Hỏi đáp giáo dục 4.0
Tạo cuộc hẹn miễn phí với MONA để giải đáp và tư vấn mọi thắc mắc về giải pháp số hoá ngành giáo dục
Thời lượng cuộc hẹn
45 Phút
Ngày và giờ
Thứ 2, ngày 25 tháng 12, 2023
[9:30 - 10:15]

    Chọn ngày và giờ
    Khung giờ
    Quay lại
    Hãy cho MONA biết bạn là ai

    Đặt lịch hẹn Demo MIỄN PHÍ !

    Giáo dục

    21 Tháng Mười Một, 2022

    Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả hiện nay mà giáo viên cần biết

    Mona Creator

    1,4k
    360
    50

    Quản lý lớp học hiệu quả nhằm hỗ trợ những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm quản lý một tập thể, lớp học có thể kiểm soát tốt lớp học để tăng cường chất lượng giáo dục. Đặc biệt là có thể hỗ trợ học sinh phát triển các kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo. Dù là giáo viên đứng lớp lâu năm hay những người mới vào nghề, đều sẽ cần đến kỹ năng để tạo ra một môi trường học tập tích cực cho học sinh. Những kỹ năng này cần được tích lũy và nâng cấp lên theo thời gian để phù hợp với từng thế hệ học sinh khác nhau. Cùng MONA Media theo dõi những phương pháp quản lý lớp học hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay.

    Quản lý lớp học là gì?

    Quản lý lớp học là gì?

    Quản lý lớp học là quá trình tổ chức, theo dõi và đánh giá các hoạt động dạy học trong lớp học. Những hoạt động giảng dạy ở lớp học cần thực hiện bao gồm:

    • Xác định mục tiêu dạy học.
    • Chuẩn bị các tài liệu và xây dựng bài giảng dạy học.
    • Quản lý thời gian học tập.
    • Theo dõi quá trình học.
    • Đánh giá kết quả học tập của học sinh.

    Đồng thời quản lý các hành vi của cá nhân học sinh, quản lý tương tác giữa các học sinh với nhau, giữa giáo viên – học sinh/phụ huynh, và tương tác giữa phụ huynh – học sinh.

    Tại sao cần quản lý lớp học hiệu quả?

    Bạn đã hiểu được quản lý lớp học là gì? Quản lý lớp học hiệu quả sẽ mang đến một môi trường học tập chuyên nghiệp, có kỷ luật và tạo động lực học tập tốt hơn cho học sinh.

    Tại sao cần quản lý lớp học hiệu quả?

    Khi biết cách tổ chức lớp học hiệu quả thì người dạy lẫn người học đều nhận về những lợi ích cho việc dạy và học của mình. Cụ thể như:

    Đảm bảo chất lượng giáo dục

    Giáo viên chủ nhiệm chính là những người trực tiếp thực hiện công việc quản lý lớp học mà mình đang chịu trách nhiệm. Chỉ khi quản lý lớp học một cách chặt chẽ thì công việc giảng dạy mới trở nên dễ dàng hơn để từ đó có thể đảm bảo được chất lượng giáo dục.

    Và tất nhiên, một môi trường có chất lượng giáo dục tốt mới có thể giúp cho học sinh tiếp thu tốt, từ đó tạo ra một thế hệ chất lượng trong tương lai. 

    Tạo ra môi trường học tập hiệu quả

    Trong môi trường học tập không thể tránh khỏi những tình huống như học sinh làm việc riêng, nói chuyện trong lớp, thậm chí còn có những học sinh cá biệt. Khi đó, nếu không có những phương pháp quản lý giáo dục hiệu quả thì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới môi trường giáo dục.

    Ngược lại, nếu như lớp học được quản lý tốt và các học sinh nghiêm túc thực hiện nội quy thì chắc chắn môi trường giáo dục sẽ được cải thiện rất nhiều. Một môi trường tốt sẽ giúp cho việc học tập của học sinh và công tác giảng dạy của giáo viên có thể đạt được hiệu quả tối đa và kiến tạo nên những giá trị tốt đẹp.

    Giúp cho học sinh phát triển kỹ năng mềm

    Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả được giáo viên xây dựng một cách chuyên nghiệp, khoa học và thường sẽ mang đến các nội quy học tập tích cực. Học sinh sẽ biết cách xây dựng các mối quan hệ tốt, biết tiếp cận với kiến thức và phát triển tư duy, thế giới quan.

    Khi đã có động lực rõ ràng thì học sinh sẽ tiếp cận thông tin nhanh và dễ dàng tiếp thu những kỹ năng mềm trong quá trình được giáo viên truyền đạt.

    Đặc biệt là khi giáo viên giao nhiệm vụ cho lớp trưởng, lớp phó thì các đối tượng này sẽ tôn trọng bạn bè, giao tiếp tốt với mọi người và luôn giữ vững thành tích cũng như hiểu rõ vai trò của mình.

    Chính cách phát triển kỹ năng mềm thông qua việc thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp bằng cách quản lý học sinh hiệu quả này đã giúp mọi cấp học, mọi vai trò và vị trí trong lớp học đều được phát triển toàn diện.

    Yếu tố đánh giá việc quản lý lớp học hiệu quả

    Yếu tố đánh giá việc quản lý lớp học hiệu quả

    Để có thể quản lý một lớp học đạt hiệu quả cao, mang đến nguồn năng lượng tích cực để gia tăng động lực học tập sẽ cần đến các yếu tố như:

    • Đầu tiên là số lượng học sinh thực hiện việc đi học và hoàn thành bài đầy đủ cao. Điều này sẽ thể hiện rằng giáo viên đang có chất lượng giảng dạy tốt và truyền động lực khiến cho học sinh không muốn bỏ lỡ buổi học. Về lâu dài, điều này sẽ hình thành thói quen tự giác cho học sinh, giúp cho việc học tập trở nên liền mạch hơn, học sinh cũng chủ động và nghiêm túc hơn trong việc học. 
    • Tiếp đến là sự cải thiện về kết quả học tập qua các bài kiểm tra. Mục tiêu chính của giáo dục là mang lại giá trị về mặt kiến thức cho học sinh. Sự tiến bộ về kết quả học tập của học sinh sẽ trả lời cho câu hỏi lớp học đó có đang được quản lý tốt hay không, việc tiếp thu kiến thức của học sinh có hiệu quả hay không.
    • Cuối cùng là mức độ tương tác của học sinh trong các hoạt động trên lớp như xung phong xây dựng bài, tham gia trò chơi. Khi một lớp học có sự quản lý tốt sẽ thúc đẩy hứng thú học tập của học sinh, họ sẽ muốn tham gia nhiều hơn thay vì chỉ ngồi một chỗ nghe giảng, từ đó học sinh cũng sẽ chủ động trao đổi và học hỏi lẫn nhau. 

    Quy trình quản lý lớp học hiệu quả

    Cách tổ chức lớp học hiệu quả cần thực hiện theo quy trình 6 bước được liệt kê dưới đây:

    Xác định mục tiêu giảng dạy

    Định hướng được mục tiêu giảng dạy một cách rõ ràng. Khi đã có mục tiêu thì giáo viên có thể vạch ra lộ trình cụ thể để lấy chúng làm cốt lõi, giá trị nội dung trung tâm và triển khai các phương pháp dạy học tích cực phù hợp, giúp đạt hiệu quả tốt nhất.

    Thiết kế bài giảng, tìm thông tin giảng dạy chuyên nghiệp

    Thiết kế bài giảng elearning

    Hãy chuẩn bị tài liệu dạy, thiết kế bài giảng Elearning bằng việc ứng dụng các công nghệ thông tin, phần mềm hỗ trợ giảng dạy chuyên nghiệp. Bởi các bài giảng, tài liệu tham khảo được chuẩn bị chuyên nghiệp sẽ luôn thu hút được học sinh và mang đến lượng kiến thức nồng cốt, thú vị, giúp học sinh tiếp thu nhanh hơn.

    ->  Đọc thêm các bài viết để bài giảng thiết kế thu hút nhiều học viên:

    Quản lý tốt thời gian dạy học, tương tác với học sinh

    Quản lý thời gian và không gian học tập rõ ràng, có tính kỷ luật cao. Giáo viên cần chia thời gian rõ ràng cho các nội dung bài học, thời gian để truyền tải kiến thức và tương tác với học sinh.

    Điều này sẽ giúp bài học kết thúc đúng thời gian và đảm bảo truyền tải hết lượng kiến thức đã được chuẩn bị kỹ càng trong bài giảng được giáo viên thiết kế trước đó.

    Khen thưởng rõ ràng để tăng tinh thần học tập

    Khen thưởng cho học sinh rõ ràng

    Trong quá trình học cần phải tạo được môi trường học tập tích cực. Có thể khơi gợi cảm hứng học tập thông qua các câu chuyện, hình ảnh, video và thông qua tinh thần dạy học của giáo viên. Đặc biệt, giáo viên có thể khen và thưởng trong quá trình học sinh hoạt động tích cực hoặc những học sinh có sai phạm.

    Hiểu rõ về học sinh, tạo kết nối thông qua phương pháp giảng dạy tích cực

    Tạo sự tương tác giữa giáo viên và học sinh thông qua nhiều câu hỏi để tạo kết nối, động lực học tập là vô cùng cần thiết. Điều này cũng đòi hỏi học sinh sẽ phải tập trung cao độ để không bị ngắt quãng kiến thức.

    Để thu được hiệu quả về tương tác, giáo viên cần nghiên cứu môi trường học tập, tính cách của học sinh để tạo nên các bài giảng phù hợp. Đồng thời cần thay đổi bài giảng đa dạng để mang đến sự thú vị, gây hứng thú cho các em với việc học.

    Theo dõi, đánh giá và báo kết quả đến học sinh và phụ huynh

    Giáo viên cần theo dõi và đánh giá kết quả học tập thường xuyên để tạo động lực cho học sinh tiến bộ và giúp các em học sinh yếu kém sẽ nỗ lực học tập hơn.

    Đồng thời, giáo viên phụ trách cũng cần tương tác với các phụ huynh để phối hợp dạy học từ trường về nhà hiệu quả và có một phương pháp quản lý khóa học tốt nhất.

    Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả mà giáo viên cần biết

    Dưới đây là những cách tổ chức và quản lý lớp học hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để áp dụng để đạt kết quả tốt nhất.

    Xây dựng nội quy lớp học

    Xây dựng nội quy lớp học

    Bất kỳ một tập thể nào cùng cần phải xây dựng những quy định và kỷ luật riêng. Và các nội quy này cần phải được thiết lập dựa trên chuẩn mực đạo đức, hành vi và kỳ vọng của tất cả mọi người.

    Những nội quy này cần phải được thiết lập ngay từ đầu và áp dụng càng sớm càng tốt. Đặc biệt là trong phạm vi lớp học, bảng nội quy cần phải rõ ràng, rành mạch và được thông báo kỹ càng cho tất cả thành viên trong lớp. 

    Công bằng giữa các học sinh

    Đây chính là yếu tố tạo cho học sinh cảm giác mình được tôn trọng, đồng thời tạo ra bầu không khí hòa bình cho lớp học.

    Bất kể học sinh nào cũng muốn mình được thấy cô yêu quý nhưng bên cạnh đó, thầy cô cũng cần phải khéo léo trong việc thể hiện tình cảm với từng học sinh. Điều này sẽ tránh cho các học sinh không ganh tị nhau và không để học sinh nào cảm thấy tổn thương. 

    Lắng nghe và thấu hiểu học sinh của mình

    Lắng nghe và thấu hiểu là hai yếu tố có thể duy trì trật tự trong lớp học. Bởi mỗi học sinh là một tính cách riêng nên sẽ cần có cách tiếp cận khác nhau. Khi có thể hiểu được suy nghĩ của từng cá nhân, giáo viên có thể gần gũi với học sinh hơn.

    Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần phải lắng nghe những quan điểm ý kiến của học sinh trước khi phân xử bất kỳ một vấn đề nào, để học sinh của mình không cảm thấy khó chịu khi chẳng ai chịu lắng nghe suy nghĩ của họ. 

    Luôn giữ thái độ bình tĩnh

    Đây là một trong những trạng thái dạy học rất khó có thể kiểm soát khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Mỗi học sinh sẽ có những tính cách khác nhau và những tình huống mà học sinh gây ra khiến giáo viên mất bình tĩnh cũng hoàn toàn khác nhau.

    Luôn giữ thái độ bình tĩnh khi quản lý lớp học

    Vì thế, đầu tiên là giáo viên cần kiểm soát cảm xúc, bình tĩnh để ứng phó với mọi “chiêu trò” quậy phá của học sinh.

    Ông bà ta có câu “giận quá mất khôn”, khi giận thì bất cứ ai cũng có thể đánh mất bản thân mình và hành động hồ đồ. Đặc biệt đối với nghề nhà giáo thì mất bình tĩnh là điều tối kỵ. Do đó, giáo viên cần phải “kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn…” thì việc tổ chức lớp học tích cực mới có cơ hội thành công.

    Khuyến khích học viên tham gia vào các hoạt động của lớp học

    Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả là khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt đọng trong lớp. Sự thụ động khi tham gia các hoạt động là vấn đề của một số học sinh mà bất kỳ lớp học nào cũng có. Nhưng điều quan trọng là cần phải thiết lập một trải nghiệm học tập hấp dẫn và khuyến khích học sinh tham gia.

    Bên cạnh đó cũng cần phải dành thời gian để tìm hiểu điểm mạnh, sở thích của học sinh để có thể xây dựng kế hoạch cụ thể cho nhu cầu của họ và tạo ra một vài cơ hội tương tác ngay trên lớp. 

    Thay đổi phương pháp dạy học thường xuyên

    Thường xuyên thay đổi cách dạy học cũng là một trong những phương pháp lớp học hiệu quả. Sự nhàm chán trong cách giảng dạy có thể sẽ khiến học sinh mất đi nhiệt huyết học tập, tạo nên các hành vi như không chịu ghi chép bài, không nghe giảng, không tiếp thu kiến thức,…

    Vì thế giáo viên cần phải áp dụng nhiều cách dạy học khác nhau để lôi cuốn học sinh hơn. 

    -> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

    Khen thưởng cho học sinh chăm chỉ

    Khen thưởng cho học sinh chăm chỉ

    Phương pháp quản lý giáo dục tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến là khen thưởng cho những học sinh chăm chỉ trong học tập là cách để khích lệ tinh thần của các em. Khi học sinh được khen thưởng sẽ luôn cảm thấy tự hào vì nỗ lực của mình đã đạt được và có động lực để tiếp tục việc học hành chăm chỉ hơn.

    Những lợi ích đạt được khi những học sinh chăm chỉ được công chận thành tích và khen thưởng đó là:

    • Một học sinh khi được khen thưởng cho sự chăm chỉ của mình sẽ tự tin hơn vào bản thân.
    • Khen thưởng còn giúp cho các học sinh khác trong lớp muốn nỗ lực để được như bạn của mình.
    • Đôi lúc chỉ là lời khen, đôi lúc chỉ là một vài món quà mang giá trị về tinh thần cũng đủ để lớp học sôi động hơn, nguồn năng lượng tích cực sẽ được lan tỏa.
    • Kết nối giữa giáo viên – học sinh, giữa bạn bè cùng lớp cũng được bền chặt hơn để cùng nhau học tập tiến bộ.

    Đưa ra các hình phạt đối với học sinh mắc lỗi

    Song song với việc khen thưởng cho những học sinh có thái độ học tập tích cực thì cũng phải tìm được các hình phạt phù hợp với những học sinh mắc lỗi.

    Tuy nhiên, các thầy cô không nên bình tĩnh mà quát, mắng, đánh lũ trẻ. Những hình phạt này sẽ gây tổn thương lên tâm lý của con trẻ, khiến chúng trở nên lỳ và khó dạy bảo hơn. Vì thế, khi đưa ra các hình phạt cho những học sinh mắc lỗi cần đảm bảo:

    • Giáo viên nên nghiên cứu các hình phạt phù hợp, mang tính nhân văn và có quy định rõ ràng. Khi học sinh ý thức được sai trái, thực hiện nghiêm túc các hình phạt thì chúng sẽ hiểu biết, ngoan ngoãn và trưởng thành hơn.
    • Và sau mỗi lần bị phạt khi mắc lỗi và phấn đấu tích cực để chăm chỉ học tập. Giáo viên cần khen thưởng, khích lệ tinh thần những học sinh này để giúp các em trưởng thành hơn, có động thái học tập ngày càng tích cực.

    Xây dựng mối quan hệ với phụ huynh học sinh

    Xây dựng mối quan hệ với phụ huynh học sinh

    Chỉ theo dõi việc học trên lớp của học sinh là chưa đủ. Giáo viên cần phải phối hợp với phụ huynh để có thể trao đổi việc học tập của con trẻ.

    • Có sự phối hợp giữa giáo viên – phụ huynh sẽ có thể giúp trẻ theo sát việc học ở lớp và việc hoàn thiện các nội dung học tập tại nhà.
    • Đồng thời phụ huynh khi biết được năng lực học tập của con sẽ có trách nhiệm hơn trong việc phối hợp với giáo viên, nhà trường để tạo điều kiện cũng như động lực tốt nhất cho con trong quá trình học tập.

    Hơn nữa, phụ huynh sẽ có trách nhiệm hơn mà không giao phó toàn bộ trách nhiệm của việc học lên cho giáo viên. Học sinh khi được cha mẹ quan tâm cũng mang đến cảm giác an toàn, tự hào về tình yêu thương của cha mẹ mà nỗ lực lên từng ngày.

    Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý lớp học

    Phương pháp quản lý lớp học trở nên hiệu quả chính là sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm công nghệ hỗ trợ các nhà trường và giáo viên thực hiện công việc quản lý này.

    Những phần mềm quản lý lớp học này sẽ cung cấp các tính năng hỗ trợ tối đa việc quản lý học sinh và mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. 

    Một trong những công cụ quản lý lớp học được đánh giá cao hiện nay là phần mềm quản lý lớp học MONA Educenter. Được nghiên cứu và lập trình bởi đội ngũ chuyên viên và tâm huyết trong suốt 8 năm, MONA EduCenter đã được “ra đời” với mục tiêu giải quyết triệt để những vấn đề mà mọi trung tâm, đơn vị giáo dục đang phải đối mặt hiện nay như:

    • Nhu cầu về một phần mềm có thể xây dựng một lộ trình học tập hiệu quả và khoa học cho học viên.
    • Vấn đề về quản lý, sắp xếp và điều chỉnh lịch trình giảng dạy phù hợp cho các giảng viên.
    • Yêu cầu về thõi dõi, thống kê về những học viên xuất sắc, các bài thi có điểm số cao để có các kế hoạch khen thưởng hợp lý.
    • Vấn đề về theo dõi sát sao về tình hình, lộ trình học tập của học viên và thông báo với phụ huynh học sinh kịp thời.

    Chỉ với một phần mềm quản lý lớp học MONA EduCenter, bạn sẽ xóa bỏ hoàn toàn được những vấn đề kể trên. Hiệu quả này đến từ bộ tính năng ưu việt mà phần mềm MONA EduCenter đang sở hữu.

    Về chi tiết, những tính năng nổi trội của hệ thống quản lý lớp học này được kể đến như:

    • Phần mềm không chỉ quản lý tốt các nghiệp vụ mang quy mô lớn của trường học, các trung tâm dạy học mà còn hỗ trợ mỗi cá nhân dạy học với các ứng dụng dạy học trực tuyến, quản lý lớp học và cá nhân học sinh chuyên nghiệp.
    • MONA EduCenter đã được cấu hình sẵn tính năng, có thể giúp giáo viên quản lý dễ dàng mọi tác vụ trong quá trình dạy và học. Từ bài giảng, đánh giá kết quả học tập, lên lịch học đều chuyên nghiệp.
    • Hệ thống này có thể quản lý ONLINE và OFFLINE, hỗ trợ nghiệp vụ ngành giáo dục, các nhà quản lý giáo dục cấp cao cho đến các cá nhân dạy học trên cả Website, Web App, App di động nên phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành giáo dục, đáp ứng tốt các nhu cầu dạy học của thời đại công nghệ số.

    Hiện nay có hơn 300 trung tâm, cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm MONA EduCenter giúp tăng hiệu quả hoạt động quản lý lớp học, các trung tâm đào tạo. Bạn cũng có thể đạt được những hiệu quả tối ưu này và tự mình kiểm nghiệm qua bản dùng thử hoàn toàn miễn phí dưới đây nhé!

    Tìm hiểu toàn bộ tính năng vượt trội của MONA EduCenter ở link:

    /mona.media/phan-mem-quan-ly-trung-tam-ngoai-ngu/

    LIÊN HỆ NGAY với MONA Media qua Hotline 1900 636 648 để được tư vấn nhé!

    Phần mềm quản lý trung tâm đào tạo MONA EduCenter

    Cách xử lý học sinh sai phạm trong lớp học

    Cách quản lý lớp học hiệu quả là các giáo viên cần đưa ra những cách để xử lý học sinh sai phạm trong lớp học. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây.

    Giải quyết các vấn đề ngay lập tức

    Khi bắt gặp học sinh sai phạm trong lớp, thay vì đợi cho họ thực hiện xong thì mới lên tiếng nhắc nhở thì hãy giải quyết vấn đề ngay lập tức. Cho dù đó chỉ là một hành vi mất tập trung đơn giản đi nữa cũng cần có sự nhắc nhở hoặc có những biện pháp kỷ luật thích đáng. 

    Nói chuyện riêng với học sinh

    Nói chuyện riêng với các học sinh mắc sai phạm

    Đừng bao giờ gọi tên bất kỳ học sinh nào có hành vi sai trái trước cả lớp mà hãy nhắc nhở, sửa chữa thậm chí là kỷ luật thông qua một cuộc nói chuyện riêng với học sinh.

    Bên cạnh đó, hãy đảm bảo trong cuộc nói chuyện đó sử dụng một giọng trang trọng nhưng tích cực để không gây áp lực, sợ hãi cho học sinh. Nếu như hành vi sai trái của học sinh vượt ra khỏi khả năng sửa chữa thì hãy thông báo với phụ huynh để cùng tìm hướng xử lý phù hợp. 

    Đưa ra hình mẫu noi theo

    Cuối cùng giáo viên hãy trở thành tâm gương mẫu mực cho các học sinh noi theo. Bởi khi học sinh thấy được tính chuyên nghiệp, sự tôn trọng dành cho người khách là thái độ tích cực của thầy (cô) của mình, chúng sẽ noi gương tạo ra bầu môi trường học tập tốt hơn.

    Câu hỏi thường gặp

    Những vấn đề về quản lý lớp học hiệu quả

    1- Quản lý lớp học hiệu quả là gì?

    Quản lý hợp học hiệu quả là quy trình thực hiện một hoạt động giảng dạy chuyên nghiệp để tăng hiệu quả giảng dạy và học tập. Quy trình này sẽ được đảm bảo rõ ràng từ mục tiêu giảng dạy, kiến thức nồng cốt cần cung cấp cho học sinh cho đến việc thiết kế bài giảng, thay đổi phương pháp giảng dạy đẻ tương tác tốt hơn giữa thầy và trò. Đặc biệt là có thể liên kết đến phụ huynh cũng như đưa ra các cách thưởng phạt rõ ràng để học sinh ý thức học tập, có động lực phấn đấu để tiến bộ mỗi ngày.

    2- Khi nào cần quản lý lớp học?

    Phương pháp quản lý lớp học nên được thực hiện ở mọi cấp học của mọi lĩnh vực liên quan đến dạy học. Nhà trường, các tổ chức giáo dục, trung tâm dạy học cho đến các cá nhân dạy học đều nên tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực này.

    3- Làm thế nào để quản lý lớp tốt khi học online?

    Để quản lý lớp học online một cách tích cực, đạt hiệu quả cao trong học tập, luôn mang đến hứng khởi để học sinh không rời khỏi bài giảng nên thực hiện theo các kinh nghiệm bên dưới:

    • Thiết kế bài giảng chuyên nghiệp, tích hợp thêm công nghệ thông tin thông qua các phần mềm, ứng dụng dạy học. Kết hợp thêm các mini game, video, hình ảnh hấp dẫn để thu hút người học.
    • Có thưởng phạt phân minh, văn hóa để tạo động lực mặc dù là học online.
    • Sử dụng thêm các phần mềm quản lý lớp học như MONA EduCenter để dễ dàng quản lý việc học tập. Từ lên lịch học, theo dõi học sinh cho đến đánh giá kết quả, liên hệ với phụ huynh, cung cấp tài liệu học tập cho học sinh đều có thể thông qua ứng dụng này.

    4- Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý lớp học là gì?

    Sử dụng phần mềm quản lý lớp học như MONA Educenter hoặc một số ứng dụng khác sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:

    • Nhà trường có thể quản lý tốt thông tin của học sinh, giáo viên và cả nhân viên hành chính một cách dễ dàng. Các thông tin về sắp xếp thời gian học, học phí, lịch học, nhân sự… cán bộ cấp cao đều có thể kiểm soát một cách chuyên nghiệp.
    • Giáo viên sẽ dễ dàng cung cấp đến học sinh các thông tin về buổi học, tài liệu học lẫn theo dõi và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên cũng có thể liên hệ đến phụ huynh thông qua ứng dụng dạy học này để phụ huynh có thể nắm rõ việc học của học sinh.
    • Phụ huynh có thể truy cập vào hệ thống để theo sát kết quả học tập và lịch trình  học tập của con mình. Liên hệ với giáo viên và phụ huynh sẽ linh hoạt và nhanh chóng hơn.
    • Học sinh cũng có thể dễ dàng truy cập thông tin để tìm kiếm lịch học, tài liệu học tập và tiếp cận sớm với công nghệ hơn.

    Bài viết trên đây, MONA Media đã giúp bạn hiểu rõ quản lý lớp học là gì và chia sẻ đến bạn những phương pháp quản lý lớp học hiệu quả hiện nay mà giáo viên cần biết. Hy vọng những cách này sẽ giúp các bạn đạt được hiệu quả tốt trong việc quản lý lớp học của mình. Và không chỉ có giáo viên mà ngay cả các bạn đang giữ vai trò là cán bộ lớp cũng có thể áp dụng để lớp học trở nên tốt hơn. 

    Dịch vụ thiết kế
    website chuyên nghiệp

    Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
    mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

    Liên hệ Mona