Tham khảo tài nguyên của MONA
Kinh Nghiệm Quản Lý Trung tâm Ngoại Ngữ Hiệu Quả Quản Lý, Vận hành - Điều Hành Trung Tâm Ngọai Ngữ Hiệu Quả Kinh Nghiệm Mở Trung Tâm Dạy Thêm, Cần Có Những Gì? Cách Lên Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Trung Tâm Ngoại Ngữ Điều Kiện Và Thủ Tục Thành Lập Trung Tâm Ngoại Ngữ Mới Nhất
Hỏi đáp giáo dục 4.0
Tạo cuộc hẹn miễn phí với MONA để giải đáp và tư vấn mọi thắc mắc về giải pháp số hoá ngành giáo dục
Thời lượng cuộc hẹn
45 Phút
Ngày và giờ
Thứ 2, ngày 25 tháng 12, 2023
[9:30 - 10:15]
Đặt lịch hẹn Demo MIỄN PHÍ !
Giáo dục
18 Tháng Ba, 2023
Edtech Là Gì? Những Kiến Thức Cần Biết Về Ứng Dụng Công Nghệ Vào Giáo Dục
Nội dung
Edtech là việc áp dụng công nghệ vào ngành giáo dục, nhằm hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy và học. Đây cũng là thuật ngữ đang được nhắc đến nhiều trong vài năm trở lại đây. Vậy Edtech là gì? Chúng được ứng dụng vào ngành giáo dục ra sao? Tiềm năng phát triển công nghệ giáo dục có hay không?,… Tất cả những vấn đề trên sẽ được MONA.Media làm rõ trong nội dung bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi nhé!
Edtech là gì?
EdTech là một thuật ngữ được tạo thành từ việc kết hợp “Education” (Giáo dục) và “Technology” (Công nghệ), nó có nghĩa là sử dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục. Theo trang Investopedia thì EdTech bao gồm cả phần cứng và phần mềm, nó được thiết kế nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
Bạn có thể dễ dàng gặp và cũng có thể là người dùng của các ứng dụng EdTech. Những thiết bị tương tác thông minh, máy chiếu được sử dụng trong lớp học, cũng như các ứng dụng học ngoại ngữ như Elsa và Duolingo,… điều được gọi là ứng dụng Edtech. Ngoài ra, các lớp học ảo như myView Board Classroom, Google Classroom cũng là một phần của EdTech.
Mục tiêu của Edtech là gì?
Có thể thấy mục tiêu chính của Edtech đó chính là nâng cao chất lượng dạy và học của cả học sinh và giáo viên, cụ thể như sau:
Cải thiện kết quả học tập của học viên
EdTech giúp cải thiện kết quả đầu ra của học sinh và sinh viên bằng cách tạo ra môi trường học tập linh hoạt và tùy chỉnh. Người học có thể lựa chọn các môn học mà họ yêu thích và theo học, mà không bị ràng buộc bởi chương trình cố định của trường lớp. Điều này cho phép họ tập trung và phát triển sâu hơn trong những lĩnh vực mà họ quan tâm.
Giáo dục cá nhân hóa
- Lựa chọn chương trình học phù hợp: EdTech cho phép người học tự lựa chọn các khóa học phù hợp với năng lực và mong muốn của mình.
- Tự học mọi lúc mọi nơi: Người học có thể tự chủ động học tập mọi lúc mọi nơi mà không cần trực tiếp đến địa điểm cố định. Họ có thể tải bài giảng E-learning xuống dưới dạng tập podcast và nghe khi đang di chuyển hoặc làm các công việc hàng ngày.
- Chương trình học được cá nhân hóa: Bằng cách quan sát điểm mạnh, điểm yếu và mong muốn của mỗi học sinh, giáo viên có thể tùy chỉnh nội dung giảng dạy và phương pháp học tập để đáp ứng nhu cầu riêng của từng học sinh. Đồng thời, EdTech cung cấp các công cụ đo lường năng lực học tập để giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập một cách tự động, chính xác nhất mà không bị căng thẳng như các bài kiểm tra truyền thống.
