18 Tháng Ba, 2023
SaaS Là Gì? Mọi Thứ Về SaaS Và Các Loại Hình Sản Phẩm
Trong xu hướng công nghệ toàn cầu, các ứng dụng SaaS đang ngày càng phổ biến và được các doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, vẫn còn không ít nhà quản trị chưa thật sự hiểu SaaS là gì? Ứng dụng các mô hình SaaS sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu suất như thế nào? Hiểu được điều này, MONA Media sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về các đặc trưng và ưu nhược điểm của SaaS ở bài viết dưới đây.
SaaS là gì?
SaaS là tên gọi viết tắt từ Software as a Service, có nghĩa là phần mềm dạng dịch vụ dựa trên công nghệ đám mây. Đây là một mô hình dựa trên việc cấp phép và phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm thông qua một trình duyệt internet. Theo đó, nhà cung cấp sẽ không trực tiếp bán các loại phần mềm như thông thường (các loại chương trình được tải và cài đặt trong từng máy tính) mà họ sẽ lập trình phần mềm và duy trì chúng hoạt động trên nền tảng web. Nếu khách hàng muốn sử dụng các tính năng này, chỉ cần truy cập đến trang web và trả một khoản phí tùy theo gói dịch vụ họ lựa chọn.
Hiện nay, SaaS được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm các loại phần mềm văn phòng, phần mềm chat, phần mềm tính toán thống kê, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản trị nhân lực, trò chơi trực tuyến,…
Xu hướng phát triển của SaaS
Khi chưa tìm hiểu về SaaS, bạn có thể thấy khái niệm này có phần xa lạ. Tuy nhiên, trên thực tế SaaS lại khá phổ biến và chắc hẳn bạn đang ít nhất sử dụng một trong số những phần mềm dạng dịch vụ đó, ví dụ như Google Drive, Dropbox, Adobe Creative Cloud,…
Theo nhiều báo cáo về thị trường phần mềm dịch vụ, tốc độ tăng trưởng của SaaS trong vài năm trở lại đây đều ở mức rất cao, rơi vào khoảng 16.4% mỗi năm, với giá trị ước tính đạt $94,9 tỷ vào năm 2022. Như vậy, có thể thấy được rằng SaaS nắm giữ nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, trở thành một trong những xu hướng đi đầu của làng công nghệ hiện nay.
Đặc biệt, xu hướng hiện đại của mô hình SasS ngày nay trên thế giới là gia tăng sự tích hợp giữa các phần mềm để xây dựng nên một hệ vận hành trơn tru, nâng cao sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp. Nên một doanh nghiệp có thể sử dụng đồng thời nhiều ứng dụng SaaS. Và theo thống kê của BCC Research vào năm 2017, mỗi doanh nghiệp sẽ dử dụng trung bình là 16 phần mềm SaaS.
Đặc điểm cơ bản của SaaS
Cấu hình và tùy biến
Cấu hình của các ứng dụng SaaS không khác biệt quá nhiều so với cấu hình ứng dụng thông thường. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể tiến hành điều chỉnh các yếu tố liên quan đến giao diện, tính năng sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng công ty, doanh nghiệp. Còn khả năng tùy biến của ứng dụng thì còn phụ thuộc vào mức độ thiết kế.
Giao thức tích hợp mở
Các ứng dụng SaaS được lập trình trên nền tảng web nên không thể trực tiếp truy cập vào hệ thống dữ liệu nội bộ. Do đó, SaaS cung cấp các giao thức tích hợp mở và giao diện lập trình ứng dụng để hỗ trợ tối đa cho người sử dụng.
Nói một cách đơn giản thì đặc trưng này giúp SaaS có thể dễ dàng tích hợp với các loại phần mềm hay dữ liệu khác một cách đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều so với việc phải sử dụng tách biệt nhiều loại phần mềm, ứng dụng khác nhau như trước đây.
Chức năng chia sẻ thông tin
Tính năng nổi bật nhất của SaaS chính là khả năng chia sẻ thông tin.
Ở các ứng dụng, phần mềm thông thường, bạn sẽ mất nhiều thời gian cho việc chuyển giao dữ liệu qua lại. Điều này sẽ đặc biệt khó khăn khi bạn cần gửi những thông tin, dữ liệu cho nhiều người hoặc khi cần cộng tác để cùng tiến hành chỉnh sửa.
Tuy nhiên, với SaaS, bạn có thể chia sẻ mọi loại dữ liệu và cho phép cộng tác, tiến hành việc chỉnh sửa đồng thời từ nhiều nguồn khác nhau thông qua một đường link. Đây là việc mà chỉ có những phần mềm dạng dịch vụ với khả năng lưu trữ tập trung trên nền tảng web như SaaS mới thực hiện được.
Ưu điểm của SaaS
Tiết kiệm chi phí khi sử dụng
Sử dụng SaaS có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được đáng kể chi phí, thời gian và nhân lực đồng thời gia tăng được hiệu quả vận hành, hoạt động.
Bởi khi không sử dụng SaaS, doanh nghiệp có thể phải trả một khoản tiền rất lớn cho việc thiết kế, mua phần mềm cũng như quá trình cài đặt, xây dựng cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, mỗi năm bạn còn phải trả thêm một khoản cho việc bảo trì định kỳ. Trong khi đó, chi phí cho SaaS thấp hơn và có thể đáp ứng được hầu hết nhu cầu sử dụng.
Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu về các phần mềm dạng dịch vụ, bạn hoàn toàn có thể đăng ký các gói dùng thử miễn phí để kiểm tra khả năng ứng dụng các chức năng của phần mềm để giải quyết công việc. Nếu cảm thấy không phù hợp, bạn có thể chuyển sang phần mềm khác hoặc thử nâng cấp để mở rộng tính năng.
Về cơ bản, việc sử dụng các ứng dụng SaaS cũng tiện lợi và đơn giản hơn cho hầu hết người dùng. Như vậy, khi tiến hành chuyển đổi phương thức lưu trữ, dữ liệu sang SaaS cũng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và nhân lực cho quá trình đào tạo, hướng dẫn.
Tiện dụng
SaaS được phát triển trên nền tảng internet, nên chỉ cần có thiết bị kết nối mạng thì dù bạn ở đâu, vào bất kỳ lúc nào, bạn cũng có thể truy cập dữ liệu và tiến hành các công việc khác nhau.
Đặc biệt, các doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm chỉ cần tạo thêm tài khoản và cung cấp cho mọi nhân viên. Như vậy, nhân viên có thể lựa chọn làm việc ở những không gian linh hoạt hơn. Thêm vào đó, trong trường hợp có nhiệm vụ đột xuất mà họ không có mặt tại công ty, các nhân viên vẫn có thể truy cập vào dữ liệu chung, tìm kiếm các tài liệu cần thiết và thực hiện nhiệm vụ được giao.
Sở hữu tính năng hàng đầu
Các tính năng của SaaS không hề thua kém bất kỳ phần mềm nào và nhiều khi còn nổi trội, hữu dụng hơn. Đồng thời, các nhà cung cấp lại thường xuyên tiến hành việc bảo trì, sửa chữa và cập nhật để tối ưu những tính năng hiện có, gia tăng thêm các công cụ và tính năng cao cấp hơn. Điều này đảm bảo rằng người sử dụng sẽ luôn được tiếp cận với những tính năng tốt nhất.
Khả năng tích hợp cao
Như đã đề cập trước đó, giao thức tích hợp mở là một trong những đặc trưng cơ bản của mọi phần mềm SaaS và đây cũng được coi như một điểm cộng rất lớn cho SaaS. Gần như mọi phần mềm SaaS đang được phát triển hiện nay đều được tối ưu API – trình giao diện ứng dụng mở cho phép đồng bộ, tích hợp, trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng của nhiều nhà cung cấp khác nhau, từ các thiết bị khác nhau. Nhờ đó, người dùng có thêm cơ hội tiếp cận và ứng dụng thêm các công nghệ, tính năng hiện đại khác vào công việc.
Hỗ trợ tối đa việc lưu trữ và sử dụng thông tin
Mọi thông tin, dữ liệu có thể lưu trữ tại một nguồn thống nhất trong SaaS dưới nhiều định dạng khác nhau và không bị giới hạn dung lượng. Đặc điểm này có thể khắc phục được hạn chế của các loại phần mềm thông thường với dữ liệu được lưu trong nhiều nguồn, dung lượng thiết bị lưu trữ thì giới hạn.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận và chia sẻ những nguồn dữ liệu cũng được tiến hành thuận tiện và đơn giản hơn, thông qua một vài thao tác cơ bản. Với SaaS, thông tin dữ liệu được chia sẻ nhanh hơn, chính xác hơn sẽ giúp làm công việc được tiến hành thuận lợi, đạt hiệu suất cao.
Hạn chế của SaaS
Phụ thuộc vào đường truyền Internet
Cũng vì được thiết lập trên nền tảng web nên việc sử dụng SaaS phụ thuộc rất nhiều vào đường truyền Internet. Bạn bắt buộc phải có thiết bị kết nối mạng để truy cập vào kho dữ liệu. Nếu bạn đến những vùng không có mạng, lên máy bay hoặc gặp trục trặc về đường truyền thì hoạt động và công việc đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngay cả trong tình huống mạng không bị ngắt nhưng đường truyền kém ổn định hoặc tốc độ chậm thì việc sử dụng cũng gặp khá nhiều trở ngại.
Tính bảo mật thông tin
Server của SaaS được đặt tại các nhà cung cấp chứ không đặt ở doanh nghiệp như khi sử dụng các phần mềm hệ thống thông thường. Điều này tạo nên nguy cơ về bảo mật dữ liệu vì toàn bộ dữ liệu đều được lưu trữ trên điện toán đám mây – một vị trí không đem lại cảm giác an toán cho nhiều công ty, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vấn đề bảo mật hiện nay vẫn liên tục được chú trọng và cải thiện. Các nhà cung cấp cũng cam kết bảo mật chặt chẽ hơn cho toàn bộ dữ liệu của bạn. Vì vậy, nếu tiếp cận với những nhà cung cấp uy tín thì việc triển khai SaaS sẽ không quá đáng ngại.
Sự khác biệt giữa SaaS, PaaS, IaaS và SaaP là gì?
SaaS | PaaS | IaaS | SaaP | |
Ý nghĩa | Software as a Services được hiểu là phần mềm như một dịch vụ | Software as a Product được hiểu là phần mềm như một sản phẩm | Platform as a Service được hiểu là nền tảng như một dịch vụ | Infrastructure as a Service được hiểu là hạ tầng như một dịch vụ |
Đặc điểm | Là mô hình điện toán đám mây, phân phối mọi phần mềm và cung cấp phần mềm dưới dạng dịch vụ. Người dùng có thể truy cập thông qua Internet, tùy ý sử dụng dưới dạng Freemium (miễn phí) hoặc Premium (có trả phí theo gói) | Nhà phát triển cung cấp phần mềm dưới dạng sản phẩm. Người dùng phải bỏ tiền để mua nếu muốn sử dụng, tự chi trả chi phí phần cứng, bảo trì, cập nhật, lưu trữ | Cung cấp nền tảng cho nhà phát triển hoặc lập trình viên tự xây dựng đám mây của mình. Giúp các doanh nghiệp có thể giảm được chi phí trong việc mua và quản lý phần cứng, phần mềm và lưu trữ | Cung cấp tài nguyên công nghệ cho các doanh nghiệp như lưu trữ, máy chủ, mạng. |
Sản phẩm ví dụ | Chẳng hạn như Google Drive, Prezi, Dropbox | Microsoft Office | Nổi bật như Google App Engine, Windows Azure | Nền tảng Amazon Web Services, VMware |
Đối tượng khách hàng | Bất cứ ai có Internet | Bất cứ ai bỏ tiền ra để mua sản phẩm | Nhà phát triển, lập trình viên | Nhà phát triển và các công ty công nghệ |
Các phần mềm SaaS phổ biến nhất hiện nay
SaaS phổ biến và thông dụng nhất hiện nay có lẽ phải kể đến các ứng dụng của Google, bao gồm Gmail cho việc gửi, nhận email; Calendar cho việc xem lịch, sắp xếp lịch trình; Drive cho việc lưu trữ tài liệu; Docs, Sheets, Slides cho việc tạo, sửa các tài liệu,…
Một số phần mềm quản lý dịch vụ SAAS nổi tiếng khác có thể kể đến Misa, Mailchimp, Salesforce, Amazon Web Services, Dropbox, IBM, Microsoft, Oracle Slack, ServiceNow,…
MONA Media tuy không phải là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phần mềm SAAS nhưng đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao của chúng tôi luôn đặt hết tâm huyết vào những sản phẩm, đảm bảo giải quyết được các vấn đề tồn đọng của nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tố chức. Và từ năm 2012 cho đến nay, với sự nghiêm túc nghiên cứu – thử nghiệm – tối ưu – cải tiến qua nhiều phiên bản của nhiều phần mềm. MONA Media giờ đây cung cấp nhiều sản phẩm phần mềm SAAS hữu ích cho các tổ chức cá nhân bao gồm:
- Phần mềm quản lý trung tâm, trường học MONA EduCenter
- Phần mềm quản lý mầm non MONA NextGen
- Phần mềm đào tạo nội bộ MONA SkillHub
- Phần mềm quản lý bán hàng MONA Ecommerce
- Phần mềm quản lý tiệm vàng MONA Jewelry
- ….
Và còn rất nhiều những sản phẩm khác phù hợp với từng ngành nghề, vấn đề của doanh nghiệp để khách hàng có thể áp dụng ngay vào doanh nghiệp của mình với những gói dịch vụ cụ thể.
Đặc biệt, MONA Media nhận phát triển mở rộng phần mềm theo yêu cầu khách hàng để phát triển hệ thống riêng cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn có nhu cầu về phần mềm SAAS, vui lòng LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi qua hotline 1900 636 648 để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhé!
Các câu hỏi thường gặp về SaaS
1- Tôi nên lựa chọn thế nào giữa SaaS và cài đặt offline?
Để trả lời câu hỏi này đầu tiên bạn phải xác định mức độ phức tạp của doanh nghiệp bạn. Dưới đây là những câu hỏi về doanh nghiệp giúp bạn xác định xem SaaS có phải là lựa chọn tối ưu hay không:
- Doanh nghiệp bạn có điểm gì khác biệt so với những doanh nghiệp cùng ngành là gì?
- Những phần mềm phổ thông hiện nay có cung cấp đủ các chức năng cơ bản bạn cần không?
- Mức độ tùy biến của phần mềm mà bạn dự đoán cần như thế nào?
Một yếu tố khác cần phải đến là ngân sách của bạn. Như đã đề cập ở trên, SaaS giúp các doanh nghiệp có ngân sách nhỏ có thể phân bổ tổng chi phí sở hữu theo thời gian, nhờ thế, ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể áp dụng một phần mềm hiện đại, mạnh mẽ.
Phần lớn các phần mềm dựa trên cloud ngày nay có thể cung cấp trải nghiệm chính xác giống như cài đặt tại chỗ. Nhưng nhiều ngành đặc thù vẫn khá e ngại trong việc triển khai cloud và tìm kiếm phần mềm cài đặt tại chỗ, đặc biệt là với các ngành sản xuất. Tuy nhiên, nếu cần các tính năng hoặc công nghệ nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, cloud vẫn chiếm ưu thế.
2- Tôi có thể thực hiện tùy biến với SaaS không?
Có! Ngày nay, phần mềm cloud đủ khả năng linh hoạt để sửa đổi tùy theo mục đích sử dụng của người dùng. Bạn có thể tùy chỉnh giao diện cũng như ẩn/hiện các trường dữ liệu bạn muốn. Ngoài ra một số tính năng cũng có thể được tắt/bật tùy ý.
Người dùng cũng có thể điều chỉnh được không gian làm việc cá nhân, chẳng hạn như bảng điều khiển hoặc danh sách tác vụ, chỉ hiển thị thông tin mà họ cần xem và phù hợp nhất với phong cách làm việc của họ.
3- Salesforce là SaaS hay PaaS?
Salesforce hiện là đơn vị cung cấp SaaS hàng đầu với nền tảng CRM, chỉ có sẵn trực tuyến, cũng như một số nền tảng SaaS dành cho tiếp thị, dịch vụ và Internet of Things. Tất cả mọi nền tảng này đều có thể được đóng gói và bán như phần mềm truyền thống.
4- SaaS và điện toán đám mây có khác nhau không?
Điện toán đám mây đề cập đến một tập hợp nhiều công nghệ cơ sở hạ tầng vô cùng phức tạp. Ở cấp độ cơ bản, điện toán đám mây có thể được xem là một bộ sưu tập bao gồm máy tính, máy chủ và cơ sở dữ liệu được kết nối với nhau theo cách mà người dùng thuê quyền truy cập để chia sẻ tài nguyên. Tài nguyên này khá linh hoạt để người mua có thể tự động tăng hoặc giảm mức độ mà họ muốn thuê.
Về cơ bản, SaaS được xem là một tập hợp con của điện toán đám mây. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải mọi mô hình SaaS đều được tích hợp sẵn trên cloud. Các sản phẩm hoặc ứng dụng SaaS có thể được xây dựng trên các thiết bị đầu cuối cục bộ và được triển khai tới máy chủ dựa trên cloud. Bản thân sản phẩm được người dùng truy cập và sử dụng thông qua các trình duyệt web. Ngày nay, gần như tất cả các chức năng kinh doanh cốt lõi, từ chức năng nguồn nhân lực đến lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp đều có sẵn thông qua hệ thống SaaS.
5- Dữ liệu SaaS trên cloud có an toàn không?
Dữ liệu trên cloud chỉ an toàn như những phương pháp kinh doanh nội bộ của bạn. Mặc dù các đơn vị cung cấp SaaS tuân theo các phương pháp hay nhất trong ngành, thường xuyên nâng cấp bảo mật và thực hiện việc bảo trì định kỳ, nhưng họ không thể kiểm soát được cách bạn xử lý bảo mật.
Ngay cả khi bạn sử dụng những sản phẩm và dịch vụ hàng đầu của SaaS, dữ liệu của bạn có thể bị tấn công nếu bạn hoặc nhân viên của bạn sử dụng mật khẩu đã bị xâm phạm, chia sẻ thông tin đăng nhập hoặc không sử dụng bảo vệ chống virus hoặc phần mềm độc hại trên thiết bị của riêng bạn.
Các cuộc tấn công máy chủ đám mây cũng có thể xảy ra, điều đó đồng nghĩa là không có giải pháp nào chống lại được 100%. Nhưng nếu bạn không muốn liên tục update và vá các giải pháp phần mềm truyền thống của mình, tùy chọn SaaS sẽ giúp bù đắp một số công việc giúp bảo vệ dữ liệu của bạn.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi SaaS là gì cũng như các ưu nhược điểm của mô hình SaaS khi ứng dụng trong doanh nghiệp. Có thể thấy, với các ưu điểm nổi bật và cung cấp các tính năng mạnh mẽ, SaaS là một lựa chọn chiến lược, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và cải thiện hiệu suất công việc hiệu quả. Hy vọng những thông tin mà MONA chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các doanh nghiệp trong cuộc đua công nghệ số này.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!