Tên Miền

18 Tháng Ba, 2023

Whois là gì? Hướng dẫn tra cứu tên miền trên Whois

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50

Hiểu được Whois là gì cũng như cách thức hoạt động của dịch vụ này sẽ giúp bạn tra cứu thông tin tên miền nhanh chóng và chính xác. Vậy chính xác Whois là gì và nó được sử dụng như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc, mời bạn cùng theo dõi nhé!

Whois là gì?

Whois chính là một dịch vụ trên Internet, được sử dụng trong việc tra cứu thông tin về tên miền. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi đăng ký tên miền đều cần phải cung cấp cho ICANN những dữ liệu cá nhân như họ tên, số điện thoại, địa chỉ, và Email. Đây được xem là một tổ chức phi lợi nhuận đảm nhận nhiệm vụ giám sát việc sử dụng miền trên Internet.

Các thông tin thu thập được, ICANN sẽ công khai nó trên Whois một cách chính xác cũng như đầy đủ và tuân theo chính sách cũng như luật hiện hành. Do vậy, mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng Whois để tìm kiếm dữ liệu và xác định được người đăng ký tên miền.

Vì sao nên sử dụng Whois?

Vì sao nên sử dụng Whois?

Nhìn chung có 2 cách sử dụng Whois phổ biến cụ thể sau đây:

Dùng Whois để kiểm tra tên miền đã đăng ký hay chưa?

Đó chính là bước đầu tiên để sở hữu một tên miền. Nếu tên miền này đã được đăng ký, thì thông tin của người đăng ký hoặc thông tin đăng ý bị ẩn bởi Whois Privacy sẽ được hiển thị.

Dùng Whois Tra cứu thông tin về tên miền

Nếu bạn đang cần tìm hiểu thông tin về một tên miền. Với mục đích cần mua lại tên miền đã được đăng ký của chủ sở hữu hoặc kiểm tra độ uy tín của website thông qua thông tin đăng ký đó. Thông thường những website lớn, uy tín sẽ không ẩn thông tin của họ. Chỉ có trong trường hợp chủ sở hữu dùng dịch vụ Whois Privacy thì bạn sẽ không tìm thấy thông tin của họ.

Cách sử dụng Whois để tra cứu tên miền

Cách sử dụng Whois để tra cứu tên miền

Đây chính là giao diện tra cứu thông tin tên miền của whois. Cách tra cứu tên miền sẽ thông qua 3 bước:

  • Bước 1: Truy cập trang tra cứu who.is
  • Bước 2: Nhập tên miền hay địa chỉ IP của miền mà bạn cần kiểm tra vào ô tìm kiếm, sau đó nhấn vào biểu tượng kính lúp.
  • Bước 3: Lướt xuống xem tất cả các thông tin được ghi tại cơ sở dữ liệu của Whois.

Một số thông tin quan trọng cần chú ý như:

  • Những thông tin liên quan đến chủ sở hữu tên miền sẽ bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ, email, công ty. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp trang đã đăng ký dịch vụ của Whois Privacy thì các thông tin này sẽ bị ẩn đi.
  • Tên miền chính chủ là những tên miền đã được thực hiện đăng ký cũng như thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân bất kì.
  • Sau khi đã hoàn thành các thủ tục về tên miền của bạn, bạn sẽ được nhà đăng ký kích hoạt cũng như xác nhận bạn quyền sở hữu của tên miền. Thông tin sở hữu tên miền sẽ ghi rõ trên hợp đồng và được hiển thị đầy đủ trên hệ thống. Mọi quyền chỉnh sửa hay thay đổi của website đều phải thông qua xác nhận từ chính chủ.
  • Bên cạnh đó, Ngoài sử dụng Whois để kiểm tra tên miền chính chủ thì bạn cũng có thể truy cập trực tiếp tên miền ở trình duyệt nhằm tìm kiếm thông tin hay gửi email ở mục liên hệ quản trị – administrative contact email.
  • Và cuối cùng chính là tên miền cũng sẽ có ngày hết hạn. Lúc này bạn sẽ có thể liên hệ với chủ sở hữu tên miền để đàm phán. Hoặc nếu diễn ra thuận lợi hơn, chính là họ không còn gia hạn tên miền, bạn có thể tận dụng được cơ hội này và đăng ký địa chỉ đó cho mình.

Những thông tin hiển thị khi Whois 

Dữ liệu của Whois cung cấp đến bạn thông tin về các chủ sở hữu hoặc thông tin liên hệ cũng như cùng nhiều thông tin quan trọng khác. Dưới đây là những thông tin thường xuất hiện, bạn sẽ cần quan tâm khi muốn tìm hiểu về tên miền bất kỳ trên Whois:

  • Registrar: Đây là tên và thông tin liên lạc của tổ chức nơi mà phân phối tên miền bạn có thể đang sử dụng.
  • Registant: Từ này chỉ thị tên của chủ sở hữu hoặc người đứng tên của tên miền.
  • Contacts: Đây là thông tin liên hệ của người đăng ký, chủ sở hữu hoặc người hỗ trợ về kỹ thuật.
  • Name Servers: Đây là địa chỉ DNS Server được cấu hình để trỏ về tên miền.
  • Domain Status: Thể hiện tình trạng của tên miền.
  • Registration Date: Ngày đăng ký của tên miền.
  • Updated Date: Ngày cập nhật gần đây nhất.
  • Expiry Date: Ngày hết hạn của tên miền.

Vấn đề bảo vệ thông tin Whois của tên miền

Như đã đề cập ở phần trước, các thông tin của Whois cung cấp sẽ bao gồm thông tin đăng ký, thông tin người quản lý, người thanh toán và thông tin người kỹ thuật cũng như thông tin liên hệ. Chủ sở hữu của tên miền sẽ được yêu cầu duy trì dữ liệu của Whois hoặc tên miền chính xác sẽ cập nhật liên tục theo chính sách ICANN.

Trong trường hợp, chủ tên miền muốn bảo mật thông tin cá nhân, họ có thể đăng ký sử dụng dịch vụ từ Whois Privacy. Những thông tin về chủ sở hữu của tên miền bao gồm như: tên, số điện thoại, địa chỉ, công ty sẽ ẩn và không thể nào tra cứu ra.

Cách cập nhật thông tin Whois

Thông thường, ICANN sẽ thiết lập theo các nguyên tắc, những người đăng ký được duy trì tính chính xác của chủ sở hữu tại cơ sở dữ liệu của Whois. Các nhà cung cấp các tên miền sẽ dùng những thông tin được cung cấp bởi người mua ở thời điểm tên miền đã được đăng ký.

Vậy phải làm thế nào khi muốn thay đổi thông tin không chính xác? Bạn sẽ cần liên hệ với nhà cung cấp tên miền, mà bạn đăng ký nhằm yêu cầu update lại thông tin. Trong vòng 48 giờ sau, Whois sẽ tự động cập nhật lại thông tin tương ứng.

WHOIS Privacy – quyền riêng tư WHOIS – là gì?

WHOIS Privacy – quyền riêng tư WHOIS – là gì?

Trong những phần trên Whois Privacy được nhắc đến khá nhiều lần, vậy chính xác nó là gì? Whois Privacy như các bạn có thể đoán ra từ những thông tin trên chính xác nó là dịch vụ ẩn thông tin tên miền. Dịch vụ này được dùng cho chủ sở hữu website, những người không muốn công khai thông tin liên lạc. Với mục đích là ngăn chặn công ty đối thủ hay những kẻ xấu có ý định chiếm đoạt những thông tin này. Bên cạnh tác dụng chính của mình là bảo mật thì Whois Privacy còn có một điểm bất lợi về mặt thương hiệu đó là mức độ tin cậy của website hay doanh nghiệp của bạn có thể bị sụt giảm nếu bạn ẩn đi thông tin tại Whois.

Cách ẩn thông tin từ Whois

Nếu bạn cần ẩn thông tin cá nhân, hãy thể liên hệ với nhà cung cấp – nơi mà bạn đăng ký tên miền. Sau đó một email để xác nhận thông tin sẽ được gửi đến cho bạn. Sau khi đã xác nhận sẽ hoàn thiện việc ẩn thông tin cá nhân trên tên miền của bạn.

Sau đó bạn trở lại Whois để kiểm tra xem tên miền của mình đã thực sự ẩn thông tin hay chưa.

Tuy nhiên, trong trường hợp xuất phát từ các yêu cầu bảo mật thông tin cũng như dữ liệu website khỏi tội phạm mạng, thì sử dụng Whois Privacy thôi là chưa đủ. Bạn cần sử dụng thêm các giải pháp mạng kết hợp như: chứng chỉ SSL cho web; các máy chủ có tính bảo mật cao như VPS, Cloud VPS hoặc Dedicated Server,… Và lưu ý rằng hãy mua hosting ở những đơn vị uy tín. Bạn sẽ được cung cấp những tiện ích thông minh với khả năng hỗ trợ 24/7/365.

Trên đây chính là những thông tin cơ bản về Whois là gì và có được cái nhìn tổng quát về Whois cũng như các tiện ích và cách sử dụng nó. Hy vọng bạn có được thông tin hữu ích về tên miền cũng như sở hữu tên miền phù hợp cho mình.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona