Nhận hoa hồng

24 Tháng Năm, 2023
Growth Hacking là thuật ngữ quen thuộc khi nhắc đến các chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển đột phá. Tuy nhiên Growth Hacking thường dễ bị nhầm lẫn với các chiến lược Marketing. Việc này dẫn tới những lầm tưởng không đúng khi triển khai triển khai Growth Hacking, gây tốn công sức và tiền bàn cho doanh nghiệp. Hiểu được điều đó, trong bài viết này, Mona Media sẽ trình bày những nội dung quan trọng liên quan tới Growth Hacking giúp bạn đọc hiểu rõ.
Growth Hacking là thuật ngữ dùng để chỉ các chiến lược Marketing mang lại hiệu quả quả bán háng, tạo dựng thương hiệu và xây dựng nhận thức khách hàng nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tối ưu về mặt chi phí.
Growth Hacking thường được áp dụng cho các doanh nghiệp không có nhiều ngân sách nhưng muốn thu hút được nhiều khách hàng nhanh chóng, điển hình là các doanh nghiệp nhỏ và star-up đang trong quá trình phát triển.
Growth Hacker là những người chịu trách nhiệm phát triển và thực thi các chiến lược Growth Hacking sáng tạo với chi phí thấp để giúp doanh nghiệp có được khách hàng và giữ chân họ.
Đôi khi những Growth Hacker còn được gọi là các Growth Marketer. Tuy nhiên, Growth Hacker không đơn giản chỉ là các nhà tiếp thị. Bất kỳ ai tham gia vào các hoạt động liên quan đến phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm cả quản lý sản phẩm và kỹ sư, đều có thể được gọi là một Growth Hacker.
Những Growth Hacker sẽ biết cách thiết lập các ưu tiên tăng trưởng, xác định các kênh thu hút khách hàng và đo lường hiệu quả.
->Xem thêm: Above The Line là gì? So sánh ATL, BTL và TTL trong Marketing
Growth Hacking là các chiến lược giúp doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trường vượt trội mà vẫn tối ưu về mặt ngân sách.
Nhìn chung, lợi ích của Growth Hacking được tóm gọn như sau:
Dropbox
Dropbox được biết đến là thương hiệu với nhiều Growth Hacking sáng tạo. Dropbox đã thu hút được nhiều người dùng mới bằng cách cung cấp cho người dùng nhiều dung lượng lưu trữ miễn phí bằng việc liên kết tài khoản Dropbox với tài khoản mạng xã hội của họ.
Thêm vào đó, người dùng còn được Dropbox tặng kèm nhiều ưu đãi về dung lượng miễn phí khi hoàn thành từng nhiệm vụ đưa ra. Kết quả là giờ đây, Dropbox đã có hơn 500 triệu người dùng.
Hubspot
Hubspot tạo nên sự nổi tiếng của mình với việc cung cấp các công cụ miễn phí cho người làm Marketing. Các công cụ này giúp người dùng đánh giá trang web của họ về SEO, tốc độ tải trang, độ thân thiện với thiết bị di động,… để có thể tối ưu hóa trang web đó tốt hơn. Và vì người dùng phải đăng ký để nhận báo cáo về trang web của mình, nhờ đó mà Hubspot đã xây dựng cho mình một danh sách email chất lượng.
Nhiều người lầm tưởng rằng Growth Hacking chính là Marketing, nhưng thực chất lại không phải vậy. Điểm duy nhất Growth Hacking giống với Marketing chính là ở mục đích khuyến khích nhiều người sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên, Growth Hacking chủ yếu áp dụng trong các doanh nghiệp star-up và tập trung thực thi các chiến thuật không cần đến chi tiêu ngân sách khổng lồ như các chiến dịch marketing trong các doanh nghiệp lớn.
Growth Hacking hoạt động dựa trên công thức phễu AARRR được phát triển bởi Dave MCclure.
Phễu AARRR phát triển dựa trên hành trình trải nghiệm của người tiêu dùng về một sản phẩm/dịch vụ, cũng như tâm lý của họ trên suốt hành trình đó. Phễu AARRR bao gồm các yếu tố sau:
Đích đến của phễu AARRR là thu hút và giữ chân khách hàng ở mức Referral càng nhiều càng tốt. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sản phẩm và dịch vụ chất lượng, gây được ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng, khiến họ mua đi mua lại nhiều lần.
->Xem thêm: Marketing Funnel là gì? Cách xây dựng phễu Marketing cho doanh nghiệp
Hầu hết các chiến lược Growth Hacking mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay đều nằm trong 3 lĩnh vực chính sau:
Content Marketing là các hiệu quả để quảng bá sản phẩm và tăng độ phủ thương hiệu với chi phí thấp nhất. Hiện nay, sự phát triển của kỹ thuật số giúp cho việc triển khai Content Marketing dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Dưới đây là một cách quảng bá sản phẩm của bạn bằng Content Marketing có thể tham khảo:
->Xem thêm: Mô hình SAVE là gì? Tại sao mô hình SAVE lại hiệu quả hơn Marketing 4P?
Marketing cho sản phẩm là những chiến lược làm cho sản phẩm của bạn trở nên nổi bật, hấp dẫn hơn, từ đó tăng số lượng khách hàng và người sử dụng. Bạn có thể tham khảo một số cách marketing sản phẩm sau đây:
Các Growth Hacker cũng có thể thiết lập các tính năng quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội hay quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) để quảng bá sản phẩm cũng như tăng độ phủ thương hiệu.
Dù là Growth Hacking hay các Marketing, trước khi áp dụng đều cần hiểu rõ bản chất. Bởi những lầm tưởng về Growth Hacking sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của chiến lược, từ đó gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Một số hiểu lầm thường gặp về Growth Hacking đó là:
Nếu chỉ tập trung xây dựng các chiến lược Growth Hacking là chưa đủ để doanh nghiệp có thể đạt tăng tưởng đột phá trong thời gian ngắn. Doanh nghiệp cần kết hợp thêm chiến lược marketing để tạo tăng trưởng đột phá, quảng bá sản phẩm và thương hiệu nhanh nhất. Những bí quyết tạo Growth Hacking hiệu quả là:
->Xem thêm: Pitching Là Gì? Những Yếu Tố Cần Có Để Pitching Thành Công, Chi Tiết A – Z
Bằng cách hiểu tường tận về Growth Hacking, các Growth Hacker có thể tìm ra nhiều cách để thúc đẩy sự tăng trưởng tự nhiên và bền vững của doanh nghiệp. Mong rằng bài viết trên đây của Mona Media đã giải đáp cho bạn mọi thắc mắc về Growth Hacking, cũng như các chiến lược Growth Hacking trong Marketing giúp doanh nghiệp có thể phát triển một cách bùng nổ.
Mona Media là Agency hàng đầu về lĩnh vực Website, trong đó chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế website và dịch vụ SEO để giúp doanh nghiệp vươn lên TOP 1 Google và tăng độ phủ trên thị trường Internet. Tham khảo ngay dịch vụ SEO của chúng tôi ở dưới đây.
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!