Kinh Doanh Online

18 Tháng Ba, 2023

Rủi ro trong kinh doanh là gì? Cách khắc phục rủi ro hiệu quả

Khi đã xác định đầu tư trong kinh doanh, dù là phát triển với quy mô lớn hay nhỏ thì bạn cũng phải lường trước để chấp nhận những rủi ro trong kinh doanh mà mình có thể gặp phải. Bạn có thể dự tính trước được những rủi ro ấy hay không đều phụ thuộc vào quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh cũng như có khả năng nắm bắt tình hình thị trường để có thể chuẩn bị sẵn sàng những kế hoạch, phương án ứng phó nhanh chóng nhằm làm giảm thiểu hậu quả xuống mức thấp nhất.

Vậy rủi ro trong kinh doanh là gìcách khắc phục rủi ro như thế nào là hiệu quả? Để đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên, các bạn hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé !

Khái niệm rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh theo định nghĩa đúng mực chính là tổng mức thiệt hại về vốn đầu tư, tài chính, thị trường,…mà doanh nghiệp phải gánh chịu toàn bộ tổn thất trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy trên thị trường có rất nhiều loại rủi ro khác nhau dẫn đến hậu quả khác nhau nhưng đa phần các doanh nghiệp thường mắc phải các rủi ro về tài chính là chủ yếu và thực trạng về hoạt động kinh doanh hiện nay.

risk là gì

Vì lo sợ sẽ gặp phải rủi ro mà nhiều người e dè, không dám đứng ra điều hành kinh doanh riêng. Thế nhưng, trên thực tế lại chỉ ra rằng những doanh nhân thành công nhất trên thế giới đều xuất phát là những người “dám nghĩ, dám làm”, dám thử thách chính mình, không ngại đối đầu với khó khăn, chông gai và sẵn sàng lấy tinh thần để vượt qua nó một cách bản lĩnh, hoàn hảo.

Một số hình thức rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro về vốn

Thông thường rủi ro về vốn sẽ xuất hiện trong trường hợp khi bạn có vốn đầu tư vào cổ phiếu hoặc góp một phần vốn của mình để thành lập công ty. Nếu công ty đó đang có xu hướng phát triển tốt thì hiển nhiên, bạn sẽ thu về cho mình một khoản lợi nhuận đáng kể, ăn chia theo tỉ lệ mà bạn đã góp vốn ban đầu.

Nhưng ngược lại, nếu không may công ty sa đà có dấu hiệu thua lỗ thì số vốn của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ, hay thậm chí là bạn có thể mất luôn cả vốn lẫn lời. Và việc bạn cần quan tâm lúc này nhất chính là tìm cách làm sao để cắt đi khoản lỗ xuống mức thấp nhất có thể.

Rủi ro tiền lời

Rủi ro về tiền lời thường sẽ đi kèm với bonds – trái phiếu. Một khi tiền lời bị giảm thì các công ty phát hành trái phiếu sẽ mua lại hay nói cách khác là “call” các trái phiếu cũ có phân lời cao để phát hành ra các trái phiếu mới với phần lời thấp hơn.

Còn khi tiền lời tăng, giá công phiếu giảm, nếu lúc này người sở hữu trái phiếu bán ra thì giá sẽ thấp hơn là lúc mua mua. Để giảm thiểu rủi ro tiền lời xuống mức thấp thì người mua phải biết được trái phiếu đó có bị “call” hay không, cũng tương tự như rủi ro mất vốn, không nên chỉ mua một trái phiếu duy nhất của một người phát hành duy nhất.

Rủi ro thuế vụ

Thuế vụ tuy nhìn có vẻ không liên quan nhưng nó cũng là một trong những rủi ro trong kinh doanh. Đa số người đầu tư sẽ lợi dụng những kẽ hở trong luật thuế để sinh lời cho mình nhiều hơn. Có người còn mạnh dạn tuyên bố rằng, cách làm giàu nhanh nhất chính là trốn thuế. Hằng năm đều có sự thay đổi liên tục về luật thuế. Nếu chỉ biết lao vào đầu tư mà không tính toán đến rủi ro thế vụ là một sự thiếu sót vô cùng lớn có thể gây ra thiệt hại nặng nề.

