19 Tháng Bảy, 2024
Google Ads và Facebook Ads: Doanh nghiệp nên chọn hình thức nào?
Có thể bạn đã từng đặt câu hỏi “Liệu quảng cáo Google Ads và Facebook Ads, cái nào tốt hơn?”. Tuy nhiên, mỗi nền tảng đều có những ưu – nhược điểm riêng biệt, mang lại những cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng khác nhau. Vì vậy, hãy cùng MONA Media đi tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa quảng cáo Google và Facebook Ads, cách thức vận hành ra sao và đâu sẽ là giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của bạn? Đồng thời, những yếu tố khác biệt này có ảnh hưởng như thế nào đến quy mô và định hướng kinh doanh tương lai. Đừng bỏ qua nhé!
Khái quát về Google Ads và Facebook Ads
Cả hình thức quảng cáo Google Ads và Facebook Ads đều mang lại những lợi ích đặc biệt, giúp tối ưu hóa chiến dịch Marketing và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, doanh nghiệp cần hiểu rõ khái niệm và điểm nổi bật của từng nền tảng để lựa chọn phù hợp.
Google Ads là gì và điểm nổi bật
Google Adwords là nền tảng quảng cáo PPC (Pay-Per-Click) phổ biến trên thế giới hiện nay. Được ra mắt vào năm 2000, Google Ads cho phép doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình thông qua việc đấu giá từ khóa Google Ads để xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
Với lượng truy vấn tìm kiếm khổng lồ lên đến 3.5 tỷ lượt mỗi ngày, so sánh giữa Google Ads và Facebook Ads thì dịch vụ quảng cáo Google cung cấp cơ hội tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng rộng lớn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả.
Một số điểm nổi bật khi chạy quảng cáo Google như sau:
- Phạm vi tiếp cận rộng lớn: Google Ads cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận đến hàng triệu người dùng trên khắp thế giới. Với hơn 40.000 truy vấn tìm kiếm mỗi giây, Google xử lý hơn 1,2 nghìn tỷ lượt tìm kiếm hàng năm.
- Nhắm mục tiêu chính xác: Quảng cáo Google Ads cung cấp nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu chi tiết như từ khóa, địa lý, ngôn ngữ, thiết bị,… giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của mình để đạt được kết quả tốt nhất.
- Chi phí hiệu quả: Với mô hình PPC, doanh nghiệp chỉ phải trả tiền khi có người dùng nhấp vào quảng cáo của họ. Điều này giúp bạn có thể kiểm soát chi phí một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo rằng ngân sách quảng cáo được sử dụng một cách tối ưu.
- Đo lường và tối ưu hóa: Google Ads cung cấp các công cụ đo lường chi tiết, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi hiệu quả của chiến dịch quảng cáo giúp nhà quảng cáo có cái nhìn tổng quan về hiệu quả của chiến dịch và từ đó điều chỉnh, tối ưu hóa để đạt kết quả tốt hơn.
- Đa dạng loại quảng cáo: Quảng cáo Google còn bao gồm nhiều loại hình quảng cáo khác như quảng cáo hình ảnh, quảng cáo video trên YouTube và quảng cáo ứng dụng di động giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng ở nhiều kênh khác nhau, tăng khả năng nhận diện thương hiệu.
Khái niệm Facebook Ads và điểm nổi bật
Khác với các hình thức quảng cáo truyền thống, Facebook là nền tảng quảng cáo mạng xã hội có trả phí, khai thác triệt để sức mạnh của mạng xã hội, tạo ra một môi trường kết nối và tương tác mạnh mẽ giữa người dùng và doanh nghiệp.
Với hơn 2,8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, dịch vụ quảng cáo Facebook được là lựa chọn “một chín một mười” nếu so sánh Google Ads và Facebook Ads.
Điểm nổi bật khi thực hiện chạy quảng cáo Facebook, cụ thể là:
- Nhắm mục tiêu chi tiết: Facebook Ads cho phép nhà quảng cáo định hướng quảng cáo dựa trên nhiều yếu tố chi tiết như độ tuổi, giới tính, địa điểm, sở thích và hành vi người dùng. Điều này giúp tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo và tăng khả năng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.
- Quảng cáo đa dạng: Hỗ trợ nhiều hình thức quảng cáo như quảng cáo Carousel, Ads break, quảng cáo tin nhắn Facebook, Facebook Leads, Click to Web Facebook,…
- Tương tác và kết nối: Facebook Ads không chỉ giúp quảng cáo sản phẩm mà còn tạo cơ hội tương tác và kết nối với khách hàng. Người dùng có thể like, comment và share quảng cáo, tạo ra một môi trường kết nối và tăng độ tin cậy cho thương hiệu.
- Phân tích và báo cáo chi tiết: Quảng cáo Facebook cung cấp các công cụ phân tích và báo cáo chi tiết, giúp nhà quảng cáo theo dõi hiệu quả chiến dịch và điều chỉnh chiến lược kịp thời.
- Khả năng tạo đối tượng tương tự: Cho phép tạo đối tượng tương tự từ danh sách khách hàng hiện tại, giúp mở rộng phạm vi tiếp cận và tìm kiếm khách hàng mới có cùng sở thích và hành vi tiêu dùng.
Điểm giống nhau của Facebook Ads và Google Ads
Google Ads và Facebook Ads đều là các hình thức quảng cáo trực tuyến, yêu cầu doanh nghiệp phải trả tiền cho mỗi lần hiển thị hoặc mỗi lần click chuột. Cả hai nền tảng đều cung cấp công cụ miễn phí giúp phát triển kênh Marketing như Fanpage Facebook và Google My Business.
Điểm giống nhau đáng chú ý nhất là khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu chính xác dựa trên hành vi và sở thích. Cả hai đều giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu và đẩy mạnh doanh số qua các chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Kết hợp sử dụng quảng cáo Facebook Ads và Google Ads có thể mang lại lợi ích toàn diện, tối ưu hoá hiệu quả Marketing cho doanh nghiệp.
Sự khác biệt giữa quảng cáo Google Ads và Facebook Ads là gì?
Google Adwords và Facebook Ads tuy đều là công cụ quảng cáo phổ biến hiện nay nhưng sau khi triển khai nhiều chiến dịch quảng cáo cho khách hàng, MONA nhận ra chúng có những điểm khác biệt rõ rệt. Đọc ngay nội dung so sánh quảng cáo Google và Facebook dưới đây để giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc lựa chọn phương thức quảng cáo phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.
Mục đích chiến dịch
Google Ads phù hợp với các chiến dịch hướng đến việc thu hút khách hàng có ý định mua hàng cao. Ví dụ, khi người dùng tìm kiếm từ khóa “thảm tập yoga”, họ có ý định mua sản phẩm này và quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ.
Ngược lại, Facebook Ads sẽ lý tưởng cho việc xây dựng nhận thức về thương hiệu và sản phẩm. Các quảng cáo trên Facebook thường nhắm đến người dùng ở giai đoạn đầu của hành trình mua hàng, giúp họ biết đến thương hiệu và sản phẩm của bạn.
Giai đoạn trong hành trình người mua
Quảng cáo Google Ads và Facebook Ads có những ưu thế riêng trong từng giai đoạn của hành trình mua hàng. Google Ads tận dụng các từ khóa cụ thể để tiếp cận người dùng ở giai đoạn cuối, khi họ đã sẵn sàng mua hàng. Điều này mang lại hiệu quả cao trong việc chuyển đổi và tăng doanh số.
Trong khi đó, quảng cáo Facebook hiệu quả ở giai đoạn đầu, khi người dùng chưa có ý định mua hàng nhưng có thể bị thu hút bởi quảng cáo sáng tạo và nội dung hấp dẫn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng.
Độ phủ quảng cáo
Quảng cáo Google có khả năng tiếp cận rộng rãi nhờ vào mạng lưới tìm kiếm và hiển thị của Google. Người dùng tìm kiếm thông tin trên Google thường có ý định rõ ràng, giúp quảng cáo của bạn nhắm đúng đối tượng.
Tuy nhiên, Facebook Ads lại nổi bật ở khả năng nhắm đến đối tượng cụ thể dựa trên sở thích, hành vi và nhân khẩu học. Điều này cho phép bạn tạo ra các chiến dịch quảng cáo cá nhân hóa, tăng khả năng tương tác và chuyển đổi.
Ngân sách quảng cáo
Google Ads có thể yêu cầu ngân sách lớn hơn nếu bạn nhắm đến các từ khóa cạnh tranh cao. Trong khi, Facebook Ads thường linh hoạt hơn về chi phí, cho phép bạn thử nghiệm và tối ưu hóa chiến dịch với ngân sách nhỏ.
Quyết định chọn nền tảng nào còn phụ thuộc vào ngân sách quảng cáo của bạn Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nền tảng này tốt hơn nền tảng còn lại vì lựa chọn phù hợp sẽ tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Cách thức vận hành của Google Adwords và Facebook Ads như thế nào?
Để so sánh khác biệt giữa Google Ads và Facebook Ads, doanh nghiệp cần nắm bắt được cơ chế hoạt động của từng nền tảng, hiểu mới có thể giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả trên nền tảng đã chọn.
Cách vận hành của Google Adwords
Google Ads giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng dựa trên các truy vấn tìm kiếm trên Google, hay còn được gọi là từ khóa. Quảng cáo Google hiển thị ngay đầu trang kết quả tìm kiếm khi người dùng nhập từ khóa phù hợp. Điều này giúp tăng khả năng thấy thấy và thu hút người dùng nhanh chóng.
- Đối với người dùng: Họ thường chỉ nhìn vào các kết quả tìm kiếm đầu tiên, trong đó có các quảng cáo Google Ads. Điều này giúp họ nhanh chóng tìm thấy những gì họ cần.
- Đối với nhà quảng cáo: Google Ads cho phép doanh nghiệp đưa ra các chiến dịch quảng cáo dựa trên từ khóa mà người dùng thường tìm kiếm, nhắm đến khách hàng mục tiêu và tối ưu chi phí. Đặc biệt, các doanh nghiệp địa phương có thể chỉ định “vùng lãnh thổ” cụ thể để không phải trả phí cho những lượt nhấp chuột không cần thiết từ các khu vực khác.
Một khi chiến dịch được thiết lập, quảng cáo sẽ tham gia vào một hệ thống đấu giá từ khóa. Google sẽ hiển thị quảng cáo với mức thầu cao nhất và nội dung hữu ích nhất đối với người dùng. Để thành công với các chiến dịch quảng cáo Google, việc hiểu và sử dụng thành thạo các công cụ cũng như thiết lập chiến dịch là vô cùng quan trọng.
Cách mà Facebook Ads vận hành
Khi thực hiện chạy quảng cáo với Facebook, doanh nghiệp cần có những cách target đối tượng Facebook hiệu quả. Điểm khác giữa Google Adwords và Facebook Ads là với Google Ads thường tập trung vào truy vấn tìm kiếm của người dùng còn quảng cáo Facebook sẽ cho phép bạn chọn đối tượng mục tiêu dựa trên nhân khẩu học, hành vi trực tuyến, từ sở thích đến những trang web họ truy cập. Sau đó Facebook sẽ hiển thị random đến các đối tượng bạn target cho đến khi hết ngân sách đề ra.
Hãy tận dụng các định dạng quảng cáo đa dạng của Facebook để thu hút sự chú ý và tăng khả năng tương tác của người dùng. Điều này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp bạn tối ưu chiến dịch quảng cáo để đạt hiệu quả cao nhất.
Doanh nghiệp nên chạy quảng cáo Google hay Facebook?
Mỗi nền tảng quảng cáo mang lại những lợi ích riêng biệt và phù hợp với các mục tiêu kinh doanh khác nhau. Nhưng để biết được doanh nghiệp bạn nên chạy quảng cáo Facebook hay Google thì đầu tiên cần hiểu rõ khi nào nên sử dụng Google Ads và Facebook Ads, từ đó bạn mới có thể tối ưu quảng cáo cho doanh nghiệp hiệu quả.
Khi nào nên sử dụng Google Ads?
Google Ads là lựa chọn phù hợp nhất khi doanh nghiệp muốn tập trung vào việc tăng doanh số và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Google Ads không yêu cầu doanh nghiệp phải có ngân sách quảng cáo lớn. Điều quan trọng là chất lượng quảng cáo và nội dung trên website, vì Google đánh giá cao trải nghiệm người dùng.
Vậy nếu bạn là doanh nghiệp mới với ngân sách tầm trung và mục tiêu chiến dịch quảng cáo đơn giản, đồng thời muốn nhanh chóng thấy được kết quả thì câu trả lời cho thắc mắc “nên chạy quảng cáo Facebook hay Google?” là quảng cáo Google.
Khi nào nên sử dụng Facebook Ads?
Quảng cáo Facebook sẽ phù hợp cho những chiến dịch tập trung vào độ phủ thương hiệu trên mạng xã hội và tính tương tác. Với lượng người dùng khổng lồ, xác định đúng insight khách hàng, Facebook Ads giúp xây dựng và nuôi dưỡng cộng đồng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.
Đây là nền tảng lý tưởng để tạo ra sự lan tỏa thông tin qua truyền miệng (Word of mouth) và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Có thể thấy, khó nền tảng quảng cáo nào có thể vượt qua Facebook về khả năng tạo nên cộng đồng với lượng fan dành cho doanh nghiệp.
Tóm lại, không có đáp án nhất định nào cho câu hỏi “Doanh nghiệp nên chọn quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads?”. Vì cơ bản sự lựa chọn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu, loại hình kinh doanh và đối tượng khách hàng của bạn. Đôi khi, sự kết hợp cả hai nền tảng sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất là bạn cần thử nghiệm và điều chỉnh chiến lược để đạt được kết quả tốt nhất trong chiến dịch tiếp thị của mình.
Facebook Ads có lép vế hơn quảng cáo Google trong cuộc chiến Marketing online?
Trong cuộc chiến Marketing online, nhiều người thường thắc mắc liệu Facebook Ads có lép vế hơn so với Google Ads hay không. Thực tế, cả hai nền tảng quảng cáo Google Ads và Facebook Ads đều là những công cụ mạnh mẽ trong Marketing và đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, vì thế cũng được sử dụng cho từng trường hợp riêng:
- Google Ads: Thường được ưa chuộng khi doanh nghiệp muốn tập trung vào việc tăng doanh số và thu hút khách hàng có nhu cầu mua sắm cụ thể.
- Facebook Ads: Lại là lựa chọn lý tưởng để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, xây dựng nhóm khách hàng riêng và thường tập trung giới thiệu những sản phẩm/ dịch vụ có tính sáng tạo hơn là tập trung vào doanh số như quảng cáo Google.
Vì vậy, Facebook Ads không hề lép vế vì việc lựa chọn Google Ads và Facebook Ads phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp trong chiến dịch Marketing của mình.
Thiết nghĩ, thay vì cân đo đong đếm độ hiệu quả giữa Google Ads và Facebook Ads, doanh nghiệp có thể tận dụng điểm nổi bật, kết hợp “song kiếm hợp bích” cả 2 nền tảng thì hiệu quả đạt được sẽ vô cùng đáng kể. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải có kế hoạch chiến lược bài bản, định hướng đúng đắn để đảm bảo hiệu quả chiến dịch là đạt cao nhất. Hy vọng bài viết trên đây của MONA đã giúp bạn có cái nhìn mới về hai “ông trùm quảng cáo” và biết được sự khác biệt giữa quảng cáo Google Ads và Facebook Ads từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!