Hỏi đáp giáo dục 4.0
Tạo cuộc hẹn miễn phí với MONA để giải đáp và tư vấn mọi thắc mắc về giải pháp số hoá ngành giáo dục
Thời lượng cuộc hẹn
45 Phút
Ngày và giờ
Thứ 2, ngày 25 tháng 12, 2023
[9:30 - 10:15]

    Chọn ngày và giờ
    Khung giờ
    Quay lại
    Hãy cho MONA biết bạn là ai

    Đặt lịch hẹn Demo MIỄN PHÍ !

    Giáo dục

    08 Tháng Mười Một, 2022

    Thực trạng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

    Mona Creator

    1,4k
    360
    50

    Ngày nay hầu hết ai cũng chú trọng trong việc học hành, nên việc đổi mới phương pháp dạy học ngày càng được rất nhiều người quan tâm. Với định hướng làm thế nào để những phương pháp giảng dạy tiếp cận theo nhiều hướng hiện đại và từ đó giúp học sinh phát huy được những tính tích cực và chủ động sáng tạo trong hoạt động. Đồng thời tạo cơ sở để người học có thể cập nhật những thông tin và trí thức chuẩn nhất.

    Vậy để hiểu thêm về thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay như thế nào hãy cùng MONA Media tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

    Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học

    Đổi mới phương pháp dạy học là giúp học sinh, sinh viên phát triển năng lực, trí tuệ sáng tạo của riêng mình. Ngoài ra, còn giúp thực hiện những bước chuyển mình từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang chương trình tiếp cận năng lực của những người học.

    Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học là gì

    Phương pháp đổi mới dạy học giúp giáo viên quan tâm đến học sinh nhiều hơn và định hướng cho việc học của học sinh trở nên dễ dàng hơn.

    Đổi mới cách dạy học chính là để hoàn thiện hơn về nền giáo dục và đào tạo hiện nay, nó như một phương pháp căn bản và quan trọng nhất hiện nay.

    Để thực hiện những đổi mới cần phải thay đổi giúp việc dạy từ thụ động thành chủ động, để học sinh có thể rèn luyện và vận dụng những phương pháp tiếp thu sáng tạo của mình. Từ đó học sinh có thể hình thành những năng lực về kiến thức, hoàn thiện về phẩm chất và nhân phẩm.

    Tuy nhiên, đổi mới phương pháp giảng dạy cần tăng cường hoạt động thảo luận nhóm và từ đó giúp tăng tác giữa giáo viên và học sinh với nhau nhằm thúc đẩy quá trình phát triển tư duy của học sinh.

    Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

    Thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy

    Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay có nhiều thuận lợi và khó khăn riêng. Cụ thể như sau:

    Thuận lợi

    Thay đổi phương pháp giáo dục tại các trường học, trung tâm hiện nay có nhiều điểm thuận lợi như:

    • Hầu hết các trường học hiện nay đã cung cấp trang thiết bị máy vi tính và màn chiếu cho từng lớp học. Nên việc sử dụng những bài giảng điện tử để thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống rất hiệu quả.
    • Ngoài ra, một số trường học đã được phổ cập tin học, hướng dẫn làm giáo án điện tử nên sử dụng các thiết bị cho công cụ giảng dạy được chuẩn bị tốt nhất trong quá trình giảng dạy.

    Khó khăn trong đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay

    Ngoài những thuận lợi kể trên, việc đổi mới phương pháp dạy học trong các trường học hiện nay vẫn tồn tại những khó khăn riêng. Cụ thể phải kể đến như sau:

    • Giảng dạy cần phải có sự đa dạng và vận dụng tốt những ứng dụng thực tế nhuần nhuyễn với lý thuyết hoặc các hình thức học tập. Giúp học sinh có thể sáng tạo, phát triển thêm nhiều kiến thức bổ ích.
    • Hiện nay, học sinh làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm còn quá ít. Bàn ghế cố định cũng chính là những khó khăn trong việc di chuyển để thảo luận nhóm.
    • Chưa sử dụng thành thạo vì thế mà công việc giảng dạy chưa mang lại hiệu quả cao

    Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học?

    Như chúng ta đã biết, phương pháp dạy học là một trong những hình thức quan trọng nhất, bởi:

    • Nếu có phương pháp giảng dạy hợp lý thì chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao.
    • Phương pháp giảng dạy mới mẻ sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo và toàn diện của người học.
    • Phương pháp và kĩ thuật dạy học có phù hợp mới có thể phát huy được hết công dụng giúp học sinh có được khả năng sáng tạo cao.
    Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học?

    Chính vì vậy, kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học chính là điều cực kỳ điều cần thiết trong môi trường học tập như hiện nay. Đổi mới giảng dạy không chỉ dựa trên các lý thuyết mà còn kết hợp với thực tiễn và dựa theo kinh nghiệm của giáo viên cũng như khả năng học tập của học sinh.

    Qua đó chúng ta cũng thấy được vai trò quan trọng, vị trí hàng đầu của giáo dục đó chính là đổi mới cách dạy học, để có thể đáp ứng một cách năng động hơn và hiệu quả hơn. Từ đó cũng trực tiếp hơn với những nhu cầu của sự phát triển đối với đất nước.

    Bốn đặc trưng cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học

    ặc trưng cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học

    Trong việc đổi mới phương pháp dạy học, có bốn đặc trưng cơ bản bạn cần phải quan tâm như sau:

    1. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập

    Giáo viên tạo ra hoặc chọn lựa các hoạt động thực tiễn, thú vị, có tính thách thức và liên quan đến nội dung bài học để học sinh tự khám phá, trải nghiệm và vận dụng kiến thức. Các hoạt động có thể là khám phá, thực nghiệm, trò chơi, dự án, đóng vai, khảo sát…

    2. Chú trọng rèn luyện học sinh phương pháp tự học

    Tự học là điều cần thiết mà giáo viên cần trau dồi cho học sinh. Giáo viên giúp học sinh xây dựng kế hoạch, quy trình và chiến lược để tự học một cách hiệu quả. Giáo viên cũng khuyến khích học sinh sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin và tự đánh giá kết quả học tập.

    3. Tăng cường phối hợp học tập cá thể và học tập hợp tác

    Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác là điều cần thiết giúp học sinh hoàn thiện nhiều kỹ năng quan trọng trong học tập. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh làm việc cá nhân và làm việc nhóm để phát triển năng lực tự lập và năng lực giao tiếp, hợp tác. Giáo viên cũng tăng cường sự tương tác, giao tiếp và thảo luận giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh.

    4. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh

    Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của trò là sự đánh giá khách quan nhất cần áp dụng trong phương pháp giáo dục hiện đại.

    • Giáo viên sử dụng các phương pháp đánh giá khoa học để kiểm tra kết quả học tập của học sinh một cách toàn diện và công bằng.
    • Giáo viên cũng khuyến khích học sinh tự kiểm tra và nhận xét về kết quả của các hoạt động mà mình đã thực hiện.
    • Học sinh cũng có thể trao đổi, chia sẻ và nhận phản hồi từ giáo viên và bạn bè.

    Một số biện pháp giúp nâng cao phương pháp dạy học

    Dưới đây là những cách giúp nâng cao cách dạy và học mà bạn có thể tham khảo.

    Bổ sung kiến thức, đổi mới việc thiết kế bài dạy học

    ổi mới việc thiết kế bài giảng

    Bổ sung và đổi mới vấn đề thiết kế bài giảng là điều cần thiết giúp nâng cao hiệu quả học tập. Để làm được điều này, đội ngũ giáo viên cần vận dụng những phương pháp như:

    • Trau dồi các phương pháp dạy học truyền thống: Giảng viên cần phải nắm vững yêu cầu và sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ trước khi lên lớp. Những kỹ năng cần được đảm bảo như: Trình bày, thuyết trình và xử lý những tình huống trên lớp các câu trả lời..
    • Kết hợp nhiều phương pháp dạy học: Để giáo viên có thể giúp học sinh nắm bắt kiến thức chất lượng, điều cần làm chính là phối hợp giữa các phương pháp hình thức dạy học sao cho nhuần nhuyễn để từ đó phát huy hết năng lực của học sinh. Ngoài ra có thể kết hợp học nhóm để phát huy năng lực của từng cá nhân.
    • Rèn luyện dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề: Là quan điểm dạy nhằm phát huy tư duy, nhận biết và giải quyết các vấn đề.

    Vận dụng phương pháp giảng dạy giải quyết vấn đề

    Với phương pháp giảng dạy này, học sinh cần tự lực để giải quyết một vấn đề mà giáo viên đề cập, sau đó thống nhất và đưa ra kết quả được tổng hợp lại.

    Nên sử dụng nội dung gắn liền với thực tiễn giúp học sinh dễ hình dung và vận dụng vào lý thuyết nhiều hơn. Cũng như hình thành năng lực sự phát triển tư duy của học sinh hiện nay. Qua đó, học sinh có thể nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục tiêu học tập khác.

    Để vận dụng phương pháp giảng dạy giải quyết vấn đề, cần có những bước thực hiện sau:

    • Bước 1 – Phát hiện và tìm hiểu về vấn đề: Giáo viên tạo ra hoặc chọn lựa một tình huống có vấn đề liên quan đến nội dung bài học, gợi mở cho học sinh nhận biết và nêu ra vấn đề cần giải quyết, đặt mục tiêu cho việc giải quyết vấn đề.
    • Bước 2 – Tìm giải pháp: Học sinh tự suy nghĩ hoặc thảo luận nhóm để tìm ra các giả thiết, kiến thức cần thiết và các giải pháp khả thi cho vấn đề. Giáo viên có thể gợi ý hoặc hỗ trợ khi cần thiết.
    • Bước 3 – Trình bày giải pháp: Học sinh trình bày lại vấn đề, các giả thiết, kiến thức và giải pháp của mình trước lớp hoặc trước nhóm. Giáo viên và các bạn học sinh có thể góp ý, bổ sung hoặc phản biện.
    • Bước 4 – Nghiên cứu từng giải pháp: Học sinh tiến hành kiểm tra tính đúng đắn, khả thi và hiệu quả của các giải pháp bằng cách thực nghiệm, mô phỏng hoặc so sánh. Giáo viên có thể chỉ dẫn hoặc điều chỉnh khi cần thiết.

    Vận dụng phương pháp dạy học theo tình huống

    Đây là một phương pháp dạy học nên được ứng dụng trong các trường học hiện nay. Giáo viên sẽ tạo dựng tình huống thực tế liên quan đến nội dung bài học sau đó hướng dẫn học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề.

    đổi mởi phương pháp dạy học theo tình huống

    Nhờ những ví dụ thực tế đó học sinh sẽ có thể nắm vững kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng logic, kỹ năng phân tích một cách tốt nhất.

    Phương pháp dạy học theo tình huống có nhiều ưu điểm, chẳng hạn như:

    • Tạo sự hứng thú, tương tác và tham gia tích cực của học sinh trong quá trình học tập.
    • Phù hợp với nhiều mục tiêu, nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giảng dạy khác nhau.
    • Phát triển nhiều năng lực và trí tuệ sáng tạo của học sinh, bao gồm cả tư duy phản biện, vấn đề giải quyết, hợp tác và giao tiếp.

    Ứng dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy học

    Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục hiện đại, giúp tăng cường sự phát triển của học sinh trong thí nghiệm hay thực hành. Ngoài ra, việc sử dụng phương tiện thiết bị trong giảng dạy, các giáo viên cũng nên sử dụng những phần mềm dạy học hoặc các ứng dụng điện tử để phục vụ trong công tác giảng dạy được tốt hơn.

    Với hơn 8+ năm kinh nghiệm trong cung cấp nhiều giải pháp liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin như dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu chuyên nghiệp. Phần mềm quản lý trung tâm ngoại ngữMONA EduCenter thuộc MONA Software cung cấp tới khách hàng với nhiều tính năng vượt trội, giúp các tổ chức giáo dục, trung tâm ngoại ngữ tối ưu chi phí quản trị, tiết kiệm thời gian và công sức trong quản lý học viên, giảng viên, khóa học, giấy tờ sổ sách,…

    Đồng thời hạn chế mức tối thiểu các sai sót thường diễn ra trong quá trình dạy học của giáo viên, từ đó mang lại kết quả cao trong công tác giảng dạy.

    Dưới đây là một số tính năng nổi bật của phần mềm hỗ trợ quản lý trung tâm giáo dục MONA EduCenter có thể được kể đến như:

    • Tự động quản lý các thông tin của học viên.
    • Hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kế bài giảng Elearning.
    • Lưu trữ bảo mật các dữ liệu học tập hiệu quả.
    • Tối ưu thời gian – chi phí vận hành, đảm bảo công viêc quản lý khóa học.
    • Học viên chủ động trong tìm kiếm thông tin các bài giảng thông qua kết nối internet.
    • Quản lý tài chính, tính lương,…

    Bạn còn thắc mắc muốn biết thêm nhiều thông tin của phần mềm MONA EduCenter. Hãy liên hệ ngay MONA qua Hotline 1900 636 648 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ!

    phần mềm quản lý trung tâm ngoại ngữ mona educenter

    Sử dụng phương pháp dạy học định hướng hoạt động

    Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực cho người học. Trong phương pháp này, học sinh được thể hiện kiến thức qua các hoạt động của đôi tay và vận dụng trí óc, các giác quan trong quá trình học.

    Dạy học định hướng hoạt động không chỉ là dạy kiến thức mà còn là những hoạt động thực tế riêng mang tính nghề nghiệp.

    Xây dựng câu hỏi và đánh giá khoa học

    Xây dựng câu hỏi và đánh giá khoa học

    Giáo viên khi xây dựng chương trình đổi mới giáo dục cần biết cách xây dựng câu hỏi và có cách đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh một cách khoa học. Khả năng tiếp thu kiến thức sẽ dựa theo quá trình rèn luyện và kết quả của các bài tập, câu hỏi được giao.

    Nhờ vậy, học sinh sẽ chủ động hơn trong việc phát triển kỹ năng tự tìm tòi và nỗ lực để có kết quả tốt nhất.

    Tạo thói quen học tập cho học sinh

    Làm thế nào để tạo thói quen cho học sinh? Đây là một vấn đề rất quan trọng, bởi nếu hình thành một thói quen tích cực sẽ có tác dụng trong sự hình thành nên tính chủ động và sáng tạo của học sinh. Các giáo viên cần tìm phương pháp để tạo hứng thú và tạo thói quen học tập cho học sinh.

    Tuỳ theo môn học, ngành học và cấp học mà giáo viên sẽ có những biện pháp khen thưởng, hỗ trợ để tăng tinh thần học tập cho học sinh. Học sinh có thể đa dạng nhận thức tiếp thu, thu thập và phân tích thông tin trước đó bằng phương pháp tạo nhóm học tập cho các em.

    Phát huy phương pháp dạy học tích cực cho học sinh

    Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi giáo viên phải thay đổi cách dạy từ thụ động sang chủ động, từ giao tiếp một chiều sang hai chiều, từ truyền thụ kiến thức sáng tạo điều kiện cho người học khám phá, vận dụng và tìm hiểu kiến thức.

    Một số cách để phát huy phương pháp dạy học tích cực cho học sinh là:

    • Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, dạy học theo dự án, đóng vai, khám phá, sơ đồ tư duy, dạy theo góc, trò chơi…
    • Sử dụng các công cụ và nguồn lực hiện đại như công nghệ thông tin, truyền thông, in 3D và thực tế ảo để hỗ trợ việc dạy và học.
    • Xây dựng câu hỏi, đánh giá khoa học để kiểm tra kết quả học tập của học sinh một cách toàn diện và công bằng.
    • Tạo thói quen học tập cho học sinh bằng cách khuyến khích tự học, sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin…

    Đổi mới, đảm bảo môi trường học tập chất lượng

    Giáo viên cần phải xác định được những vấn đề nên đổi mới trong phương pháp học tập chính là:

    • Xác định nội dung, mục tiêu.
    • Phương tiện hình thức tổ chức.
    • Đánh giá chất lượng.

    Cần đảm bảo môi trường lớp học để từ đó lập ra kế hoạch thời gian biểu đảm bảo tham đông đảo của học, cung cấp những ví dụ tham khảo như: mô hình, hình ảnh… để giúp học sinh tiếp cận nhanh đối với những kiến thức mới.

    Câu hỏi thường gặp

    1. Đổi mới phương pháp giáo dục là gì?

    Đổi mới phương pháp giáo dục là việc thay đổi và cải tiến các cách thức dạy và học để phù hợp với yêu cầu của thời đại, nhu cầu của đất nước và mục tiêu của giáo dục. Để đổi mới phương pháp giáo dục, người dạy cần có sự thay đổi từ tư duy, ý thức, thái độ đến hành động. Ngoài ra, việc đổi mới còn là sự thay đổi tích cực của các bên liên quan bao gồm nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học, nhà giáo, phụ huynh và học sinh.

    2. Có cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học?

    Đổi mới phương pháp dạy học là điều cần thiết trong thời đại 4.0 hiện nay. Việc đổi mới trong giảng dạy giúp thu hút sự chú ý của học sinh, tăng tính sáng tạo, tư duy tích cực đồng thời tăng sự gắn kết giữa thầy cô và học sinh.

    3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là gì?

    Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay chủ yếu là ứng dụng công nghệ vào giảng dạy. Ngoài ra, trong hoạt động giảng dạy sẽ đề cao các hoạt động làm việc nhóm để tăng tính gắn kết giữa các học sinh và tạo cơ hội học hỏi tốt nhất cho mọi đối tượng.

    4. Vì sao cần phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học?

    Sử dụng nhiều phương pháp dạy học là một cách để giáo viên đa dạng hóa việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học sinh. Sử dụng nhiều phương pháp dạy học có nhiều lợi ích, chẳng hạn như:

    • Tạo sự hứng thú, tương tác và tham gia tích cực của học sinh trong quá trình học tập.
    • Phù hợp với nhiều mục tiêu, nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giảng dạy khác nhau.
    • Phát triển nhiều năng lực và trí tuệ sáng tạo của học sinh, bao gồm cả tư duy phản biện, vấn đề giải quyết, hợp tác và giao tiếp.
    • Tận dụng các công cụ và nguồn lực hiện đại, như công nghệ thông tin, truyền thông, in 3D và thực tế ảo.
    • Đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách toàn diện và công bằng.

    5. Có những biện pháp nào để đổi mới phương pháp dạy học?

    Có nhiều biện pháp để đổi mới phương pháp dạy học. Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung, đối tượng và hoàn cảnh của việc dạy và học. Một số biện pháp thường được áp dụng là:

    • Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
    • Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
    • Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
    • Vận dụng dạy học theo tình huống
    • Vận dụng dạy học định hướng hành động
    • Sử dụng các công cụ và nguồn lực hiện đại
    • Xây dựng câu hỏi, đánh giá khoa học
    • Tạo thói quen học tập cho học sinh

    Qua bài viết này bạn đã hiểu thêm về thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Mong rằng những thông tin MONA Media chia sẻ, sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích đến bạn. Cần đảm bảo về nội dung hình thức cũng như vai trò trong nền giáo dục để đạt được hiệu quả cao nhất.

    Dịch vụ thiết kế
    website chuyên nghiệp

    Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
    mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

    Liên hệ Mona