi tiếp
Chọn lựa và đấu thầu từ khóa
Đầu tiên, các doanh nghiệp sẽ tiến hành “đấu giá” cho các cụm từ hoặc từ khóa liên quan mật thiết đến công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Những người đấu giá với mức giá cao nhất thì chắc chắn sẽ được xếp ở vị trí đầu (top 1) trên trang kết quả tìm kiếm.
Mở rộng tiện ích quảng cáo
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ đính kèm thêm số điện thoại cũng như các đường link dẫn từ các Website khác để chuyển hướng người dùng về trang Web hoặc Landing Page của doanh nghiệp. Điều lưu ý đó là: Vị trí của quảng cáo trên kết quả tìm kiếm có thể bị ảnh hưởng bởi các tiện ích mở rộng quảng cáo.
Tìm ra điểm chất lượng và Landing Page
Sau đó, Google sẽ thực hiện quy trình đánh giá và xác định cụ thể về điểm chất lượng (Quality Score) cho chính quảng cáo mà doanh nghiệp đã đăng tải lên. Song đó, còn đánh giá thêm về những tính năng liên quan đến sự hữu ích và mức độ phù hợp của Website công ty.
Chọn lựa từ khóa
Việc lựa chọn từ khóa trong quảng cáo cũng như tần suất sử dụng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của trang web trên nền tảng kết quả tìm kiếm.
Khi bạn chọn và sử dụng từ khóa một cách chính xác và liên quan đến nội dung của Website. Điều đó có thể giúp cải thiện thứ hạng của trang web được cao hơn (thuật ngữ chuyên ngành gọi là On Top). Từ khóa được sử dụng nhiều trong tiêu đề, mô tả và nội dung của trang web có thể giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang và liên kết nó với các kết quả tìm kiếm liên quan.
Vai trò chính của Paid Search là gì trong Digital Marketing
Dưới đây là 3 vai trò quan trọng của Paid Search trong Digital Marketing mà bạn cần phải biết. Đừng bỏ lỡ nhé!
Nhanh chóng tiếp cận khách hàng
Với lợi thế về việc hiển thị ở đầu bảng kết quả tìm kiếm, khả năng khách hàng tiềm năng thấy trang web của doanh nghiệp và nhấp vào truy cập là rất cao. Do đó, Paid Search luôn phù hợp với Website mới hoặc các trang Web với khả năng cạnh tranh còn hạn chế so với các trang Web có trước đó và đã sở hữu độ uy tín của tên miền cao.
Khi sử dụng thành thạo Paid Search thì trang web của bạn chắc chắn sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng và thu hút họ nhấn vào và tìm hiểu một cách nhanh chóng.
Tăng quyết định mua hàng từ người tiêu dùng
Thông thường thì người dùng không thích xem quảng cáo hoặc thúc đẩy mua hàng một cách bị động. Tuy nhiên, với Paid Search, khi khách hàng nhấp chuột vào các kết quả được quảng cáo, đa số họ đã có ý định mua hàng từ trước.
Đây là những đối tượng cực kỳ tiềm năng với tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng thực sự rất lớn. Do đó, khi sử dụng kết quả từ Paid Search, bạn có thể tin rằng người dùng không chỉ truy cập vào trang web để tham khảo mà còn có thêm ý định mua hàng trực tuyến.
Tăng khả năng về nhận diện thương hiệu
Người dùng có thể nhìn thấy rằng bạn đang trả phí để có vị trí tốt trên thanh công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, điều này không gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của doanh nghiệp. Các công cụ tìm kiếm thường yêu cầu rất nhiều về tiêu chuẩn cho việc xếp hạng quảng cáo trả phí. Điều này nhằm đảm bảo rằng các kết quả hiển thị đến người dùng là từ các trang web minh bạch, uy tín và đáng tin cậy. Thêm vào đó, đối với các thương hiệu đang cần tăng cường tầm ảnh hưởng, Paid Search là một chiến lược cần triển khai để nhanh chóng chiếm được vị trí tốt nhất và tạo sự hiện diện mạnh mẽ trên công cụ tìm kiếm.
Sự khác nhau giữa Paid Search và Organic Search
Một số bạn vẫn chưa biết sự khác nhau giữa Paid Search và Organic Search là như thế nào. Sau đây Mona sẽ chia sẻ cho bạn hiểu thêm về từng công cụ tìm kiếm.
Đối với Paid Search:
- Kết quả có ngay lập tức nhưng có thu phí
- Hoạt động dựa theo nguyên lý đấu giá từ khóa
- Đem lại cho doanh nghiệp tỷ lệ ROI (Return On Investment) cao
- Cung cấp đa dạng dữ liệu về từ khóa SEO
- Có khả năng thu hút người tìm kiếm sẵn sàng mua hàng
- Không cần quá nhiều ngân sách
- Có thể dùng để hỗ trợ cho các kênh về Marketing khác
Đối với Organic Search:
- Chắc chắn là miễn phí
- Vận hành theo các thuật toán xếp hạng liên quan đến công cụ tìm kiếm
- Làm tăng Traffic, các khách hàng và doanh thu cho doanh nghiệp
- Tăng độ nhận diện thương hiệu, hiệu quả lâu dài
- Cung cấp nhiều dữ liệu về actionable
- Hấp dẫn những khách hàng tiềm năng
Một số thuật ngữ thông dụng trong Paid Search
Sau khi đã hiểu được cụ thể về Paid Search là gì cũng như sự khác biệt của Organic Search và Paid Search là gì thì ở phần cuối cùng, Mona sẽ bật mí thêm cho bạn một số thuật ngữ chuyên môn mà các Marketer hay sử dụng.
CPC
Tên gọi đầy đủ đó là Cost Per Click là một thuật ngữ nói về giá trị chi phí mà bạn bắt buộc phải trả cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo. Hình thức này áp dụng cho cả quảng cáo Paid Search và quảng cáo hiển thị hình ảnh trên nền tảng quảng cáo như GDN (Google Display Network) và Google Shopping.
CPM
Còn được gọi là Cost Per Mile có nghĩa là trị giá mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo. Khác với CPC, mô hình quảng cáo CPM được định giá dựa trên số lần hiển thị quảng cáo (được tính theo đơn vị nghìn) mà không phụ thuộc vào số lượt nhấp chuột thực tế. Mô hình này thường phù hợp cho các công ty muốn tăng cường nhận thức thương hiệu thay vì tạo ra doanh số bán hàng trực tiếp.
PPC
PPC là viết tắt của Pay Per Click là mô hình quảng cáo trên công cụ tìm kiếm phổ biến nhất và thường được sử dụng để ám chỉ quảng cáo trả phí nói chung. PCC được sử dụng vô cùng rộng rãi trên mọi nền tảng trực tuyến bao gồm có mạng xã hội (Facebook, Instagram,…) và các Website khác. Mục đích chính của PPC là làm tăng sự nhận diện của thương hiệu và biến khách hàng tiềm năng sẽ trở thành khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuật ngữ PPC có liên quan chặt chẽ đến CPC, do đó rất dễ bị nhầm lẫn nên bạn cần đọc kỹ và phân biệt chúng.
PLA
Khi bạn muốn mua một loại sản phẩm nào đó (ví dụ như chai sữa tắm) thì khi bạn gõ thông tin vào thanh tìm kiếm thì một loạt danh sách các sản phẩm về sữa tắm sẽ hiện ra. Trong Digital Marketing thì hình thức này gọi là PLA (Product Listing Ads), hiểu đơn giản đây là một dạng quảng cáo dạng hình ảnh và khi người dùng tìm kiếm sản phẩm trên thanh công cụ tìm kiếm thì sẽ xuất hiện. Mục đích là để làm cho người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn đối với cùng một sản phẩm, dịch vụ.
SEM
Đây là một thuật ngữ viết tắt của cụm từ Search Engine Marketing, ám chỉ sự kết hợp giữa SEO và PPC. Kết quả nhận được đó là một hình thức Marketing vừa chuyên nghiệp và vừa có thể tối ưu hóa toàn bộ các công cụ tìm kiếm. Khi bạn triển khai SEM hợp lý thì khả năng cao là Website của doanh nghiệp sẽ đạt được thứ hạng cao trong bảng kết quả tìm kiếm của Google.
Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về chủ đề Paid Search là gì mà MONA muốn chia sẻ đến quý bạn đọc, đặc biệt là người đang theo đuổi những ngành nghề về Marketing hoặc quản lý và vận hành Website của doanh nghiệp. Hy vọng bạn đã trang bị thêm cho mình một kiến thức mới để có thể sử dụng trong thực tế nhé!
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!