POSM là gì mà những đơn vị truyền thông có nguồn vốn lớn thường có vị trí đặt POSM cho chiến dịch marketing đạt hiệu quả tốt nhất? Theo dõi ngay thông tin về POSM trong bài viết này để được
Mona Media cũng cấp chi tiết về POSM và các dạng POSM trong marketing.
Khái quát chung về POSM là gì?
Bạn muốn sử dụng POSM thật hiệu quả thì bắt buộc phải tìm hiểu qua các thông tin cơ bản như khái niệm và các dạng phổ biến. Việc nắm rõ
POSM là gì? sẽ giúp bạn khai thác lợi ích của nó một cách tối đa.
Khái niệm cơ bản POSM là gì?
Cụm từ POSM hay được viết dưới dạng POP hoặc POPM, thuật ngữ này thường được áp dụng trong thiết kế, truyền thông và quảng cáo sản phẩm. POSM được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh khá dài, cụ thể là Point of sale materials. Trong đó bao gồm cả những vật dụng quảng cáo hữu ích cho việc
quảng bá các thương hiệu, sản phẩm tại các địa điểm bán hàng. POSM đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong các đơn vị kinh doanh.
Hiện tại thì các dạng của POSM khá đa dạng như poster, standee, tờ rơi,…Đây là các phương tiện truyền thông mà nhiều doanh nghiệp sử dụng. Ứng dụng này cũng không trực tiếp mang đến giá trị về mặt tăng doanh thu, lợi nhuận. Nó có tác dụng tiếp cận được các khách hàng có tiềm năng nếu bạn sử dụng POSM đúng cách.
Xem thêm dịch vụ content marketing cho các chiến dịch tiếp thị online TẠI ĐÂY
Các định dạng chung của POSM
Với sự phát triển như hiện nay thì có 2 dạng POSM cơ bản là POS và POP. Đặc điểm của nó khá giống nhau, nhưng cách sử dụng lại có đặc trưng riêng.
- POS được hiểu là điểm bán hàng, đặt dưới góc nhìn của người bạn và cung cấp dịch vụ quảng cáo. Người bán sẽ tung ra sản phẩm của mình tại các địa điểm này.
- POP thì được định nghĩa là địa điểm mua hàng. Tại đây, doanh nghiệp xem nó là điểm để thiết kế nhằm thu hút người có nhu cầu mua hàng.
Khi bạn thiết kế POSM ngoài việc quy định kích thước chính xác và hình dạng nào đúng chuẩn. Bạn cần phải sắp xếp những công cụ riêng biệt để triển khải thao tác quảng cáo.
Lợi ích khi thiết kế POSM cho doanh nghiệp
- POSM giúp cho người dùng tăng thêm tính bắt mắt đối với khách hàng quan tâm đến sản phẩm doanh nghiệp.
- Một số thông tin có lợi, ưu điểm của sản phẩm nhằm cung cấp chi tiết và cụ thể nhằm hướng đến khách hàng có tiềm năng.
- Các ứng dụng POSM rất có lợi cho những cơ sở bán lẻ hàng hóa. Nó giúp cho bạn tìm được khách hàng dễ dàng hơn nếu bạn hiểu rõ POSM là gì?.
- Đây được xem là cách truyền thống giúp quảng cáo sản phẩm có giá dịch vụ rẻ hơn nhiều các phương tiện khác.
Một số dạng POSM thường thấy trong Marketing
Sau khi bạn đã tìm hiểu rõ POSM là gì? thì phải nắm bắt được các thông tin bên trong các dạng POSM. Cùng tìm hiểu ngay các dạng POSM phổ biến ngay sau đây.
Dạng Poster
Poster thường được dùng để dán trên mặt phẳng nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Mỗi loại sản phẩm được thể hiện qua những hình ảnh đồ họa rất ấn tượng. Hai kích thước poster thông dụng nhất chính là 40x60cm hoặc 50x70cm. POSM dạng poster xuất hiện nhiều ở những cửa hàng kinh doanh, cơ sở nhỏ lẻ hay các khu chợ.
Dạng Leaflet
Những mẫu tờ rơi này khá giống với brochure, sự tiện lợi và thiết kế cũng khá ấn tượng. Thông thường tờ rơi sẽ phổ biến nhất là kích thước A4, A5 và được phát trực tiếp tới khách hàng đính kèm thông tin khuyến mãi hay dịch vụ mới. Nó cũng được trưng bày ở các kệ hàng hóa hay thanh toán sản phẩm.
Dạng Standee
Standee được dùng rất nhiều trong những cửa hàng, siêu thị hoặc những buổi triển lãm. POSM dạng standee phải có giá đỡ và kích thước thông dụng nhất đó là 0,6×1,6m hoặc 0,8×1,8m. Standee được đánh giá tính ứng dụng linh hoạt với thiết kế nhỏ gọn, di chuyển tiện dụng và đa dạng kiểu loại.
Dạng Sticker
Các sản phẩm sticker là hình dễ thương, ấn tượng được dán lên những kệ tủ bán hàng hay những nơi diện tích để quảng cáo sản phẩm. Sticker thì có kích thước rất đa dạng hơn nhưng không to hơn tờ giấy A5. Sticker được dán lên sản phẩm và phải thiết kế với nhiều hình dáng khác nhau, nó phải là các hình ảnh bắt mắt, đáng yêu.
Dạng Divider
Divider cũng là một dạng POSM quảng cáo bắt gặp nhiều nhất ở hệ thống các siêu thị. Nó được đặt ở các kệ hàng hóa chính và sử dụng để phân chia kệ sản phẩm, bạn nên ưu tiên thiết kế nằm dọc.
Divider sẽ lấy các hình ảnh bắt mắt để làm nổi bật sản phẩm và gây nên sự chú ý của khách hàng. Divider được thiết kế theo hướng dọc nhằm hạn chế diện tích. Từ đó, khách hàng cũng dễ dàng di chuyển hơn nhiều.
Dạng Wobbler
Wobbler để quảng cáo ở khu vực kích thước nhỏ gọn có kẹp hoặc được treo ở những sảnh chính siêu thị, cơ sở nhỏ. Wobbler dùng để báo giá hay những chương trình khuyến mãi mới nhất với những hình ảnh sản phẩm độc đáo.
Wobbler ngày nay đang sử dụng để thu hút sự chú ý của khách hàng. Nó được áp dụng nhiều nhất là trong ngành đồ chơi, ngành thuốc, đồ điện gia dụng,…Nội dung của Wobbler được chắt lọc sao cho ngắn gọn, bắt mắt nhưng vẫn mang cá tính của thương hiệu hay sản phẩm đang quảng cáo.
Dạng Tester
Tester được hiểu là là những mẫu thử dành cho khách hàng. Nó có kích thước có thể nhỏ hơn hoặc bằng sản phẩm chính. Những tester đủ sức ấn tượng chắc chắn sẽ vô cùng hiệu quả khi tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu hàng hóa.
Dạng Gondola end
Đây là các sản phẩm được thiết kế chuyên nghiệp và sáng tạo. Tác dụng của nó là để quảng bá từng dòng sản phẩm riêng từng nhãn hàng. Nó sẽ được đặt ở những đầu kệ hàng với gam màu thiết kế đặc trưng theo sản phẩm để quảng bá.
Dạng Check out counter
Check out counter được biết đến là giá đựng sản phẩm ở những quầy thanh toán nhằm trưng bày các mặt hàng tiện lợi. Hầu hết cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị đều có giá đựng những sản phẩm tiện ích tại phía quầy thanh toán. Cơ sở dùng nó để trưng các mặt hàng ăn uống phổ biến như snack, kẹo cao su, socola hoặc những thứ quen thuộc trong khi mua hàng.
Dạng Booth
Những booth bán hàng là không gian nhỏ riêng mà cơ sở kinh doanh sử dụng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Booth bán hàng thường trưng bày sản phẩm, dao động từ 2 đến 5 người mời khách hàng sử dụng thử sản phẩm. Nó thường đặt ở những nơi đông người qua lại như trường học, siêu thị, công viên.
Dạng Showcase
Showcase là những dạng làm lạnh trưng bày các sản phẩm cần phải giữ đông. Ngoài ra nó còn là các hộp nhỏ trưng bày phía kệ chính để thu hút khách hàng. Thiết kế showcase có thiết kế trong suốt và đơn giản. Mục đích để khách hàng dễ dàng quan sát sản phẩm và dán được hình sản phẩm lên để quảng cáo.
Một số lưu ý khi thiết kế POSM là gì?
Bạn muốn xây dựng thương hiệu, việc có một bộ thiết kế POSM thống nhất và bắt mắt là hết sức cần thiết. Người kinh doanh không chỉ tập trung vào hỗ trợ trưng bày. Bạn cần phải thu hút sự chú ý từ khách hàng tại các điểm bán hoặc tiếp thị. Bạn phải làm sao cho chúng tạo ra sự khác biệt với đối thủ tại thị phần. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm trước khi bạn bắt tay thiết kế mẫu POSM cho chiến lược quảng cáo cũng như nắm rõ POSM là gì?.
Tham khảo: Xây dựng thương hiệu bán hàng online hiệu quả
Phải có thông điệp truyền tải hiệu quả
Bạn cần thiết kế toàn bộ hình ảnh,
tagline hoặc slogan được sử dụng trong quảng cáo thật ý nghĩa. Bạn sẽ dán hẳn lên sản phẩm để tạo nên chiến lược khôn ngoan. Người mua hàng là nhóm đối tượng chịu những tác động truyền thông trong một cách mạnh mẽ nhất.
Vì thế, chủ đầu tư cần thiết kế những thông điệp dành riêng cho người mua ở xung quanh địa điểm bán hàng. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo với tinh thần của thương hiệu, đó chính là một cách tác động tích cực đến người tiêu dùng.
Áp dụng mã QR tạo hiệu quả cho điểm bán
Hiện nay công nghệ thông tin phát triển hơn, các doanh nghiệp đã dùng mã QR để tăng thêm hiệu quả cho khu vực bán hàng. Cách này mang đến rất nhiều tiện ích nhằm cải thiện mức độ hưởng ứng của khách hàng. Bởi vì hầu hết các khách hàng đều có điện thoại thông minh.
Các dạng của POSM có gắn
mã QR thường mang lại rất nhiều lợi ích. Nó không chỉ để quảng bá nhất thời mà còn giúp cơ sở lấy được nhiều thông tin từ khách hàng. Từ đó, nó có thể mang lại hiệu quả về sau.
Lựa chọn màu sắc phù hợp
Màu sắc đóng vai trò rất quan trọng trong hầu hết các loại thiết kế. Nó có thể thu hút ánh nhìn khách hàng vào một bức hình. Từ đó, khơi dậy xúc cảm, thậm chí là truyền tải thông điệp tốt nhất. Vì thế, màu sắc bên trong POSM cần phù hợp với hàng hóa và gắn liền với hình dạng nhận diện thương hiệu. Nó có tác dụng để khi khách hàng nhìn vào có thể nhận biết sản phẩm đó là gì và đến từ thương hiệu nào.
POSM thường xuyên sử dụng màu sắc nổi bật với tông màu tương phản để thu hút sự chú ý từ khách hàng. Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng muốn nhắm tới, bạn sẽ thiết kế POSM là gì? chuyên biệt cho đối tượng này.
Xem thêm: Ý nghĩa của màu sắc trong nhận diện thương hiệu
Xác định đúng đối tượng khách hàng
Các công ty quảng cáo thường thất bại là do không xác định
khách hàng tiềm năng của họ để thực hiện tiếp cận. Từ đó, nó dẫn đến sai lầm trong bộ phận thiết kế đến lan truyền thông điệp.
Vì vậy, bạn muốn định hình được mẫu
POSM là gì? trở nên dễ dàng và hiệu quả tối đa. Bản thân bạn nên biết
khách hàng mục tiêu muốn nhắm đến là người nào. Điều này sẽ cắt giảm những chi phí và tổn thất không cần thiết.
Tóm lại, bài viết đã góp phần cung cấp các thông tin làm rõ
POSM là gì? cũng như đặc trưng của các dạng cơ bản. Người đầu tư nên có cách nhận định đúng đắn, mục đích là tăng thêm khả năng thu hút khách hàng. Bạn cần phải thực hiện thật chính xác mới mang lại hiệu quả cao.
Tham khảo: Thu hút khách hàng với nền tảng kinh doanh online