Nếu là một người làm trong mảng truyền thông hay tiếp xúc và có dự định phát triển với mảng nội dung, hẳn bạn cũng sẽ nghe tới khái niệm Content Creator. Vậy
Content Creator là gì? Content Creator có gì khác Content Writer và Copywriter và họ sẽ làm những công việc gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Content Creator và phân biệt chính xác về 3 loại hình content kể trên.
Content Creator là gì?
Content Creator là gì? Content Creator (hay người sáng tạo nội dung) là người tận dụng khả năng sáng tạo của mình vào việc sản xuất nội dung trên các phương tiện truyền thông nhằm mục đích thu hút người đọc và thực hiện các mục tiêu xa hơn (có thể là tạo chuyển đổi).
Người làm công việc sáng tạo nội dung luôn mang tới cho người đọc những trải nghiệm mới mẻ và thú vị thông qua sự sáng tạo về nội dung bằng nhiều hình thái, nhiều chất liệu khác nhau (văn bản, hình ảnh, video,…).
->Xem thêm:
SWOT Là Gì? Cách Phân Tích Và Xây Dựng Mô Hình SWOT Hiệu Quả
Sự khác biệt giữa Content Creator với Content Writer và Copywriter
Content Creator là gì? Phân biệt Content Creator, Content Writer và Copywriter. Khác với Content Writer – chỉ thiên về viết lách trên các blog hay Copywriter – chỉ thiên về viết lời quảng cáo, slogan,… thì content creator đa năng và làm được nhiều việc hơn.
Content Creator có thể là nhà văn, người hay viết lách, Youtuber, Blogger, Tiktoker, Beauty Bloggers,… Họ có thể đóng góp bất kỳ nội dung nào từ tin tức, hình ảnh, video, âm thanh, email, cập nhật xã hội hay những nội dung khác.
Và để phân biệt rõ hơn về 3 loại Content này, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:
Đặc điểm |
Content Creator |
Content Writer |
Copywriter |
Vai trò |
Tạo nội dung hữu ích và độc đáo để thu hút người xem |
Nội dung hữu ích và thu hút người đọc |
Nội dung nhằm thuyết phục và thúc đẩy hành động người đọc |
Mục đích |
Nội dung được tạo với nhiều mục đích sử dụng:
Quảng cáo
Giải trí
Giáo dục
Phục vụ sở thích cá nhân |
Đáp ứng mục đích Marketing. Dù không đề cập trực tiếp vào bán sản phẩm nhưng vẫn có mối liên hệ mật thiết với thương hiệu và sản phẩm. |
Mục đích tạo nhằm Marketing và quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. |
Hình thức |
Nhiều hình thức:
Văn bản
Hình ảnh
Video
Âm thanh |
Thường là văn bản (có thể dài hoặc ngắn) |
Văn bản (ngắn gọn, súc tích hơn) |
Kênh phân phối |
Mọi nền tảng |
Thường là website, blog, email, social media |
Thông qua các ấn phẩm, sản phẩm quảng cáo (in ấn và kỹ thuật số) |
Môi trường làm việc |
Công ty hoặc tự do |
Công ty hoặc Freelancer |
Trong các Agency là chủ yếu |
Dù khái niệm và cách thể hiện của các loại content có thể khác nhau nhưng cả 3 đối tượng đều mang đến giá trị cho người đọc và khách hàng. Tuy nhiên, hãy xác định rõ mục tiêu và kiến thức để bạn có định hướng loại hình công việc content cho phù hợp.
Tầm quan trọng của nghề sáng tạo nội dung
Vì sao phải sáng tạo nội dung? Đây là một câu hỏi quen thuộc.
Nhưng bạn cũng có thể đã nghe rất nhiều tới câu nói “Content is King” để thấy được tầm quan trọng của nội dung.
Nhưng có một sự thật là khi search một nội dung nào đó trên mạng, bạn sẽ thường xuyên gặp tình trạng content các trang sẽ na ná giống nhau. Vậy câu hỏi đặt ra sẽ là…
- Giữa hàng triệu kết quả Google, bạn chỉ có vài giây để lọt vào tầm mắt đối thủ, làm sao để thực hiện được điều đó?
- Giữa hàng triệu người trên Facebook, nếu profile của bạn tẻ nhạt, bài viết khô khan, liệu ai sẽ hứng thú để click và theo dõi?
- Giữa hàng trăm đối thủ, bạn “chìm nghỉm” trong vô vàn đối thủ lớn mạnh hơn, sao bạn có thể cạnh tranh khi công cụ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng là content lại sử dụng không tốt?
Sáng tạo nội dung là công việc cực kỳ quan trọng. Và nếu bạn không có ý định sử dụng nó, đồng nghĩa bạn đang tạo thêm cơ hội để đối thủ đánh bại bạn đó!
->Xem thêm:
Fanpage là gì? Hướng dẫn cách tạo Fanpage Facebook chi tiết từ A-Z
Người sáng tạo nội dung làm công việc gì?
Vậy Content Creator là gì và Content Creator làm gì? Có phải chỉ cần kỹ năng viết tốt là sẽ trở thành người sáng tạo nội dung?
Phân tích thương hiệu
Đây là công việc đầu tiên một Content Creator cần làm để cung cấp nội dung không chỉ sáng tạo mà còn mang tới hiệu quả cao.
Việc phân tích và đánh giá thương hiệu toàn diện sẽ giúp Content Creator xác định được giọng nói, tông điệu, phong cách trình bày, điểm mạnh điểm yếu của đối thủ và những lợi thế của mình, chân dung của khách hàng để có chiến lược phát triển nội dung cho phù hợp.
Tối ưu công cụ tìm kiếm
Không chỉ SEOers mà những người làm Content Creator cũng cần hiểu rõ về
SEO, ít nhất là ở mức kỹ thuật cơ bản để áp dụng vào việc sáng tạo nội dung nhắm đúng đối tượng khách hàng, tăng tỷ lệ tiếp cận.
Lên ý tưởng nội dung
Sau khi xác định rõ định hướng content, mục tiêu và đối tượng nhắm đến thì việc tiếp theo chính là lên ý tưởng nội dung.
Triển khai nội dung
Sau khi lên ý tưởng và chọn lọc được ý tưởng phù hợp thì bạn có thể bắt tay vào phát triển ý tưởng đó thành một nội dung hoàn chỉnh.
Thiết kế hình ảnh
Sáng tạo nội dung không chỉ có văn bản mà còn được thể hiện cả ở hình ảnh, video hay nhiều định dạng khác.
Bởi vậy, một Content Creator dù không nhất thiết phải biết kỹ năng chuyên sâu và cao cấp về thiết kế nhưng cũng cần có tư duy về hình ảnh và trình bày nhằm đảm bảo thu hút người đọc, người xem tốt nhất.
Sản xuất video
Video là một dạng content cực kỳ hấp dẫn và mang tới hiệu quả cao. Việc sáng tạo nội dung video sẽ giúp bạn tăng hiệu quả thu hút người xem và đạt được những mục đích cụ thể như traffic và chuyển đổi tốt hơn.
Tiếp thị nội dung
Khi nội dung đã hoàn thiện, bạn cần phải đem đi tiếp thị, hay nói rộng hơn là phân phối các nội dung bạn đã tạo ra đó. Tùy vào mục đích, đối tượng người xem mà bạn lựa chọn kênh phân phối content phù hợp nhất.
Chỉnh sửa và tối ưu nội dung
Sáng tạo nội dung không chỉ dừng lại ở một lần là xong. Sau khi nội dung được hoàn thiện và phân phối tới người đọc, bạn cần có sự đo lường để biết nội dung đó đang có hiệu quả không, ở mức độ nào và người đọc đang có những phản hồi như nào về content đó.
Từ đó, bạn sẽ có những phương án điều chỉnh nội dung cũ và phát triển nội dung mới sao cho phù hợp nhất.
->Xem thêm:
Growth Hacking là gì? Bí quyết đột phá tăng trưởng bằng Growth Hacking
Kỹ năng quan trọng nhất đối với một Content Creator
Nghề sáng tạo nội dung cho phép bạn “bay nhảy tự do” với trí tưởng tượng và sáng tạo của mình. Nhưng nó cũng đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng cần thiết để việc sáng tạo đi đúng hướng.
Vậy Content Creator là gì và Content Creator cần có những kỹ năng gì?
Kỹ năng viết
Đã làm content thì không thể không biết viết nội dung. Tất nhiên content thì không phải chỉ mỗi văn bản, nhưng nó là một phần quan trọng của sản phẩm content, một công cụ để truyền tải thông điệp phổ biến, dễ hiểu nhất.
Giống như Bác Hồ có nói: “Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén”. Văn học là vũ khí, điểm tựa,là sức mạnh để con người có thể thực hiện được nhiều mục đích.
Không ít người chỉ dùng câu nói, dùng văn học đã làm thay đổi cục diện xã hội, chính trị, lòng người. Và nếu bạn sử dụng tốt công cụ này, bạn sẽ thành công đạt được mục đích của mình.
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn
Có kỹ năng, có chất xám thôi chưa đủ, muốn làm được việc thì bạn phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Bạn cần hiểu về lĩnh vực bạn làm, đầu tư nghiên cứu và thấu hiểu từng ngóc ngách, nhận biết được xu hướng mới, từ đó mới có thể sản xuất ra những content có giá trị cao.
Con người là trung tâm
Con người ở đây chính là đối tượng độc giả của bạn. Muốn hiểu khán giả của bạn cần gì, hãy đặt mình vào vị trí của họ.
Tư duy đặt mình vào vị trí người đọc sẽ giúp bạn “kể câu chuyện” mà họ muốn nghe, viết ra những thứ mà họ muốn đọc và tạo ra những video mà họ muốn xem.
Các công cụ tìm kiếm như Google cũng đánh giá cao những content trả lời đúng các câu hỏi của người dùng. Bởi vậy, khi lên ý tưởng content, hãy đảm bảo bạn đã nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng và thực sự hiểu họ.
Không ngừng tìm kiếm ý tưởng mới
Người sáng tạo nội dung thì luôn cần có những ý tưởng mới, hay ho liên tục. Những ý tưởng độc đáo nảy ra trong đầu bạn có thể bất chợt, nhưng đôi khi cũng không đến dễ dàng, đặc biệt vào những thời điểm bạn cần phải kịp deadline.
Vậy hãy tìm hiểu những cách để nuôi dưỡng sự sáng tạo và mới mẻ của mình để có thể liên tục có cảm hứng và phát triển những ý tưởng hấp dẫn nhé.
Kỹ năng tổ chức
Content Creator hay bất kỳ công việc gì muốn làm hiệu quả tốt thì đều cần có khả năng tổ chức công việc.
Kỹ năng này sẽ giúp bạn biết mình phải làm gì, làm như thế nào, việc nào ưu tiên. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp cho sự hợp tác giữa bạn và những đồng đội khác (nếu làm việc team) trôi chảy hơn.
->Xem thêm:
Pitching Là Gì? Những Yếu Tố Cần Có Để Pitching Thành Công, Chi Tiết A – Z
Hành trình trở thành Content Creator thành công
Sau khi đã nắm rõ Content Creator là gì thì hãy cùng Mona tìm hiểu xem để trở thành Content Creator thành công cần những yếu tố nào? Content Creator để trở thành không hề khó, nhưng để theo và đi tới thành công lớn, bạn cần phải đầu tư khá nhiều từ thời gian, công sức và có cả ý chí không nản lòng nữa.
Không ít người đã “đứt gánh giữa đường” với nghề content và cảm thấy chán nản. Phần lớn là do họ không có hướng đi rõ ràng và nền tảng vững vàng. Nếu bạn thực sự yêu thích công việc này, mẹo dưới đây sẽ giúp bạn trở thành một Content Creator chính hiệu và phát triển thành công với mảng sáng tạo nội dung.
Đọc nhiều hơn
Đây chắc chắn là một thói quen bạn cần phải tạo dựng. Và hầu hết những người đi trước đều sẽ khuyên bạn điều này.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý xác định rằng “đọc cái gì để viết đúng?”.
Đọc ở đây không phải đọc quá nhiều mà là bạn đọc có chọn lọc. Việc đọc đó giúp bạn đúc kết và áp dụng được kiếm thức vào công việc của bạn. Bởi vậy khi đọc, hãy lưu ý:
- Đọc chọn lọc, không phải tất cả.
- Đọc miếng nào thì “xào” miếng đó (vận dụng).
- Đọc cái gì phải hiểu và đúc kết lại được, diễn đạt được nó một cách trôi chảy.
Qua việc đọc bạn cũng cần học được về mặt từ, văn phong, cách trình bày nội dung, cách sử dụng câu từ làm sao cho hấp dẫn.
Việc đọc này có thể diễn ra ở nhiều nơi, qua nhiều kênh, nhưng phổ biến hơn cả là sách.
Sản xuất nội dung thường xuyên
“Trăm hay không bằng tay quen” – Một đạo lý quen thuộc và đúng đắn cho cả việc phát triển với Content. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn không ngừng nghỉ việc sản xuất nội dung. Tất nhiên sẽ có những lúc bạn nản chí, nhưng hãy tự tạo động lực cho bản thân:
- Viết những thứ tôi muốn
- Xa thế giới vài hôm để kết nối sâu hơn với chính mình
- Viết để hiểu biết, để ghi nhớ, để thấm
- Viết bởi không thể vẽ ra trí tưởng tượng của mình bằng cách nào hay hơn ngoại ngữ từ ngữ
- Viết bởi bạn muốn kết nối với mọi người, bạn cần xây dựng thương hiệu cá nhân hay mục đích chuyển đổi,…
Hãy tự đặt ra lý do, mục tiêu của mình để làm động lực và thúc đẩy bản thân viết mỗi ngày. Và bạn sẽ thấy được hiệu quả của thói quen này.
Đặt câu hỏi thường xuyên
Đặt câu hỏi thường xuyên và giải quyết được chúng sẽ giúp bạn tìm ra “lối thoát” cho mọi vấn đề. Và công thức bạn có thể áp dụng có là
5W1H.
Hãy tự đặt câu hỏi càng nhiều, càng chi tiết bạn sẽ càng giải quyết sâu và cặn kẽ mọi vấn đề.
->Xem thêm:
Brief là gì? 7 Yếu tố tạo ra bản brief “chuẩn không cần chỉnh”
Học thêm các công cụ hỗ trợ
Làm Content không chỉ viết, bạn nên biết sử dụng các công cụ để hỗ trợ công việc sáng tạo nội dung tốt hơn.
Một số công cụ bạn có thể tham khảo như:
Công cụ tìm ý tưởng và theo dõi hiệu suất công việc
Công cụ thiết kế:
- Canva
- Crello
- Visme
- Photoshop
- AI
Các web cho bạn thêm nhiều ý tưởng content ảnh:
- https://www.pexels.com/
- https://www.freepik.com/
- https://www.pinterest.com/
- https://unsplash.com/
- https://pixabay.com/
- https://freephotos.cc
- https://fr.freeimages.com
Công cụ làm video:
- Scribe
- Animaker
- Camtasia
- Proshow
- Adobe Premiere Clip
Công cụ soạn thảo nội dung:
- https://wordpress.org
- ghichu.vn
- Notepad
- Microsoft (online/ offline)
- Google doc
- Notion
Chọn đúng nền tảng để phát triển
Chọn đúng nền tảng chính là cánh cửa mở ra thành công cho việc phân phối nội dung của bạn.
Hãy xác định rõ đối tượng, mục tiêu của bạn là gì và tìm kênh phù hợp với nội dung mà bạn đang hướng đến. Đó có thể là Website, Facebook, Youtube, Tiktok, Blog,…
Đo lường và đánh giá hiệu quả
Đo lường và đánh giá hiệu quả luôn là công việc cần phải thực hiện để biết công việc bạn làm có hiệu quả không và đang như thế nào.
Việc đánh giá cũng sẽ giúp bạn có dữ liệu để giúp nâng cấp, tối ưu nội dung và phát triển lại content sao cho phù hợp.
->Xem thêm:
Performance Marketing Là Gì? Các hình thức Performance Marketing phổ biến.
Content Creator có thể làm việc ở đâu?
Như đã nói ở bên trên, Content Creator là một công việc sáng tạo nội dung và nó khá năng động. Bạn có rất nhiều cơ hội để phát triển với công việc này:
- Làm tại các công ty Agency về truyền thông, Marketing
- Làm tại các Brand cụ thể
- Làm tự do, Freelancer
Mỗi hướng đi khác nhau sẽ có những cơ hội phát triển riêng, và bạn nên xác định cụ thể sở thích, định hướng của mình để tìm con đường cũng như nơi làm việc phù hợp.
Trên đây là một số chia sẻ của
Mona Media về công việc của một Content Creator. Chắc hẳn sau bài viết này, bạn đã hiểu rõ
Content Creator là gì? Làm công việc gì và làm như thế nào để thành một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp.
Tại
Mona Media, chúng tôi cũng có vị trí Content Creator và đang tìm những ứng viên giàu chất xám, linh hoạt, yêu thích công việc sáng tạo nội dung. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm
cơ hội nghề nghiệp với vị trí Content Creator, hãy tham khảo công việc tại trang
Tuyển dụng của chúng tôi nhé.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Mona Media:
- Hotline: 1900 636 648
- Địa chỉ: 1073/23 Cách mạng Tháng Tám, Phường 7, Quận Tân Bình
- Email tuyển dụng: tuyendung@mona-media.com