Bạn có biết? Một máy tính đơn thuần có thể lưu trữ dữ liệu cho một cá nhân nhưng rất khó để vận hành và quản lý cả một hệ thống thông tin của một doanh nghiệp. Và để thuận tiện cho việc vận hành tốt một công ty, chắc chắn bạn cần biết đến
khái niệm Server – Máy chủ. Cùng tìm hiểu ngay khái niệm máy chủ – server là gì trong bài viết dưới đây của
Mona Media nhé!
Server là gì?
Server hay còn gọi là máy chủ là một máy tính kết nối với mạng Internet, có
IP tĩnh và có khả năng xử lý cực cao. Trên máy chủ, các chuyên viên sẽ cài đặt phần mềm để phục vụ cho những máy tính khác. Hiểu đơn giản, server sẽ cung cấp tài nguyên để phục vụ cho một hệ thống các máy tính.
Vậy server được sử dụng cho mục đích nào?
Server cũng là một máy tính nhưng các tính năng và năng lực xử lý cũng như lưu trữ dữ liệu của nó lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều lần. Nó được sử dụng cho nhu cầu xử lý và lưu trữ dữ liệu trong một không gian mạng máy tính hay trong toàn bộ môi trường Internet.
Server có quan trọng hay không?
Có. Server là nền tảng cho các dịch vụ trên Internet. Bất kỳ dịch vụ nào trên Internet như vận hành website, chạy ứng dụng, trò chơi,… nếu muốn vận hành đều phải thông qua một máy chủ – server nào đó.
Quá trình sự hình thành của máy chủ
Cũng có thể bạn đã từng nghe đến khái niệm server là gì, nhưng chưa chắc bạn đã biết nguồn gốc của server là từ đâu. Thuật ngữ server bắt nguồn từ thuật toán
“Black-box” và
“Queue”. Đây là thuật toán xử lý dữ liệu đầu vào và trả kết quả cho người dùng.
Sau đây là các mốc thời gian trong quá trình hình thành và phát triển của server:
- 1981 – Máy tính server đầu tiên xuất hiện cho phép người dùng cộng tác với nhau qua email
- 1991 – Máy chủ web (web server) mang tên WWW ra đời với CPU 256MHz, ổ cứng 2GB
- 1994 – Máy chủ được gắn trên giá đỡ đầu tiên ra đời. Nó được trang bị bộ vi xử lý Intel Pentium II Xeon 450 Mhz, RAM 256MB và CD-ROM 24X.
- 1998 – Máy chủ đóng vai trò làm nền tảng cho Google ra đời.
- 2001 – Máy chủ phiến hiện đại lần đầu tiên ra đời. HP sau đó đã mua công nghệ RLX vào 2005
- 2008 – Sự ra đời của cụm máy PS3, tích hợp kết nối mạng.
- 2009 đến nay – Máy chủ đám mây, máy chủ “phi vật chất” cùng với sự ra đời và phát triển của công nghệ ảo hóa.
Tổng hợp các loại máy chủ – server
Chia theo phương pháp xây dựng hệ thống, server bao gồm 3 loại: Dedicated Server, VPS, Cloud Server.
Chi tiết như sau:
- Dedicated Server hay còn gọi là máy chủ vật lý riêng là một máy chủ chạy trên phần cứng và những thiết bị hỗ trợ riêng bao gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng.
- VPS hay được biết đến là máy chủ ảo là một máy chủ được tạo ra sử dụng công nghệ ảo hóa. Nó được chia tách từ một máy chủ vật lý riêng thành các máy chủ ảo khác và những máy chủ ảo đó có tính năng tương tự như một máy chủ vật lý. Chúng cũng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý.
- Cloud Server hay còn gọi là máy chủ đám mây là một máy chủ kết hợp nhiều máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trưc SAN.
Chia theo chức năng, server được chia làm 7 loại thông dụng như sau:
- Database Server: Máy chủ cơ sở dữ liệu
- File Server: Máy chủ lữu trữ file (Dropbox, Google Drive, One Drive)
- Mail Server: Máy chủ lữu trữ mail chuyên nghiệp (Gmail, Yandex,…)
- Print Server: Máy chủ in ấn thường dùng trong mạng nhỏ của doanh nghiệp
- Web Server: Máy chủ web giúp phục vụ người mua hàng (Ví dụ như Shopee, Amazon,…), lưu trữ tin tức phục vụ người đọc.
- Game Server: Máy chủ trò chơi (Ví dụ như pục vụ cho game Roblox, LOL, Liên quân,…)
- Application Server: Máy chủ ứng dụng (Ví dụ như để chạy phần mềm CRM, ERP, đôi khi Application Sercer cũng được hiểu chung là máy chủ cung cấp mail, file, database, website)
Vai trò của máy chủ – Server
Tổng quan vai trò
Server dùng để lưu trữ dữ liệu, xử lý rồi cung cấp dữ liệu đến máy tính trạm liên tục 24/7 cho người dùng hoặc một doanh nghiệp nào đó qua
mạng LAN hay mạng Internet.
Lưu trữ và vận hành phần mềm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi đó chỉ cần tối ưu phần cứng cho server mà không cần đầu tư nhiều vào các máy tính trạm cá nhân khác.
Đối với cá nhân, server cũng đóng vai trò quan trọng như một bộ phận để lưu trữ, vận hành dữ liệu của một hệ thống. Ví dụ như các quán kinh doanh
Internet cũng cần có máy chủ để có thể kết nối tới máy trạm khác.
Chi tiết về vai trò của máy chủ
Bảng vai trò của Server
Loại server |
Vai trò |
Dedicated Server |
Dự trữ tài nguyên, nguồn điện cũng như đảm bảo máy chủ vật lý luôn an toàn |
VPS Server |
VPS có thể chứa hàng trăm hosting đặc biệt là đối với hệ thống Mail Server, Web Server hay Backup/Storage Server. |
Cloud Server |
Đặc biệt phục vụ tốt cho các website có lượng truy cập lớn mà hiếm khi gặp trục trặc về kỹ thuật hay tốc độ. |
Application servers |
CHo phép người dùng sử dụng ứng dụng chạy trong hệ thống mà không cần cài đặt thêm một bản sao trên máy tính. |
Game servers |
Cho phép các cá nhân/các thiết bị chơi game trên hệ thống. |
Web server |
Lưu trữ trang web. Một Web Server có thể làm thành WWW và mỗi website có thể có một hay nhiều Web Server. |
Print server |
Máy chủ cho phép các máy tính/các thiết bị có kết nối với máy in thông qua IP nhất định |
Mail server |
Giao thức chuyên nghiệp giúp giao tiếp qua thư tín, quản lý truyền thông cả nội bộ và đối ngoại, chuyên nghiệp hóa các giao dịch thương mại,… |
File server |
Cho phép người dùng chia sẻ thông tin qua mạng mà không cần chuyển tệp hay sử dụng đĩa hay các thiết bị lưu trữ khác. |
Database server |
Hỗ trợ lưu trữ cũng như truy xuất dữ liệu. Yêu cầu từ máy khách sẽ được chuyển đến máy chủ. Sau đó máy chủ tìm kiếm cơ sở dữ liệu phù hợp và trả về cho máy khách qua mạng. |
Trên đây là thông tin chi tiết về máy chủ –
server là gì. Hy vọng thông qua bài viết về chủ về Server của
Mona Media, bạn đọc đã có thể hiểu hơn về khái niệm server, quá trình hình thành và vai trò của nó đối với các trải nghiệm trên Internet.
Tham khảo thêm: