Giáo dục

18 Tháng Tám, 2021

Các Bước Xây Dựng Chương Trình Đào Tạo

Mona Creator

1,4k
360
50

Chương trình đào tạo cho học viên là một chu trình quan trọng nhằm bổ trợ kỹ năng, kiến thức cần thiết cho học viên để cải thiện chất lượng công việc và khả năng hoàn thành công việc được giao phó. Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên một mục tiêu ngắn hạn hoặc lâu dài tùy thuộc vào vấn đề tổ chức cần giải quyết. Một chương trình đào tạo thành công cần tuân thủ các bước xây dựng để đảm bảo hiệu quả quá trình.

Các lĩnh vực cần xây dựng kế hoạch đào tạo nhằm mang lại hiệu quả

Các lĩnh vực cần xây dựng kế hoạch đào tạo nhằm mang lại hiệu quả

Việc áp dụng kế hoạch đào tạo được phát triển trên nhiều loại hình tổ chức khác nhau. Mỗi lĩnh vực cần có thái độ, tác phong cũng như các kỹ năng chuyên biệt cần những người phụ trách nắm rõ để phát huy toàn diện chất lượng của tổ chức. Hai lĩnh vực cần ứng dụng kế hoạch đào tạo để nâng cao hiệu quả trong công việc là Giáo dục và Doanh nghiệp.

Giáo dục

Đối với ngành giáo dục, việc đào tạo, chuẩn bị cho các kế hoạch giảng dạy là điều vô cùng quan trọng cho các giáo viên. Bởi họ là những người trực tiếp truyền đạt, giảng dạy kiến thức và nuôi dưỡng tư tưởng cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Những kỹ năng, kiến thức phục vụ cho nghề được đưa vào kế hoạch đào tạo là điều thiết yếu mà mỗi giáo viên hay một ai trong ngành giáo dục cũng cần được trang bị. Đội ngũ giáo dục chất lượng sẽ đem lại những thành công trong việc đào tạo và hình thành nhân cách cho các thế hệ sau này.

Cho doanh nghiệp

Điều các doanh nghiệp chú trọng nhất khi nhắc đến việc phát triển thương hiệu hẳn là chất lượng nhân viên và ban điều hành quản lý. Khi chất lượng con người được cải thiện, công việc và doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng cao. Việc đào tạo nội bộ nhân viên cũng như ban quản lý rất quan trọng, chất lượng của quá trình đào tạo càng cao đồng nghĩa với khả năng tiếp thu và hiệu suất làm việc của nhân lực được nâng tầm. Doanh nghiệp thành công khi sở hữu nguồn nhân lực nhanh nhạy, kinh nghiệm, có nền tảng vững chắc bởi chương trình đào tạo hiệu quả.

Tham khảo: Cách lập kế hoạch giảng dạy cho trung tâm ngoại ngữ hiệu quả

Xây dựng kế hoạch đào tạo cho trường học, trung tâm

Để có được đội ngũ học viên, học sinh chất lượng, doanh nghiệp cần đầu tư những chương trình đào tạo hiệu quả. Một chương trình đào tạo hiệu quả đáp ứng các nhu cầu của người tham gia, đem lại định hướng lâu dài và những kỳ vọng của học sinh, học viên.

Xây dựng kế hoạch đào tạo cho trường học, trung tâm

Theo đó, chương trình đào tạo cần có kế hoạch chỉn chu, được hệ thống rõ ràng để đạt mục tiêu chung cho cả doanh nghiệp.

Các thành phần trong chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo được xây dựng và trở thành một phần không thể thiếu trong các lĩnh vực yêu cầu thái độ, kỹ năng và kiến thức của nhân lực. Muốn phát triển lâu dài và bền vững, chương trình đào tạo cần đảm bảo đủ các thành phần sau:

Theo Tyler (1949) cho rằng,  Chương trình đào tạo về cấu trúc phải có 4 phần cơ bản:

  • Mục tiêu đào tạo: dựa trên mục tiêu chung ngắn hay dài hạn của tổ chức, nhu cầu, kỳ vọng của người tham gia.
  • Nội dung đào tạo: Đáp ứng các mục tiêu, hiện thực hoá đường lối giải quyết các vấn đề.
  • Phương pháp hay quy trình đào tạo: Cách thức đào tạo và kế hoạch của toàn bộ chương trình đào tạo nhằm giúp người tham gia và ban điều hành nắm bắt thông tin chung và có sự chuẩn bị tốt nhất.
  • Cách đánh giá kết quả đào tạo: Xuyên suốt quá trình đào tạo, tổ chức cần theo dõi và đưa ra những ý kiến đóng góp cho người tham gia để phát huy, cải thiện những hoạt động sau tốt hơn.

Xem thêm: Các phương pháp dạy học trực tuyến hiểu quả nhất

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cũng được chia thành các đơn vị kiến thức như:

  1. Topic: Chủ đề dạy.
  2. Module: Mô đun gồm nhiều chủ đề dạy.
  3. Subject: Môn học có nội dung cụ thể.
  4. Class: Lớp học dạy một môn học có lịch trình.
  5. Course: Khóa học gồm nhiều lớp học cùng học một môn.
  6. Program: Chương trình có một lớp học học nhiều môn để hoàn thành một chứng chỉ.
  7. Curriculum: Chương trình học có thể bao gồm nhiều môn học.
  8. Outline: Nội dung chủ đề giảng dạy.
  9. Outcome: Điều học viên đạt được sau khi học xong.
  10. Competence: Khung năng lực.

Ngoài những đơn vị trên, chương trình đào tạo còn cần sự liên kết chặt chẽ giữa tổ chức, ban điều hành và người tham gia để hình thành một chương trình đào tạo hiệu quả và chi tiết nhất. Bên cạnh đó, các chuyên gia có chuyên môn trong quá trình cũng nên được lựa chọn kỹ càng, cân nhắc, phù hợp với tiêu chí tổ chức và đáp ứng được kỳ vọng của người tham gia.

Các bước xây dựng chương trình đào tạo

Quá trình đào tạo, xây dựng nên một đội ngũ học viên có tố chất, chất lượng là cơ sở để tổ chức phát triển trong lĩnh vực của mình. Quá trình đào tạo cần có hệ thống rõ ràng, được sắp xếp hợp lý theo từng bước và đảm bảo được mục tiêu đề ra. Bảy bước xây dựng một chương trình đào tạo là:

Bước 1: Khảo sát và xác định nhu cầu đào tạo

Đây là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình xây dựng chương trình đào tạo. Bởi việc xác định đúng nhu cầu sẽ giúp tạo nên một kế hoạch đào tạo phù hợp nhất với tình hình hiện tại của doanh nghiệp, cũng như giúp tiết kiệm tối đa về mặt chi phí. Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên người tham gia đào tạo và cân nhắc trên mục tiêu đề ra của tổ chức để xây dựng một chương trình đào tạo thành công.

Bước 2: Xác định mục tiêu sau đào tạo

Với bất kì tổ chức nào, mục tiêu sau cùng là cải thiện kỹ năng, trình độ của nhân lực đối với công việc để kéo gần khoảng cách đến với mục tiêu đề ra. Dựa trên nhu cầu đào tạo, tổ chức có thể nắm được những kỳ vọng và yếu điểm của nhân lực để chỉnh sửa và cải cách hoạt động phù hợp.

Bước 3: Lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo

Việc xây dựng quá trình đào tạo cần tổ chức dành ra nhiều công sức và chi phí, vì thế xác định đúng đối tượng tham gia đào tạo là một bước quan trọng và cần thiết để tiết giảm chi phí cho tổ chức. Tổ chức cần chọn lựa những người có trong danh sách đào tạo, theo dõi và quan sát quá trình tiếp thu và thực hành cũng như dự đoán về các hành vi thay đổi nghề nghiệp. Khi tổ chức đáp ứng được ba tiêu chí trên, tổ chức sẽ lựa chọn được đối tượng phù hợp.

Bước 4: Thiết kế chương trình và lựa chọn phương pháp

Thiết kế chương trình đào tạo bao gồm các yếu tố:

  • Số lượng bài giảng và các bộ môn cần phải học.
  • Thời gian học của từng môn và từng bài giảng.
  • Thứ tự học của từng môn.

Sau khi đã thiết kế xong chương trình đào tạo, tổ chức sẽ lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp nhất với yêu cầu đào tạo cũng như nguồn kinh phí bỏ ra.

Tham khảo: Hướng dẫn cách thiết kế bài giảng E-learning, giáo án điện tử

Bước 5: Dự tính chi phí cho đào tạo

Trong quy trình xây dựng chương trình đào tạo, chi phí luôn là vấn đề then chốt. Bởi một chương trình đào tạo thường đi kèm với rất nhiều khoản chi phí.

  • Chi phí cho giảng viên.
  • Chi phí cho người tham gia.
  • Chi phí quản lý của tổ chức.
  • Chi phí cho các phương tiện hỗ trợ việc dạy và học.

Việc dự tính chi phí đào tạo là việc làm cần thiết, giúp tổ chức cân đối ngân sách, tránh gặp phải các vấn đề phát sinh khi triển khai, và đạt được kết quả tốt nhất.

Bước 6: Chọn giảng viên và đào tạo giảng viên

Tùy thuộc vào nội dung đào tạo mà tổ chức căn cứ vào để lựa chọn giảng viên phù hợp. Các giảng viên cần có kinh nghiệm với lĩnh vực giảng dạy, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng truyền đạt tốt để đảm bảo chất lượng giảng dạy và hiệu quả tiếp thu của đối tượng tham gia đào tạo. Tổ chức có thể lựa chọn giảng viên trong hoặc ngoài tổ chức. Trước khi tiến hành buổi đào tạo, giảng viên cần được truyền đạt mục tiêu của quá trình, đối tượng tham gia để họ hiểu và nắm rõ nội dung giảng dạy.

Tham khảo: Những kỹ năng mềm cần có khi dạy học trực tuyến

Bước 7: Đánh giá kết quả

Khi hoàn thành xong khóa đào tạo, tổ chức cần phải thực hiện đánh giá xem chương trình có mang lại hiệu quả như mục tiêu đã đề ra hay không. Kết quả được đánh giá dựa trên kết quả học tập, ý kiến từ phía đối tượng tham gia và giảng viên cũng như so sánh hiệu suất công việc trước và sau khi đào tạo. Từ đó, tìm ra những điểm yếu và điểm mạnh để rút kinh nghiệm cho các đợt đào tạo trong tương lai.

Các bước trong quy trình đào tạo đều có vai trò quan trọng bổ trợ lẫn nhau để xây dựng một chu trình hoàn thiện, chất lượng. Các tổ chức cần đầu tư vào các chương trình đào tạo để sở hữu nguồn nhân lực có trình độ, phát triển tổ chức lâu dài.

Nếu doanh nghiệp của bạn mất quá nhiều thời gian xây dựng chương trình đào tạo cho nhân viên. Sử dụng ngay phần mềm đào tạo nội bộ MONA SkillHub, chỉ cần chiếc điện thoại là có thể tạo ra video đào tạo cho nhân viên chất lượng. Một số tính năng dành cho nhân viên khi sử dụng phần mềm MONA SkillHub:

  • Học tập thông qua nhiều hình thức khác nhau: Nhân viên có thể học đa dạng nền tảng, online/offline, thoải mái lựa chọn cách học tập phù hợp.
  • Học mọi lúc mọi nơi: Chỉ cần 1 thiết bị có kết nối internet, nhân viên có thể học trực tuyến một cách dễ dàng.
  • Hỏi đáp với bộ phận đào tạo ngay trong quá trình học: Mọi thắc mắc trong khóa học, nhân viên có thể hỏi ngay trên video bài giảng
  • Cấp chứng chỉ khi hoàn thành khóa học: Tạo động lực cho nhân viên hoàn thành khóa học và tăng tính chuyên nghiệp cho khóa học của doanh nghiệp.
App đào tạo nhân viên MONA SkillHub

TRẢI NGHIỆM DEMO ngay phần mềm đào tạo nội bộ MONA SkillHub qua thông tin sau:

Dù là ở lĩnh vực nào, doanh nghiệp hay giáo dục đều cần những chương trình đào tạo để nâng cao trình độ, kỹ năng và kiến thức cho học sinh và các học viên. Những chương trình này không chỉ là tạo ra các môn học mà cần sự liên kết các kiến thức và phương pháp đào tạo phù hợp. Các quy cách có thể được chỉnh sửa, thêm thắt để phục vụ đúng cho mục tiêu đề ra của các tổ chức, tùy thuộc vào lĩnh vực tổ chức đang hoạt động. Tổ chức cần một kế hoạch chi tiết và định hướng đúng mục tiêu để đảm bảo được cả kỳ vọng của đối tượng tham gia đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo hiệu quả và thành công.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona