SEO

18 Tháng Ba, 2023

Broken Link là gì? Nguyên nhân nào gây ra Broken Link?

Thứ hạng của một trang web phụ thuộc nhiều yếu tố như độ phổ biến keyword, content SEO, hình ảnh và các link dẫn. Giống như chỉ dẫn đường của Google map một đoạn chỉ dẫn nào đó bị lỗi thì bạn có thể không tìm được đích đến, với các đường link cũng vậy. Broken Link có ảnh hưởng vô cùng lớn đến trang web và bản thân người dùng. Vậy tại sao Broken Link lại xảy ra và nó ảnh hưởng như thế nào đến website?

Broken Link là gì?

Broken Link hay còn được gọi là link chết là hiện tượng đường liên kết bị đứt gãy gây gián đoạn đường truyền dẫn tới máy chủ. Khi nhấp vào một Broken Link kết quả hiện ra là trang web không tồn tại hay dẫn bạn đến một trang web khác không an toàn. Tham khảo: Link là gì? Khái niệm và cách dùng của các loại link Broken Link thể hiện cho thấy sự thất bại trong việc quản lý các trang web của nhà quản trị. Các đường link chết dẫn đến nhiễu loạn hệ thống, các kết quả tìm được trên internet và ảnh hưởng đến chất lượng của trang web. Các đường liên kết giống như một dây xích vậy. Chỉ cần một mắt xích bị hỏng thì dây xích đó không còn giá trị sử dụng nữa. Đường liên kết bị đứt gãy làm trang web đích không liên hệ được đến các web liên kết. Vậy điều đó gây ra những ảnh hưởng gì, những đối tượng nào bị tác động bởi Broken Link. Chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề liên quan đến các đường liên kết gãy này.

Broken Link có ảnh hưởng như thế nào đến website

Broken Link có ảnh hưởng như thế nào đến website

Giảm tiếp cận trang web

Broken Link làm giảm khả năng tiếp cận của người dùng đến trang web việc này ảnh hưởng lớn đến thứ hạng tìm kiếm của trang web. Đồng thời nó cũng gây ra những thất vọng cho người dùng và độ uy tín của trang web cũng giảm đi đáng kể. Hãy cùng lấy một ví dụ đơn giản: Bạn muốn tìm đường đến một nhà hàng nào đó và bạn sử dụng Google map. Nếu các chỉ dẫn qua Google map chính xác thì bạn sẽ tìm đúng nơi mình muốn đến. Ngược lại, chỉ cần một lỗi nhỏ trong việc chỉ đường bạn không thể tìm ra được nhà hàng đó. Broken Link cũng giống như vậy nó khiến bạn không tìm ra được trang web ấy.

Giảm độ tin cậy của người dùng cho website

Việc xuất hiện quá nhiều link chết làm giảm độ tin cậy người dùng cho trang web đó. Với mỗi lượt tìm kiếm khi nhìn thấy URL đó người dùng sẽ trực tiếp bỏ qua thay vì bấm vào xem thử. Vì vậy các nhà quản trị mạng cần quản lý và xử lý tốt các Broken Link để không gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trang web.

Tụt hạng website

Trang web của bạn sẽ nhanh chóng tụt hạng do giảm một lượng người truy cập đáng kể. Việc quản lý chất lượng bài viết là điều vô cùng quan trọng nhưng bạn cũng nên biết rằng một đường link đúng mới dẫn người đọc đến bài viết đó. Dù bài viết của bạn hay đến đâu nhưng lại không tiếp cận người đọc thì điều đó cũng trở nên vô nghĩa mà thôi. Việc quản lý tốt các đường link dẫn đến trang web rất quan trọng, nó thể hiện khả năng làm việc và độ tin cậy của trang web. Trang web của bạn sẽ nhanh chóng tụt hạng do giảm một lượng người truy cập đáng kể. Bản thân cũng là một người hay sử dụng các công cụ tìm kiếm trên internet bạn đã gặp Broken Link hay chưa? Chắc hẳn các bạn ít nhất một lần nhấp phải đường link chết. Các đường link ấy khiến bạn cảm thấy khó chịu đôi khi là lo sợ gặp phải link chứa virus. Bạn đang làm báo cáo hay đề tài nghiên cứu nào đó cần tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu qua mạng. Nguồn tài liệu khổng lồ và miễn phí thích hợp nhất không đâu ngoài nguồn dữ liệu trực tuyến. Đây là nơi có đầy đủ kiến thức về các lĩnh vực ngành nghề hay mọi thông tin bạn muốn tìm hiểu.