Rủi ro do thị trường

Rủi ro thị trường có thể nói là rủi ro kinh doanh mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng thường xuyên gặp phải. Trong trường hợp thị trường khi bị “đóng băng”, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng sản phẩm cung cấp ra thị trường không có người mua, nhất là trong thị trường về bất động sản. Một miếng đất hay một ngôi nhà để bán được trong thời gian ổn định có khi phải mất đến cả tháng. Và khi thị trường chững lại thì những sản phẩm đó hoàn toàn bị động “nằm im tại chỗ”.

rủi ro thị trường

Rủi ro về chiến lược

Một loại rủi ro khác trong kinh doanh mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là rủi ro chiến lược. Muốn xây dựng một doanh nghiệp thành công thì cần phải có một chiến lược hoàn hảo. Tuy nhiên, vạn vật trên đời đều có thể xảy ra và một kế hoạch tưởng chừng hoàn hảo đôi khi lại trở nên nhàm chán vô cùng.

Tình trạng này gọi chung là rủi ro chiến lược. Có khá nhiều yếu tố tác động đến chiến lược của công ty như: nhu cầu của khách hàng, sự thay đổi tiến bộ của công nghệ, chi phí đầu tư cho trang thiết bị tăng giá,… Dù với bất kỳ lý do nào thì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến chiến lược. Do vậy, để đạt được mục tiêu, doanh nghiệp cần phải triển khai nhiều cách giải quyết hiệu quả để phòng khi có vấn đề xảy ra.

Rủi ro về xã hội và nguồn đầu tư nước ngoài

Nếu doanh nghiệp bạn có mối liên kết với đầu tư nước ngoài thì rất có thể gặp phải tình trạng rủi ro này trong kinh doanh. Đặc biệt là tại các nước đang phát triển thì rủi ro về kinh tế – xã hội có khả năng xảy ra rất cao vì giá trị tiền tệ của các quốc gia thường dao động lên xuống bất thường và không có sự cố định. Thế nên, khi lựa chọn đầu tư khoản này, dù doanh nghiệp có lãi đi chăng nữa thì vẫn khó tránh khỏi gặp phải các rủi ro.

Những yếu tố dẫn đến rủi ro trong kinh doanh

Dưới đây là một vài yếu tố điển hình thường gặp dẫn đến các rủi ro trong kinh doanh và làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp :

  • Biến động trong nhu cầu: Nếu nhu cầu về sản phẩm có sự ổn định thì nó sẽ giúp làm giảm nguy cơ hình thành  rủi ro trong kinh doanh cho công ty.
  • Biến động của doanh số: Một doanh nghiệp sở hữu các sản phẩm có đầu ra ổn định về mức giá cũng như doanh số thì sẽ ít chịu rủi ro hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có sự biến động mạnh về giá bán trên thị trường.
biến động doanh thu
  • Thời điểm phát triển sản phẩm và chi phí: Đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ và dược phẩm thì thường phải phụ thuộc vào tốc độ cải tiến chất lượng dòng sản phẩm một cách liên tục để phù hợp với nhu cầu thực tiễn và thị hiếu của khách hàng cũng như sự phát triển không ngừng trên thị trường. Nếu doanh nghiệp đó không chú trọng đến vấn đề này thì sản phẩm sẽ mau bị trở thành lỗi thời dẫn đến việc xảy ra rủi ro trong kinh doanh là điều nghiễm nhiên, thậm chí nó còn có thể khiến doanh nghiệp thất bại và phá sản.
  • Quy mô chi phí cố định: Công ty có thể sẽ gặp rủi ro cao nếu duy trì chi phí cố định cũng ở mức độ cao và tổng chi phí lại không có biến động giảm khi cần giảm. Vấn đề này còn gọi cách khác là đòn bẩy hoạt động.

Cách khắc phục rủi ro trong kinh doanh hiệu quả

Bước 1: Xác định bối cảnh hay môi trường kinh doanh

Trong bước này, doanh nghiệp cần xác định rõ về bối cảnh kinh tê mà mình đang hướng đến kinh doanh như thế nào, nêu ra được những ưu, nhược điểm trong môi trường kinh doanh đó. Từ đó có thể nhận diện được những rủi ro tiềm tàng đang ẩn nấp và phân tích các nguy cơ .

Bước 2 :Xác định rủi ro tiềm ẩn

Đây là bước mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua khi muốn xác định được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả không. Nhiệm vụ trọng tâm trong bước này là có thể xác định được những rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến kinh doanh để từ đó phân tích và đưa ra hướng xử lý phù hợp.

rủi ro trong kinh doanh là gì

Nếu như không thể xác định hết những rủi ro có nguy cơ gây thiệt hại thì khả năng cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc quản trị rủi ro cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, khi rủi ro bất ngờ và không thể lường trước được, để xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh gây ra những tổn thất cho doanh nghiệp.

Do vậy, để có thể xác định được những rủi ro đang ẩn náu một cách tốt nhất thì bạn cần phải hiểu rõ về tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, cách vận hành doanh nghiệp cũng như các dự án, chiến lược mà doanh nghiệp đang triển khai. Đối với mỗi môi trường, lĩnh vực khác nhau thì sẽ xảy ra những rủi ro khác nhau. Và vì thế, không thể áp dụng rủi ro cho các doanh nghiệp một cách đồng loạt.

Bước 3: Đánh giá rủi ro

Sau khi đã xác định được rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra gây thiệt hại cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ra sẽ đến bước tiếp theo đó là tiến hành đánh giá rủi ro. Các rủi ro đưa ra sẽ được phân tích, đánh giá dựa trên những tiêu chí sau: Khả năng rủi ro xảy ra có cao hay không? Trong quá trình hoạt động kinh doanh trước đây đã từng có rủi ro xảy ra hay chưa ? Nếu đã xảy ra thì mức độ thiệt hại là bao nhiêu? Thời điểm nào rủi ro có thể xảy ra và cuối cùng là nguyên nhân dẫn đến.

Vì những rủi ro là điều diễn ra trong tương lai, nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra nên đòi hỏi người quản trị rủi ro cần phải có một tầm “nhìn xa trông rộng” và biết đánh giá vẫn đề.

Bước 4: Xử lý rủi ro

xử lý rủi ro

Điều này cũng được xem như là kế hoạch để ứng phó với rủi ro . Trong bước này, sau khi bạn đã đánh giá các rủi ro của mình và xem xét về những rủi ro được xếp hạng cao nhất để đưa ra kế hoạch và phương án xử lý hoặc cần thiết thì sửa đổi các rủi ro này để đạt được mức rủi ro có thể chấp nhận được. Làm thế nào để bạn có thể giảm thiểu xác suất các rủi ro tiêu cực và tăng cường các cơ hội ? Bạn hãy tạo ra các chiến lược để giảm thiểu rủi ro, lên kế hoạch phòng ngừa sẵn và kế hoạch dự phòng ngay tại bước này.

Bước 5: Phân công trách nhiệm cho từng bộ phận

Mỗi rủi ro sẽ liên quan đến từng bộ phận quản lý nhất định do vậy họ có trách nhiệm với những vấn đề rủi ro mà doanh nghiệp đưa ra. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá những rủi ro để có thể theo dõi sát sao và điều chỉnh nó phù hợp theo kế hoạch.

Trên đây là những chia sẻ của Mona Media về rủi ro trong kinh doanh là gì và cách khắc phục rủi ro hiệu quả nhất. Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thể quản trị rủi ro trong kinh doanh một cách hợp lý và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ trên con đường kinh doanh.

Tham khảo:

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona