Từ lâu, hoạt động xây dựng thương hiệu luôn được chú trọng và nâng cao. Đó là những nỗ lực thể hiện cố gắng của doanh nghiệp đến khách hàng và điều họ muốn lưu lại trong lòng khách hàng của mình. Trong đó, định vị thương hiệu là thành tố cơ bản đóng nhiều vị trí quan trọng. Vậy thực tế
định vị thương hiệu là gì? Bạn đã biết cách tạo dựng thương hiệu “đột phá” chưa?
Định vị thương hiệu là gì?
Có thể hiểu “Định vị” là việc đi tìm vị thế để khẳng định sự khác biệt của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này hỗ trợ tạo dấu ấn riêng, khiến họ nhớ đến bạn và trở thành “Top of mind” trong lòng khách hàng.
Như vậy, định vị thương hiệu là việc gây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo lợi thế khác biệt so với các thương hiệu khác. Hoạt động này cần được nghiên cứu tỉ mỉ, thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để tạo sức ảnh hưởng.
Vai trò quan trọng của định vị trong chiến lược thương hiệu
Bước đầu tiên khi xây dựng chiến lược thương hiệu chính là xác định rõ vị thế của mình trong lòng khách hàng. Đây chính là hoạt động định vị thương hiệu trong lòng công chúng. Vậy thực tế, ý nghĩa của định vị thương hiệu là gì?
Định vị thương hiệu luôn gắn liền với tiến trình phát triển của một doanh nghiệp, tổ chức. Đối với giai đoạn mới thành lập hoặc
doanh nghiệp Startup, định vị thương hiệu giúp nhà quản trị nhìn nhận rõ bức tranh tổng thể của tổ chức, thị trường và đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, họ dễ dàng xác định các lợi thế đặc biệt để có chiến lược phát triển phù hợp.
Khi doanh nghiệp bắt đầu tạo được những “dấu ấn” riêng và có những cách tiếp cận khách hàng đặc biệt. Lúc này, hoạt động định vị thương hiệu tốt sẽ giúp gia tăng sự tin tưởng sản phẩm nơi khách hàng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng bán sản phẩm cũng như doanh thu của công ty.
Đặc biệt, chiến lược định vị cần bám sát vào tình hình phát triển và kế hoạch mở rộng quy mô công ty. Như vậy, doanh nghiệp có thể hạn chế được chi phí truyền thông và quảng bá sản phẩm. Như vậy, định vị là việc rất quan trọng cần tiến hành để gia tăng nhận diện thương hiệu cũng như đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của công ty.
Top 3 chiến lược định vị thương hiệu phổ biến hiện nay
Hoạt động định vị thương hiệu mang lại hiệu quả và có tính bền vững chỉ khi được triển khai theo kế hoạch rõ ràng. Vậy doanh nghiệp thường định vị dựa trên những thành tố nào? Tham khảo ngay 3 chiến lược định vị thương hiệu phổ biến hiện nay:
Dựa vào chất lượng sản phẩm
Trong
4P Marketing, sản phẩm (Product) là một thành tố vô cùng quan trọng. Chúng chính là toàn bộ những kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Hiểu một cách đơn giản, khách hàng tìm đến doanh nghiệp để được tìm ra giải pháp thông qua việc sử dụng các sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp.
Vì vậy, định vị thương hiệu dựa trên sản phẩm được xem là hướng đi an toàn và bền bỉ. Đây là cách tiếp cận bằng việc liên tục cải thiện chất lượng để giúp ghi dấu ấn khách hàng tốt hơn.
Dựa trên sự khác biệt của thương hiệu
Sự khác biệt của thương hiệu được hiểu là điểm đặc biệt, lợi thế khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đó có thể là những gì doanh nghiệp làm tốt hơn so với đối thủ hoặc những điểm ĐTCT khó bắt chước.
Ưu điểm của chiến lược định vị này nằm ở khả năng mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Đặc biệt, việc hướng đến mang đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ được xem là hướng đi đúng đắn. Chúng mang đến cảm giác khách hàng được quan tâm và luôn đặt cảm xúc của khách hàng lên hàng đầu.
Thông qua việc kết nối với cảm xúc khách hàng
Định vị dựa trên cảm xúc với khách hàng chính là hoạt động xây dựng trải nghiệm mua sắm. Lúc này, doanh nghiệp sẽ cần bám sát vào hành trình mua hàng của khách để tạo ra những cơ hội tiếp cận và điểm chạm tốt hơn.
Đặc biệt, một số tổ chức làm tốt có thể tạo ra quy trình mua sắm riêng khác biệt với các đơn vị khác trên thị trường. Chẳng hạn, Thế Giới Di Động chính là một ví dụ điển hình khi ghi dấu ấn mạnh trong việc quan tâm, chăm sóc đến khách hàng.
Thông qua đó, khách hàng cảm nhận được tầm quan trọng, sự quan tâm đặc biệt từ thương hiệu. Nhờ đó, họ dễ dàng hài lòng với sản phẩm, doanh nghiệp và các thành tố thuộc về tổ chức kinh doanh đó.
5 Bước tạo định vị thương hiệu hiệu quả không nên bỏ lỡ
Định vị thương hiệu là chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Vậy tiến trình xây dựng định vị thương hiệu được diễn ra như thế nào? Tìm hiểu ngay 5 bước trong quy trình tạo lập lợi thế khác biệt cho thương hiệu ngay dưới đây nhé!
Bạn đã từng nghe thấy câu nói: “Biết người, biết ta/ Trăm trận trăm thắng”. Điều này nhấn mạnh vai trò của việc hiểu về đối thủ cạnh tranh. Mỗi một quyết định, hướng đi của đối thủ luôn ảnh hưởng đến quyết định chiến lược cho doanh nghiệp.
Lúc này, các hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện bao gồm:
- Xác định điểm mạnh thương hiệu: Những gì doanh nghiệp làm tốt và thực hiện tốt.
- Xác định điểm yếu thương hiệu: Những gì hiện tại doanh nghiệp chưa làm được hoặc làm nhưng chưa được hiệu quả.
- Xác định cơ hội là những yếu tố mà môi trường mang lại và có lợi cho tổ chức, doanh nghiệp.
- Xác định các thách thức, yếu tố đe dọa doanh nghiệp đến từ đối thủ cạnh tranh, sự biến động thị trường…
Ở bước này, khi nhà quản trị tổng hợp và phân tích càng nhiều yếu tố càng dễ dàng hoạch định chiến lược định vị hiệu quả hơn.
Phân tích khách hàng mục tiêu
Đây được hiểu là việc
xác định chân dung khách hàng để hiểu mong muốn, nhu cầu cũng như sở thích và khả năng chi trả của họ. Lúc này, bạn cần phác thảo toàn bộ các thông tin để có tính kết nối và dễ dàng đưa ra những chỉ dẫn, thông tin tổng kết quan trọng.
Lựa chọn hình thức định vị phù hợp với doanh nghiệp
Hình thức định vị được hiểu là chiến lược định vị. Lúc này, căn cứ vào các thông tin đã thực hiện ở việc phân tích doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh và khách hàng mà nhà quản trị xác định hình thức định vị phù hợp. Đó có thể là định vị dựa trên chất lượng sản phẩm; Dựa trên sự khác biệt của thương hiệu hoặc dựa vào tính kết nối với khách hàng.
Đặt thương hiệu lên biểu đồ định vị
Sơ đồ định vị được hiểu là một biểu đồ gồm 2 trục (trục hoành và trục tung). Trên đó được ghi rõ các thông tin thuộc tính của thương hiệu. Lúc này, trên cơ sở phân tích thông tin ở các bước trước để bạn đặt thương hiệu của mình vào vị trí phù hợp. Ngoài ra, thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh cũng cần được xác định chính xác nhất.
Kiểm tra mức độ hiệu quả
Đây là hoạt động đánh giá và đo lường, thường được tiến hành theo từng giai đoạn. Lúc này, nhà quản trị sẽ có những thông tin để tổng hợp và xác định kết quả thực hiện. Thông qua đó, nhìn nhận chính xác các nỗ lực đã thực hiện để có hướng điều chỉnh cho phù hợp.
Hy vọng chia sẻ trên đây của
Mona Media đã giúp bạn hiểu được
định vị thương hiệu là gì, đây là khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu và xây dựng chiến lược. Thông qua đó, doanh nghiệp xác định được lợi thế cạnh tranh và hình thành bản đồ thương hiệu. Từ đó, có thể xây dựng niềm tin và hình ảnh tốt hơn trong lòng khách hàng.
Có thể bạn quan tâm: