Digital Marketing

14 Tháng Sáu, 2023

CPM Là GÌ? Nên Chọn CPM Hay CPC Cho Digital Marketing

CPM là hình thức quảng cáo trực tuyến được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Hình thức quảng cáo CPM có nhiều ưu điểm và cách làm khá đơn giản mang lại hiệu quả cao. Để hiểu hơn về hình thức quảng cáo CPM là gì, thì MONA Media mời bạn đọc tham khảo những thông tin chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.

CPM là gì?

CPM là gì? CPM (Cost per Mille) là một thuật ngữ trong lĩnh vực quảng cáo, loại hình quảng cáo này trả tiền dựa trên số lần hiển thị (impressions). CPM đo lượng tiền mà một nhà quảng cáo phải trả cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo của họ trên một trang web, ứng dụng di động.

Ví dụ, nếu một nhà quảng cáo trả 10 USD cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo của họ, thì CPM của quảng cáo đó là 10 USD.

cpm là gì

Quảng cáo CPM được nhiều nhà quảng cáo lựa chọn vì tính chất dễ sử dụng, hiệu quả về chi phí và khả năng nâng cao nhận thức thương hiệu. Hình thức quảng cáo trực tuyến này giúp nhà quảng cáo và nhà xuất bản xác định chi phí và lợi nhuận của việc đưa quảng cáo đến khách hàng tiềm năng.

->Xem thêm: Tổng hợp thuật ngữ trong Google Adwords

Tại sao CPM lại quan trọng?

CPM là gì và tại sao CPM lại quan trọng? CPM là chỉ số quan trọng người làm quảng cáo cần biết để nâng cao hiệu quả chạy quảng cáo của chiến dịch quảng cáo. Việc xác định CPM rất quan trọng bởi nó là chỉ số quyết định với một mức ngân sách, bạn có thể mua được những gì, từ đó đưa ra những sự điều chỉnh để mua được nhiều hơn với cùng số tiền đó. CPM cũng giúp bạn đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo trực tuyến và xác định lợi nhuận của việc đưa quảng cáo đến khách hàng tiềm năng.

Tác dụng của quảng cáo CPM là được dùng để đo lường tính hiệu quả của mỗi nhà xuất bản quảng cáo khi bán các quảng cáo (từ nhà xuất bản quảng cáo) thông qua các nền tảng quảng cáo CPA, CPC, hoặc CPT. CPM cũng giúp nhà quảng cáo và nhà xuất bản xác định chi phí và lợi nhuận của việc đưa quảng cáo đến khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, thông số này cũng giúp nâng cao nhận thức thương hiệu và thu hút sự chú ý của người xem.

cpm là gi và tại sao cpm quan trọng

CPM có thể được sử dụng trên nhiều kênh khác nhau, như Facebook, Youtube, Google, hay các Website hay blog khác. Tùy vào kênh quảng cáo, bạn có thể có những cách tính và tối ưu CPM riêng. Nhìn chung, để tối ưu chi phí quảng cáo CPM, người chạy quảng cáo cần lưu ý các tiêu chí về chất lượng website, vị trí hiển thị, thời điểm chạy quảng cáo và nhiều yếu tố khác nhằm tăng khả năng chuyển đổi.

Cách tính chi phí quảng cáo CPM

Cách tính chi phí quảng cáo CPM chi tiết và ví dụ thực tế là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi muốn sử dụng loại hình quảng cáo này. Để tính mức chi phí quảng cáo CPM, doanh nghiệp cần biết tổng chi phí quảng cáo sẽ chi tiêu cho chiến lược quảng cáo và chia cho số lần hiển thị đem nhân với 1.000 lần hiển thị.

CPM hiện nay là hình thức quảng cáo được sử dụng nhiều trong các nền tảng cho phép quảng cáo như dịch vụ quảng cáo Facebook, dịch vụ quảng cáo Google Ads, Youtube Ads… Mỗi nền tảng sẽ có mức chi phí quảng cáo khác nhau tùy theo quy định riêng.

Cụ thể công thức để tính chi phí quảng cáo CPM như sau:

Công thức để tính CPM là: CPM = (Tổng chi phí quảng cáo / Số lượt hiển thị) x 1,000

Ví dụ: Nếu bạn chi tiêu 50.000 đồng và nhận được 10.000 lượt hiển thị thì CPM của bạn là (50.000 / 10.000) x1000 = 5.000 đồng.

cách tính cpm

Ngoài ra, cách tính quảng cáo CPM còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuỳ theo mục tiêu khách hàng, nội dung quảng cáo, kênh quảng cáo, thời điểm chạy quảng cáo, chất lượng website và tính cạnh tranh mà chi phí quảng cáo sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ các yếu tố ảnh hưởng để đảm bảo chi phí quảng cáo giá tốt nhất đồng thời tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Chi phí quảng cáo CPM bao nhiêu thì tốt không có một câu trả lời chung cho tất cả các trường hợp. Bạn cần phân tích dữ liệu hiệu suất trong quá khứ, kết quả đo điểm chuẩn so với mức trung bình cho thị trường của bạn và đánh giá tác động của CPM đối với ROI của bạn để xác định xem CPM có phải là mô hình định giá tốt cho nỗ lực quảng cáo của bạn hay không.

Một số lưu ý giúp bạn tối ưu hóa CPM và đạt được kết quả mong muốn là: chọn đối tượng khách hàng có liên quan, thiết kế nội dung quảng cáo hấp dẫn và thuyết phục, chọn kênh quảng cáo phù hợp với mục tiêu và ngân sách, kiểm tra và điều chỉnh chiến dịch quảng cáo theo kết quả.

->Xem thêm: CPE Là Gì? Cách Đo Lường Và Tối Ưu Chỉ Số CPE Marketing

Ưu nhược điểm của quảng cáo CPM

Quảng cáo CPM là một trong những hình thức quảng cáo được sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động tiếp thị trực tuyến. Quảng cáo theo chương trình (bao gồm quảng cáo CPM) hiện chiếm hơn 89% tổng chi tiêu quảng cáo hiển thị kỹ thuật số. Hình thức quảng cáo này được nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ lựa chọn vì tính chất dễ sử dụng, hiệu quả về chi phí và khả năng nâng cao nhận thức thương hiệu. Những ưu nhược điểm cụ thể của hình thức quảng cáo CPM như sau:

Ưu điểm của quảng cáo CPM

Ưu điểm của quảng cáo CPM là gì? Quảng cáo CPM là một loại quảng cáo trực tuyến tính phí theo số lần hiển thị quảng cáo của bạn trên website hay blog. Hình thức quảng cáo trực tuyến này khá phổ biến hiện nay vì sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Một số ưu điểm nổi bật của quảng cáo CPM phải kể đến như sau:

  • Quảng cáo thực hiện đơn giản, dễ sử dụng và đảm bảo dễ đem lại lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp. Hiệu quả có thể mang lại ngay tức thì với những doanh nghiệp vừa mới xuất hiện trên thị trường.
  • Người dùng CPM chỉ cần đăng ký đặt quảng cáo để được hiển thị. Các công việc như thống kê thu nhập, tìm kiếm nhà quảng cáo, thanh toán đều do hệ thống quảng cáo xử lý nên tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian.
  • Quảng cáo có thể được đặt ở bất cứ website hay blog nào một cách linh hoạt nhất.
  • Quảng cáo CPM giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về thương hiệu đối với khách hàng của họ, tăng độ uy tín thương hiệu.
  • Quảng cáo CPM tiết kiệm chi phí hơn hẳn so với hình thức CPC trong khi hiệu quả tạo độ phủ sóng thương hiệu vẫn đảm bảo.
  • Quảng cáo CPM không tốn nhiều công sức, tiếp cận được nhiều người hơn, gia tăng khả năng kiếm tiền, thu lợi nhuận được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao hiện nay.
ưu điểm của cpm là gì

Nhược điểm của quảng cáo CPM

Nhược điểm của quảng cáo CPM là gì? Ngoài những ưu điểm nổi bật kể trên, quảng cáo CPM vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Nhìn chung, những nhược điểm phải kể đến của quảng cáo CPM như sau:

  • Quảng cáo CPM có hình thức trả tiền theo số lần hiển thị, nên nếu website hay blog của bạn có ít người xem thì thu nhập của bạn sẽ rất thấp.
  • Quảng cáo CPM không đảm bảo được sự quan tâm và tương tác của người xem vì họ có thể bỏ qua quảng cáo mà không nhấp vào.
  • Quảng cáo CPM có thể gây phiền nhiễu cho người xem, làm giảm trải nghiệm người dùng và ảnh hưởng đến uy tín của website hay blog nếu không được lên kế hoạch và làm đúng cách.
  • Quảng cáo CPM có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chất lượng mạng, thiết bị, trình duyệt, phần mềm chặn quảng cáo, làm giảm số lần hiển thị thực tế dẫn đến hiệu quả cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
  • Nếu quảng cáo CPM không hướng đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ gây ra sự lãng phí đáng kể.

Phân biệt giữa quảng cáo CPM và quảng cáo CPC

Quảng cáo CPM là hình thức quảng cáo trực tuyến tính phí trên 1000 lần hiển thị quảng cáo. CPC là hình thức quảng cáo trực tuyến tính phí trên mỗi lần nhấp vào quảng cáo. Cả hai hình thức đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, tùy vào mục tiêu và ngân sách của nhà quảng cáo.

Về quảng cáo CPC, nhà quảng cáo cần thanh toán một lượt nhấp không vượt mức giá thầu ban đầu. Bạn có thể hiểu đơn giản là giá thầu của bạn là CPC tối đa. Nếu bạn đặt giá thầu 5000đ thì bạn sẽ không tiêu quá 5000đ cho một lượt nhấp quảng cáo của khách hàng. Trong quảng cáo CPC, số tiền mà nhà quảng cáo cần thanh toán sẽ luôn tỉ lệ thuận với số lượt nhấp của khách hàng vào quảng cáo.

so sánh cpc với cpm

Trong khi đó, các với CPC thì CPM là hình thức quảng cáo dựa trên 1000 lượt hiển thị quảng cáo. Trong chiến lược CPM, bạn đặt chi phí quảng cáo là 30.000đ cho 1000 lượt hiển thị nhưng trong 1000 lượt hiển thị đó đôi khi chỉ có khoảng 100 người click vào quảng cáo của bạn.

Mỗi hình thức quảng cáo có những lợi thế riêng. Quảng cáo CPM thường được doanh nghiệp lựa chọn khi cần phủ sóng thương hiệu đến khách hàng. Quảng cáo CPC thường được nhiều người lựa chọn hơn khi có nhu cầu PR sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.

Nhìn chung, các điểm khác biệt cơ bản giữa quảng cáo CPM và quảng cáo CPC là:

  • Quảng cáo CPM phù hợp với các doanh nghiệp muốn tăng nhận biết thương hiệu và tiếp cận với số lượng lớn khách hàng. Quảng cáo CPC phù hợp với các doanh nghiệp muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi và thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Quảng cáo CPM có chi phí cố định cho mỗi 1000 lượt hiển thị, không phụ thuộc vào số lần nhấp vào quảng cáo. Quảng cáo CPC có chi phí linh hoạt cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo, không vượt quá giá thầu ban đầu.
  • Quảng cáo CPM có thể gây lãng phí nếu website có lưu lượng truy cập thấp hoặc quảng cáo không đúng đối tượng mục tiêu. Quảng cáo CPC có thể gây tốn kém nếu website có lưu lượng truy cập cao hoặc quảng cáo bị click ảo.

Nhìn chung, hai hình thức quảng cáo CPM và quảng cáo CPC đều có những lợi ích riêng và phù hợp với mục đích sử dụng nhất định. Tùy theo nhu cầu và mức ngân sách của doanh nghiệp mình mà bạn có thể cân nhắc chọn hình thức quảng cáo phù hợp.

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết chọn hình thức quảng cáo nào phù hợp nhất với doanh nghiệp có thể liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ này hay những công ty tư vấn các Dịch vụ Marketing online để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, hãy chú ý chọn tin tưởng những đơn vị uy tín để đảm bảo hiệu quả quảng cáo tốt nhất đồng thời chi phí phải chăng nhất trên thị trường.

->Xem thêm: Quảng Cáo Google Shopping Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Chi Tiết A-Z

Một số lưu ý để tiến hành quảng cáo CPM hiệu quả

Để quảng cáo CPM mang lại hiệu quả cao nhất, các nhà quảng cáo cần xác định rõ nhu cầu Marketing, biết cách triển khai quảng cáo trên các nền tảng và có sự phối hợp của các công cụ trong Marketing. Cụ thể như sau:

Xác định rõ nhu cầu Marketing

Yếu tố đầu tiên giúp bạn đạt hiệu quả tối ưu trong quảng cáo CPM là cần xác định rõ được nhu cầu Marketing. Để chọn được chiến dịch quảng cáo CPM phù hợp, doanh nghiệp phải chú ý xác định mục đích, mục tiêu Marketing mà mình hướng đến.

Nhìn chung, dù bạn là cá nhân đang bán hàng online hay một nhân viên marketing của doanh nghiệp đều cần chú ý làm tốt khâu xác định nhu cầu này. Việc hiểu rõ mục đích quảng cáo và đích đến cần đạt được giúp bạn chọn được hình thức quảng cáo và lên ý tưởng cho chiến lược quảng cáo một cách tốt nhất.

xác định nhu cầu marketing

Ngoài ra, để chỉ số CPM tối ưu hoá với mức chi phí tốt nhất, bạn cũng cần cân nhắc đến những yếu tố ảnh hưởng chính bao như nội dung quảng cáo và đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ mục đích ban đầu, nhà quảng cáo cần tạo ra nội dung hấp dẫn và logic nhằm thu hút khách hàng giúp nội dung quảng cáo được ưu tiên hiển thị đến nhiều người hơn.

Hiểu rõ nhu cầu Marketing cũng giúp bạn nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Trong quảng cáo CPM, nhắm sai đối tượng mục tiêu chính là nguyên nhân chính khiến quảng cáo không hiệu quả gây tốn kém chi phí nhưng hiệu quả không như mong muốn. Các đối tượng không phải khách hàng mục tiêu chắc chắn sẽ không quan tâm đến quảng cáo của bạn nhưng chỉ cần quảng cáo hiển thị với họ bạn đã mất chi phí đáng kể.

Triển khai nền tảng trên các nền tảng

Bên cạnh việc thực hiện chạy quảng cáo Google Ads cho website, các doanh nghiệp cũng có thể triển khai quảng cáo CPM trên nhiều nền tảng phổ biến khác như Google Display hay Ad network. Mỗi một nền tảng quảng cáo sẽ có những thế mạnh riêng nhưng cũng sẽ tồn tại những nhược điểm nhất định. Các nhà quảng cáo cần cân nhắc ưu nhược điểm của từng nền tảng để tận dụng chúng một cách tối ưu nhất mang lại hiệu quả quảng cáo tốt nhất cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc quảng CPM trên mỗi nền tảng sẽ có những khó khăn và thử thách riêng. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thực hiện quảng cáo để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất đồng thời tốn ít chi phí quảng cáo.

Có sự phối hợp của các công cụ trong Marketing

CPM là gì và tại sao lại có thể phối hợp các công cụ Marketing lại với nhau? Một chiến lược quảng cáo mang lại hiệu quả cao cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mỗi chiến lược quảng cáo sẽ cần có sự kết hợp hài hoà của những công cụ Marketing như PR, khuyến mãi hay quảng cáo dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc phối hợp nhuần nhuyễn giữa các công cụ trong Marketing sẽ giúp các nhà quảng cáo lên chiến lược quảng cáo hữu ích mang lại lợi nhuận đáng mong ước cho doanh nghiệp.

phối hợp các công cụ marketing

Để làm được điều này, các nhân viên Marketing cần luôn chủ động học hỏi về chuyên môn và tham khảo các thông tin về quảng cáo CPM của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vận dụng tốt những công cụ có sẵn thay vì chỉ sử dụng một công cụ Marketing duy nhất sẽ là một trong những cách hay giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí trong quảng cáo nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả phủ sóng thương hiệu và tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Các câu hỏi thường gặp

Ngoài quảng cáo CPM là gì và các thông tin kể trên, các Marketer mới còn thường băn khoăn đến những vấn đề sau đây.

CPM là viết tắt của từ nào?

Viết tắt của từ CPM là gì? CPM là viết tắt của cụm từ “cost per 1000 impressions” tạm dịch là giá của mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo. Nhà quảng cáo khi chạy quảng cáo này sẽ đặt mức giá mà họ muốn trả cho mỗi lần hiển thị được 1000 lượt quảng cáo đến người xem.

CPM nói lên điều gì?

CPM là hình thức quảng cáo trực tuyến chỉ số lượt hiển thị của chiến lược quảng cáo đến đối tượng khách hàng tiềm năng. Số lượt hiển thị càng nhiều đồng nghĩa với việc thương hiệu của doanh nghiệp càng được nhiều khách hàng biết đến. Độ phủ sóng thương hiệu cao cũng giúp các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được nhiều người quan tâm giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất cho doanh nghiệp.

Công thức tính CPM là gì?

Công thức tính mức chi phí quảng cáo CPM như sau: CPM = (Tổng chi phí quảng cáo / Số lượt hiển thị) x 1,000

Doanh thu CPM là gì?

Doanh thu của quảng cáo CPM chính là những lần hiển thị quảng cáo đến người dùng. Từ số lượt hiển thị quảng cáo, khách hàng sẽ tìm hiểu thêm về doanh nghiệp và có sự quan tâm nhất định về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này giúp doanh nghiệp tăng cơ hội thúc đẩy niềm tin cho khách hàng nhằm tăng tỷ lệ mua hàng một cách đáng kể.

CPM là đơn vị gì?

CPM là hình thức quảng cáo khá quen thuộc với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Đơn vị của CPM chính là số lần hiển thị quảng cáo đến khách hàng. Số tiền nhà quảng cáo cần chi trả sẽ được tính theo 1000 lần hiển thị quảng cáo.

Bài viết trên là những chia sẻ của MONA Media về quảng cáo CPM là gì, ưu nhược điểm, cách tính chi phí CPM và những thông tin liên quan đến hình thức quảng cáo này. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu hơn về hình thức quảng cáo trực tuyến và có thể áp dụng vào thực tế của doanh nghiệp mình.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona