SEO

24 Tháng Tư, 2025

Orphan Pages là gì? Cách tìm và sửa lỗi Orphan Pages trên website đơn giản

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50

Trong quá trình xây dựng website, có thể bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Orphan Page” nhưng chưa thực sự hiểu hết mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả SEO tổng thể. Những trang mồ côi này tuy vẫn tồn tại trên website nhưng vì thiếu liên kết nội bộ nên gần như bị “bỏ rơi“, khiến cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm đều khó lòng tiếp cận. Trong bài viết này, MONA Media sẽ giúp bạn hiểu rõ Orphan Page là gì, đồng thời hướng dẫn cách tìm và khắc phục lỗi Orphan Pages một cách nhanh chóng, dễ thực hiện.

Orphan Page là gì?

Orphan Pages là gì

Orphan Page (hay còn gọi là trang mồ côi) là những trang trên website của bạn không nhận được bất kỳ liên kết nội bộ nào trỏ tới. Điều này khiến chúng hoàn toàn tách biệt với phần còn lại của trang web, và cách duy nhất để người dùng truy cập vào chúng là thông qua đường link trực tiếp.

Thông thường, các công cụ tìm kiếm sử dụng các liên kết để thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web. Nếu một trang không có liên kết nào trỏ tới, khả năng cao nó sẽ không được Google hay các công cụ tìm kiếm khác nhận diện.

Vì không có sự kết nối với những trang khác trong website, Orphan Page gần như “vô hình” với cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm. Khi mọi người duyệt web, họ sẽ không tìm thấy được trang đó nếu không biết chính xác địa chỉ. Chính vì thế, những trang này được gọi là “mồ côi” vì chúng bị bỏ quên và cô lập khỏi phần còn lại của website.

Đặc điểm nhận diện của Orphan Pages

Sau khi đã nắm rõ khái niệm Orphan Pages là gì, bạn sẽ cần biết cách nhận diện chúng trên website của mình. Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện những trang mồ côi và có hướng xử lý kịp thời, tránh lãng phí tài nguyên cũng như tối ưu trải nghiệm người dùng.

Orphan Pages không có liên kết nội bộ trỏ đến

Dấu hiệu dễ nhận ra nhất của một trang mồ côi chính là việc nó không có bất kỳ liên kết nội bộ nào dẫn đến. Chỉ cần trang của bạn có một liên kết từ trang chủ hoặc từ một bài viết bất kỳ trên website thì nó đã không còn là một Orphan Page. Tuy vậy, nếu trang chỉ có đúng một liên kết duy nhất trỏ đến, bạn vẫn nên xem xét bổ sung thêm liên kết nội bộ để cải thiện khả năng truy cập và tối ưu SEO tốt hơn.

Đặc điểm của trang mồ côi là không có liên kết nội bộ trỏ đến

Orphan Pages là trang chính thức, không phải trang thử nghiệm

Các trang như sandbox hoặc trang test có thể mang một vài đặc điểm giống Orphan Pages, nhưng điểm mấu chốt nằm ở chỗ Orphan Pages là trang thực sự có giá trị đối với người dùng và vẫn đang hoạt động bình thường. Dù máy chủ trả về mã trạng thái 200, người dùng lại không có cách nào truy cập vào trang nếu không có liên kết nội bộ hỗ trợ, và đó chính là vấn đề cốt lõi khi nhắc đến Orphan Pages.

Một trang có thể vẫn là Orphan Page dù đã được lập chỉ mục

Đây là điểm khiến việc xác định Orphan Pages trở nên khó khăn hơn. Có những trang trông như đã được công cụ lập chỉ mục nhận diện nhưng thực tế vẫn rơi vào trạng thái mồ côi. Một phần nguyên nhân có thể đến từ cách các công cụ như Google Analytics (GA) hoặc Google Search Console (GSC) thu thập và bỏ sót dữ liệu liên quan đến liên kết. 

Thậm chí những chiến dịch quảng cáo Google Ads không gắn tham số URL cụ thể cũng có thể khiến hệ thống đánh giá nhầm, dẫn đến khó phát hiện chính xác các Orphan Pages.

Orphan Pages ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Việc để tồn tại quá nhiều Orphan Pages có thể khiến hiệu quả SEO giảm sút nghiêm trọng mà bạn không ngờ tới. Khi một trang bị cô lập và không được kết nối hợp lý trong hệ thống liên kết nội bộ, công cụ tìm kiếm sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu và đánh giá giá trị của trang đó.

Ảnh hưởng của Orphan Page đến công cụ tìm kiếm 

Orphan Pages có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với công cụ tìm kiếm. Khi không có internal link trỏ tới, các công cụ tìm kiếm gặp khó khăn trong việc tìm thấy và lập chỉ mục các trang này. Thông thường, các công cụ tìm kiếm khám phá nội dung mới thông qua internal link, external link hoặc từ file XML sitemap.

Dù rằng Orphan Pages có thể xuất hiện trong sitemap hoặc được liên kết từ bên ngoài, điều này không phải lúc nào cũng là dấu hiệu tốt.

Tác động tiêu cực của orphan page tới công cụ tìm kiếm

Về chi tiết, Google có thể index một URL xuất hiện trong sitemap ngay cả khi không có liên kết nội bộ, nhưng việc đánh giá giá trị của trang đó sẽ trở nên khó khăn do thiếu internal link hỗ trợ. Với các website lớn, Google thường ưu tiên index ít trang hơn, điều này khiến Orphan Pages càng ít cơ hội được lập chỉ mục.

Hệ quả là, Orphan Pages thường không được index và cũng không thể xếp hạng trên kết quả tìm kiếm, từ đó không mang lại lượng truy cập tự nhiên cho website.

Ngay cả trong trường hợp Orphan Pages được index, vấn đề vẫn chưa dừng lại. Do thiếu sự liên kết nội bộ, PageRank sẽ không được phân phối đến các trang này, đồng thời công cụ tìm kiếm cũng không nắm được bối cảnh, chủ đề hay vị trí của chúng trong tổng thể website. Điều này làm giảm khả năng trang xuất hiện cho các truy vấn tìm kiếm phù hợp.

Nếu bạn có nhiều Orphan Pages chất lượng thấp mà không chặn công cụ tìm kiếm bằng robots.txt hoặc thẻ noindex, chúng có thể tiêu tốn crawl budget một cách lãng phí, đặc biệt bất lợi nếu bạn sở hữu một website quy mô lớn.

Trong một số trường hợp, Orphan Pages còn có thể gây ra tình trạng index bloat, tức là công cụ tìm kiếm index tràn lan các nội dung mỏng hoặc trùng lặp, làm giảm chất lượng tổng thể của website.

Ngoài ra, nếu các công cụ tìm kiếm đánh giá những Orphan Pages này không đủ giá trị nhưng chúng vẫn bị index, điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng index những trang chất lượng cao khác trên website, gây thiệt hại chung cho hiệu suất SEO.

Bạn nên lưu ý rằng chỉ cần một internal link là một trang sẽ không còn được xem là Orphan Page. Tuy vậy, nếu liên kết đó rất quan trọng và duy nhất, bạn vẫn nên bổ sung thêm nhiều liên kết khác để củng cố vị trí của trang trong cấu trúc website, đồng thời giảm rủi ro trở thành Orphan Page nếu liên kết duy nhất đó bị mất.

-> Tìm hiểu ngay: Google Index là gì? Các cách giúp google index nhanh hơn

Ảnh hưởng của Orphan Page tới người dùng

Orphan Pages nếu được tối ưu tốt và chứa nội dung hữu ích có thể trở thành nguồn thu hút lượng lớn người dùng, giúp tăng traffic và thậm chí thúc đẩy chuyển đổi. Tuy vậy, nếu những trang này không được liên kết trong cấu trúc website, người dùng sẽ rất khó tìm ra chúng. Khi đó, mọi công sức đầu tư nội dung cho các trang này dễ dàng trở nên lãng phí.

Trong trường hợp người dùng vẫn tình cờ tìm thấy những Orphan Pages không được liên kết bài bản, trải nghiệm cũng không thực sự tốt. Họ có thể gặp phải những nội dung cũ kỹ, không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại, từ đó làm giảm thiện cảm đối với website.

Nguyên nhân dẫn đến Orphan Pages

Nguyên nhân hình thành các trang mồ côi

Trước khi tìm cách xử lý Orphan Pages là gì, bạn cần hiểu rõ vì sao chúng xuất hiện trên website của mình. Thực tế, việc phát sinh các trang mồ côi không phải lúc nào cũng do lỗi kỹ thuật, mà đôi khi đến từ những thay đổi rất nhỏ trong quá trình vận hành website. 

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này:

  • Di chuyển website nhưng bỏ sót việc cập nhật điều hướng hoặc không thiết lập chuyển hướng từ các trang cũ sang trang mới, khiến chúng bị “bỏ rơi” mà không còn liên kết nội bộ nào trỏ tới.
  • Cấu trúc website chưa được tối ưu hóa, dẫn đến việc một số trang bị “lạc trôi” do thiếu chiến lược liên kết nội bộ rõ ràng. Đôi khi, website cũng không có cơ chế tự động đưa các trang mới vào thanh điều hướng, khiến các trang này dễ dàng trở thành Orphan Pages.
  • Hệ thống quản lý nội dung (CMS) có thể tự động tạo ra các URL bổ sung mà bạn không kiểm soát được, dẫn đến việc xuất hiện các trang không được liên kết với bất kỳ phần nào trên website.
  • Một số trang trở nên lỗi thời hoặc không còn phù hợp, khiến các liên kết trỏ về chúng bị gỡ bỏ, nhưng bản thân trang vẫn tồn tại và tiếp tục được xuất bản. Tình trạng này thường xảy ra với những sản phẩm đã hết hàng hoặc ngừng kinh doanh.
  • Chủ đích tạo ra các trang mà không thêm liên kết nội bộ, điển hình như các landing page cho chiến dịch quảng cáo, cũng là nguyên nhân phổ biến làm tăng số lượng Orphan Pages.

Ngoài ra, Orphan Pages cũng thường phát sinh khi thiếu quy trình rõ ràng và thống nhất trong việc cập nhật website, di chuyển từ môi trường staging sang production, hoặc thực hiện các thay đổi lớn mà không rà soát kỹ hệ thống liên kết nội bộ.

Cách phát hiện Orphan Page trên website

Trước khi tối ưu và sửa lỗi Orphan Pages, việc quan trọng đầu tiên là bạn cần xác định chính xác đâu là các trang mồ côi trên website. Nếu không tìm ra đầy đủ các trang này, quá trình khắc phục sẽ dễ bị bỏ sót và làm giảm hiệu quả tổng thể.

Chuẩn bị danh sách các trang có thể được thu thập dữ liệu

Cách đơn giản nhất để tìm Orphan Pages là bắt đầu với danh sách các trang có thể thu thập thông tin. Bạn nên lấy danh sách này từ sitemap XML vì nó chỉ bao gồm những URL được phép index và thu thập. 

Một cách khác là sử dụng trình thu thập thông tin chuyên dụng. Khi cài đặt, bạn nhớ chỉ cho phép thu thập những trang có thể index và loại trừ các URL bị chặn bởi noindex hoặc robots.txt. Cần đảm bảo rằng các URL được thu thập là chuẩn, bao gồm cả giao thức HTTP hoặc HTTPS và subdomain www hoặc không www.

Xác định những trang được truy cập

Để xác định được Orphan Pages, trước tiên bạn cần tìm ra những trang đã từng được người dùng hoặc trình thu thập thông tin truy cập bằng cách sau:

Kiểm tra dữ liệu trên Google Analytics

Kiểm tra Orhan Pages bằng GA

Google Analytics có thể giúp bạn xác định các trang được truy cập thông qua theo dõi các external link (bao gồm từ mạng xã hội) hoặc truy cập trực tiếp. Để thực hiện, bạn truy cập vào Google Analytics, tìm đến mục Behavior > Site Content > All pages.

Tại đây, bạn sẽ xem toàn bộ các URL đã từng có lượt truy cập. Nên chọn khoảng thời gian càng xa càng tốt để dữ liệu thu thập được đầy đủ hơn. Sau khi hoàn tất, bạn xuất danh sách các URL đã thu thập để sử dụng trong bước tiếp theo.

Sử dụng Google Search Console

Ngoài Google Analytics, bạn cũng có thể khai thác thêm dữ liệu từ Google Search Console để hỗ trợ xác định Orphan Pages. Công cụ này sẽ cho bạn thấy các URL mà Googlebot đã truy cập, ngay cả khi những URL đó không có liên kết nội bộ trên website. Cách thực hiện như sau:

Truy cập vào Google Search Console, chọn mục Performance, sau đó chọn Pages.

Đảm bảo rằng bạn đã bật phần số lần hiển thị (Impressions) để có dữ liệu đầy đủ nhất. Đồng thời, nên điều chỉnh khoảng thời gian thu thập càng xa càng tốt nhằm thu về danh sách URL phong phú hơn.

Phân tích file log server

Bên cạnh Google Analytics và Google Search Console, bạn có thể phân tích thêm file log trên server để thu thập dữ liệu chi tiết nhất. File log chứa thông tin về tất cả các truy cập từ người dùng và trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm vào website. Để thực hiện, bạn cần có quyền truy cập vào hệ thống server để tải file log và tiến hành phân tích.

Phân tích fle log server để tìm trang mồ côi

Đối chiếu dữ liệu

Sau khi đã có đầy đủ dữ liệu từ Google Analytics, Google Search Console hoặc file log, bạn tiến hành đối chiếu với danh sách các trang đã biết của website. Những trang xuất hiện trong tập dữ liệu truy cập nhưng lại không có trong danh sách URL ban đầu chính là các Orphan Pages cần được xử lý.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Sheets hoặc Excel để so sánh và lọc dữ liệu nhanh chóng. Khi đã xác định được các Orphan Pages, hãy xuất chúng thành một file hoặc sheet riêng để chuẩn bị cho bước tối ưu tiếp theo.

Cách tối ưu và sửa lỗi Orphan Pages

Tùy vào mục đích sử dụng và giá trị của từng Orphan Page là gì, bạn có thể lựa chọn các phương án tối ưu khác nhau. Dưới đây là những cách phổ biến giúp bạn khắc phục và sửa lỗi Orphan Pages hiệu quả hơn.

Liên kết với các trang nội bộ khác

Khi Orphan Pages có giá trị với người dùng và bạn muốn chúng được tìm thấy và truy cập, bạn nên thêm các liên kết nội bộ đến trang đó từ những trang khác trên website. Việc này sẽ giúp cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm dễ dàng tiếp cận nội dung hơn.

Khi xác định vị trí để thêm liên kết, bạn nên cân nhắc những điểm sau:

  • Có nên thêm liên kết từ những bài viết có chủ đề liên quan không?
  • Có cần điều chỉnh kiến trúc website để phù hợp hơn với trang này không?
  • Có cần chỉnh sửa nội dung một số trang để liên kết tự nhiên hơn không?
  • Có nên thêm liên kết vào thanh điều hướng chính hoặc footer không?
  • Anchor text nào sẽ phù hợp nhất để cung cấp ngữ cảnh cho công cụ tìm kiếm và người dùng?

Redirect trang

Redirect trang để sửa lỗi orphan pages

Một cách khác để xử lý Orphan Pages là thực hiện chuyển hướng chúng đến một trang khác có liên quan về chủ đề hoặc mục đích tìm kiếm. Khi thiết lập chuyển hướng, nếu đó là chuyển hướng vĩnh viễn, bạn nên sử dụng redirect 301 để tối ưu hóa việc giữ lại PageRank và đảm bảo công cụ tìm kiếm hiểu đúng ý định của bạn.

Xóa trang

Nếu Orphan Pages không mang lại giá trị thực sự và bạn không thể chuyển hướng chúng, thì việc xóa trang là phương án hợp lý. Cách phổ biến là trả về mã trạng thái 404 để thông báo với công cụ tìm kiếm rằng trang này không còn tồn tại.

Giữ nguyên trang

Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu Orphan Pages đang phục vụ mục đích riêng cho các chiến dịch marketing hoặc một sự kiện nhất định và bạn không cần chúng xuất hiện phổ biến trên website, bạn hoàn toàn có thể giữ nguyên mà không cần thêm liên kết nội bộ.

Orphan Pages có thể xuất hiện trên bất kỳ website nào nếu chúng ta không thường xuyên kiểm tra và tối ưu. Để giữ cho trang web luôn mạnh mẽ về cả cấu trúc lẫn hiệu quả SEO, việc tìm hiểu Orphan Page là gì và sửa các trang này nên trở thành một phần trong quy trình chăm sóc website định kỳ. Bạn không cần phải xử lý tất cả mọi thứ cùng lúc, chỉ cần kiên nhẫn rà soát từng phần nhỏ và tối ưu liên kết nội bộ một cách hợp lý, dần dần website của bạn sẽ cải thiện rõ rệt.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona

    MONA có riêng một Người "Bạn Thân" cho bạn - Người Account sẽ đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn, đặt đồ ăn cho bạn mãi mãi, từ đây về sau!
    MONA cam kết tuyệt đối không sử dụng thông tin của bạn để bán hoặc SPAM

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ !