18 Tháng Sáu, 2023
Apache là gì? Tìm hiểu về Apache Web Server và cách cài đặt
Hiện nay, máy chủ Apache thường tương thích rất tốt đối với những mã nguồn mở hiện tại. Vậy nên, phần mềm này được nhiều nhà cung cấp các dịch vụ Hosting lựa chọn sử dụng. Bởi đây là phần mềm rất dễ cài đặt và hoàn toàn miễn phí. Vậy Apache là gì? Hãy cùng Mona Media tìm hiểu những thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây.
Apache là gì?
Đây là tên gọi tắt của Apache HTTP Server và được điều hành và phát triển bởi Novell Netware. Apache là một phần mềm máy chủ được giao tiếp qua phương thức HTTP. Apache có thể sử dụng tốt trên các hệ điều hành như Linux, Novell Netware, Windows, Unix,.. Hiện nay, trên thế giới Apache chiếm đến 42% thị phần Website bởi khi sử dụng không mất phí.
Mục đích là giúp chủ sở hữu đưa đầy đủ nội dung lên site. Chính bởi vậy, Apache được sắp xếp vào nhóm phần mềm máy chủ của Website. Và đây là một trong những Web Server có bề dày lịch sử (nếu bạn chưa biết thì phiên bản đầu tiên được ra mắt từ hơn 20 năm trở về trước), cùng với mức độ tin tưởng cực cao.
Ngoài ra, với Apache doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa nguồn quản lý nhân lực cũng như chi phí nhưng vẫn đảm bảo được rằng tính hiệu quả cao trong việc vận hành trang Web. Đặc biệt hơn, những tổ chức doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoặc vừa thật sự phù hợp với phần mềm này.
Cách thức hoạt động của Apache web server
Sau khi tìm hiểu Apache là gì, tiết đến chúng ta sẽ tìm hiểu về cách hoạt động. Về cách thức hoạt động của Apache Web Server, đây là một chương trình về phần mềm được chạy trên máy chủ nhằm kết nối trình duyệt với máy chủ.
Tiếp đó nó sẽ trao đổi, truyền tập tin đi theo dạng cấu trúc hai chiều theo dạng máy tính – người sử dụng (server – client). Có thể thấy rằng, Apache là một trong những phần mềm hoạt động ở trên nhiều nền tảng khác nhau.
Cụ thể hơn, khi người sử dụng truy cập vào các trang Web thì trình duyệt sẽ gửi yêu cầu tới máy chủ. Tiếp đến, Apache sẽ thực hiện phản hồi những thông tin, gồm có toàn bộ những nội dung cấu tạo nên trang web (hình ảnh, nội dung, video, âm thanh,…) mà người sử dụng muốn truy cập.
Thông qua HTTP, máy tính và người dùng có thể giao tiếp. Lúc bấy giờ, Apache đóng vai trò đảm bảo cho quá trình này có thể diễn ra một cách bảo mật.
Nhờ vào cách hoạt động này mà Apache trở thành một trong những nền tảng module có khả năng tùy biến tốt. Nó có khả năng cung cấp của quản trị quyền được tắt hoặc tự do thêm nhiều tính năng khác trên máy chủ. Không chỉ dừng lại ở đó, Apache còn có thêm những module bảo mật khác như caching, URL rewriting, xác nhận mật khẩu,.. để người sử dụng có thể đảm bảo trang web của mình tốt nhất.
Ưu nhược điểm của Apache web server
Ưu điểm Apache web server
- Apache là một phần mềm sử dụng mã nguồn mở, không mất phí nên tiết kiệm chi phí tối đa cho người dùng;
- Bởi vì phần mềm được nâng cấp thường xuyên nhiều phiên bản cùng lỗi bảo mật, nên có độ ổn định và tin cậy cao;
- Apache còn có cấu trúc các module và mức linh hoạt cao giúp việc sử dụng vô cùng tiện lợi. Ngoài ra, phần mềm còn có cấu hình và cách sử dụng đơn giản, dễ dàng;
- Apache có thể hoạt động ở nhiều nền tảng khác nhau (linux, unix, window,..) Đặc biệt, nó họa động vô cùng mạnh mẽ với WordPress.
Nhược điểm Apache web server
- Không thể sử dụng với những website đã có lượng truy cập cao;
- Bảo mật sẽ yếu rất nhiều nếu có quá nhiều lựa chọn để thiết lập.
Cách cài đặt Apache web server đơn giản nhất
Để cài đặt ứng dụng Apache thành công đòi hỏi người dùng cần phải có kiến thức, cũng như có một mức độ am hiểu nhất định về công nghệ thông tin. Quy trình này được thực hiện qua 2 bước chính cụ thể như sau:
Bước 1: Download Apache
Nhiều người sử dụng sẽ có thắc mắc không biết có thể download Apache ở đâu? Và câu trả lời dành cho bạn đó là từ Apache lounge phiên bản có 32 Bytes hoặc 64 Bytes.
Bản VC15 được hình thành trên Visual C Redistributable for Visual Studio 2017. Vậy nên bạn cần cài đặt trực tiếp lên Win. Một lời khuyên dành cho bạn khi sử dụng Win XP đó là sử dụng bản VC10.
Bước 2: Cài đặt ứng dụng Apache chi tiết
Sau khi bạn đã download, tiếp theo bạn sẽ thực hiện giải nén thư mục chứa Apache rồi gắn nó vào ổ C và tiến hành đổi tên theo mặc định. Lúc này, quá trình cài đã được hoàn thành.
Sau đó, tiến hành khởi động phần mềm để truy cập. Chú ý: khi kiểm tra có dòng chữ “it works” là chứng tỏ bạn đã thực hiện thành công cài đặt ứng dụng apache.
Để khởi động lợi phần mềm Apache bạn click vào thư mực C:Apache24bin và chạy file httpd.exe. Rồi sau đó bạn hoàn toàn có thể truy cập vào đường link http://localhost để kiểm tra và nếu hiện dòng chữ “ it works” là chứng tỏ bạn đã cài đặt thành công app Apache.
Khác biệt của Apache so với các web server khác
Apache và NGINX
NGINX là một ứng dụng thuộc máy chủ Web được ra đời vào năm 2004 và nhanh chóng được nhiều dân IT đang sử dụng. Bởi đây là một trong những máy chủ dạng Web đầu tiên. Ứng dụng này được hình thành để sử dụng cho việc giải quyết các vấn đề của người dụng, với một lượng kết nối khổng lồ lên đến 10.000.
Cũng là dạng web server nhưng Apache và NGINX có một vài điểm khác biệt:
- Apache sử dụng cấu trúc thread nên các trang có lượng traffic cao và nhiều dữ liệu thì có thể thường xuyên gặp vấn đề. Còn đối với NGINX có khả năng những trang web khủng nên có lợi thế hơn.
- NGINX xử lý mọi vấn đề trên thread duy nhất nên không tạo ra các tiến trình mới cho các truy vấn khác nhau. Vậy nên, NGINX rất tốt trong việc quản lý và phân tán truy vấn nhưng còn khá kém về tốc độ tiến hành.
Nói tóm lại, nếu Website bạn có lượng traffic nhỏ và vừa thì một lựa chọn hoàn hảo đó chính là Apache. Chọn NGINX nếu bạn muốn tiết kiệm tài nguyên ở các Website lớn.
Apache và Tomcat
Apache hay Tomcat thì cũng đều là một sản phẩm phần mềm do Apache Software Foundation hình thành và phát triển. Do vậy, chúng chính là một dạng với Web server là http.
Nhưng điểm khác biệt ở đây là Apache được sử dụng cho Website tĩnh. Ngược lại, Tomcat lạ được sử dụng phần lần cho các ứng dụng Java.
Có thể nói, Tomcat cũng hỗ trợ cho các website tĩnh nhưng nó thật sự không thể hiệu quả bằng Apache. Nếu như bạn chỉ sử dụng Website tĩnh thì Tomcat khá lãng phí bởi không tận dụng được hết tính năng của nó. Ngoài ra, Tomcat tương đối khó thao tác cấu hình hơn hầu hết các Web Server dạng thông thường khác. Chẳng hạn như, bạn nên lựa chọn NGINX hoặc Apache nếu bạn chạy WordPress.
Qua bài viết, Mona đã giải đáp thắc mắc Apache là gì? Cũng như chia sẻ những thông tin, kiến thức hữu ích đến bạn. Hy vọng, bạn đã có cái nhìn tổng quát về Apache và khi nào thì nên dùng Web Server hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!