Hỏi đáp giáo dục 4.0
Tạo cuộc hẹn miễn phí với MONA để giải đáp và tư vấn mọi thắc mắc về giải pháp số hoá ngành giáo dục
Thời lượng cuộc hẹn
45 Phút
Ngày và giờ
Thứ 2, ngày 25 tháng 12, 2023
[9:30 - 10:15]

    Chọn ngày và giờ
    Khung giờ
    Quay lại
    Hãy cho MONA biết bạn là ai

    Đặt lịch hẹn Demo MIỄN PHÍ !

    Giáo dục

    10 Tháng Mười Một, 2022

    Top 10 Phương Pháp Dạy Học Tích Cực thành công nhất hiện nay

    Mona Creator

    1,4k
    360
    50

    Thuật ngữ dạy học tích cực là nói về việc áp dụng những phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, sự sáng tạo của người học. Do đó, các phương pháp dạy học tích cực ra đời giúp loại bỏ tình trạng thầy đọc – trò viết, đồng thời người học cũng dễ nắm bắt kiến thức nhanh. Nội dung bài viết dưới đây, MONA Media sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm phương pháp dạy học tích cực là gì? Đồng thời gợi ý cho bạn top 10 cách dạy học tích cực thành công nhất hiện nay.

    Phương pháp dạy học tích cực là gì?

    Phương pháp dạy học tích cực là gì?

    Phương pháp dạy học tích cực là tập hợp các kỹ thuật trong giảng dạy nhằm khuyến khích tư duy tích cực, sự sáng tạo và gia tăng tinh thần học tập của học sinh. Các hoạt động này nhằm tạo ra một môi trường học tập thân thiện, hợp tác và khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh.

    Các hoạt động của kỹ thuật dạy học tích cực này bao gồm: đặt mục tiêu, thể hiện sự quan tâm, khen ngợi, động viên, phản hồi, giải quyết xung đột, thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy phản biện của học sinh.

    Theo đó, giáo viên sẽ là người gợi ý vấn đề, là người hướng dẫn cho các em học sinh. Do đó, đòi hỏi giáo viên cần phải có tinh thần nhiệt huyết, bản lĩnh và có kiến thức chuyên môn để hoạt động giảng dạy đạt kết quả tốt nhất.

    -> Tham khảo thêm:

    Top 10 phương pháp giảng dạy tích cực thành công nhất hiện nay

    Việc áp dụng các cách dạy học tích cực không chỉ giúp học sinh có được kiến thức mà còn phát triển kỹ năng, thái độ và nhận thức cá nhân. Sau đây là một số phương pháp dạy học tích cực mà các giáo viên có thể tham khảo để làm cho tiết học trở nên hấp dẫn hơn.

    Phương pháp vấn đáp

    phương pháp dạy học vấn đáp

    Phương pháp vấn đáp là một kỹ thuật dạy học tích cực, giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy, tự học và giao tiếp. Thay vì chỉ truyền đạt kiến thức một chiều, giáo viên sẽ sử dụng các câu hỏi để khơi gợi sự tò mò, thúc đẩy sự tham gia và khuyến khích học sinh tự tìm hiểu.

    Với phương pháp dạy học vấn đáp này mang lại các ưu điểm như:

    • Học sinh phát triển kỹ năng tư duy, tự học và giao tiếp.
    • Giáo viên đánh giá được mức độ hiểu biết và nắm bắt kiến thức của học viên.
    • Tạo ra một môi trường lớp học thân thiện và năng động.

    Cách dạy học tích cực – đặt và giải quyết vấn đề

    Đặt và giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp giảng dạy tích cực hiệu quả để tăng cường năng lực tư duy, sáng tạo và hợp tác của học sinh. Giáo viên sẽ đưa ra các vấn đề thực tế liên quan đến chủ đề bài học, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và tìm ra các giải pháp có thể. Đồng thời, khuyến khích học sinh trình bày kết quả của nhóm mình và nhận xét, đánh giá các giải pháp của các nhóm khác. 

    Một số ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực – đặt và giải quyết vấn đề đó là:

    • Học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức.
    • Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
    • Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề.
    • Phát triển kỹ năng quản lý thời gian.

    Phương pháp hoạt động nhóm

    Cách dạy học này sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc nhóm và tư duy phản biện. Để triển khai phương pháp này, giáo viên sẽ chia lớp học ra thành các nhóm nhỏ và giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ cụ thể. Lúc này, giáo viên sẽ dễ dàng đánh giá kết quả dựa trên sự đóng góp cùng từng cá nhân và nhóm.

    Phương pháp hoạt động nhóm

    Ưu điểm của cách dạy học tích cực theo nhóm đó là:

    • Phát triển khả năng giao tiếp, tăng sự tự tin cho học sinh.
    • Nâng cao quá trình học tập mang tính chất tập thể.
    • Mang lại nhiều kết quả cao và đánh giá được năng lực của từng học sinh.

    Phương pháp dạy học theo dự án

    Đây là một mô hình giảng dạy tập trung vào việc học viên tham gia vào các dự án thực tế, thường là những nhiệm vụ lớn và toàn diện để phát triển kỹ năng và kiến thức.

    Phương pháp giảng dạy tích cực theo dự án này mang lại nhiều ưu điểm, bao gồm:

    • Phát triển tư duy phản biện, sáng tạo.
    • Hoàn thiện kỹ năng trình bày.
    • Thúc đẩy học hỏi từ nhóm học tập.
    • Tự chủ trong việc học tập, khám phá và giải quyết các vấn đề thực tiễn.

    Cách giảng dạy – đóng vai

    Phương pháp giảng dạy đóng vai

    Đóng vai là hoạt động mà học sinh được đảm nhận với vai trò của một nhân vật hay một tình huống nào đó. Theo đó, phương pháp dạy học tích cực này có thể được áp dụng trong nhiều môn học khác nhau, bởi nhiều ưu điểm mà nó mang lại như sau:

    • Tạo ra năng lượng tích cực trong lớp học.
    • Giúp học viên dễ dàng hình dung hơn về nội dung bài học.
    • Phát triển kỹ năng giao tiếp.
    • Duy trì sự tập trung trong quá trình học.

    Và để tổ chức hoạt động đóng vai hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng các bước sau: 

    • Xác định mục tiêu bài học.
    • Lựa chọn chủ đề và kịch bản phù hợp.
    • Phân công vai trò cho học sinh.
    • Hướng dẫn và theo dõi quá trình đóng vai của học sinh.
    • Tổ chức thảo luận và nhận xét sau khi đóng vai.

    Phương pháp khám phá – WEBQUEST

    WEBQUEST là một hình thức học tập dựa trên nghiên cứu và khám phá, trong đó học sinh sử dụng các công cụ CNTT để tìm kiếm và tự học các bài học liên quan đến một chủ đề nhất định. Giáo viên sẽ cung cấp các trang web có chất lượng và uy tín để học sinh có thể tham khảo và giải quyết các vấn đề được đặt ra.

    Theo đó, phương pháp dạy và học tích cực này sẽ mang lại nhiều ưu điểm như:

    • Học viên có thể tiếp cận được lượng lớn thông tin và tài nguyên trực tuyến.
    • Thúc đẩy khả năng tìm kiếm thông tin, chọn lọc và phân tích.
    • Phát triển kỹ năng tự học, quản lý thời gian hiệu quả.
    • Tăng cường kết nối giữa giáo viên và học viên.

    Quy trình dạy học theo phương pháp Webquest gồm 4 bước:

    • Nhiệm vụ được giao qua Webquest.
    • Thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn trên trang.
    • Học sinh nộp bản báo cáo kết quả cuối cùng.
    • Giáo viên tổng kết, hệ thống và làm rõ các điểm chính của bài học.

    Phương pháp giảng dạy thuyết trình

    Đây là một cách tiếp cận hiệu quả để nâng cao kỹ năng thuyết trình của học sinh. Phương pháp dạy học tích cực này bao gồm 3 bước chính: Chuẩn bị – Thực hiện – Đánh giá. Cụ thể:

    • Giáo viên cung cấp cho học sinh các tài liệu, hướng dẫn và mục tiêu của bài thuyết trình. 
    • Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu, sắp xếp và trình bày thông tin một cách sáng tạo. 
    • Trong quá trình thực hiện, học sinh sẽ thuyết trình trước lớp.
    • Giáo viên và các bạn học sinh khác quan sát và ghi nhận những điểm mạnh và yếu. 
    • Cùng nhau phản hồi, nhận xét và đưa ra các gợi ý cải thiện cho bài thuyết trình.

    Một số ưu điểm của phương pháp dạy học thuyết trình này đó là:

    • Thông tin bài giảng được truyền tải một cách rõ ràng và có tổ chức.
    • Học sinh hiểu và nhớ thông tin một cách tốt hơn.
    • Tăng cường sự tập trung.
    • Phát triển kỹ năng giao tiếp và tự tin khi nói trước đám đông.

    Phương pháp dạy theo góc

    Đây là một phương pháp giảng dạy hiện đại mà giáo viên sẽ tập trung vào việc hỗ trợ học sinh phát triển kỹ năng tự quản lý và tự học thông qua các hoạt động thực hành và tìm kiếm kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.

    Phương pháp dạy theo góc

    Phương pháp dạy học tích cực theo góc này giúp học sinh có thể chọn cách học phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ: thực hành, khám phá, sáng tạo, đọc hiểu, áp dụng và trải nghiệm.

    Ví dụ như, khi giảng dạy về các chủ đề liên quan đến môi trường hay giao thông, giáo viên có thể bố trí các góc học bằng cách sử dụng các phương tiện như: Bút viết, tranh vẽ, sách báo, video, nhóm thảo luận…

    Dưới đây là một số ưu điểm của phương pháp này:

    • Khuyến khích học viên chủ động trong việc học hỏi.
    • Phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian.
    • Tăng cường sự tương tác và hỗ trợ từ đồng đội.
    • Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề.

    Phương pháp trò chơi

    Đây là một phương pháp giảng dạy sử dụng các hoạt động giáo dục có tính chất giải trí. Nó được thiết kế theo hình thức của các trò chơi, có mục tiêu, luật lệ và phần thưởng rõ ràng để thu hút sự tham gia của học sinh vào quá trình học tập.

    Những ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực hình thức trò chơi là:

    • Tăng cường sự tập trung trong quá trình học của học viên.
    • Tạo ra cơ hội để phát triển kỹ năng xã hội như làm việc nhóm, giao tiếp và giải quyết xung đột.
    • Phát triển kỹ năng tự chủ và tự quản lý.
    • Tạo ra môi trường học tập tích cực, giúp học viên hứng thú và nâng cao tinh thần học tập.

    Và khi tổ chức trò chơi thì các giáo viên cần phải chú ý các yếu tố sau: 

    • Tổ chức và thực hiện một cách đơn giản.
    • Phù hợp với nội dung bài học và với đặc trưng và khả năng của từng học sinh. 
    • Sau mỗi hoạt động, giáo viên cần cho các em thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.

    Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

    Cách dạy học tích cực này cũng được nhiều người ưa chuộng, trong đó giáo viên sử dụng các trường hợp thực tế để giúp sinh viên tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề và hiểu rõ về các vấn đề thực tiễn.

    Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình mang lại nhiều lợi ích như:  

    • Phát triển kỹ năng phân tích.
    • Tăng cường khả năng tự học, tự quản, tự tin.
    • Phát triển kỹ năng ngôn ngữ, tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề.
    • Mở rộng kiến thức thực tiễn.

    Các kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả nhất

    Một phương pháp dạy học tích cực phù hợp sẽ thúc đẩy tư duy, khả năng sáng tạo và nâng cao kỹ năng người học. Nhưng cùng với đó người dạy cũng cần có chuyên môn sâu và có kỹ thuật dạy học tốt. Dưới đây là 4 kỹ thuật giảng dạy tích cực hiệu quả nhất được các giáo viên quốc tế áp dụng:

    Kỹ thuật dạy học tích cực – Sơ đồ tư duy

    Kỹ thuật dạy học tích cực - sơ đồ Mind map

    Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một công cụ hỗ trợ phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh tổ chức và liên kết các kiến thức một cách trực quan và logic.

    Kỹ thuật dạy học – sơ đồ Mindmap này có thể được sử dụng trong nhiều hoạt động dạy học khác nhau:

    • Lên kế hoạch và phác sơ qua kế hoạch và thông tin nền.
    • Thảo luận, hợp tác với các bạn học khác.
    • Tổng kết và đánh giá với các sơ đồ hoàn thiện.

    Cụ thể ưu và nhược điểm của phương pháp sơ đồ tư duy là:

    Ưu điểm Nhược điểm
    • Tổ chức thông tin bài học logic.
    • Kích thích sự sáng tạo trong việc tư duy vấn đề.
    • Thúc đẩy kỹ năng tư duy hình ảnh.
    • Tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin.
    • Bị hạn chế ở một số chủ đề phức tạp.
    • Đòi hỏi kỹ năng vẽ đồ thị và sáng tạo.
    • Người dùng cần biết cách sử dụng công cụ Mindmap.

    Kỹ thuật Kipling (5W1H)

    Đây là kỹ thuật đặt câu hỏi dựa trên 5W1H: What- Who – Where – When – Why – How. Kỹ thuật này có thể giúp giáo viên thiết kế các hoạt động dạy học tích cực, khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình học tập, phát triển kỹ năng tìm tài liệu.

    Ưu và nhược điểm kỹ thuật giảng dạy tích cực Kipling đó là:

    Ưu điểm Nhược điểm
    • Phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng.
    • Không tốn quá nhiều thời gian thực hiện.
    • Tính logic cao.
    • Sử dụng cho nhiều tình huống khác nhau.
    • Áp dụng được với mọi đối tượng người học.
    • Tạo áp lực cho người học khi phải trả lời các câu hỏi.
    • Bất đồng quan điểm và sự hợp tác giữa các thành viên không được hiệu quả.
    • Khó khăn trong việc tìm thông tin một cách chính xác.

    Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm đôi” (Think, Pair, Share)

    Think, Pair, Share

    Kỹ thuật dạy học tích cực “Chia sẻ nhóm đôi” được giới thiệu vào năm 1981 bởi Giáo sư Frank Lyman của Đại học Maryland. Ở kỹ thuật này, thay vì sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, các em sẽ được phát triển kỹ năng nghe và nói cũng như tư duy cá nhân khi giải quyết vấn đề.

    Kỹ thuật này được sử dụng trong phương pháp dạy học tích cực bao gồm ba bước: suy nghĩ, ghép đôi và chia sẻ.

    • Ở bước đầu, giáo viên đặt ra một câu hỏi hoặc một vấn đề liên quan đến bài học
    • Tiếp theo, học sinh sẽ suy nghĩ về câu trả lời hoặc giải pháp trong một khoảng thời gian nhất định.
    • Từng cặp học sinh sẽ thảo luận với nhau và trình bày ý kiến của mình trước lớp hoặc trước một nhóm nhỏ khác.

    Những ưu điểm và nhược điểm ở kỹ thuật “Think, Pair, Share” là:

    Ưu điểm Nhược điểm
    • Giúp người học biết cách lắng nghe, tóm tắt ý dễ dàng.
    • Tăng cường sự tương tác giữa học sinh.
    • Phát triển kỹ năng tư duy.
    • Tạo ra một môi trường học tập tích cực và thân thiện.
    • Giáo viên khó có thể bao quát hết hoạt động lớp học.
    • Học sinh nói chuyện riêng với nhau các nội dung không liên quan tới bài học.

    Kỹ thuật dạy học KWL (KWLH)

    Kỹ thuật dạy học KWL được phát triển bởi Donna Ogle vào năm 1968, đây vốn là hình thức tổ chức dạy học theo hoạt động đọc hiểu. Người học sẽ bắt đầu bằng việc suy nghĩ và thể hiện những gì đã biết về chủ đề bài học và thông tin này sẽ được ghi vào cột K (what web know) của biểu đồ đó.

    Sau đó, học viên sẽ trình bày những thắc mắc về những điều mà họ muốn hiểu rõ hơn trong chủ đề này ở cột W (what we want to learn) và tự tìm ra câu trả lời để điền vào cột W và trình bày cột L (What web learn).

    Ngoài ra, kỹ thuật này cũng được bổ sung một cột H (how can we learn more) nhằm mục đích định hướng nghiên cứu cho học sinh.

    Kỹ thuật dạy học KWL (KWLH) giúp học sinh kích hoạt kiến thức trước, xác định mục tiêu học tập và tự đánh giá quá trình học. Kỹ thuật này bao gồm bốn bước:

    • K (Know) – Liệt kê những gì học sinh biết về chủ đề.
    • W (Want to know) – Học sinh đặt ra những câu hỏi hoặc mục tiêu học tập.
    • L (Learn) – Tham gia các hoạt động học tập để tìm kiếm và xử lý thông tin về chủ đề.
    • H (How) – Tự đánh giá quá trình học tập.

    Ưu và nhược điểm của hình thức dạy học KWL là:

    Ưu điểm Nhược điểm
    • Kích thích sự hứng thú người học trong học tập.
    • Tăng khả năng định hướng và tự đánh giá cho mỗi cá nhân.
    • Thời gian để học sinh hoàn thành các bước từ K đến W và sẽ mất khoảng thời gian dài mới thực hiện tới bước L.
    Và với xu hướng công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực cũng được thể hiện qua ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Sự ra đời của bộ sản phẩm MONA EduCenter được đánh giá là giải pháp mới trong quản lý ngành giáo dục hiện nay.

    Với hơn 8+ năm kinh nghiệm trong phát triển phần mềm hỗ trợ vận hành và quản lý tại các cơ sở giáo dục. MONA đã tích hợp đầy đủ các tính năng cần thiết trong hệ thống giúp người dùng dễ dàng thao tác trên ứng dụng. Và một số tính năng nổi bật trong gói phần mềm MONA EduCenter có thể được liệt kê như:

    • Quản lý thông tin học sinh một cách khoa học.
    • Quản lý dữ liệu an toàn, tránh rò rỉ thông tin.
    • Quản lý lớp học: điểm danh học viên – giáo viên, tự động xếp lịch học – lịch dạy,…
    • Hệ thống quản lý hoạt động tuyển sinh hiệu quả.
    • Quản lý các khoản thu chi trong trung tâm dễ dàng và minh bạch.

    DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀMNGAY TẠI ĐÂY!

    Phần mềm quản lý trung tâm đào tạo ngoại ngữ

    Để biết thêm nhiều tính năng nổi bật của ứng dụng quản lý trung tâm MONA EduCenter, bạn có thể liên hệ trực tiếp với MONA thông qua:

    Điều kiện tiến hành phương pháp dạy học tích cực

    Để có thể thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực thì nhà trường, giáo viên, học sinh và sách giáo khoa đóng vai trò cực kỳ quan trọng và cần đảm bảo các tiêu chí sau:

    Điều kiện tiến hành phương pháp dạy tích cực

    Đối với vai trò giáo viên

    Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, cố vấn và đồng hành với học sinh trong quá trình học tập. Để tiến hành phương pháp dạy tích cực, giáo viên cần phải:

    • Có kiến thức về lý thuyết và thực tiễn.
    • Cái thiện các kỹ năng giao tiếp, tương tác và xử lý tình huống.
    • Linh hoạt, sáng tạo và chủ động trong việc điều chỉnh bài học theo nhu cầu và hoàn cảnh của học sinh.
    • Khắc phục những khó khăn và thách thức trong quá trình dạy học.

    Đối với vai trò học sinh

    Học sinh đóng một vai trò chủ chốt trong phương thức dạy học theo hướng tích cực này vì các em sẽ học được cách tự giác và tự xây dựng phẩm chất cá nhân. Khi hợp tác với thầy cô, học sinh có thể:

    • Học cách thích nghi tốt hơn với sự đổi mới.
    • Tăng cường được ý thức tự học.
    • Làm rõ mục tiêu học tập.
    • Có trách nhiệm nhóm khi tham gia các hoạt động trong lớp học.

    Vai trò của phía nhà trường

    Làm hiệu quả phương pháp dạy học tích cực là một trong những nhiệm vụ của nhà trường để có thể đem lại một nền giáo dục tiên tiến cho các thế hệ sau cũng như đóng góp vào nền tảng dạy học của nhà trường:

    • Tạo môi trường học tập an toàn, thân thiện.
    • Đào tạo và nâng cao năng lực cho các giáo viên.
    • Thiết kế và thực hiện các hoạt động dạy học tích cực phù hợp.
    • Đánh giá và phản hồi về quá trình và kết quả học tập của các học sinh.
    • Tham gia vào các mạng lưới học tập chuyên môn.

    Vai trò của sách giáo khoa

    Một trong những vấn đề của giáo dục hiện nay là sự quá tải kiến thức trong các sách giáo khoa, khiến cho học sinh phải học nhiều nhưng không hiểu bản chất. Phương pháp dạy học tích cực và một phương pháp mới sẽ giúp các thầy cô khắc phục điều này, theo hướng khuyến khích sự tích cực và chủ động của học sinh.

    Câu hỏi thường gặp

    1. Phương pháp dạy học hiện đại là gì?

    Phương pháp dạy học hiện đại (dạy học tích cực) chính là tên khác của phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học này khác với cách dạy  học truyền thống về mục tiêu rèn luyện học sinh trở nên tích cực hơn trong việc suy nghĩ, phản xạ và hành động.

    Khi áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại này thì người dạy chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý, gợi mở, tổ chức cuộc tranh luận và tổng kết kiến thức. Người học sẽ phải chủ động tìm kiếm thông tin, phân tích, rèn luyện và trình bày quan điểm của mình.

    2. Dạy học theo hướng tích cực hóa là gì?

    Dạy học theo hướng tích cực hóa người học thực chất là biến quá trình dạy học trở thành quá trình tự giáo dục. Cách này sẽ giúp chuyển từ quá trình dạy học sang tự học, kết hợp với đó là quá trình cá nhân hóa với xã hội hóa việc học.

    Mục tiêu của quá trình này là thực hiện mục tiêu đào tạo những lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có thể giải quyết vấn đề trong thực tiễn và năng lực tự học, sáng tạo trong tương lai.

    3. Đặc điểm phương pháp giảng dạy tích cực là gì?

    Các phương pháp dạy học theo hướng tích cực có những đặc điểm vượt trội, điển hình như:

    • Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh
    • Chú trọng vào rèn luyện phương pháp tự học
    • Tăng cường học tập cá thể phối hợp học tập hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
    • Kết hợp đánh giá của thầy và việc tự đánh giá của học trò, trao quyền tự do suy cho học viên và người dạy chỉ là người điều hướng, chỉ dạy.

    4. Ưu nhược điểm của kỹ thuật dạy học tích cực là gì?

    Phương pháp dạy học tích cực có những ưu điểm và hạn chế sau:

    Ưu điểm:

    • Chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành
    • Tăng khả năng tư duy, chủ động sáng tạo, linh hoạt trong xử lý các tình huống.
    • Xây dựng và củng cố niềm trong thông qua các cuộc thảo luận và phê bình.

    Hạn chế:

    • Giảm bớt các bài giảng, tập trung hơn vào việc hướng dẫn, cách tư duy và khả năng chủ động của học sinh nên nếu người học không chú ý theo dõi thì sẽ khó hiểu bài.
    • Yêu cầu cơ sở vật chất, phương tiện dạy học chưa được quan tâm nhiều. Tại Việt Nam thì nhiều tường lớp và giáo viên chưa thể áp dụng phương pháp này do thiếu các yêu cầu trên.

    Hy vọng là những thông tin mà MONA Media chia sẻ phía trên, nhà trường và giáo viên sẽ có thể tham khảo và chọn lựa được các phương pháp dạy học tích cực phù hợp và tốt nhất để áp dụng tốt trong công tác giảng dạy. Từ đó giúp cho nền giáo dục có sự cải tiến và tiếp thu được nhiều kiến thức mới.

    Bài viết liên quan

    Dịch vụ thiết kế
    website chuyên nghiệp

    Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
    mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

    Liên hệ Mona