Nhận hoa hồng

18 Tháng Ba, 2023
NGINX là một giải pháp tuyệt vời có thể xử lý nhiều kết nối đồng thời một lúc rất được ưa chuộng hiện nay. Vậy NGINX là gì? Cách hoạt động của NGINX như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu tất tần tật những thông tin có liên quan tới web server NGINX là gì nhé!
NGINX là một web server mạnh mẽ mã nguồn mở sử dụng kiến trúc đơn luồng, hướng sự kiện. Chính vì vậy so với Apache server thì NGINX mạnh mẽ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó chúng còn đóng rất nhiều vai trò quan trọng khác như load balancing, HTTP caching. NGINX được sử dụng với vai trò như một reverse proxy. Vì NGINX server đáng tin cậy, tốc độ và có khả năng mở rộng lớn nên hiện nay chúng được rất nhiều ông lớn công nghệ áp dụng như Google, WordPress, Netflix, Adobe, Cloudflare…
Cách hoạt động của NGINX như sau: NGINX hoạt động theo kiến trúc bất đồng bộ (asynchronous), hướng sự kiện (event driven). Điều đó có nghĩa là các luồng tương tự được quản lý trong một tiến trình và mỗi tiến trình lại có chứa các đơn vị nhỏ hơn gọi là worker connection. Bên cạnh đó có bộ work connection chịu trách nhiệm xử lý các threads cung cấp các yêu cầu của work process và sau đó thì chúng sẽ gửi đến master process. Cuối cùng nhiệm vụ trả kết quả cho những yêu cầu đó sẽ là do master process thực hiện.
Tưởng chừng có vẻ đơn giản tuy nhiên thì mỗi worker connection có thể xử lý lên tới 1024 yêu cầu tương tự nhau. Và đây là một trong những điểm mạnh lớn nhất mà NGINX sở hữu. Theo đó thì chúng có thể xử lý hàng ngàn yêu cầu khác nhau mà không gặp bất kỳ trở ngại gì. Và đây cũng chính là lý do tại sao mà hiện nay NGINX rất được tin dùng cho các website có nhiều yêu cầu như môi trường thương mại điện tử, công cụ tìm kiếm hay cloud storage.
Một số tính năng chính của web server sử dụng NGINX và HTTP proxy như sau:
Có những phương thức xác thực phổ biến hiện nay như sau:
NGINX vô cùng phổ biến và được ứng dụng nhiều hiện nay bởi chúng có một số điểm mạnh như:
Để cài đặt NGINX theo gói Debian dựng sẵn, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn dưới đây:
sudo apt-get update
sudo apt-get install nginx
Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất thì lúc này bạn hoàn toàn có thể kiểm tra câu lệnh trên đã cài đặt NGINX chưa bằng cách chạy theo lệnh sau:
sudo nginx -v
nginx version: nginx/1.18.2
Như vậy chỉ với một vài bước đơn giản, Web server mới sẽ được cài đặt tại thư mục /etc/nginx/. Và lúc này thì khi mở thư mục này, bạn sẽ thấy rất nhiều thư mục và tệp tin con khác. Tuy nhiên, bạn chỉ cần chú ý tới tệp tin quan trọng nhất là nginx.conf và thư mực sites-available.
Bạn có thể dễ dàng kiểm tra được website của mình có chạy NGINX hay không bằng cách dựa vào HTTP header. Cụ thể thì bạn chỉ cần sử dụng network tab trong Chrome Devtools. Dưới đây là các bước kiểm tra NGINX trên website mà bạn có thể tham khảo:
Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa NGINX và Apache. Tuy nhiên đây lại là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác biệt nhau, cụ thể dưới đây là một số điểm so sánh giữa NGINX và Apache mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:
Trên đây là toàn bộ thông tin về NGINX là gì, cách thức hoạt động của NGINX mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về NGINX là gì ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!