Chủ động cập nhật thông tin, kiến thức
- Tiếp cận các nghiên cứu và báo cáo khoa học trực tuyến: Nhờ EdTech, người học và người dạy có thể dễ dàng truy cập và cập nhật các bài nghiên cứu, báo cáo khoa học mới nhất trên Internet.
- Đón nhận thông tin đa chiều: EdTech giúp người học có thể khám phá nhiều nguồn thông tin đa dạng như video giảng dạy, tài liệu số, bài viết từ các chuyên gia trong lĩnh vực,… Điều này giúp phát triển khả năng nghiên cứu, đánh giá thông tin, tư duy phản biện và khả năng sáng tạo của người học.
Giảm gánh nặng cho giáo viên, người hướng dẫn
- Giáo viên chỉ cần đóng vai trò hướng dẫn: Giáo viên có thể sử dụng công nghệ để tạo ra các tài liệu học trực tuyến, tài liệu tham khảo và tài liệu tự học để hỗ trợ quá trình học tập của học sinh.
- Giảm thời gian chấm điểm: EdTech cung cấp các công cụ chấm điểm tự động cho các hình thức trắc nghiệm và câu hỏi ngắn. Điều này cho phép giáo viên tập trung vào việc đánh giá phần tự luận và khía cạnh sáng tạo của học sinh, đồng thời cung cấp phản hồi chất lượng hơn về quá trình học tập của học sinh.
- Sử dụng phần mềm quản lý lớp học và chống gian lận thi cử: Các ứng dụng này có thể ngăn chặn hành vi gian lận và đảm bảo tính toàn vẹn của quá trình kiểm tra, từ đó giúp kết quả thi cử của học sinh được chính xác và công bằng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng phần mềm vào trong quản lý giáo dục hiện nay của các đơn vị. MONA Software tự hào là đơn vị tiên phong trong việc mang đến giải pháp quản lý toàn diện cho trường học, trung tâm đào tạo, doanh nghiệp hiệu quả nhất. Với PHẦN MỀM QUẢN LÝ GIÁO DỤC – MONA EDUTECH, sẽ giúp người dùng tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí trong việc vận hành và quản trị các dữ liệu thông tin của đơn vị. Ngoài ra, MONA còn sở hữu đội ngũ chuyên gia chỉ dành thời gian cho việc nghiên cứu những vấn đề mà các đơn vị giáo dục đang gặp khó khăn. Đồng thời, tích hợp đầy đủ các tính năng cần thiết vào trong bộ sản phẩm quản lý. Tính đến thời điểm hiện tại, MONA tự tin hệ thống phần mềm của mình đã đáp ứng tới 99% nghiệp vụ giáo dục và đảm bảo tính bảo mật tối đa. Cụ thể hệ sinh thái quản lý giáo dục MONA EDUTECH bao gồm:
Để được tư vấn thông tin chi tiết về từng sản phẩm, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua:
|
Hỗ trợ chương trình đào tạo diễn ra liên tục
EdTech giúp hỗ trợ chương trình đào tạo E-learning diễn ra liên tục bằng cách cho phép người học tiếp cận nội dung học tập từ bất kỳ địa điểm nào chỉ cần có thiết bị kết nối internet. Việc làm này sẽ giúp vượt qua những gián đoạn có thể xảy ra khi học trực tiếp tại trường, chẳng hạn như thời tiết xấu, dịch bệnh, hoặc tình trạng sức khỏe không tốt,…
-> Tìm hiểu: E-learning là gì? Lợi ích của hệ thống giáo dục trực tuyến – Tại đây!
Ưu điểm của Edtech là gì?
EdTech là một xu hướng đáng chú ý trong lĩnh vực giáo dục hiện nay, nó mang đến nhiều ưu điểm để cải thiện phương pháp dạy và học.
Nâng cao tính chủ động
Việc ứng dụng công nghệ vào trong giáo dục sẽgiúp tăng tính chủ động cho người học và người dạy bằng các công nghệ và phương pháp mới.
- Đối với người dạy, EdTech cho phép giáo viên có thể dạy từ xa thông qua các nền tảng trực tuyến, sử dụng công cụ tương tác như myView Board Classroom cho phép giáo viên viết, vẽ, ghi chú và xóa trên một khung cửa sổ, tạo ra những bài giảng trực quan và sống động.
- Đối với người học: EdTech giúp người học tiếp cận thông tin dễ dàng và tham gia khóa học trực tuyến từ bất kỳ đâu, sử dụng các thiết bị điện tử thông minh.
Nâng cao kỹ năng công nghệ
Thông qua việc tiếp xúc thường xuyên với các ứng dụng công nghệ trong giáo dục, người học sẽ dần trở nên quen thuộc với việc sử dụng các công cụ như màn hình tương tác thông minh ViewBoard, máy chiếu và PowerPoint. Điều này giúp họ phát triển kỹ năng công nghệ quan trọng cho học tập và công việc trong tương lai.
Tối ưu thời gian
- Giảm thời gian di chuyển: Người học có thể tiếp cận tài liệu học và kết nối với giáo viên thông qua công nghệ từ nhà hoặc bất kỳ địa điểm nào khác, do đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển.
- Tận dụng thời gian học tập: EdTech cung cấp các khóa học trực tuyến linh hoạt và tiện ích, cho phép người học tự chủ động quản lý thời gian học tập. Họ có thể tham gia vào các khóa học miễn phí hoặc có phí từ các trường đại học và tổ chức giáo dục uy tín, và có thể hoàn thành chúng theo lịch trình phù hợp với công việc và cuộc sống cá nhân.
Tối ưu chi phí
- Chi phí đi lại: Học trực tuyến giúp tiết kiệm nhiều chi phí từ việc không cần phải di chuyển đến trường hoặc lớp học như tiền xăng, dầu, vé xe và các chi phí liên quan khác.
- Chi phí sách giáo khoa và vở viết: Sử dụng sách giáo khoa điện tử (ebook) thay vì sách giấy sẽ giúp tiết kiệm nhiều khoản phí. Ngoài ra, việc đánh máy và lưu trữ tài liệu trên máy tính cũng sẽ giúp tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm liên quan đến việc viết và in ấn.
- Chi phí ăn ở: Học trực tuyến giúp tránh chi phí phòng trọ và chi phí ăn nội trú (nếu có) khi học tại một địa điểm xa nhà.
- Lựa chọn khóa học phù hợp với ngân sách: Hiện nay, có nhiều khóa học trực tuyến miễn phí hoặc có phí từ các trường học, tổ chức giáo dục và doanh nghiệp. Theo đó, người học có thể lựa chọn những khóa học phù hợp với ngân sách của mình.
Nhược điểm của EdTech là gì?
- Phụ thuộc vào mạng Internet: Đường truyền mạng có thể bị gián đoạn do thời tiết, lỗi hệ thống cáp quang. Điều này dẫn đến sự đứt quãng trong quá trình học tập và giao tiếp, gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh.
- Mất tập trung: Thiết bị điện tử có thể mở nhiều ứng dụng cùng một lúc, làm cho học sinh dễ bị phân tâm bởi các trang mạng xã hội, trò chơi và các trang web khác, ảnh hưởng đến sự tập trung vào nội dung học.
- Giảm khả năng kết nối xã hội: Học trực tuyến giảm đi sự tương tác trực tiếp trong lớp học, khiến học sinh ít tham gia các hoạt động xã hội ngoài trường học, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
- Quyền riêng tư: Việc sử dụng các ứng dụng và trang web có thể đặt ra rủi ro về việc lộ thông tin riêng tư, vì nhiều tổ chức hoặc cá nhân có thể tiếp cận và sử dụng thông tin người dùng với mục đích thương mại.
- Tốn thời gian và công sức của giáo viên: Áp dụng công nghệ trong giáo dục đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian để nghiên cứu và sử dụng các công nghệ mới, điều chỉnh giảng đường phù hợp.
- Tác động đến sức khỏe: Việc ngồi lâu trước màn hình và sử dụng thiết bị điện tử không đúng tư thế có thể gây đau lưng và cột sống. Ngoài ra, tiếp xúc liên tục với màn hình cũng có thể gây cận thị và các vấn đề về mắt.
Ứng dụng của Edtech trong ngành giáo dục
Với sự bùng nổ mạnh mẽ của internet và mức độ sử dụng công nghệ số phổ biến như hiện nay đã giúp Edtech có nhiều tiềm năng để phát triển và ứng dụng rộng rãi hơn. Mặc dù Edtech rất đa dạng nhưng nó có thể chia thành 3 khoảng ngành học cơ bản như sau:
Management of Information and Processes (Quản lý thông tin và quy trình)
Ngành này ứng dụng việc quản lý hệ thống học tập, thực hiện sát hạch và các khóa học chuyên nghiệp. Trên thế giới đã có rất nhiều startup thành công từ ứng dụng này, điển hình như ở Ấn Độ. Và tại Việt nam thì Hệ thống quản lý giáo dục được triển khai áp dụng đầu tiên tại ĐH Kinh Tế Tp.HCM.
Bên cạnh đó, những cơ sở giáo dục cũng ứng dụng phần mềm quản lý trung tâm đào tạo khá phổ biến, điều này giúp tối ưu hóa mọi hoạt động vận hành và quản lý.
Instruction – Teaching material (Hướng dẫn – tài liệu giảng dạy)
Hình thức ứng dụng Instruction – Teaching material được chia thành 3 loại như sau:
- Khóa học trực tuyến: Loại hình này khá phổ biến bởi hiện nay có rất nhiều đơn vị giáo dục đã thiết kế website học trực tuyến nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy dược hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy mà việc truyền đạt kiến thức có một bước tiến mạnh mẽ. Người dạy sẽ dựa vào kết quả và năng lực của người học mà điều chỉnh phương pháp đào tạo phù hợp.
- Học qua các dự án: Một phương pháp học tập dựa trên việc giao dự án cho người học và cần sự hợp tác để tạo nên sản phẩm. Bổ trợ kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp sinh viên được thực hành, tự quản lý và hoàn thiện bản thân của mình.
- Học qua ứng dụng thực tế ảo: Ngày nay, các thiết bị thực tế ảo đang được phát triển. Trên thế giới, Microsoft đã thử nghiệm Hololens tại các trường y khoa trong việc quan sát trực quan cơ thể người.
Assessment (Đánh giá)
Đánh giá ở đây là ứng dụng việc ở cả kiến thức học sinh, tài liệu hướng dẫn và đo lường tiến độ. Quá trình cập nhật và đánh giá học tập liên tục sẽ giúp người dạy có thể điều chỉnh kế hoạch bài học sao cho phù hợp với học viên. Từ đó, giúp sinh viên tự tin trả lời mà không lo bị sao. Đồng thời, giảng viên cũng có những đánh giá chính xác về kiến thức từng sinh viên.
Thực trạng Edtech trong kỉ nguyên số ngày nay
Thế giới năm 2024, Edtech được đánh giá là tăng trưởng bền vững khi mà có hơn 300 tỷ USD đầu tư vào thị trường Edtech. Tại Việt Nam, năm 2024 Edtech đã đón nhận một năm đầu tư kỷ lục, nhiều khả năng doanh thu sẽ lên tới 3 tỷ USD.
Những sản phẩm công nghệ giáo dục đã chú trọng vào chất lượng, đẩy mạnh nhiều phân khúc mới ở trong và ngoài nước quan tâm tới Edtech Việt Nam.
Các mô hình Edtech phổ biến
Những mô hình ứng dụng công nghệ giáo dục trên thế giới vô cùng đa dạng, tuy nhiên chủ yếu sẽ tập trung ở 8 mô hình Edtech phổ biến như sau:
- Learning Management Systems: Hệ thống quản lý học tập. Tiêu biểu như: Edmodo, ClassDojo, Schoology.
- School Administration: Phần mềm quản lý nhà trường. Ví dụ: Parchment, Brightwheel,…
- Broad Online Learning Platforms: Nền tảng cung cấp khóa học cho đại chúng. Tiêu biểu như: Coursera, KhanAcademy, Udemy, Udacity,…
- Next-Gen Study Tools: Công cụ hỗ trợ học tập . Tiêu biểu như: Kahoot!, Curriculet, Lumosity.
- Enterprise Learning: Đào tạo doanh nghiệp. Tiêu biểu như: EdCast, ExecOnline, Grovo,…
- Early Childhood Education: Giáo dục trẻ em. Tiêu biểu như: Osmo, Speakaboos,…
- Tech Learning: Công cụ dạy trực tuyến. Tiêu biểu startup Codecademy, Pluralsight,…
- Language Learning: Học ngôn ngữ. Tiêu biểu các nền tảng như Duolingo, Tutor Group, VipKid,…
Lưu ý, mỗi dạng sẽ có từng ứng dụng Edtech riêng biệt. Tuy nhiên, mục tiêu chính của việc áp dụng công nghệ vào trong ngành giáo dục đó chính là góp phần giúp lĩnh vực này được phát triển tốt hơn.
Một số Edtech Startup thành công trên thế giới
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều người theo đuổi khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục và nhận được nhiều thành công, cụ thể có thể kể đến như:
- Coursera: Ứng dụng cung cấp khóa học trực tuyến miễn phí. Startup này hiện là đối tác của nhiều trường, tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới.
- Knewton: Startup được thành lập năm 2008, tới nay đã có hơn 10.000 sinh viên sử dụng phần mềm của họ. Knewton cung cấp các khóa học trực tuyến của nhiều đối tác giáo dục nổi tiếng trên thế giới hiện nay.
- Doulingo: Phần mềm học ngoại ngữ miễn phí dựa trên trò chơi hóa để người học tiếp cận dễ dàng hơn. Đây cũng là nền tảng học ngoại ngữ dụng phổ biến nhất, với hàng nghìn học viên.
- Ngoài ra, tại Việt Nam hiện cũng có rất nhiều startup thành công như: Elsa, hocmai.vn, TOPICA,…
Tiềm năng phát triển của Edtech
Ứng dụng công nghệ vào trong giáo dục có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tại Châu Á, lĩnh vực Edtech được biết đến chính là thị trường tiềm năng nhất. Hiện nay khu vực này đã có hơn 700 triệu học sinh khối 12. Dự báo đến năm 2024, Châu Á sẽ chiếm thị phần lớn nhất trên toàn thế giới.
Tại khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc đang là nước dẫn đầu toàn thế giới trong đầu tư và phát triển công nghệ vào trong giáo dục, đây cũng là nơi thu hút tỷ lệ đầu tư lớn nhất. Lại nói khu vực Đông Nam Á sở hữu cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ sử dụng internet và các thiết bị công nghệ lớn,… đây là cơ sở phát triển các Edtech Startup trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Là một quốc gia thuộc Đông Nam Á, Việt Nam cũng có những lợi thế tương tự. Không những vậy, Việt Nam còn có được rất nhiều thế mạnh và ít quốc gia có được như nguồn lực rẻ, lao động dồi dào, trình độ CNTT và tiếp thu cái mới nhanh chóng. Trong nước, Edtech cũng đang là 1 trong 3 ngành thu hút Startup và là lĩnh vực tiềm năng nhất hiện nay.
Tại Việt Nam, hiện có hơn 400 doanh nghiệp khởi nghiệp khai thác lĩnh vực giáo dục trực tuyến, hơn 2 triệu người dùng các chương trình học online, Người Việt chi khoảng 3 – 4 tỷ USD cho con cái vào việc đi du học. Đây cũng là những con số nói lên Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển, là “miếng bánh béo bở” cho các startup khai phá.
Công nghệ là xu hướng tất yếu, phát triển công nghệ trong giáo dục chỉ là sớm hay muộn. Do đó, Edtech sẽ là một bài toán dài hạn, nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức. Thành bại hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn mô hình, đối tượng, đội ngũ sáng lập cũng như các giá trị startup sẽ đem tới cho xã hội. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về Edtech là gì và áp dụng hiệu quả vào lĩnh vực giáo dục của mình.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!