18 Tháng Ba, 2023
Subdomain là gì? Tất cả những gì bạn cần biết về subdomain
Đối với các quản trị website thì khái niệm Subdmain đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, khái niệm này không phổ biến khiến cho nhiều người, trong đó có cả các quản trị viên mới hoặc những nhà kinh doanh muốn tìm hiểu về website. Vậy Subdomain là gì? Khi nào nên sử dụng chúng và vào mục đích nào? Bài viết sau của MONA Media sẽ giúp bạn hiểu rõ toàn bộ về Sub-domain để ứng dụng cho phù hợp.
Subdomain là gì?
Subdomain hay các chuyên gia còn gọi là tên miền phụ (domain phụ). Đây là một phần được tách ra từ Domain. Subdomain hoạt động riêng biệt như một trang web bình thường và có cùng tên miền chính. Và nó tách biệt hoàn toàn như 1 website khác (nên về mặt SEO, nó không hưởng bất kỳ backlinks nào từ domain chính)
Để dễ hiểu, ta ví dụ một website có tên miền chính (Domain) là: abc.com. Khi đó, bạn muốn tạo một trang web mới để review các sản phẩm của công ty, bạn có thể đăng ký một subdomain dưới dạng: review.abc.com. Chúng không phải module, nếu là module sẽ có tên miền truy cập là: abc.com/review.
Ví dụ cụ thể từ MONA Media với tên miền chính là: mona.media, sau đó chúng tôi muốn mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bán tên miền, bán web hosting nên tạo thêm 1 subdomain như sau: mona.host.
Bằng cách sử dụng tên Subdomain, bạn tạo ra một trang web hoàn toàn riêng biệt, hoạt động độc lập mà không cần mất phí đăng ký tên miền mới hay gặp các rắc rối như việc xử lý chuyển hướng tên miền. Nếu bạn chưa có tên miền có thể tham khảo cách đăng ký tên miền tại đây.
Do vậy, thay vì phải tạo thêm một Module hoạt động dưới sự kiểm soát của website chính thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng subdomain để tự do tạo các trang web mới, trong khi vẫn giữ được tên miền chính. Các subdomain này thường được dùng để tạo các website nhất định như: thương mại điển tử, blog, kênh review…
Mục đích sử dụng của subdomain
Sự ra đời của subdomain là chìa khóa vô cùng hữu ích cho các nhu cầu của doanh nghiệp nói chung và quản trị viên nói riêng. Nếu không có subdomain, ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện các mục đích sau:
Tạo website riêng dành cho một nhóm đối tượng nhất định
Như đã trình bày, mục đích chính của subdomain xuất hiện chính là để tạo ra một website mà vẫn sử dụng Domain chính. Bạn sẽ không mất thêm bất kỳ chi phí nào để đăng ký một tên miền mới, trong khi, website được tạo ra từ subdomain lại có thể hoạt động như website chính.
Subdomain đăc biệt hữu ích khi doanh nghiệp của bạn muốn tạo ra một nơi chứa đầy đủ thông tin để phục vụ cho một nhóm khách hàng riêng, với ngôn ngữ và content phù hợp. Chẳng hạn như công ty bạn muốn tạo ra một số website riêng bán nhóm đồ trẻ em, một website riêng bán đồ bà bầu vì chúng có quá nhiều sản phẩm trên một website, khiến khách hàng có lòng có thể xem hết. Viêc này thật đơn giản với subdomain. Dĩ nhiên, các hình ảnh, ngôn ngữ của website cũng được chi tiết hóa đến với khách hàng.
Chia blog hoặc trang thương mại điển tử tách khỏi website chính
Dùng subdomain để chia các Module vốn dĩ ở website chính ra các trang web độc lập không phải là hiếm thấy. Với một doanh nghiệp đa ngành nghề thì việc tách chúng ra có lợi cho việc phát triển quy mô.
Chẳng hạn công ty bạn kinh doanh nhiều mặt hàng như giày dép, đồng hồ, túi xách, nước hoa, ví tiền…. Bạn muốn phát triển kênh blog cho từng nhóm sản phẩm nhưng lại rất khó để phân chia chúng chỉ trong một module. Do đó, bạn có thể tách riêng chúng ra một website khác sử dụng subdomain. Đôi khi, việc quản lý nhiều website độc lập còn dễ hơn nhiều so với duy trì một trang web đa năng.
Tạo trang web dành riêng cho giao diện mobile
Sử dụng subdomain để dành riêng cho giao diện mobile tuy không mới lạ nhưng giờ đây không còn sử dụng phổ biến. Bởi, các website hiện nay đều được thiết kế chuẩn Responsive, chuẩn di động. Bởi vậy, tạo subdomain thiết kế website cho thiết bị di động thường được sử dụng cho các trang web chưa chuẩn di động. Khi người dùng truy cập vào website, trang web sẽ xác định kích thước của thiết bị và cung cấp bố cục phù hợp với kích thước đó.
Ví dụ người dùng truy cập vào trang web bằng PC sẽ trả về địa chỉ abc.com nhưng điện thoại truy cập cùng địa chỉ đó sẽ dẫn đến subdomain với tên miền x.abc.com.
Tiết kiệm chi phí
Subdomain là một công cụ miễn phí. Bạn có thể tạo ra nhiều website mới dưới dạng subdomain mà không cần phải đăng ký tên miền cho chúng. Hình thức này rất tiết kiệm lại mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng trực tiếp các thiết kế của trang web do subdomain quản lý giống với các thiết kế của website chính mà không lo chúng trùng lặp do có tính nhất thống. Điều này giúp cho bạn tiết kiệm được một khoản để chi cho bên thiết kế website.
Khi nào bạn nên sử dụng Subdomain
Hiển nhiên khi subdomain là miễn phí và vô tận thì bạn có thể sử dụng chúng thoải mái bất cứ khi nào. Tuy nhiên, chúng chỉ hiệu quả khi bạn sử dụng chúng đúng mục đích. Bạn nên sử dụng subdomain khi:
Doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới
Doanh nghiệp vừa cho ra mắt một dòng sản phẩm mới dành cho nhóm đối tượng khách hàng không giống như khách hàng của website chính. Và việc bạn cần làm là sử dụng subdomain là tạo một website mới dành riêng cho các đối tượng khách hàng mới. Trang web này thiết kế riêng, nội dung độc lập.
Subdomain còn hỗ trợ công ty trong khả năng tạo một chiến dịch/nội dung thử nghiệm mới. Sau khi tạo trang, bạn có thể quảng cáo chiến dịch này để xem nó có thực sự hiệu quả. Nếu nó hoạt động tốt, bạn có thể chắc chắn xây dựng website này. Còn nếu không, bạn chỉ cần xóa subdomain này đi mà không có bất kỳ tổn thất nào.
Đây là một công cụ giúp bạn kiểm tra các nội dung thử nghiệm nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Quản lý, hỗ trợ các trang web tối đa nhất
Mặc dù đội ngũ quản trị viên đông đảo của công ty bạn có thể quản lý tốt một trang web đa ngành nghề. Tuy nhiên, việc này sẽ làm chồng chéo công việ và khó có quy trình đầy đủ.
Do vậy, doanh nghiệp chọn cách tách từng nhóm sản phẩm ra các trang web riêng của subdomain và phân công quản trị viên. Khi đó, việc quản lý trở nên dễ dàng và quy củ hơn. Hơn nữa, đối với các trang thương mại điện tử, việc bảo mật kỹ càng hơn so với blog hay trang review. Chỉ khi tách chúng ra việc bảo mật mới phát huy tối đa.
Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu
Việc tạo webstie ra mắt sản phẩm dưới sự hỗ trợ của subdomain vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn, vừa đưa ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Đặc biệt, vừa có thể tận dụng lượng truy cập từ Domain chính lại có thể làm SEO chính xác hơn. Chỉ khi có các chiến lược đúng đắn và chiến dịch phù hợp mới có thể giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhanh chóng, quảng bá bền vững.
4. Một Domain chính tạo được tối đa bao nhiêu subdomain?
Theo quy tắc, một domain chính có thể tạo ra vô số các subdomain, không giới hạn số lượng. Bởi vậy, nhiều người đã lợi sử dụng công cụ này để kiếm tiền. Cách kiếm tiền cũng rấ đơn giản. Bạn chi ra một số tiền để mua lại một tên miền chính (Domain) rất “xịn”, sau đó tạo ra các subdomain liên quan và bán lại chúng cho những người có nhu cầu.
Tuy nhiên, thực tế khi thành lập trang web dưới sự quản lý của subdomain lại phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Cấu hình nơi website chính đăng ký máy chủ
- Cấu hình máy chủ DNS của tên miền đang lưu trữ và giải băng thông mà nhà cung cấp máy chủ chứa DNS hiện tại.
- Khẳ năng tương thích SEO.
Phải nói rằng, chính khả năng tương thích SEO là thứ quan trọng khiến các nhà quản trị giới hạn số subdomain. Khi càng nhiều tên miền phụ thì khả năng tương thích SEO càng giảm xuống. Điều nay ảnh hưởng rất lớn đến website chính.
Domain và Subdomain không có nhiều điểm khác biệt. Mặc dù vậy, nhiều người lại bị nhầm lẫn và cho rằng “www” là là một phần trong Domain. Nhưng thực chất, tên miền chính chỉ có dạng abc.com, còn thực chất tên miền “www.abc.com” là một subdomain. Chẳng qua vì nó đã quá quen thuộc với chúng ta nên có nhiều người nhầm tưởng như vậy. Bạn hoàn toàn có thể thay “www” bằng một subdomain khác như: “wiki.abc.com” hay “buy.abc.com”……
Như vậy, bây giờ bạn đã có thể phân biệt được đâu là một Domain, đây là một subdomain dựa vào địa chỉ web mà bạn truy cập.
5. Một vài lưu ý về subdomain
Subdomain rất hữu dụng. Tuy nhiên bên cạnh những công dụng thì subdomain cũng có một vài nhược điểm. Khi sử dụng tên miền phụ, bạn cần chú ý những điều sau:
5.1 Quản lý chặt chẽ các subdomain tránh bị giả mạo
Bất lợi đầu tiền của việc tạo ra quá nhiều tên miền phụ khác nhau chính là việc bạn bán hoặc sang nhượng website cho người khác sử dụng.
Chỉ cần 1 trong các subdomain có nguy cơ bị tố cáo, bị spam thì ngay lập tức các tên miền phụ còn lại cũng nằm trong vùng nguy hiểm. Thậm chí, nếu có nghi ngờ tấn công giả mạo, Domain chính của bạn còn có khả năng bị khai trừ vĩnh viễn. Trừ khi bạn cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh bạn không trục lợi, nhưng những thủ tục này thường rất rườm rà.
5.2 Subdomain yêu cầu quản trị xây dựng nhiều hơn
Hiển nhiên việc có nhiều website thì công việc xây dựng và quản trị cũng nhiều hơn. Bên cạnh lợi ích là quản trị độc lập nhanh chóng, thì dường như các quản trị viên phải làm gấp đôi công việc bình thường. Nếu chỉ sử dụng subdomain làm trang web hỗ trợ thì việc xây dựng sẽ dễ dàng hơn.
5.3 Khó tạo ra hình ảnh thương hiệu nhất quán
Thông thường, để trang web của tên miền phụ đồng nhất hoàn toàn với trang web chính thì doanh nghiệp sẽ sử dụng luôn thiết kế đó. Sẽ rất khó để bạn duy trì trải nghiệm thương hiệu nhất quán trên một website hoàn toàn mới. Trừ khi bạn nhờ đến sự trợ giúp của các đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.
5.4 Subdomain ảnh hưởng đến SEO
Trước đây, giữa tên miền chính và tên miền phụ được các trang tìm kiếm như Google xử lý hoàn toàn tách biệt. Google coi đây là 2 trang web độc lập. Do đó, các quản trị viên SEO tân dụng lợi thế tự nhiên này để cùng lúc hỗ trợ cho chúng tăng khả năng xếp hạng.
Tuy nhiên, với thuật toán thông minh của Google thay đổi liên tục, giờ đây, Domain và subdomain được xếp vào dạng gần giống nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến domain. Chính vì vậy, có càng nhiều subdomain sẽ càng ảnh hưởng đến thứ hạng website. Điều này có thể thấy khi bạn tìm kiếm cho một từ khóa, dựa vào kết quả hiển thị bạn sẽ thấy rằng tên miền chính được hiển thị nhiều hơn.
Nếu bạn muốn sở hữu tên miền độc đáo, nâng cao tính chuyên nghiệp cho website của mình thì hãy đến với MONA – nền tảng đăng ký tên miền hàng đầu. THAM KHẢO thông tin chi tiết ngay tại địa chỉ: https://mona.media/huong-dan-mua-ten-mien-domain/ |
Nhìn chung, subdomain là một công cụ tuyệt vời. Chúng miễn phí và mang lại nhiều công dụng hữu ích. Mặc dù vậy, bạn không nên sử dụng quá nhiều subdomain cho website của mình. Chúng chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi được sử dụng vào các mục đích nhất định nêu trên. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhưng thông tin bổ ích.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!