Các chỉ số luôn là nền tảng của sự thành công trong bất cứ một chiến dịch marketing nào. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều công ty không sử dụng những chỉ số quan trọng này để đo lường mức độ hiệu quả. Thay vào đó, họ thường chỉ tập trung vào số lượng khách hàng tiềm năng được tạo ra mà bỏ qua những công thức phức tạp để xác định mức độ thành công trong một chiến lược marketing. Tham khảo ngay bài viết của
Mona Media, hiểu rõ những chỉ số này và công thức của nó để giúp việc xây dựng chiến lược marketing hiệu quả nhất.
Tại sao cần đo lường hiệu quả cho các chiến dịch marketing
Một trong những quy tắc quan trọng đối với bất cứ một nhà phân tích nào, bạn sẽ không thể cải thiện điều gì nếu không đo lường được mức độ hiệu quả trước đó. Việc đo lường các chỉ số trong một chiến dịch marketing sẽ giúp bạn biết được phần nào các chiến dịch ấy đang thực sự hiệu quả hay không. Qua đó, mọi người có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp và thu về kết quả như mong muốn.
Dù cho bạn có cố gắng đến mức nào đi nữa thì vẫn sẽ luôn có một phần nào đó trong chiến dịch cần được cải thiện. Đo lường kết quả các chỉ số từ một
chiến dịch marketing sẽ giúp bạn xác định những sai sót cần loại bỏ cũng như hạn chế những lỗi tương tự trong tương lai.
Bên cạnh đó, đo lường và báo cáo kết quả chiến dịch marketing một cách rõ ràng cũng sẽ giúp bạn chứng minh cụ thể các chi phí của dự án với cấp trên của mình. Hãy thử tưởng tượng mức đắt đỏ của một chiến dịch marketing bài bản. Do đó, việc chứng minh được các khoản chi tiêu này cũng rất quan trọng mà mọi người cần làm.
Xem thêm:
Những điều cần tránh khi đo lường hiệu quả marketing
Cẩn thận với những chỉ số đẹp
Các chỉ số này là những chỉ số trông có vẻ đẹp nhưng thực tế không có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của chiến dịch marketing. Nó khiến cho bạn nhầm tưởng chiến dịch của mình đang được vận hành tốt nhưng thực tế không phải như vậy.
Ví dụ: Lượt tiếp cận lớn sẽ không giúp cho bạn có thêm nhiều khách hàng tiềm năng, và nó cũng chẳng khiến cho khách hàng có ý định mua hàng của bạn. Nó chỉ cho thấy rằng bạn đã chi bao nhiêu tiền cho chiến dịch marketing này.
Mục tiêu chung không có sự đồng nhất trong các chiến dịch
Nếu mục tiêu của bạn là dẫn
traffic về web mà post trên mạng xã hội không tối ưu để dẫn link traffic hay các email của bạn không đính kèm
CTA dẫn về web thì làm thế nào để họ có thể đo lường hiệu quả marketing của các kênh này.
Xác định nguồn dữ liệu để đo lường hiệu quả marketing
Fanpage Facebook, Youtube, Instagram, Google Analytics, Google Ads… có rất nhiều kênh mà các bạn cần phải đo lường, những mỗi kênh lại có một cách tính chỉ số khác nhau. Ví dụ impression trên google sẽ có ý nghĩa khác với impression trên Facebook. Hay như Facebook không gộp chung lượt xem video với lượt tương tác nhưng doanh nghiệp của bạn lại muốn làm điều này.
Xem thêm: Hướng dẫn cách SEO Fanpage hiệu quả
Vì các chỉ số, nguồn dữ liệu và cách tính của mỗi kênh là khác nhau. Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn đang marketing đa kênh thì bạn nên tìm một chuyên gia phân tích để có thể đo lường hiệu quả chiến dịch marketing của mình một cách chính xác nhất.
Thêm quá nhiều dữ liệu không cần thiết với report
Trước đây, khi mà các trang mạng xã hội chưa phát triển như ngày nay, các công ty, doanh nghiệp thường chỉ quảng cáo trên TV, tạp chí, báo. Bởi vậy mà họ không thể biết được quảng cáo của mình được những ai xem và họ có phải là nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn đang nhắm tới hay không.
Nhưng bây giờ đã khác rất nhiều, chỉ cần vào bàn làm việc với chiếc máy tính bạn đã có thể biết được Google đã lên được top bao nhiêu, Facebook đang chạy thế nào, có bao nhiêu người đã xem quảng cáo của bạn.
Nhưng với một lượng dữ liệu khổng lồ như vậy đôi lúc bạn sẽ không thể đưa hết chúng vào trong báo cáo của mình. Chính vì vậy, bạn chỉ nên chọn những chỉ số thật sự cần thiết của từng kênh, từng chiến dịch để đưa vào bài báo cáo.
Các chỉ số đánh giá hiệu quả marketing
Lợi tức đầu tư
ROI là một công thức phổ biến và cực kỳ dễ hiểu. Đây là một công cụ đo lường được sử dụng để tính toán mức độ hiệu quả và giá trị của một khoản đầu tư. So sánh và đo lường lợi tức đầu tư với chi phí đầu tư.
ROI thường được sử dụng cùng nhiều phương pháp khác nhằm phục vụ công tác xây dựng những kế hoạch kinh doanh quan trọng dựa trên những số liệu thu thập được. Việc tính toán ROI cũng có thể được điều chỉnh để đáp ứng cho nhiều mục đích khác nhau. Các công ty có thể sử dụng nó để đánh giá lợi nhuận trên các cổ phiếu, ngoài ra cũng có thể sử dụng nó để đưa ra những quyết định quan trọng trong việc liệu
chiến lược SEO hay
PPC có mang lại hiệu quả hay không.
Chi phí cho các hành động
CPA là chi phí cho mỗi lần mua hoặc chi phí hành động. Đây là công thức giúp tính toán số tiền công ty cần bỏ ra để có thể chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng mang lại doanh thu.
Bên cạnh đó, CPA cũng được sử dụng để xác định chiến lược marketing bởi nó giúp cho nhà quảng cáo có thể thanh toán một hành động cụ thể, ví dụ mua hàng hoặc điền vào biểu mẫu với những khách hàng tiềm năng. Những chiến dịch này có rủi ro tương đối ít bởi chi phí sẽ chỉ tồn tại khi hoạt động của doanh nghiệp muốn phát triển bắt đầu tiền hành.
Giá trị vòng đời khách hàng CLV
Chỉ số giá trị vòng đời khách hàng là chỉ số được sử dụng để xác định giá trị mà khách hàng mang lại cho doanh nghiệp của bạn, không chỉ ở một thời gian này mà là toàn bộ thời gian họ là khách hàng của bạn. CLV xem xét tất cả mọi thứ về khách hàng từ lần đặt hàng đầu tiên cho đến lần cuối cùng. Điều này sẽ giúp xác định xem liệu có nhiều giá trợ hơn trong các kênh marketing dài hạn hay không.
Tham khảo những thông tin khác :
Nói cách khác, nếu như giá trị CLV của bạn cao hơn từ một kênh marketing cụ thể nào đó thì chắc chắn bạn sẽ muốn đầu tư nhiều hơn vào việc duy trì khách hàng. Ngoài ra, chỉ số này cũng giúp bạn đánh giá được mức độ thành công của doanh nghiệp dựa trên kết quả dài hạn theo chiến lược marketing của mình.
Lợi nhuận trên chi phí quảng cáo ROAS
ROAS đơn giản chỉ là một công cụ giúp đo lường lợi nhuận được tạo ra từ một hoạt động marketing. Chỉ số này chính là thức đo chính xác nhất để đánh giá hiệu suất của một chiến dịch marketing bởi nó đo lường doanh thu mà bạn được nhận trên mỗi đồng bỏ ra cho quảng cáo.
Khác với ROI có thể mang đến cho bạn một cái nhìn tổng thể, chỉ số ROAS giúp bạn đánh giá được các hoạt động của mình một cách chi tiết nhất theo từng mạng lưới marketing được triển khai.
Ví dụ: Mọi người có thể ứng dụng ROAS trong các chiến dịch và nhóm đối tượng quảng cáo hướng tới, có được cách nhìn nhận tốt nhất về định hướng tối ưu cho những quảng cáo không mang lại hiệu quả.
Xem thêm:
Tỷ lệ duy trì khách hàng
Tỷ lệ duy trì khách hàng là số liệu được dùng để phân tích mức độ trung thành của khách hàng. Việc thu hút khách hàng mới tốn kém hơn rất nhiều so với việc giữ chân những khách hàng cũ ở lại. Xác định mức độ trung thành của khách hàng với doanh nghiệp của bạn sẽ giúp bạn cải thiện chiến lược kinh doanh của mình. Nếu bạn có thể khuyến khích khách hàng cũ trung thành ở lại với công ty của bạn lâu hơn cùng đồng nghĩa với việc bạn sẽ tối ưu được doanh thu của mình.
Ví dụ: Nếu bạn bắt đầu một quý với 30 khách hàng và thu hút thêm được 10 khách hàng mới nhưng lại mất đi 8 khách hàng trong quý đó thì cuối cùng bạn sẽ chỉ có 32 khách hàng. Và theo đó, mọi người sẽ có thể xác định được tỷ lệ duy trì khách hàng của mình là bao nhiêu.
Trong thời đại ngày nay, hành vi của khách hàng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Đối với các doanh nghiệp việc đo lường hiệu quả trong những chiến dịch marketing là vô cùng quan trọng. Bởi đo lường được chính xác các chỉ số trong những chiến dịch marketing sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện chất lượng của những chiến dịch marketing về sau.