Gây trải nghiệm không tốt cho người dùng

Khi bạn gõ tìm kiếm một nội dung nào đó sẽ có hàng ngàn kết quả xuất hiện kèm theo đường dẫn tới các trang web. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như các đường link hoạt động bình thường và thực hiện đúng nhiệm vụ của nó. Nhưng thật rắc rối khi bạn nhấp phải Broken Link. Thay vì nhận được kết quả mong muốn mà thứ xuất hiện lại là dòng chữ “404 – File Not Found”. Trang web đó không tồn tại hoặc đường link đó chuyển hướng bạn đến một web ẩn danh. Các link chết không thể đem lại những giá trị người dùng cần. Tất cả những điều đó làm ảnh hưởng không ít đến trạng thái của người dùng: cảm thấy phiền, không hài lòng và không có sự tin tưởng cho trang web. Dần dần dẫn tới sự “ngó lơ” của người dùng với trang web. Tham khảo: Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng có tốt không?

Tại sao cần loại bỏ broken link?

Cũng giống như chất lượng của một nhà hàng vậy. Nếu như nhà hàng của bạn có chất lượng thức ăn không tốt hay cách phục vụ chưa chu đáo thì khách hàng sẽ không lựa chọn bạn lần thứ hai. Làm bất cứ cái gì cũng vậy cảm nhận của khách hàng đến dịch vụ đó là vô cùng quan trọng. Nên các nhà quản trị trang web nên thực hiện tốt công việc, loại bỏ nhanh các Broken Link tạo niềm tin tuyệt đối đến người dùng.

Những nguyên nhân gây ra Broken Link

Những nguyên nhân gây ra Broken Link Tại sao lại có các đường link đứt gãy? chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các kết quả được thông báo “Error 404” hay các dấu hiệu khác tương tự, là trang web liên kết đã bị xóa. Website liên kết trong đường link được máy chủ phản hồi nhưng lại không tìm thấy các liên kết. Đây là dấu hiệu của đường link không còn hoạt động nữa.
  • Hoặc do các sai sót xảy ra khi thay đổi tên miền điều này có thể xảy ra khi các bên đăng ký sử dụng tên miền. Đích đến của trang web đã bị thay đổi, nó chuyển hướng  người dùng đến một trang web khác không liên quan gì đến nội dung tìm kiếm.
  • Một vài nguyên nhân khác như do bạn nhập URL sai hay các URL đã bị thay đổi trước đó. Sự thay đổi URL dẫn đến việc không thể tìm ra địa chỉ trang web hay không dẫn đến chính xác website cần tìm. Đây là nguyên do dẫn đến hiện tượng gãy liên kết trong các đường link, ngăn chặn chuyển hướng đến các đường liên kết.
  • Do đường liên kết đã hết hạn hoặc bị hạn chế các lượt truy cập trên Google. Có  nhiều thông tin trên mạng không được công khai một cách minh bạch và đòi hỏi người dùng truy cập vào link. Điều này cũng có khả năng gây ra đứt gãy các đường liên kết tạm thời.
  • Bạn đã gặp các trường hợp ở một số trang web có đi kèm các chỉ dẫn liên kết đến một web nào đó hay link dẫn tải file. Nhưng kết quả nhận được khi bấm vào đó lại là trang web trống hay lỗi đó là do địa chỉ liên kết chính có thể đã được thay đổi hoặc web nằm trong danh sách hạn chế của Google. Điều đó khiến bạn không thể tiếp tục đi đến web liên kết.
  • Cũng có những trang web ban đầu khi đăng tải nội dung họ cho phép người dùng miễn phí sử dụng. Sau đó họ thay đổi yêu cầu trả phí khi xem điều này làm mất đi các liên kết ngược của các trang web này. Nó dẫn đến một vài lỗi đến hệ thống khiến người dùng không thể tiếp cận được các thông tin trong đó.
  • Một vài liên kết đến các trang mạng xã hội cũng có các liên kết gãy. Do sự thay đổi khi cập nhật một vài thay đổi tài khoản người dùng. Hay tăng cường tính năng bảo mật cho các tài khoản dẫn đến xuất hiện liên kết gãy.
Đó là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề xảy ra khi bạn gặp phải Broken LinkMona Media muốn chia sẻ tới bạn. Chắc hẳn qua bài viết bạn đã không còn thắc mắc khi gặp phải những đường link không có kết quả hay đường link bị chuyển hướng đến trang web khác. Đặc biệt, với những nhà quản trị web, bạn cũng dễ dàng hiểu rằng không nên để cho bất cứ broken link nào liên quan đến trang web của mình trong quá trình tối ưu website. Tham khảo: Cách kiểm tra backlink xấu gây hại cho website của bạn

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona