Hosting

18 Tháng Ba, 2023

PaaS là gì? Mọi thứ cần biết về mô hình Platform as a service

Nếu là một người thường xuyên sử dụng công nghệ chắc chắn sẽ không còn xa lạ với cụm từ “ nền tảng đám mây”. Và một số dịch vụ nền tảng đám mây quen thuộc như SaaS, IaaS, PaaS,… Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến PaaS là gì và Paas có những ưu nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

PaaS là gì?

PaaS -Platform as a service hay “nền tảng dịch vụ” là một mô hình điện toán đám mây cung cấp cho người dùng một nền tảng đám mây hoàn chỉnh (cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm) để phát triển và quản lý các ứng dụng. Hay hiểu theo cách khác là các cung cấp bên thứ ba sẽ cung cấp các công cụ cần thiết để phát triển ứng dụng cho khách hàng qua internet.

Các nhà cung cấp PaaS sẽ lưu trữ phần cứng và phần mềm trên cơ sở hạ tầng riêng của họ. Vì thế, PaaS sẽ giúp giải phóng các nhà phát triển khỏi việc phải cài đặt phần cứng và phần mềm nội bộ để chạy hoặc phát triển một ứng dụng mới.

PaaS hoạt động như thế nào?

PaaS được cung cấp thông qua cơ sở hạ tầng được lưu trữ của nhà cung cấp dịch vụ máy chủ đám mây vì thế nó không thể thay thế toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT của công ty để phát triển phần mềm. Dịch vụ PaaS có thể được các nhà cung cấp phân phối thông qua các đám mây công cộng, riêng tư hoặc lai để có thể cung cấp các dịch vụ như lưu trữ ứng dụng hay phát triển Java.

Các dịch vụ PaaS khác có thể kể đến như:

  • Hợp tác nhóm phát triển
  • Phát triển và thiết kế ứng dụng
  • Triển khai và kiểm tra ứng dụng
  • Tích hợp dịch vụ web
  • Bảo mật thông tin
  • Tích hợp cơ sở dữ liệu

Thông thường người dùng sẽ phải trả tiền cho PaaS trên cơ sở mỗi lần sử dụng. Thế nhưng sẽ có một số nhà cung cấp tính phí cố định hàng tháng cho việc truy cập vào nền tảng và các ứng dụng của nó.

Lợi ích của PaaS

PaaS mang đến một số lợi ích cho người dùng như:

Thời gian nhanh hơn khi đưa ra thị trường

Với PaaS bạn sẽ không cần phải mua hay cài đặt phần cứng và phần mềm để xây dựng và duy trì nền tảng phát triển ứng dụng của mình. Bên cạnh đó, các nhóm phát triển cũng không cần phải đợi trong thời gian bạn thực hiện việc này. Thay vào đó, bạn chỉ cần ấn vào PaaS của nhà cung cấp dịch vụ để có thể cung cấp tài nguyên và phát triển ngay lập tức.

Tự do thử nghiệm

PaaS cho phép bạn dùng thử hoặc kiểm tra hệ điều hành mới, các công cụ khác và ngôn ngữ mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào chúng hoặc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng cần thiết để chạy chúng.

Dễ dàng mở rộng

Đối với một nền tảng tại chỗ thì việc mở rộng quy mô thường sẽ rất tốn kém, lãng phí và có đôi khi còn không đủ. Nhiều người dùng thường đề phòng trường hợp lưu lượng truy cập tăng đột biến bằng cách mua thêm dung lượng máy tính, mạng và dung lượng lưu trữ. Thế nhưng, trong thời gian lưu lượng truy cập thấp thì phần lớn dung lượng này không hoạt động và trong số đó lại không có bất kỳ dung lượng nào có thể tăng lên kịp thời để đáp ứng tốt khi có mức tăng đột biến. Còn với PaaS bạn hoàn toàn có thể mua thêm dung lượng và sử dụng chúng ngay lập tức hoặc bất cứ khi nào bạn cần.

Linh hoạt cho các nhóm phát triển

PaaS cung cấp môi trường phát triển phần mềm dùng chung. Điều này cho phép các nhóm phát triển và vận hành có thể truy cập vào tất cả các công cụ cần thiết từ bất kỳ vị trí nào chỉ cần có kết nối internet.

Giảm chi phí tổng thể

PaaS giảm chi phí tổng thể bằng cách cho phép một tổ chức tránh được các chi phí thiết bị vốn liên quan đến việc xây dựng và mở rộng nền tảng ứng dụng, giảm hoặc loại bỏ chi phí cấp phép phần mềm hay giảm chi phí quản lý ứng dụng cho người dùng.

Phân loại PaaS

Hiện nay PaaS có các loại khác nhau sẵn sàng cho các nhà phát triển bao gồm:

Public PaaS (PaaS công cộng)

Public PaaS sẽ phù hợp để sử dụng trong Public Cloud cho phép người dùng có thể kiểm soát việc triển khai phần mềm trong lúc nhà cung cấp quản lý việc phân phối các thành phần CNTT khác cần thiết cho việc lưu trữ các ứng dụng.

Private PaaS (PaaS tư nhân)

Loại PaaS này thường được phân phối dưới dạng phần mềm hoặc thiết bị trong tường lửa của người dùng và sẽ được duy trì trong trung tâm dữ liệu tại chỗ của công ty.

Hybird PaaS (Lai PaaS)

Hybird PaaS là sự kết hợp của Public PaaS và Private PaaS. Loại PaaS này cung cấp cho các công ty sự linh hoạt của năng lực vô hạn được cung cấp bởi Public PaaS và hiệu quả chi phí khi doanh nghiệp sử dụng Private Cloud.

PaaS Communication (PaaS truyền thông)

Đây là một nền tảng dựa trên đám mây cho phép thêm giao tiếp thời gian thực vào ứng dụng mà không cần cơ sở hạ tầng hay giao diện phụ trợ.

PaaS Mobile (PaaS di động)

PaaS Mobile sử dụng môi trường tích hợp trả phí để cấu hình các ứng dụng di động và được phân phối thông qua trình duyệt web. Loại PaaS này thường hỗ trợ Public Cloud và Private Cloud và lưu trữ tại chỗ.

Open PaaS

Open PaaS là nền tảng hướng tới doanh nghiệp. Đây còn là mã nguồn mở, miễn phí và hấp dẫn trên tất cả các thiết bị. Open PaaS cung cấp các ứng dụng web hữu ích, bao gồm lịch, danh bạ và ứng dụng thư.

Ưu nhược điểm của PaaS

Paas mang đến rất nhiều lợi ích tuy nhiên nền tảng dịch vụ này cũng sở hữu những ưu điểm nổi bật và còn tồn tại một số hạn chế. Hãy cùng theo dõi tiếp để biết ưu, nhược điểm của PaaS là gì?

Ưu điểm

  • Tiết kiệm thời gian lập trình: Với PaaS các tài nguyên đều có sẵn và dược tự động hóa nên quá trình giải quyết sẽ diễn ra nhanh hơn là thuê người làm.
  • Tiết kiệm chi phí: PaaS giúp cắt giảm đáng kể các chi phí như hạ tầng, nhân sự,…
  • Xây dựng đa nền tảng: Tất cả các nền tảng PaaS đều được công cụ cấp phép lập trình đa phần mềm.
  • Dễ dàng thực hiện cùng lúc: Do các quy trình thực hiện đều là hình thức online nên có thể có nhiều người thành lập phần mềm, phân tích dữ liệu và quản lý cùng lúc.

Nhược điểm

  • Không có sự quản lý hay kiểm soát chuyên sâu đối với dữ liệu  do tài nguyên và các dữ liệu trên PaaS đều được nhà cung cấp quản lý. Do đó việc tự kiểm soát dữ liệu gặp không ít khó khăn thậm chí là có khả năng vị lội ra ngoài.
  • Gặp nhiều khó khăn, mất thời gian và công sức khi đổi nhà cung cấp
  • Chỉ đáp ứng phù hợp với bản cập nhật của nhà cung cấp.

Đối tượng phù hợp sử dụng PaaS

Với PaaS đối tượng phù hợp nhất để sử dụng gồm có:

  • Các Startup công nghệ muốn xây dựng hệ thống hoặc muốn sở hữu hệ thống scale nhanh chóng
  • Các doanh nghiệp phần mềm đang cần phát triển và mở rộng một cách nhanh chóng, dễ dàng

Trên đây Mona Media đã chia sẻ tất cả những thông tin cơ bản về PaaS là gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về nền tảng dịch vụ này.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona